BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Chủ Nhật, 23 tháng 5, 2021

THƠ VỀ DỊCH COVID CỦA VĂN THIÊN TÙNG


  
 

THẢM KỊCH NGƯỜI - BÀI HỌC TA
 
Nhìn sang Ấn chỉ dăm tuần trước
Lễ hành hương tắm nước sông Hằng
Nguyện cầu Thánh bậc toàn năng
Tín đồ chen lấn biết chăng điều nầy
 
Dịch Co vít đó đây bùng khởi
Biến thể nầy dạng mới chớ khi
Lây lan nhanh chóng vậy thì
Càng nên cảnh giác khinh khi họa vào
 
Nhìn thảm cảnh ngán ngao bão dịch
Chúng ngang nhiên hành thích bao người
Vật tư y tế kiệt rồi
Dàn thiêu thiếu củi không nơi ngúm người
 
Bởi khinh suất nên thời vỡ trận
Để dịch trùng quyét tấn tả tơi
Bài học nước Ấn nhớ đời
Thảm kịch nhắc nhở ai ơi nằm lòng
 
Nhìn lại nước canh phòng nghiêm ngặt
Từng đường biên giữ chặt không lơi
Thế mà có kẻ hám lời
Rước giặc Vũ Hán lẻn nơi thị thành
 
Có người diện cách ly chẳng chịu
Cam phận mình dan díu Cô Vi
Về rồi lại mặc sức đi
Để nay gieo rắc họa vì mình đây
 
Vùng dịch nhiễm bao vây phong tỏa
Lại truy tìm vét xóa nguồn lan
Cộng đồng khổ cực muôn vàn
Đội quân tuyến trước nào than vãn gì
 
Bài học Ấn ta thì quyết liệt
Giữ biên cương canh diệt từ đầu
Chớ nên để chúng luồn sâu
Gây nên thảm cảnh chuốc sầu vào ta…
 
                 Mai Vân Văn Thiên Tùng
                             04/5/2021
 

CHÙM THƠ “ĐẤT TRỜI” CỦA LÊ VĂN TRUNG


   

 
ĐẤT TRỜI ĐÂU PHẢI CỦA AI
 
"Dans l' attente
de la mort on retrouve
la vie. Et sa vie"
 
Bao năm đất đá còn mưng mủ
Thì sá gì ta khúc ruột mềm
Thì sá gì em lòng cô phụ
Sá gì tài tử với giai nhân
 
Đời như trăm nhánh sông bồi lở
Ta chảy về đâu cũng muộn phiền
Ta cũng đầu ghềnh em cuối bải
Mỗi người chảy một nhánh đời riêng
 
Trôi mịt mù theo dòng lãng quên
Trôi về đâu hỡi tuổi hoa niên
Hoa đang hương sắc, đương hàm tiếu
Vội úa tàn theo những biến thiên
 
Về đâu cũng dẫn vào mê lộ
Ta co tàu lạc mấy sân ga
Đất đá còn đau niềm cố thổ
Về đâu? Mờ mịt bóng quê nhà
 
Nơi nao ta cũng là lưu khách
Quán trọ tình em chẳng hẹn về
Chẳng hẹn, mà đau bầm gan ruột
Đất trời đâu phải của riêng ai!

DỌC ĐƯỜNG GIÓ BỤI, ĐOẢN KHÚC 21 - 25 (TRONG 100 ĐOẢN KHÚC) – Thơ Khaly Chàm


  
                       Nhà thơ Khaly Chàm
 

trích đoản khúc: dọc đường gió bụi
 
21.
bầy đàn nếm máu thi ca
văn chương vò xé thiên hà bầm đen
bật cười cái sự đớn hèn
súc sinh rú mộng ngáo đèn hớp trăng
 
22.
bôi đen con mắt tiền căn
dị ngôn vuốt mặt vĩnh hằng hoang vu
xoay ly tròn đáy ngục tù
vịn đời chổng ngược nghẹn thù ta ơi!
 
23.
thật ra, đã ngất ngây đời
nhố nhăng “dĩ đại” bựa lời giọng chim
muôn năm sao lại lặng im
thủ dâm hôn bóng tối chìm vô minh
 
24.
ngày mai thắt cổ bình minh
treo lên ánh sáng hiện hình satan
rùng mình luyến ái lăn tăn
bật cười rồi khóc lằng tằng máu xương
 
25.
ngày câm nuốt khói quê hương
hồn cuồng hóa bướm vẽ đường khuya xanh
bóng cười chết sửng âm thanh
an nhiên sỏi đá lệ dành riêng ta!
 
                                                  khaly chàm

ĐỌC "TÂM TRẠNG CỦA TRỜI" THƠ PHẠM ĐỨC MẠNH – Châu Thạch


  
  

TÂM TRẠNG CỦA TRỜI !
 
1
Hình như tâm trạng của Trời
Còn vương vướng chuyện nợ lời nguyền xưa
Sáng thơm nắng, chiều đắng mưa
Buồn khê bất chợt rớt trưa nơi nào
 
Đi tìm trưa ở hồn ao
Chỉ nghe tiếng dũi cồn cào sóng bơi
Đi tìm xóm tiếng ve rơi 
Hàng tre cưa gió rối bời thời gian 
 
Hoàng hôn ám ảnh chiều tàn
Du dương vỡ mộng núi đàn mây bay
Thăng trầm nốt ánh sáng ngày
Cung mùa giao cảm thèm say màu người.
 
2
Thì ra tâm trạng của Trời 
Sợ ta nhớ mẹ lệ đời bầm đau
Yêu thương hùn hạp với nhau
Giữ ta ở lại ươm màu tình quê
 
Gỡ mùi chinh chiến trở về 
Thơm niềm kiêu hãnh lời thề với sông
Gối lòng biển mẹ mênh mông 
Càng thương đời mẹ ngóng trông mỏi mòn
 
Đếm đau thương - những mất - còn
Nhưng không để mất nước non của mình 
Mỗi ngày hỏi ánh bình minh
Hồn thiêng người lính lặng thinh chốn nào ?
 
Phạm Đức Mạnh 
20.05.2021
 
 *

Nhà bình thơ Châu Thạch


ĐỌC "TÂM TRẠNG CỦA TRỜI" THƠ PHẠM ĐỨC MẠNH
          (TÂM TRẠNG CỦA TRỜI HAY CỦA NGƯỜI?)
                                                                         Châu Thạch
 
Bài thơ “Tâm Trạng Của Trời” của nhà thơ Phạm Đức Mạnh không phải là bài thơ tình, cũng không phải là bài thơ đạo. Cùng không anh hùng hay bi hùng, chẳng lâm ly ủy mị, nhưng bài thơ vừa mới đăng lên facebook thì liên tiếp những lời khen tặng được gởi đến trong phần bình luận dưới bài thơ. 
 

PHỒN HOA – Thơ Trần Mai Ngân


  
                        Nhà thơ Trần Mai Ngân


PHỒN HOA
 
Ta ngồi đây giữa những toà cao ốc
Bỗng lòng buồn nhớ chái bếp nhà quê
Nhớ mùi rạ thơm, nhớ lối bờ đê
Ta nhớ lắm... nhớ ôi là nhớ...
 
Bỏ đường làng ta lên thành phố
Làm cư dân tạm trú kiếp chung cư
Sáng đi làm chiều tối ngất ngư
Đường đông nghịt ngựa xe khói bụi...
 
Quanh nơi đây mỗi người lầm lũi
Một ước mơ hoài bảo, một đợi chờ
Chen chúc nhọc nhằn tranh đua từng chút
Việc cuốn người chẳng phút thảnh thơi...
 
Cũng có cuối tuần thỉnh thoảng dạo chơi
Vào quán cà phê toàn là robot
Ngồi bấm máy bên nhau không tiếng nói
Thời đại 4.0... ôi đến lạnh lùng...
 
Ta bỗng thèm nghe tiếng nói thân quen
Của cu Tèo chọc quê cái Tý
Năm với tháng cuộc đời không như ý
Ta nơi đây cô quạnh chốn phồn hoa
 
Những chung cư cao ốc toà nhà
Cứ im lặng sáng đi về tối
Ta ở đây mà như lạc lối
Đi tìm hoài chẳng thấy ngày xưa!
 
                           Trần Mai Ngân

THẾ GIỚI KỲ THÚ: NHỮNG CON VẬT KỴ NHAU

Vạn vật trong vũ trụ đều tuân theo nguyên tắc tương sinh, tương khắc. Vì vậy trong thế giới động vật, có những con vật khắc nhau.
 
RẮN VÀ LỢN
 
Trong quá trình sinh tồn và phát triển, lợn (lợn rừng) luôn ủi đất để kiếm ăn, và chúng thường xuyên ủi phải ổ rắn, thường thì chúng ăn luôn và coi đó như con mồi. Rắn mang theo nỗi sợ này di truyền từ đời này sang đời khác, đến heo nhà rắn cũng sợ


Người ta thường nói lợn là một trong những khắc tinh của loài rắn. Nhiều người tin rằng, khi gặp được hang rắn thì lợn không bỏ qua mà đào bắt cho bằng được. Thậm chí rắn khi nhìn thấy lợn thì sợ mất vía, chỉ còn biết cuộn tròn lại chờ lợn ăn thịt. Rắn có thể cắn lợn, nhưng do lợn có rất nhiều mô mỡ trên người nên nọc độc khó có thể xâm nhập được vào máu của chúng.

Trên thực tế, lợn không phải là “thợ săn rắn” mà chỉ đơn giản là phản ứng theo bản năng. Khi nhìn thấy bất kỳ con rắn nào đến gần đàn con của chúng, loài lợn sẽ ngay lập tức dùng chân dẫm những con rắn đến chết, vì chúng không muốn đàn con bị cắn.
 

Thứ Sáu, 21 tháng 5, 2021

BÊN BỜ TIỀN GIANG 1972 - Đinh Hoa Lư


Mùa hè 1972 tôi hay ngồi thơ thẩn bên bờ sông Tiền - vườn Hoa Lạc Hồng - thành phố Mỹ Tho
 
Mùa hè Ly Loạn 1972 đã đưa đẩy không biết bao nhiêu người Quảng Trị phải bỏ xứ ra đi. Hành trình về Nam rời xa quê ngoại, gia đình tôi phải vào tận Thành Phố Mỹ Tho. Lần đầu tiên trong đời - năm mưòi chín tuổi, tôi vào tận một nơi xa mịt mù, xa hơn cả Sài Gòn.
 

MẸ CON THẰNG TUẤN – Từ Vũ


Tranh cắt của họa sĩ Phú Thảo (SàiGòn)


♣ Viết theo lời kể của một bà mẹ có trộn lẫn ít nhiều kỷ niệm thời thơ ấu của tác giả.
♣ Tên tuổi nhân vật sự kiện nếu trùng hợp là ngoài ý người viết.                                                                                                
                                                                                                  Từ Vũ
 
Người đàn bà lạ mặt đi trước dẫn đường, cô Toan một tay chiếc nải đựng vài cái quần áo một tay nắm chặt tay con, dò dẫm bước. Đây là lần thứ nhất mà cô và thằng Tuấn, con cô, phải đi xa mà không có bà Thẩm, mẹ cô, đi bên cạnh. Nhớ đến mẹ, cô Toan rướm nước mắt. Đường xá thế này thì làm sao mẹ con cô có thể gặp lại được nhau. Một mẹ một con tối, nay cô đành phải bỏ mẹ ở lại một mình để đi ra Hà Nội.
 

CHÙM THƠ ĐỘC VẬN 4 CÂU (1) - Đặng Xuân Xuyến


  
            Tác giả bài viết Đặng Xuân Xuyến
 

CHIỀU HỒ TÂY
 
Ai phả vào chiều một dấu yêu
Để ai tẩn ngẩn một nét Kiều
Ồ kìa loáng thoáng ven rặng liễu
Một tiếng cười reo lảnh lót chiều!
 
Hồ Tây, chiều 30 tháng 04-2021
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
 

LÀM SAO KHÔNG NHỚ ? – Thơ Nguyên Lạc


   

 
LÀM SAO KHÔNG NHỚ?
 
1.
Sáng nay tiếng thu khẽ
chạm thăm thẳm nỗi sầu
làm sao mà có thể
không nhớ thời yêu nhau
 
Em bây giờ chắc đã
không còn tuổi dại khờ
ta bây giờ vẫn thế
yêu như tuổi ngây thơ
 
Ta bây giờ vẫn thế
vẫn là tên ngu ngơ
ta muôn đời vẫn thế
vẫn là người đợi chờ
 
Em bây giờ chắc đã
riêng vui đời phù hoa
ta một mình thua thiệt
vừa lòng em hay chưa?
 
2.
Em bây giờ có lẽ
đâu nhớ nhung cái thời
tung tăng dài lụa trắng
tóc huyền huyết phượng rơi
 
có một người đứng đợi
tay run run thư hồng
giấu vào trong quyển vở
ngại ngần trao... nhớ không?
 
3.
Ta bây giờ không thể
làm sao có phép màu
kéo lại thời quá khứ
tìm lại thuở yêu nhau
 
Em bây giờ có lẽ
đã quên ta mất rồi
ta bây giờ vẫn thế
vẫn nhớ người khôn nguôi!
 
Ta bây giờ vẫn thế
Làm sao không nhớ đây?
 
                  Nguyên Lạc
 

ĐÂY NÈ! TẤM VÉ..., CHÊNH CHAO – Thơ Văn Thiên Tùng


   


ĐÂY NÈ! TẤM VÉ...
 
Những chiếc vé nằm nhoài trong ký ức
Mãi ngủ say - mãi đợi thức dậy đây
Từng Đông qua - xuân hạ - lẫn thu gầy
Vẫn hong hóng nhưng hoài rong rêu phủ...
 
Những chiếc vé tuổi thơ từng ấp ủ
Đến bây chừ trong mộng tưởng đấy thôi
Nhiều lúc ngồi nhớ lại thấy bồi hồi
Đâu rồi nhỉ ? Chặng đời ta ngày ấy...
 
Những trò chơi... chơi hoài không chán ngấy
Ánh trăng "hùa" quét rực rạng nẻo quê
Tiếng hò reo quanh từng đống rơm "xề"
Trò tắm cạn... rơm tung... Ôi! vui ngất
 
Những kỷ niệm êm đềm... Ồ... tuyệt thật
Mùi rạ rơm ngây ngấy chẳng nguôi phai
Bài đồng dao nào học thuộc dài dài
Và thích lắm! tận đến chừ nhớ mãi...
 
Những bài học... lúc sân trường khép lại
Bấy trời quê... ta thỏa thích đùa chơi
Dẫu nắng thiêu da khen khét… mặn mòi
Áo tơi tả - chân trần chai nào ngán!.
 
Cũng lắm nhỏ từ đây thành chúng bạn
Rồi thành danh rồi nên nghĩa vợ chồng
Tấm vé nầy ta biếu bạn "không đồng"
Về thôi nhé! ta ráng về một chuyến!!!...
 
.... ... ...
Ai từng tắm ... tắm rơm thời ấy ấy ???
Hãy cùng dành dăm phút tắm chung nè!!!
 
                      Mai Vân Văn Thiên Tùng
                                  12/5/2021.
 

Thứ Ba, 18 tháng 5, 2021

DỌC ĐƯỜNG GIÓ BỤI, ĐOẢN KHÚC 16 - 20 (TRONG 100 ĐOẢN KHÚC) – Thơ Khaly Chàm


  


trích đoản khúc: dọc đường gió bụi
 
16.
nhiễu nhương đã mọc chân trèo
ngước lên vô vọng chuông treo đỉnh hồn
dỗ tình khép mắt nụ hôn
lưỡi yêu nhọn hoắt, dại, khôn, lọc lừa
 
17.
vuốt sầu tím mặt ngày mưa
gào lên hỡi gió âm xưa nhú mầm
kinh cầu níu vách triền tâm
nghiêng đời xuống vực hương trầm là thơ
 
18.
ly khô cứa rát môi chờ
âm dương mắt lạnh nhởn nhơ nụ cười
hú tình nhức nhối con ngươi
mặt trời ứa máu đẫm người ta ơi!
 
19.
vuốt ve phức điệu rối bời
với em òa vỡ nỗi đời đau chưa
lột truồng kì cọ lời thưa
gãy cong những ngón, cho vừa di mê
 
20.
thả hai mắt chớp bên lề
độ trì cơn khát, đi, về như nhiên
giấu ta vào gió cuồng điên
đàn bà, nhánh cỏ muộn phiền nở hoa
 
                                        khaly chàm

KHI TA HÔN NHAU - Thơ Như Nguyệt, nhạc Nguyễn Tuấn, ca sĩ Thảo Quyên


  

   
KHI ANH HÔN EM
 
Khi anh hôn em đèn mờ huyền ảo
Ngất ngây ngây ngất, hồn em chao đảo
Em đã không ngờ, chẳng thể nào ngờ
Nụ hôn đầu đời tuyệt đến thế sao?
 
Khi anh hôn em nhạc tấu lao xao
Sóng biển rì rào, chơi vơi chới với
Tình vừa chớm nở nên tình còn mới
Môi em hồng mơ hé mở gọi mời
 
Khi anh hôn em dưới ánh mặt trời
Cành lá xạc xào, hoa lay trước gió
Ngọt mật nụ hôn, êm êm thảm cỏ
Quên hết loài người, chỉ có hai ta
 
Khi ta hôn nhau… lấp lánh tinh cầu
Ôi quá nhiệm mầu, vạn vạn vì sao
Hái tặng cho em ngôi sao sáng nhất
Anh âu yếm nhìn, hạnh phúc xiết bao!
Khi anh hôn em, khi anh hôn em!
Nhắm mắt buông thả, em quên, quên hết!
Chỉ biết có anh, chỉ biết có anh
Cảm xúc tràn đầy, lênh đênh sóng sánh
 
Em muốn thời gian, không gian ngừng lại
Giây phút thần tiên kéo dài mãi mãi...
 
                         Quách Như Nguyệt
                            Feb. 10. 2021


      

Thơ: Như Nguyệt.
Nhạc: Nguyễn Tuấn.
Hòa âm: Đỗ Hải
Ca sĩ: Thảo Quyên

GẶP BÀ THỤC OANH, NHỚ THI TÀI VŨ HOÀNG CHƯƠNG - Hoàng Quốc Hải



Tôi được gặp bà góa phụ Vũ Hoàng Chương, tức bà Thục Oanh, ở nhà ông Trần Mai Châu, nơi đường Tự Đức cũ. Nhà ở xế ngôi trường Trần Văn Ơn vài chục mét.
 

VÕ VĂN HOA: NGƯỜI QUẢNG TRỊ RA ĐI CẤT TIẾNG HÁT YÊU ĐỜI - Đinh Hoa Lư

Thưa bạn đọc!
Tựa đề “Văn Hoa: Người Quảng Trị Ra Đi Cất Tiếng Hát Yêu Đời” được Đinh Hoa Lư viết lúc người cậu còn sinh tiền; nay người đã khuất bóng xin sửa lại tựa đề “Văn Hoa: Người Nghệ Sĩ Đất Quảng Trị Nay Đã Ra Đi”
 

Cậu Võ Văn Hoa

Qua cái dáng ốm, đen, khắc khổ của ông, không ai ngờ bên trong ông tràn trề một tâm hồn văn nghệ. Non ba mươi năm, người bên Thác Trị An không ai lạ gì người nghệ sĩ đó. Với khả năng điều khiển chương trình của một MC trong đám cưới hay lễ hội, ông còn có khả năng trang trí rất đẹp mắt. Chưa kể đến chữ viết của ông; rất đẹp, những hàng nghiêng nghiêng, fantasie, bay bướm vô cùng.
 

Thứ Hai, 17 tháng 5, 2021

BẮC NINH THI THOẠI (KỲ 3) – Nguyễn Khôi

Bắc Ninh thi thoại của Nguyễn Khôi (Đình Bảng) đã tái bản nhiều lần ở Việt Nam, độc giả trong và ngoài nước đánh giá cao giá trị nghệ thuật của tác phẩm này. Xin trích một số chương giới thiệu cùng bạn đọc.




Bài Thứ 7.
 
Hoàng giáp Trần Danh Án (1754-1794) người làng Bảo Triện (Bắc Ninh) một cựu thần danh tiếng đời Lê Chiêu Thống, ông có tác phẩm Liễu Am thi tập.
 
Ông là người khăng khăng giữ quan niệm “cô trung”, mặc dù cũng linh cảm được cái triều đại mà mình tôn thờ đã mất vai trò lịch sử. Đó là chuỗi mâu thuẫn trong tư tưởng được chuyển hoá thành nguồn thi hứng bi thiết:
 
Ngày mới sắp tới gần, ngày cũ sắp qua
Ngày mới cười vui, người cũ khóc
                                      (Trừ tịch)
 
Con bướm không biết rằng hoa đã rụng
Lòng ai còn quyến luyến cánh hoa
                                     (Đại Diện)
 

NHẤM NHÁP ỐC RUỐC MÀ MÊ MÀ GHIỀN - Nguyễn Nhật Ánh

Nhiều người Sài Gòn không biết ốc ruốc là ốc gì, vì loại ốc này không có trong thực đơn ở các quán ốc Sài Gòn. Đơn giản vì đây là thứ ốc không ai bán ngoài quán: quán bị choán chỗ mà tiền bạc thu về chẳng bao nhiêu.
 

Đang mùa ốc ruốc ở xứ biển miền Trung, hình ảnh chén ốc, gai ma dương lể ốc... quen thuộc với rất nhiều người - Ảnh: ĐÔNG PHƯƠNG
 
 
Cũng không ai vô quán mua vài lon ốc ruốc ngồi lể từ trưa đến tối, dù thực khách đó con ông Nguyễn Văn Rảnh hay cháu bà Phạm Thị Ngồi Không.
 
Ốc ruốc là thứ ốc người bán bán ngoài chợ, người mua mua về nhà. Mua về, bày rổ ốc ra giường hoặc bày dưới nền nhà (tôi chưa từng thấy ai ăn ốc ruốc trên bàn) rồi ngồi xếp bằng (đôi khi... ngồi chàng hảng) vừa lể ốc vừa râm ran chuyện gẫu thì mới thật là sướng khoái.
 
Ngoài trời lúc đó có thêm màn mưa bụi lắc rắc khiến không khí lành lạnh nữa thì tuyệt vời.
 

KHI EM ĐẾN TÌM TÔI – Thơ Phan Khâm, nhạc Trần Đại Bản


                    
                                    Nhà thơ Phan Khâm


PHAN KHÂM
 
Sinh năm 1942 tại Quảng Trị
Du học Hoa Kỳ năm 1970
Định cư tại Hoa Kỳ năm 1991.
Trong ban chủ biên Cơ Sở Văn Học Cỏ Thơm từ 1995.

 *

Tác phẩm đã xuất bản:
- Thi tập Bên Dòng Thạch Hãn do Cơ sở Văn Học Cỏ Thơm xuất bản năm 2002.
- Góp mặt trong Cụm Hoa Tình Yêu Thi tập (Flower of Love- Fleurs d’Amour) do Vietnamese International Poetry Society xuất bản năm 1992.
- Góp mặt trong Lưu Dân Thi Thoại bút luận 25 năm thơ Việt hải ngoại do Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn xuất bản tại California năm 2003.
- Góp mặt trong Thi tập Hòai Cảm (Thơ Đường Luật xướng họa) do Cơ Sở Văn Học Cỏ Thơm xuất bản năm 2003.
- Góp mặt trong Một Phần Tư Thế Kỷ Thi Ca Hải Ngoại tập 5 do Nhóm Văn Hóa Việt Pháp xuất bản tại Paris năm 2005.
- Thi tập Dòng Sông Thao Thức do Cơ Sở Văn Học Cỏ Thơm xuất bản năm 2007.
- Thi tập Một Trăm Lẽ Một Tỏ Bày tác giả phát hành năm 2008
- CD, DVD Ước Mơ và Mùa Cổ Tích: 
Thơ phổ nhạc với các Nhạc sĩ Nhật Bằng, Huy Lãm, Nguyễn Tuấn, Hồ Bảng, Nguyễn Hữu Tân, Phan Anh Dũng, Nguyễn Tất Vịnh, Nguyễn Túc  Nguyễn Mạnh Bích, Vĩnh Điện, Hoàng Cung Fa, Đỗ Hồng Anh.   


KHI EM ĐẾN TÌM TÔI

Thơ: Phan Khâm
Nhạc: Trần Đại Bản
Tiếng hát: Đông Nguyên