BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 8 tháng 4, 2021

NHỚ - Thơ Phan Quỳ


  


NHỚ
 
Em có hay rằng ta nhớ em?
Như chú ve con nhớ hạ huyền.
Như nhành phượng vĩ chờ nắng sớm,
Như lời tình tự nhớ môi êm.
 
Em có hay rằng ta nhớ em,
Trăng lên nhè nhẹ qua tóc mềm.
Em nghĩ điều chi mà chẳng nói?
Cho ta ngần ngại giữa im im.
 
Em có mơ gì những đêm đêm,
Gối chăn mộng ảo có êm đềm?
Ta bên trời rộng nhiều trăn trở.
Phương ấy em còn giấc ngủ yên?
 
Em có hay rằng ta nhớ thêm
Ve kêu phượng nở rực bên thềm
Áo trắng ai về qua ngõ vắng,
Ta ngỡ hôm nào bước em lên.
 
Ta nhớ tay mềm, ta nhớ tên
Nhớ hình nhớ bóng nhớ tóc hiền
Nhớ dáng em cười, mắt rưng lệ.
Ta sống trên đời để nhớ em.
 
                                  Phan Quỳ

TÁC GIẢ ‘VÒNG TAY HỌC TRÒ’ ĐÌNH ĐÁM MỘT THỜI, NHÀ VĂN NGUYỄN THỊ HOÀNG: VIẾT LÀ MỘT ƯỚC NGUYỆN - Nguyễn Hoàng Diệu Thủy

Nguồn:
https://tuoitre.vn/tac-gia-vong-tay-hoc-tro-dinh-dam-mot-thoi-nha-van-nguyen-thi-hoang-viet-la-mot-uoc-nguyen-20210406220347298.htm
 

Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng tại buổi tọa đàm Phụ nữ & văn chương tối 16-12-2020 tại IDECAF, do Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức
 

TTO - Năm 1966, tiểu thuyết Vòng tay học trò của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng xuất hiện khiến tên tuổi của bà lập tức vang dội.
 
Nguyễn Thị Hoàng sinh năm 1939 tại Huế, thuở thiếu thời học Trường nữ sinh Đồng Khánh. Năm 1957 bà vào sống ở Nha Trang. Năm 1960 vào Sài Gòn, học Đại học Văn khoa và Luật nhưng bỏ dở vì chán. Năm 1962 bà lên Đà Lạt dạy tại Trường nam sinh Trần Hưng Đạo. Năm 1963 lại bỏ dạy về Sài Gòn, bắt đầu viết ‘Vòng tay học trò’.
 
Năm 1964, tờ Bách Khoa in mấy kỳ tiểu thuyết này khiến dư luận xôn xao, đến năm 1966 ‘Vòng tay học tr’ò chính thức xuất bản đầy đủ thành sách, in lần đầu 5.000 bản, gây nên một ‘cơn bão’, trong vòng mấy tháng tái bản bốn lần, mỗi lần 5.000 bản.
 
Từ 1965-1975 bà xuất bản gần 30 tiểu thuyết và tập truyện ngắn. Sau đó là 15 năm im lặng. Năm 1990 bà trở lại với tập ghi chép ‘Nhật ký của im lặng’ (NXB Đồng Nai). Năm 2020 tập truyện ‘Trên thiên đường ký ức’ và tập thơ ‘Mây bay qua trời xưa’ của bà được xuất bản (New Viets).
 
Cùng với hàng chục tiểu thuyết khác, Nguyễn Thị Hoàng trở thành một trong những nhà văn miền Nam được nhiều người biết đến trước năm 1975.
 
‘Vòng tay học trò’ được Nhà xuất bản Hội Nhà Văn và Nhã Nam ra mắt cuối tháng 3-2021, sau 46 năm vắng bóng. Nữ văn sĩ trò chuyện với Tuổi Trẻ về chặng đường đã đi.
 
KHÔNG BỊ QUÊN LÃNG, LẠI ĐƯỢC HỒI SINH
 
* Thưa nhà văn Nguyễn Thị Hoàng, bà nghĩ gì khi tác phẩm của mình sau hàng chục năm vắng bóng nay được in để đến với bạn đọc hôm nay?
 
- Trong suốt mấy mươi năm chôn vùi tự ý, đã có lúc tôi cảm thấy lạc loài khi thoáng qua những quầy sách ngập tràn sắc màu và tên tuổi mới. Những lúc khác, tôi lại nhận ra mình bên lề đời có lẽ thích hợp hơn được xếp hàng vào tầng bậc một thời gian và nhịp điệu khác. Bởi tự nghĩ mỗi người chỉ có một thời thôi.
 

Thứ Ba, 6 tháng 4, 2021

LƯNG CHỪNG XUÂN – Thơ Tịnh Bình


  


LƯNG CHỪNG XUÂN
 
Rơi giữa chơi vơi loài mây trắng
Chở cơn mưa đầu tiên ngang qua
Thầm rụng vào khuya hương bưởi muộn
Đêm xõa vành trăng hạ huyền
Lúng liếng làn môi cong...
 
Vuốt lại những buổi mai tinh khôi
Nghe tiếng lá thầm thì trong gió biếc
Ngỡ mình như trở lại phút hoàn nguyên
Thuở bầy cỏ dại hợp hoan cùng sương sớm
 
Này hỡi người mở mắt chiêm bao
Vờ giấu bao điều ẩn mật
Phút xao lòng động cánh bướm vừa bay
Trộm nhìn gió đang mơn trớn hương mùa con gái
Gói câu thơ vào lưng chừng xuân viên mãn
Bung cành lộc biếc xôn xao...
 
                                                           TỊNH BÌNH
                                                             (Tây Ninh)
 

ĐỌC BÀI THƠ “HƯƠNG DƯƠNG CẦM” CỦA NGUYỄN THANH LÂM – Đặng Xuân Xuyến


  
                              Nhà thơ Nguyễn Thanh Lâm
 

HƯƠNG DƯƠNG CẦM
 
Mưa vừa đủ cho hàng cây nhỏ giọt
Như giọt cafe trắng trong
Gió vừa đủ cho mưa rơi nghiêng
Hòa tiếng dương cầm ru trong đêm
 
Hà Nội đêm
Tiếng dương cầm lan xa hương
Thơm thơm mùi nhớ
Vương vương dặm tình
Nghìn mắt lá, nghìn ánh đèn đọng mưa chơm chớp
Tiếng dương cầm loang loáng ướt
Ngập ngừng rơi
 
Bên kia sông Hồng mưa có rơi
Tiếng dương cầm có cùng hạt mưa thấm vào lòng đất
Phia bên này năm cưa ô thao thức
Hay đang mơ giấc nhạc dương cầm
 
Hà Nội đêm tỏa hương dương cầm
Hương vừa đủ cho đời tự cho là đủ
Hương lan xa đến đâu tự mình thấu tỏ
Trong thế giới bao la riêng một hương mình.
 
                            NGUYỄN THANH LÂM

 
   
                         Người bình thơ Đặng Xuân Xuyến


ĐỌC BÀI THƠ “HƯƠNG DƯƠNG CẦM” CỦA NGUYỄN THANH LÂM
                                                                       Đặng Xuân Xuyến
 
Mở đầu bài thơ là giọng thơ thiền, ngộ đạo thường thấy của nhà thơ: Lặng lẽ quan sát, lặng lẽ chiêm nghiệm để lặng lẽ rút ra những kinh nghiệm sống trong cõi tạm của đời người:
 
Mưa vừa đủ cho hàng cây nhỏ giọt
Như giọt cafe trắng trong
Gió vừa đủ cho mưa rơi nghiêng
Hòa tiếng dương cầm ru trong đêm
 

BAO CÔNG XỬ ÁN – Truyện ngắn của Kha Tiệm Ly




Cao Thám Hoa là huyện lệnh Nghi Xuân, một buổi sai nha giải một người vào nói là phạm tội ăn cắp. Lúc đó Khâm Sai Bao Công ghé thăm. Cao huyện lệnh kính Bao Công thăng đường.
 
Bao Công vỗ án, hỏi người ốm nhách như Cao huyện lệnh đang run rẩy quỳ bên dưới:
- Ngươi có biết phạm tội ăn cắp là bị chặt tay hay không?
- Bẩm đại nhân. Thảo dân biết!

Thứ Hai, 5 tháng 4, 2021

“TRÁI TIM NGƯỜI LÍNH” ĐÃ CHIẾN THẮNG HẬN THÙ! – Trần Hoài Lam

Nguồn:
https://www.facebook.com/VIETNAMTOASANGTIENLEN/posts/270097154557158
 


(Hưởng ứng cuộc thi viết và sưu tầm kỷ vật "Tình yêu đi qua chiến tranh" do TTNL và Bảo tàng PNVN tổ chức, 2020 - 2022).


“TRÁI TIM NGƯỜI LÍNH” ĐÃ CHIẾN THẮNG HẬN THÙ!                                                                                       Trần Hoài Lam

Lời biên tập: Trần Hoài Lam - Tác giả của bài viết này từng là một sĩ quan QLVNCH, đang cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO-20. Ông nhớ về một kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời binh nghiệp của chính mình: Có một nữ chiến binh VC bị thương trong một trận chiến đẫm máu đã được ông cứu chữa. Sau chiến tranh, người nữ chiến binh VC ấy đã vào tận trại cải tạo tìm thăm người cựu sĩ quan QLVNCH. Khi được tự do, 2 người đã thành vợ chồng và họ sang Mỹ sinh sống… Câu chuyện của 2 người lính từng một thời là “kẻ thù” của nhau, ngỡ như chỉ có trong tiểu thuyết, thật cảm động, đầy tính nhân văn và vượt qua những bất đồng về lý tưởng. Nó chứng minh một điều không phải ta dễ dàng nhận ra: Trong chiến tranh, trái tim yêu thương sẽ chiến thắng sự hận thù, dù ở bên kia chiến tuyến!
 

Chủ Nhật, 4 tháng 4, 2021

CÁI ẤM ĐẤT – Truyện ngắn của Khái Hưng

Khái Hưng (1896 - 1947) là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng. Cùng với Nhất Linh, ông là cây bút chính của Tự Lực Văn Đoàn. Truyện ngắn “Cái ấm đất” do ông viết năm 1940.

Nhà văn Khái Hưng


Ngày xưa có một người cự phú xứ quê ốm nặng và biết mình thế nào cũng sẽ từ trần liền gọi ba con trai đến bên giường mà bảo rằng:
- Cha sinh được ba con, nhờ trời cùng khỏe mạnh và nết na. Đó là sự quý báu nhất và sung sướng nhất trong đời cha. Trong đời cha, cha đã làm nhiều điều ác, nhiều sự bất công, cha xin thú thực thế trước khi nhắm mắt vĩnh biệt các con.
Nhưng đối với các con thì cha chỉ có một lòng thương mến, chiều chuộng. Có lẽ cũng vì quá thương mến chiều chuộng các con, và quá nghĩ đến tương lai tốt đẹp của các con mà cha đã ác nghiệt, bất công đối với kẻ khác.
Trong khoảng bao nhiêu năm cha đã bòn chắt làm giàu, cha đã hà hiếp bóp hầu bóp họng người ta để có được cái tài sản ngày nay mà cha sắp đem chia cho ba con, chia một cách thực công bằng, nghĩa là chia ra ba phần thực ngang nhau.
 

VỤ TRỘM “NGOẠN MỤC” – Thanh Tịnh

Nguồn:
https://thoi-nay.com/tnm/vu-trom-ngoan-muc-tang-cac-ong-cac-ba-co-con-gai/



(Tặng các ông, các bà có con gái)

Nhiều lúc, tôi cứ lẩn thẩn nghĩ, giả sử trên thế giới này không có phụ nữ thì sao? Sẽ chẳng ra làm sao cả. Đàn ông sẽ thành hùm beo và trái đất thì hoang lạnh vì không có sự sống.
 
Chẳng phải ngẫu nhiên mà đàn ông trên cả hành tinh này đều sùng kính phụ nữ. Họ dồn hết chị em về một phe, và đặt tên là Phái Đẹp.
Quả thật, phụ nữ rất đẹp. Tôi cũng đã đi nhiều, tiếp xúc cũng nhiều. Nhưng tôi chưa thấy một người phụ nữ nào xấu.

TÌM MỘ HỌC GIẢ NGUYỄN HIẾN LÊ - Trần Thị Trung Thu

Nguồn:
https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/tim-mo-cu-nguyen-hien-le.html

Học giả Nguyễn Hiến Lê


“Mộ Nguyễn Hiến Lê hả? Chị không biết. Chị chưa nghe cái tên này bao giờ” - chị D. lắc đầu. Nhìn sâu vào mắt chị, tôi biết chị nói thật. Tôi cứ nghĩ một học giả tài đức vẹn toàn như cụ thì ai từng cắp sách đến trường đều biết. Huống hồ chị - người công tác trong lĩnh vực văn hóa...
 
“ÔNG NÀY CŨNG NỔI TIẾNG DỮ!”
 
Tôi chạy hơn 150 km bằng xe Honda đến Đồng Tháp để tìm mộ cụ Nguyễn Hiến Lê. Tôi đi chỉ để thắp một nén nhang trước linh cữu con người đáng kính ấy. Đọc sách, tôi biết mộ cụ nằm ở Lai Vung. Với một người có nhiều đóng góp cho nền văn hóa như cụ, tôi tin người dân ở đó sẽ chỉ cho tôi mộ cụ dễ dàng như trở bàn tay.
 
Câu nói chân thật của chị D. không khiến tôi suy suyển. Tôi cẩn thận ghi tên cụ vào giấy rồi đưa chị đọc. Cuối cùng, chị trả lại mảnh giấy với nụ cười e lệ: “Chị không biết thật rồi. Để chị giới thiệu cho em một người khác nhé!”.
 

Thứ Bảy, 3 tháng 4, 2021

NHÌN TƯỢNG ĐỨA BÉ HỌC BÀI, TƯỞNG NHỚ CẬU VÕ BÌNH (1947-2003) CỦA TÔI – Đinh Hoa Lư


Cậu tôi Võ Bình - những năm mới vượt biên qua Mỹ (1980s)

 
Một thời gian thầy Nguyễn Bảo dạy trung học đệ nhất cấp Gio Linh, có hai học trò Võ Bình và Trần thị Kim Thược là học trò 'cưng' của Thầy. Sau này lại là vợ chồng nhưng mợ tôi mất sớm (1971)
 
*

Những ngày cuối đời cậu tôi hay ngồi im lìm trước bức hình bán thân của ông chụp lần cuối cùng. Có thể đây là bức hình ông vừa ý nhất hay chăng? Linh tính báo cho cậu tôi sắp ra đi vì chứng ung thư quái ác?
 

Thứ Sáu, 2 tháng 4, 2021

VÔ ĐỀ - Thơ Lê Bá Lư


  

 
VÔ ĐỀ
 
Trần gian trần giãn trần giàn
Vô biên nỗi khổ vô vàn niềm vui
Mắc chi mà cứ ngậm ngùi
Hãy nâng chén cạn buồn vui với đời
Trăm năm một kiếp con người
Thoảng như giấc mộng khóc cười cũng hay!
 
                                                       Lê Bá Lư

VỀ ĐI EM – Thơ Đặng Xuân Xuyến


   


VỀ ĐI EM
(Thương tặng TTQT)
 
Về đi em! Về ngắm trăng buông
Câu mái đẩy lèn sâu ký ức
Dựa vai anh ngắm đời rất thực
Cổ tích trầu cau đã hết nhựa rồi.
 
Em cứ về! Ừ! Một lần thôi
Dẫu nắng bên sông không còn chấp chới
Câu lý ngày xưa dẫu thôi diệu vợi
Ta tựa vai nhau nối lại câu hò.
 
Em cứ về! Đừng mải đắn đo
Về một lần thôi nằm nghe sông hát
Về một lần thôi rộn đêm gió mát
Nghe tiếng lòng khủa nước đêm trăng
 
Em cứ về! Ừ! Một đêm trăng...
 
Hà Nội, đêm 30.07/2016
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

CHUYẾN TÀU THỜI GIAN – Đinh Hoa Lư



Mưa rơi hiu hắt, ai sầu mùa đông.
Không gian u ám sương mờ, mờ buông.
Xa trong đêm vắng chuông buồn, buồn ngân.
Mùa đông xưa rét mướt, bến sông, ngừng chân...
 
(Tiếng Thời Gian: Nhạc Lâm Tuyền Thơ Dạ Chung)
 
 
BẠN MẾN,
 
THỜI GIAN VẪN LẠNH LÙNG TRÔI. Vẫn còn may mắn cho bạn cho tôi còn chứng nghiệm thời gian qua mau và nhận thức ra rằng cái sân ga cuối đường tàu đang đến. Có thể lúc nào đó chúng ta buông tiếng thở dài. Có cái gì ray rứt buồn bã cho những ngày tháng còn lại, một vài sân ga chặng cuối xa xa kia? Con tàu thời gian vẫn miệt mài chạy về hướng trước. Tàu sẽ tạm dừng lần lượt bỏ lại trên những sân ga hiu hắt bên đường cho một vài người khách bước xuống và họ vẫy tay chào...
 

CHÙM THƠ “GỬI” CỦA LÊ VĂN TRUNG


   


GỬI CHÚT NẮNG VÀNG
 
Cho tôi gửi chút mây về phương ấy
Chút nắng vàng vòi vỏi một mùa đông
Và tình tôi vời vợi cõi mù sương
Tôi sẽ tan theo gió mùa đông bắc
 
Xin trải hết nắng hồn tôi ngũ sắc
Cho tóc người vàng rối một vườn xanh
Cho mắt người lóng lánh một màu trăng
Cho trắng xóa áo chiều bay trắng gió
 
(Ôi từ buổi áo người trôi qua phố
Đã trôi hoài trong nhung lụa tình tôi)
Xin nắng vàng tôi phủ ấm vai người
Xin nắng vàng tôi tô hồng môi ngọc
 
Xin nắng vàng tôi nhuộm tình lên tóc
Như thuở tình chưa vàng lạnh gió heo may
Như thuở hồn tôi ngào ngạt một hồn say
Trong đôi mắt: một mùa thu huyền thoại
 
Cho tôi gửi tình tôi thắm màu nắng mới
Xin trải vàng trên từng bước chiêm bao
Tôi giữ cho mình một nỗi nhớ xanh xao
Xin gửi hết trời Nam về phương ấy.
                       

KHÚC THÁNG TƯ, MƯA TỪ TÂM – Thơ Tịnh Bình


   
 

KHÚC THÁNG TƯ
 
Chờ những bông hoa tím phơi mùa hè lên cây
Đã lâu không thấy tiếng chim treo trên vòm lá xanh
Tiếng hót như làm mềm nắng phố
Như gợi mở khung trời trong veo
Thảng hoặc gương mặt phố nhìn tôi xa lạ
Ô cửa khép mãi trên tầng cao
Khúc tháng Tư ngủ yên loài ve nhỏ
Mặc loài cỏ vô tư xanh xao...
 
Hình như tiếng phố ú ớ trở mình trong giấc trưa
Bầy mưa rào chân sáo
Tung tăng chạy nhảy rồi lẫn vào đám mây trời vội vã
Hàng trăm lần lặp đi lặp lại
Điệp khúc mùa hè bắt đầu...
 
Trong giấc mơ vừa tàn hoa mộc miên
Buổi sáng thức dậy ngỡ lồng ngực nở ra tiếng hát
Vắt ngang phố tròn xoe lời chim mềm mại
Tháng Tư độ lượng
Gió mơn man trên khuôn mặt đang rất gần...
 

THỬ SUY NGHIỆM VỀ “CUNG THỤY DU” TRONG BÀI THƠ “KHÚC THỤY DU” CỦA TRẦN MAI NGÂN – Châu Thạch





KHÚC THỤY DU
 
Em biết
Trăng Thu huyền ảo lắm
Càng chạy tìm - càng xa
Bóng trắng cứ sáng loà
Cung Thuỵ Du ảo mộng...
 
Em biết
Trong khúc quanh đồng vọng
Dư âm của dấu yêu
Dù rất rõ một điều
Là không hề có thật!
 
Em sống trong tất bật
Ngày đêm đan xen nhau
Những dư vị ngọt ngào
Tặng trao lời đường mật...
 
Em biết và em sống
Trong từng sát na yêu
Nghe hương đời tan biến
Rót trong nhau đủ điều!
Em biết và em sống!
Em biết và em sống! 
 
             Trần Mai Ngân
 

  
                      Nhà bình thơ Châu Thạch


THỬ SUY NGHIỆM VỀ “CUNG THỤY DU” TRONG BÀI THƠ “KHÚC THỤY DU” CỦA TRẦN MAI NGÂN  
                                                                                           Châu Thạch
 
Thụy là ngủ, du là đi dạo chơi, vậy thụy du là nằm ngủ mà mơ thấy mình đi chơi.  Theo nghĩa Hán Việt, “Khúc Thụy Du” là một khúc hát về giấc ngủ, cái chết, hoặc một chuyến đi dài.

Thứ Năm, 1 tháng 4, 2021

MỘT HIỂU LẦM ĐÁNG TIẾC VỀ BÀI THƠ "PHƯƠNG XA" CỦA VŨ HOÀNG CHƯƠNG – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


Một Bài Thơ Lạ
 
Tình cờ đọc được bài thơ của anh Trần Vấn Lệ trên Facebook. Bài thơ có cái tựa hơi “điệu”: Bạn Có Thể Xé Quăng Bài Thơ Này Không Ạ?  Điểm chính của tứ thơ là 2 câu thơ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương:
 
“Lũ chúng ta lạc loài dăm bảy đứa                                            
Bị quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh”
 
Thi sĩ họ Trần có vẻ không hài lòng với cách phát biểu “đụng chạm” của thi sĩ họ Hoàng.
 
Đây là nguyên văn bài thơ:
 
BẠN CÓ THỂ XÉ QUĂNG BÀI THƠ NÀY KHÔNG Ạ?
 
Vũ Hoàng Chương cầm bút
Viết hai câu thế này:
 
"Lũ chúng ta lạc loài dăm bảy đứa
Bị Quê Hương ruồng bỏ giống nòi khinh!"
Ai đọc không giật mình?
Dân ta không thình lình
Chịu một cơn nội chiến!
 
Bốn Ngàn Năm Văn Hiến
Thành một con số không!
Vũ Hoàng Chương chắc ngông?
Chúng ta đều chắc dại?
 
Ai nhận phần sai trái
Làm Đất Nước tan hoang?
Cuôc chiến nào vinh quang?
Bắc Nam chăng? Giải Phóng!
 
Lá cờ bay gió lộng.
Đồng vọng tiếng chuông ngân...
Những cánh buồm gió căng.
 Những lòng người xẹp lép!
 
Ôi chao một đôi dép,
Một đôi mà chia hai...
Lũ chúng ta lạc loài,
Anh em nhìn lạ hoắc!
 
Vũ Hoàng Chương người Bắc
Mà không về Cố Hương!
Bao nhiêu người lạc đường
Chạy vào Nam trú ẩn?
 
Hoàng Giác tìm tổ ấm
Bằng bài ca Chiêu Hồi!
Đã qua chưa một thời...
bốn phương thành tám hướng?
 
Nguyễn Cao Kỳ biết ngượng
Về chết không chỗ chôn!
Phạm Duy có gây ồn,
Về, ngậm cười vĩnh viễn...
 
Bốn ngàn năm văn hiến
Bốn ngàn năm... một ngày!
Vũ Hoàng Chương loay hoay
Viết hai câu đứt ruột!
 
"Lũ chúng ta lạc loài dăm bảy đứa
Bị Quê Hương ruồng bỏ giống nòi khinh"
 
Một giang sơn tan tành 
Đếch có ai trách nhiệm!
Niềm vui ngày một hiếm
Nỗi buồn ngày thênh thang!
 
Bạn có thể xé quăng
bài thơ này, không ạ?
Cho tôi hôn trên má
một miếng... buồn lê thê!
 
                   Trần Vấn Lệ
 

TRẦN MỘNG TÚ, MÌNH EM MỘT NGÔN NGỮ - Nguyễn Đức Tùng


Nhà thơ Trần Mộng Tú


Sức mạnh của một bài thơ nằm ở các chi tiết. Các chi tiết này cần phải được tả lại một cách sống động, với những màu sắc, vị trí, âm thanh, mùi vị của chúng. Đó chỉ là công việc của người làm thơ. Về phía mình, người đọc thơ cũng làm công việc của họ: bạn phải hình dung được nhân vật ấy, buổi tối ấy, ngửi được mùi máu, nghe được tiếng đọc kinh, nhìn thấy khung cảnh ấy. Khiếm khuyết từ một trong hai phía, nếu xảy ra, bài thơ sẽ thất bại.
 
Em gửi cho anh
ly cà phê buổi tối
mùi ngô non
nướng dưới cột đèn