BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn GIỚI THIỆU SÁCH. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn GIỚI THIỆU SÁCH. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2019

VÀI DÒNG VỀ TẬP SÁCH “HOÀI NIỆM THẦY CÔ GIÁO” CỦA ĐOÀN ĐỨC – Lê Duy Đoàn


    

    


Sáng nay 29/4, gặp uống cà phê ở Thuỷ Trúc với một bạn rất tài năng và rất thú vị: anh Đoàn Đức, cựu học sinh TH Nguyễn Hoàng, Quảng Trị. Anh tặng tôi 4 quyển sách HOÀI NIỆM THẦY CÔ GIÁO (tái bản thêm trang 336 trang). Đọc nhận xét của Lê Duy Đoàn ở BÌA 4 của sách là lời trung thực về cuốn sách. Một cuốn sách giá trị và đáng tìm đọc! Giá trị nhân văn là tình nghĩa của học trò thập niên 1960 với thầy cô giáo được khắc ghi trong dạ một người học trò có tâm và có tình.
Anh Đức tặng thêm nước mắm nhỉ và mắm nêm tự làm cho thêm phần ý vị!
Quý hoá thay! Cám ơn bạn Đức !

                                                                  Lê Duy Đoàn

          

          

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2019

VÀI LỜI VỀ TẬP SÁCH: SÓNG GIÓ NỘI CUNG - Đặng Xuân Xuyến


     
                   Tác giả Đặng Xuân Xuyến


         VÀI LỜI VỀ TẬP SÁCH: SÓNG GIÓ NỘI CUNG
          (Thay cho lời nói đầu cuốn SÓNG GIÓ NỘI CUNG)

Lịch sử phong kiến Trung Quốc là lịch sử thay đổi liên tục các vương triều, các “thiên tử”. Mỗi triều đại, mỗi quân vương, nhìn chung chỉ tồn tại với quãng thời gian ngắn ngủi. Sở dĩ các vương triều chết yểu do nhiều nguyên nhân nhưng cơ bản là do người kế vị sau đó, sau vị vua khai quốc một vài đời đã không xứng đáng là “con trời” để “thay trời hành đạo”, “chăn dắt muôn dân”. Họ là những kẻ hoặc ngu đần, bạc nhược hoặc bất tài, hoang dâm, hoặc kiêu căng, ưa xiểm nịnh, bụng dạ tiểu nhân... nên trong thời gian tại vị đã làm đảo điên xã hội, gây ra bao thảm cảnh mà “thần và người đều căm giận” nên đã bị “trăm họ” phế truất vai trò của họ ra khỏi chính trường.

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2019

CUỘC NỔI DẬY CỦA NHÀ TÂY SƠN - Tác giả: George Dutton, dịch giả: Lê Nguyễn

Nguồn:
https://thebookcorner.vn/products/cuoc-noi-day-cua-nha-tay-son?fbclid=IwAR0_cmWQUNwp8M6kuJ2q-YhVq5TnvAsRsPdrUgDij4CjE9TppGDZn_pAJpg

                    CUỘC NỔI DẬY CỦA NHÀ TÂY SƠN
                    Nhà phát hành: DTBOOK  | Mã SP: 281001  |


      CUỘC NỔI DẬY CỦA NHÀ TÂY SƠN

Trong lịch sử Việt Nam, có lẽ cuộc nội chiến giữa nhà Nguyễn và nhà Tây Sơn là sự kiện đưa đến nhiều dị biệt nhất về mặt quan điểm hay nhận thức. Nổi bật nhất là quan điểm đưa ra cách nay hơn nửa thế kỷ, coi phong trào Tây Sơn như cuộc nổi dậy của giới nông dân bị áp bức, bóc lột, chống lại nhà Nguyễn thối nát và mang lại công bằng xã hội cho mọi tầng lớp nhân dân. Sự lý tưởng hóa hầu như mọi hoạt động của phong trào Tây Sơn đã dẫn đến một số nhận định chủ quan về thực chất của phong trào này và cũng từ đó, nhiều sự thật lịch sử liên quan đến phong trào chưa được làm sáng tỏ. Gần đây, cuộc nội chiến kéo dài 30 năm từ đầu thập niên 1770 đến đầu thập niên 1800 được nhiều học giả, nhà nghiên cứu nước ngoài để tâm tìm hiểu, dựa vào nhiều nguồn tư liệu ở các văn khố nước ngoài, tiêu biểu là văn khố của Bộ Hải quân và Thuộc địa cũ và Hội Truyền giáo Hải ngoại Paris (Pháp). Nhờ thế mà số dữ kiện được đưa ra về thời kỳ này phong phú hơn, nhiều sự thật lịch sử trước đây, vì lý do này hay lý do khác, còn mơ hồ, chưa thống nhất, nay được rõ ràng, dứt khoát hơn.

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2019

ĐỌC SÁCH “CHUYỆN MỘT NGƯỜI ĐÀN BÀ…NĂM CON” CỦA LÊ KHẮC THANH HOÀI – Phạm Trọng Chánh

Nguồn:
https://quangduc.com/a59080/chuyen-tinh-cua-triet-gia-pham-cong-thien

         
                              Tiến sĩ Phạm Trọng Chánh


ĐỌC SÁCH “CHUYỆN MỘT NGƯỜI ĐÀN BÀ…NĂM CON” CỦA LÊ KHẮC THANH HOÀI 
                                                                        Phạm Trọng Chánh

Nhà thơ triết gia Phạm Công Thiện [1941 - 2011]  qua đời năm 2011 tại Houston, nhưng chuyện kể, các bài viết về anh đã nhiều lầm lạc : Người viết : anh bỏ áo tu hành lấy cô vợ người Pháp, theo Thiên Chúa Giáo, kẻ khác viết :  anh không hề có một mảnh bằng kể cả bằng tú tài mà dạy Triết Học  Viện Đại học Sorbonne, mười lăm tuổi anh đọc và viết hàng chục ngôn ngữ, mười lăm tuổi anh dạy  trung học, hai mươi tuổi anh là khoa trưởng khoa Khoa Học Nhân Văn, Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn, anh là triết gia không cần học một ai ? Dạy Triết học tại một Đại Học Pháp mà không cần một văn bằng nào ?

       
               Nhà thơ triết gia Phạm Công Thiện (1941 – 2011)

Đâu là sự thật, đâu là huyền thoại ?

Được chị Lê Khắc Thanh Hoài tặng cho quyển tiểu thuyết đầu tiên của chị : Chuyện một  người đàn bà năm con,  tôi đọc say mê, với lối văn giản dị trong sáng tôi đọc một mạch, tôi không ngờ chị viết hay và hấp dẫn như thế về cuộc đời khổ đau gian truân của chị với một thi nhân, triết gia mà thời niên thiếu tôi đã từng say mê tác giả : “Ý thức mới trong văn nghệ và triết học”, Phạm Công Thiện.

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2019

GIỚI THIỆU TẬP SÁCH MỚI XUẤT BẢN 2019

Trang blog web Bâng Khuâng xin giới thiệu cùng bạn đọc tập sách:

                PHẠM NGỌC THÁI CÁNH ĐẠI BÀNG
                CỦA THI CA ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM  

                     (Nxb Thanh niên  2019 - 294 trang)

               
        
                                     Trang bìa sách mặt trước


                       Trang bìa sách đầy đủ cả bìa mặt trước và mặt sau


                 
                                    Nhà thơ Phạm Ngọc Thái                                            

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2018

GIỚI THIỆU "MỘT THỜI" - Tập thơ của Nguyên Lạc


   

MỘT THỜI

Thơ Nguyên Lạc
Trình bày:  T. Vấn & Bạn Hữu
Tranh bìa và minh họa Ái Lan Công Tằng.
Xuất bản & ấn hành: T. Vấn & Bạn Hữu 2018
Phụ lục:-- 
Văn: Nhận xét của nhà bình thơ Châu Thạch và Nhã My Sương Lam. Tâm tình của tác gi
-- Nhạc:  những bài thơ phổ nhạc: Mộc Thiêng phổ thơ Nguyên Lạc
Sách dày 268 trang, dạng điện tử (Ebook)
Copyright @ T. Vấn & Bạn Hữu, Nguyên Lạc
                                     ~~oOo~~
TỰA CHO THI TẬP MỘT THỜI
                                               T.Vấn
Đọc thơ Nguyên Lạc, nghĩ về những cuộc hành xác tự nguyện
Nguyên Lạc, như những người miền Nam cùng thời với mình, thuộc về một thế hệ rất không may trong lịch sử Việt Nam cận đại. Đi lính, đi tù, rồi đi làm kiếp lưu vong vì không thể sống được trên quê hương mình. Mỗi chặng đường đã qua, mỗi một thời đã sống, đều được Nguyên Lạc ghi lại. Trong tim. Trong óc. Ghi sâu, ghi kỹ đến độ không thể nào quên được, dù có lúc rất muốn. Lâu dần, những “một thời” ấy đã trở thành phần không thể thiếu trong quãng đời còn lại, dù như tên gọi, chúng đã qua, đã là quá khứ. Bà mẹ nó dòng sông chết tiệt!/Cố quên đi. vẫn ròng lớn trong đầu.
Thế là, cũng giống như một số người cùng thời, Nguyên Lạc chọn văn chương làm chỗ cất giữ những thứ không thể quên được ấy trong đời mình. Cất đi, cho nhẹ lòng. Và, có lẽ, cũng nhẹ cả người khi cuối đời cất bước ra đi về miền miên viễn.
Thế là, bầu trời thi ca hải ngọai lại có thêm một tiếng đọan trường kêu trời thất thanh, tiếng kêu bi thiết, uất ức của con chim bị buộc phải xa bầy, lẻ bạn. Tiếng kêu dồn nén từ bao nhiêu năm, nay mượn những vần thơ mà thắp ngọn đèn ký ức/soi hồn tôi nỗi  sầu!

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2018

LỜI RIÊNG…TRONG TẬP SÁCH "ĐOÀN ĐỨC VÀ NHỮNG HOÀI NIỆM VỀ THẦY CÔ CŨ" - Đoàn Đức, Lê Mậu Minh, Đào Văn Nhẫn, Đỗ Tư Nhơn, Tống Văn Thụy, Đỗ Tư Nghĩa, Nguyễn Thắng, Nguyễn Đình Hạnh, Hồ Trị, Trần Phong Dũng,Ngô Thị Hương Thủy,Nguyễn Lương Tuấn, Trần Quang Chu, Nguyễn Văn Trị, Võ Thị Quỳnh, Huỳnh Bá Huy, Trần Ngọc Hợp, Lê Mậu Trúc, Nguyễn Phụng Lương Nhi, Lê Duy Đoàn, Hoàng Văn Thắng, thầy Hồ Si ̃Châm


       

LỜI RIÊNG…TRONG TẬP SÁCH 
"ĐOÀN ĐỨC VÀ NHỮNG HOÀI NIỆM VỀ THẦY CÔ CŨ"

Thoạt đầu Lê Mậu Minh khởi xướng và yêu cầu tất cả các bạn viết bài cho đặc san về khối lớp 1960-1967 của trường Trung học Nguyễn Hoàng Quảng Trị và lấy tên là Hoa Bất Tử. Tôi lúng túng làm một bài thơ gởi cho Mậu Minh đăng, thì vợ tôi chê dở. Hai tháng vẫn không viết được một chữ nào, trong khi đó các bạn tôi đều viết xong để gởi đăng, tôi lo lắng vì đến hạn mà vẫn chưa xong. Bạn Nguyễn Thắng ở Huế cá với Nguyễn Đình Hạnh ở Đông Hà 10 triệu đồng rằng tôi viết không tới hai trang giấy A4. Đình Hạnh điện thoại nói với tôi: “Hồi xưa bạn học ban C văn chương, sinh ngữ mà nay không viết được chữ nào để Thắng cười à. Hãy giúp mình thắng cá độ đi”. Tôi liền ngồi viết một mạch về thầy Trần Thương Bá, được 34 trang viết tay A4. Ban biên tập gồm Lê Mậu Minh, Nguyễn Văn Quang… khi duyệt bài thì bảo rằng: “Không đăng được vì quá dài, mà cắt ngắn thì không nỡ”. Hơn nữa, đã có anh Đỗ Tư Nhơn viết về thầy Bá nên Ban Biên tập đề nghị tôi nên viết về thầy cô cấp II. Tôi tự ái trả lời: “Thế thì tôi sẽ viết luôn một loạt bài về quý thầy cô, các bạn muốn đăng sao thì đăng”. Nói là làm, tôi viết liên tục về bảy thầy cô. Sau khi đọc xong các bạn khuyên tôi không nên đăng vào tập san chung nữa mà in riêng thành một tập dành tặng cho quý thầy cô, các bạn cùng lớp và cho cả chính tôi. Trong quá trình viết, tôi nhận được rất nhiều niềm vui trong đó có sự động viên của hiền nội tôi - Cao Thị Thanh Nhàn, công đánh máy của con gái và con dâu tôi (dù tôi biết các cháu đôi lúc cũng thấy phiền vì sự lẩm cẩm của ba chúng), cũng không quên ơn cô Thoa – một người bạn vui tính – đã đánh máy cho tôi khi các con tôi bận. Tôi chắc sẽ không quên vẻ mặt nhăn nhó của Đào Văn Nhẫn khi phải đọc và sửa lỗi các trang viết qua email, tranh cãi về trích dịch tiếng Pháp từ nguyên tác dù đây là ký ức chứ không phải tôi dịch hay sáng tác. Còn Nguyễn Đình Hạnh thì hứa mà chỉ sửa sơ lược phần thi ca trong bài. Đỗ Tư Nghĩa thì lười. Nguyễn Văn Quang, Tống Văn Thụy thì tế nhị, cả nể. Nguyễn Thắng thì bận rộn khám bệnh, Nguyễn Văn Hóa chịu khó đọc lại các bản nguyên tác Hán - Nôm để sửa, không những về từ ngữ, dấu chấm phẩy mà còn lo cả phần kiểm duyệt (Đúng là nguyên thầy giáo chuyên văn kiêm giám đốc nhà in!). Riêng cảm ơn Nguyễn Trường Thi, học trò cũ của tôi, đã giúp đính chính những thiếu sót, thêm vào một số nguồn có liên quan đến Anh ngữ và về thầy Gary Carkin, trình bày vi tính, dàn trang và đề nghị khổ sách… trước khi gởi bản thảo cho nhà xuất bản. Cũng không quên cảm ơn nhà tài trợ chuyến đi Đà Lạt - Nguyễn Thắng, do thua cá cược 10 triệu đồng nên tháng 3/2017 đã cùng vợ vào Sài Gòn đưa Đình Hạnh, Mậu Minh, vợ chồng tôi, Võ Cẩm, cô Thoa đi Đà Lạt thăm Đỗ Tư Nghĩa để tiêu cho hết tiền thua độ. Tiếc là Mậu Minh không đi được.
Ôi qua bao nhiêu năm mà tôi vẫn còn được trở về “tuổi thơ chí chóe cùng chúng bạn”. Thật diễm phúc biết bao!

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2018

LỜI BẠT "ĐOÀN ĐỨC VÀ NHỮNG HOÀI NIỆM VỀ THẦY CÔ CŨ" - Nguyễn Văn Quang


            

   LỜI BẠT 
   "ĐOÀN ĐỨC VÀ NHỮNG HOÀI NIỆM VỀ THẦY CÔ CŨ"

Năm mươi ba năm về trước, tôi quen biết Đoàn Đức khi cùng bước chân vào lớp Đệ Tam C (lớp 10), trường Trung học Nguyễn Hoàng - Quảng Trị. Tôi thuở nhỏ thất học nên khi vào Đệ Nhị Cấp người đã cao lớn như một thanh niên. Đức là dân thành thị, được học hành sớm nên so với tôi, anh nhỏ hơn, cỡ bằng tuổi em mình. Tuy nhiên, khi nhận biết Đức thông minh, học giỏi, có trí nhớ tuyệt vời và đam mê học tập, nhất là sự hòa đồng với bạn bè, tôi đã quyết định kết thân với Đức để trao đổi việc học tập, không có mặc cảm lớn-nhỏ, tỉnh-quê. Sau một thời gian, khi đã quen thân nhau, tôi thường lui tới nhà Đức học hoặc chuyện trò. Một hôm tôi đến nhà thì Đức đi vắng; cụ thân sinh của Đức niềm nở tiếp đón và chân tình nói với tôi: “Em Đức nó còn nhỏ, trẻ người non dạ, có gì ở lớp cháu góp ý giúp đỡ cho em với”. Tôi nghe mà thấy hổ thẹn với lời nhờ của cụ. Có lẽ ông cụ tưởng tôi lớn người nên khôn ngoan, tài giỏi hơn Đức, còn thằng con út Đoàn Đức của cụ thì còn ngây thơ, khờ khạo lắm, cần có người lớn tuổi kèm cặp thêm. Tôi lễ phép và chân thành thưa lại với cụ: “Thưa bác, cháu là học sinh từ quê lên, thuở nhỏ thất học nên bây giờ lớn xác rồi mà phải cùng học với các bạn nhỏ tuổi hơn. Cháu thấy bạn Đức giỏi lắm, trẻ người nhưng không non dạ đâu mà bác lo. Cháu còn phải học ở Đức nhiều thứ chứ đâu dám bày vẽ thêm cho Đức điều gì.”

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2018

THAY LỜI KẾT TẬP SÁCH "HOÀI NIỆM THẦY CÔ GIÁO" - Đoàn Đức


          


 THAY LỜI KẾT TẬP SÁCH "HOÀI NIỆM THẦY CÔ GIÁO"
                                                                               Đoàn Đức

Thầy cô trường Nguyễn Hoàng rất có tình cảm và quan tâm đến học sinh, không phải chỉ ở trong nhà trường khi còn học, mà ngay cả sau này khi ra đời; gặp nhau trong quân trường, ra đơn vị quân đội, tại nhiệm sở công tác, cùng dạy tại một trường hay khi gặp khó khăn trong cuộc sống và trái lại học trò đối với thầy cô cũ cũng thế. Quý thầy cô đã thực hiện sứ mệnh cao cả của một người cầm phấn. Người xưa nói gặp gỡ nhau là có sẵn duyên, được làm thầy trò với nhau lại là cái duyên lớn của nhiều kiếp trước. Chính vì vậy những người học trò chúng tôi luôn tri ân thầy cô đã truyền thụ những kiến thức, dạy dỗ nên người và luôn cố gắng sống xứng đáng là người có học, có giáo dục để kế tục sự nghiệp của thầy cô bằng cách sống đạo đức, chân thật, có hiểu biết; đồng thời truyền thụ những gì mình học được cho thế hệ sau.
 

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2018

THẦY GARY CARKIN, GIÁO SƯ DẠY ANH VĂN TRƯỜNG TRUNG HỌC NGUYỄN HOÀNG - Đoàn Đức


    

Thầy Gary Carkin
Dạy Đàm Thoại Tiếng Anh Lớp Đệ Nhất C (Lớp 12) NK 1966-1967

Lần đầu tiên trường Nguyễn Hoàng có giáo sư người Mỹ đến dạy đàm thoại luyện giọng và văn chương Mỹ tại các lớp ban Văn chương sinh ngữ như ở đại học. Đây là một sự kiện mới lạ ở một ngôi trường tỉnh nhỏ. Thầy người xứ Vermont, tiểu bang vùng đông bắc Hoa Kỳ, tốt nghiệp M.A tại trường đại học Vermont. Thầy cùng với nhiều người Mỹ khác tốt nghiệp Đại học đến Việt Nam trong chương trình “Cơ quan chí nguyện quốc tế” International Volunteer Service (viết tắt là IVS) để dạy tiếng Anh cho các trường Đệ Nhị Cấp có ban C và Đại học Văn khoa.

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2018

THẦY LÊ MẬU TÂM, GIÁO SƯ DẠY MÔN TRIẾT TRƯỜNG TRUNG HỌC NGUYỄN HOÀNG - Đoàn Đức


        

Thầy Lê Mậu Tâm
Dạy Triết lớp Đệ Nhất C (Lớp 12) Trung Học Nguyễn Hoàng Quảng Trị niên khóa 1966-1967

Trường trung học Đệ Nhị Cấp Nguyễn Hoàng cho đến hè năm 1966 chỉ có lớp Đệ Nhất ban A và ban B. Học sinh ban C sau khi đậu Tú Tài bán phần (Tú Tài I) nếu không chuyển qua ban khác, muốn tiếp tục học ban C thì phải vào Huế học ở trường Quốc Học (nam) hay trường Đồng Khánh (nữ).
Sau khi thi đậu, tôi và Nguyễn Văn Quang đem toàn bộ hồ sơ học sinh cùng với giấy giới thiệu chuyển trường của thầy Hiệu trưởng Thái Mộng Hùng đem nạp vào trường Quốc Học. Trường Quốc Học không mặn mà với học sinh Quảng Trị và chúng tôi cũng không có duyên với trường Quốc Học nên Quang và tôi (là hai người không muốn vào Huế học vì điều kiện kinh tế) ôm hồ sơ về lại trường Nguyễn Hoàng, thuật chuyện với thầy Hùng. Sau khi lắng nghe nỗi lòng ấm ức của chúng tôi, thầy gật đầu quyết định mở lớp Đệ Nhất C. Tôi và Quang mừng như hồi còn nhỏ mừng mẹ đi chợ về. Vấn đề không phải là trước đây không mở được lớp Đệ Nhất ban C mà vì không đủ sĩ số và thiếu một giáo sư ban Triết tốt nghiệp Đại học Sư phạm. May thay, năm này có thầy Tâm là giáo sư môn Triết, tốt nghiệp Đại học Sư phạm về dạy, và sĩ số chúng tôi là 28 người gồm hai ban Anh văn và Pháp văn. Vậy lớp Đệ Nhất C chúng tôi là lớp đầu tiên, và trường Nguyễn Hoàng trở thành trường Đệ Nhị Cấp có đầy đủ các ban. Xin cám ơn thầy Ký hiệu trưởng trường Quốc Học lúc bấy giờ, là người tạo nên sự về lại trường Nguyễn Hoàng của chúng tôi.

Thứ Hai, 12 tháng 2, 2018

THẦY HỒ SĨ CHÂM, GIÁO SƯ DẠY ANH VĂN TRƯỜNG TRUNG HỌC NGUYỄN HOÀNG QUẢNG TRỊ - Đoàn Đức


     

Thầy Hồ Sĩ Châm
Dạy Anh văn lớp Đệ Nhất C (Lớp 12). NK 1966 – 1967
 
Năm lớp Đệ Nhất C, thầy Hồ Sĩ Châm dạy chúng tôi môn Anh văn, sinh ngữ 1. Được biết thầy tốt nghiệp chuyên ngành Cử nhân Văn chương Anh Mỹ (B.A. in English Literature) và sinh ngữ phụ là Pháp và Đức ngữ, tại Hoa Kỳ. Thầy xuất thân trong dòng tộc Hồ Sĩ có tiếng ở Quảng Trị nên chúng tôi rất ngưỡng mộ. Ngày đầu tiên thầy vào lớp, trông thật hiền lành, dáng người trung bình, nhỏ nhắn. Thầy đọc và giảng bài như các thầy tốt nghiệp ĐHSP Huế hay Sài Gòn chứ không có vẻ “Mỹ” chút nào cả, chỉ có khác là thầy nói tiếng Anh rất tự nhiên và lưu loát. Năm học lớp Đệ Nhất C, bạn thân của tôi, Đỗ Tư Nghĩa vì buồn tình nên xin học miễn chuyên cần, chỉ tới lớp học môn Triết mà thôi chỉ khi nào thi Đệ Nhất Lục Cá Nguyệt hay Đệ Nhị Lục Cá Nguyệt (tức học kỳ I và II) thì mới có mặt đầy đủ để thi các môn. Tôi thoạt đầu thấy trống vắng và buồn vì Nghĩa ngồi cùng bàn sát bên trái tôi suốt sáu năm liền; nay năm cuối chỉ còn lại mình tôi. Thế nhưng rồi cũng quen vì đã có người khác thay thế ngồi bên cạnh. Bấy giờ tôi phải giơ tay hoạt động nhiều hơn và lên bảng nhiều hơn vì lớp chỉ còn 13 người mà tiếng Anh là môn chính, hệ số 3, sáu giờ một tuần.

Thứ Bảy, 10 tháng 2, 2018

BÀI TỰA NHÀ VĂN CUNG TÍCH BIỀN VIẾT CHO THI PHẨM "KINH VÔ THƯỜNG" CỦA VÕ THẠNH VĂN


             

@ I
Từ Kinh

Một kính ngưỡng hằng có mà chúng ta được biết, phần nào được hiểu: “Lời / Chữ của bậc Thánh Nhân gọi là Kinh, của thường nhân, là Truyện.”

Kinh Dịch đã định rõ 2 phần: KinhTruyện. Lời luận giải của Khổng Tử --một chỉ yếu hình định Dịch kinh— là Truyện.


Thứ Hai, 5 tháng 2, 2018

THẦY TRẦN THƯƠNG BÁ, GIÁO SƯ DẠY VIỆT VĂN TRƯỜNG TRUNG HỌC NGUYỄN HOÀNG - Đoàn Đức

 
           

Thầy Trần Thương Bá
Dạy văn lớp Tam C (lớp 10) – Niên Khóa 1964 – 1965

Trường Nguyễn Hoàng từ khi có Đệ Nhị Cấp thì học sinh Đệ Nhất Cấp đeo bảng tên màu đỏ, học sinh Đệ Nhị Cấp bảng tên màu xanh đậm, biên giới giữa 2 cấp là bằng Trung học Đệ Nhất Cấp, còn gọi là bằng Thành Chung, bằng Diplôme; (với bằng này có thể đi thi cán sự y tế và ra trường dư sức nuôi vợ con, nếu đi lính thì mang cấp bậc Trung sĩ.) Vì thế học sinh bảng đỏ chúng tôi kính ngưỡng học sinh bảng xanh Đệ Nhị Cấp là đàn anh hay bậc thầy, vì họ đã đậu Diplôme, và Tú Tài I.
Chúng tôi sau khi thi đậu Diplôme, như qua một thế giới khác – Đệ Nhị Cấp với bảng tên màu xanh dương đậm và được phân ban theo sở thích, năng lực. Ban A: Sinh vật và lý, hóa là môn chính, Ban B: Toán và lý, hóa là môn chính, Ban C: Văn, sinh ngữ 1 là môn chính, hệ số 3, sinh ngữ phụ và sử địa hệ số 2.
Ba đứa bạn thân chúng tôi đành chia lìa: Tôi và Đỗ Tư Nghĩa cùng vào ban C vì kém Toán, Lý, Hóa. Còn Nguyễn Thắng chọn ban B vì giỏi Toán, Lý, Hóa. Thế nên tôi viết về một vị thầy dạy văn có nhiều ấn tượng đối với tôi ở cái tuổi hình thành nhận thức của mình đó là thầy Trần Thương Bá.
Tôi chỉ được học với Thầy về Ca daoChinh Phụ Ngâm hơn một học kỳ, bởi sau đó Thầy phải lên đường nhập ngũ.

Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

CÔ NGUYỄN THỊ THANH, GIÁO SƯ DẠY PHÁP VĂN TRƯỜNG TRUNG HỌC NGUYỄN HOÀNG QUẢNG TRỊ - Đoàn Đức


             

     CÔ NGUYỄN THỊ THANH, GIÁO SƯ DẠY PHÁP VĂN 
     TRƯỜNG TRUNG HỌC NGUYỄN HOÀNG QUẢNG TRỊ

Cô Nguyễn Thị Thanh
Dạy Pháp Văn sinh ngữ 2 Đệ Tam C (Lớp 10) và Đệ Nhị C (Lớp 11)
- Trong hai niên khóa 1964 - 1965, 1965 -1966

Lên Đệ Nhị Cấp, cô Thanh là người tôi rất quý mến, gia đình cô ở Thạch Hãn, quận Mai Lĩnh cùng làng với tôi. Chính nhờ cô mà tôi thích tiếng Pháp, rồi say mê văn chương cùng các trào lưu văn học Pháp từ lãng mạn, siêu thực, tương trưng cho đến hiện sinh. Tuổi thơ Đệ Nhị Cấp tôi miệt mài với các tác phẩm Lettres De Mon Moulin (Lá Thư Hè) của Alphonse Daudet, La Porte Étroite (Khung Cửa Hẹp) La Symphonie Pastorale (Hòa Âm Điền Dã) của André Gide, Bonjour Tristesse (Buồn Ơi Chào Mi), Aimez Vous Brahms (Cô thích nhạc Brahms ?) của Francoise Sagan và Le Malentendu (Ngộ Nhận), Le Vent à Djémila (Gió về Djémila), Le Mythe De Sisyphe (Huyền Thoại Sisyphe) của Albert Camus… là từ sự hướng dẫn dạy dỗ, khơi gợi của nhiều thầy cô, trong đó cô là người chủ yếu.

Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018

CÔ NGUYỄN THỊ NHÃ, GIÁO SƯ DẠY VIỆT VĂN TRUNG HỌC NGUYỄN HOÀNG - Đoàn Đức


         

CÔ NGUYỄN THỊ NHà
(Dạy Việt Văn lớp Đệ Lục 2 (Lớp 7) và Đệ Tứ 2 (Lớp 9), NK 1961-1964 - Chủ nhiệm lớp Đệ Tứ 2)

Cô giáo thời Đệ Nhất Cấp tôi quý mến nhất là cô Nguyễn Thị Nhã, là người chú tâm huấn luyện học sinh giỏi luật thơ và trở thành người biết phê bình văn học. Năm Đệ Lục, khi dạy thơ Bà Huyện Thanh Quan cô giảng luật thơ Đường Thất ngôn bát cú rất kỹ, cô nói thể thơ gồm bảy chữ tám câu, luật trắc vần bằng và luật bằng vần bằng. Thứ tự câu gồm : Phá đề, thừa đề, thực, luận và kết. Về niêm thì chữ thứ hai câu một niêm với chữ thứ hai câu tám, câu hai niêm với câu ba, câu bốn niêm với năm và câu sáu niêm với bảy, và cùng thanh bằng hay trắc. Về đối thì chỉ đối ở hai câu thực và hai câu luận. Khi đối thì danh từ đối với danh từ, động từ với động từ, trạng từ đối với trạng từ; từ Việt đối vời từ Việt, từ Hán đối với từ Hán; và còn phải đối ý nữa :

     Gác mái ngư ông về viễn phố.
     Gõ sừng mục tử lại cô thôn
           (Chiều Hôm Nhớ Nhà)

THI PHẨM KINH VÔ THƯỜNG CỦA VÕ THẠNH VĂN


     

Tiểu tự của tác giả nhân ngày hoàn thành CÁT BỤI #10 của toàn bộ thi phẩm KINH VÔ THƯỜNG.

KINH VÔ THƯỜNG là lời kêu thương bi thống của một kiếp nhân sinh bi lụy trong cõi trần bi ai. Đó là lời ca cùng tột bi tráng chứa đựng ngậm ngùi chất ngất đau thương của những tâm hồn vươn lên từ nỗi bi thiết thường hằng.

Từng chữ trong KINH VÔ THƯỜNG là từng bước chân rời rạc rã riêng của hành trình đi vào tâm thức, một tâm thức tuyệt đối cô đơn khép kín riêng tư. Từng chữ, từng lời là những bước chân hành giả trên đường hành hương, ngơ ngác dọ dẫm đi vào tự thức để tìm lại chính mình.

Nhìn lại cho rõ chính mình, cái bản lai diện mục, là nhận diện nỗi bi thương to lớn của kiếp nhân sinh. Nỗi bi thương to lớn ấy chính là con người đã đánh mất bản thể từ lúc chưa sinh. Từ đó, con người hoang mang và miệt mài tìm kiếm chính mình trong huyễn vọng.

Thứ Năm, 14 tháng 12, 2017

CẢM NHẬN VỀ TẬP SÁCH “HOÀI NIỆM THẦY CÔ GIÁO” CỦA ĐOÀN ĐỨC - Hồ Trị


                  
                             Tác giả Hồ Trị
                       

CẢM NHẬN VỀ TẬP SÁCH 
“HOÀI NIỆM THẦY CÔ GIÁO” CỦA ĐOÀN ĐỨC
                                                                               Hồ Trị

Tôi vào học trường Nguyễn Hoàng khóa 1955 – 1961, thuộc thế hệ đàn anh của Đoàn Đức khóa 1960 – 1967. Chúng tôi có cơ duyên theo ngành sư phạm và dạy cùng trường cho đến năm 1975. Lúc tôi phụ trách tổng giám thị trường Trung học Triệu Phong, Quảng Trị năm 1970 thì Đức, Nguyễn Đình Hạnh, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Văn Hóa về nhận nhiệm sở ở đây. Năm 1972, trường di tản vào Hòa Khánh, Đà Nẵng. Sau hơn một năm học, thay vì hồi cư theo trường về lại Quảng Trị. Anh Hoàng Đằng, tôi và Đức cùng nhiều thầy cô giáo theo đoàn di dân vào lập nghiệp tại tỉnh Bình Tuy (nằm giữa Bình Thuận và Đồng Nai). Sau đó xin thành lập trường Nguyễn Phúc Chu tại quận Đông Hà. Rồi Đức thế anh Hoàng Đằng làm hiệu trưởng, còn tôi làm tổ trưởng bộ môn Toán, Lý, Hóa. Chúng tôi còn dạy thêm trường tư Đắc Lộ của Linh mục Nguyễn Thanh Hoan cùng quận, và trường Thánh Linh của Linh mục Nguyễn Văn Nam ở quận Cam Lộ, cách nhà hơn 20km. (Nay gọi là xã Tân Hà và xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận).

TIẾNG VỌNG TỪ MỘT TẬP SÁCH - Võ Thị Quỳnh


             


 TIẾNG VỌNG TỪ MỘT TẬP SÁCH

Từ khi làm tập sách Trường Nguyễn Hoàng- Chân dung & Kỷ niệm, tôi đã đọc được bao nhiêu là hồi ức… về thầy cô giáo Nguyễn Hoàng… Tôi đã khâm phục trí nhớ của rất nhiều anh, chị, em đồng môn Nguyễn Hoàng gởi kỷ niệm xưa về cho tôi. Có hai người đẹp Nguyễn Hoàng tên Thủy, có trí nhớ theo tôi vào loại siêu, nhưng một người thì còn lo viết truyện ngắn và… nên chỉ góp nhớ chút xíu dinh dính cho người ta thèm thôi (Ngô Hương Thủy); còn một người thì tuyên bố: “Khi mô có ai thổ đựng được ta cho chữ chạy ngược ra thì ta mới viết” (Phan Quỳnh Thủy). Riêng anh Đoàn Đức và chị Cao Thị Thanh Nhàn, cho đến tập cuối - Nguyễn Hoàng 10 – chỉ là lá thư khất nợ (hoài hoài, mãi mãi) của anh chị, dẫu ngày xưa cặp đôi ni là dân ban C nổi tiếng.

Thứ Tư, 13 tháng 12, 2017

ĐỌC "ĐOÀN ĐỨC - HOÀI NIỆM THẦY CÔ GIÁO" - Nguyễn Lê Văn


         

   ĐỌC "ĐOÀN ĐỨC - HOÀI NIỆM THẦY CÔ GIÁO"
                                                                     Nguyễn Lê Văn

Thầy cô giáo là những người gần gũi trong quãng đầu đời mà ta đã kính trọng, thương mến như ruột thịt, như tri kỷ, thậm chí như người bạn đường thủy chung, như chiếc bóng dẫn đường mà ta không thể nào vượt qua được. Nhưng khi trưởng thành, có lúc phút chốc nào đó, ta cảm thấy thầy cô trở nên xa lạ chỉ còn là những kỷ niệm “quên đi trong nỗi nhớ”.
Với Đoàn Đức thì không thế, anh viết “Hoài niệm thầy cô giáo” ở cái tuổi “Thất thập nhi tòng tâm sở dục bất du củ” (Luận ngữ - Khổng Tử) trong tâm thế tịch chiếu, với tâm thần lặng yên, tự nhiên soi tỏ nên hầu như không sai sót một thứ gì. Bằng trí huệ tưởng như hoằng viễn, với tình cảm phú dật, thênh thang của một tấm lòng, anh đã đưa ta về, đi trên con đường cổ tích, tìm lại những bước chân xưa dù đã tan nhưng vẫn ghi những dấu ấn không thể nào tan được. Những tầng tầng, lớp lớp, những mảng khối ký ức của một thời dĩ vãng, của thầy cô bạn bè “mất còn – còn mất” và cả của chính bản thân anh đã để lại cho chúng ta niềm tự hào nhưng cũng không thiếu những xót xa. Với anh, thầy cô, bản thân, bạn bè, thời dĩ vãng là một thể thống nhất biện chứng không thể tách rời được, “không chỉ khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà ngay cả lúc vào đời”.