BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2020

ĐỜI TRẢ LỜI CHO TA - Thơ Nguyên Lạc


   


ĐỜI TRẢ LỜI CHO TA

Ba mươi năm có đủ
Quên cuộc tình cũ xưa?
Ba mươi năm có đủ
Quên nỗi buồn tiễn đưa?

Chiều bên sông khói phủ
Mờ bóng hình dấu yêu
Thuyền trôi xuôi ra biển
Cô vạc khổ khóc chiều
Tím một dòng thê thiết!
Đắng một lòng hắt hiu!

*
Ba mươi năm có đủ?
Quên mối tình dấu yêu!
Đêm mắt đầy mong đợi
Người xa mãi... phương nào

Ba mươi năm cơ khổ
Bao mộng đời vỡ tan!
Lời dối gian giả ngụy
Thanh xuân ấy lụi tàn

Ba mươi năm mãi đợi
Mắt lệ nhòa xuân thu
Thời gian đâu chờ đợi
Người ở lại bạc đầu!

*
Chẳng thà không gặp nhau
Thì đâu buồn tiễn biệt!
Chẳng thà đừng hứa nhau
Thì trăm năm đâu là ...!

Ba mươi năm có đủ?
Đời trả lời cho ta!
Cho nỗi buồn đưa tiễn
Chiều khói phủ sông xưa

*
Chẳng thà đừng gặp lại
Mãi một nỗi mong chờ
Gặp chi buồn mắt đợi?
Nhạt màu tình xưa xa!

Ai bây giờ lạ lẫm
Đâu người cũ năm xưa!
Nhìn nhau đầy mắt lạ
Đã từng quen biết chưa?!

*
Ba mươi năm dài đủ?
Để riêng đời nhớ mong!
Gặp chi rồi chia ngả
Người còn nhớ chi không?

Ba mươi năm chắc đủ
Quên hứa nào phải không?
Phải chi đừng gặp lại
Giữ hình bóng riêng lòng!

Ba mươi năm hoài phí
Cả một thời thanh xuân!
Lạnh lùng... người bước vội
Kẻ hụt hẫng... lưng tròng!

*
Người. lại rồi xứ lạ
Ta. một trời hư không!

                         Nguyên Lạc

VĂN TẾ NAM PHONG PHẠM THƯỢNG CHI TIÊN SINH - Nguyễn Phúc Vĩnh Ba

Tiểu dẫn:
Cụ Phạm Quỳnh là một trong bộ tứ "Quỳnh, Vĩnh, Tốn, Tố", những người đã góp công sức rất nhiều cho việc truyền bá chữ quốc ngữ trong thời kỳ đầu. Văn nghiệp của cụ rất đồ sộ. Bài văn tế này chỉ phác họa sơ chân dung một học giả đáng kính của nền văn học nước ta trong thế kỷ 20. (Bài này viết cách đây 10 năm rồi).

             
                                       Cụ Phạm Quỳnh


VĂN TẾ NAM PHONG PHẠM THƯỢNG CHI TIÊN SINH

Hỡi ơi!

Trời còn nổi gió hướng Nam, (1)
Đất đã khóc người xứ Bắc. (2)
Những tưởng xông xáo trường văn trận bút, cho thoả lòng mong muôn thuở: Tiếng ta còn, (3)
Ai hay vắng hoe gò trống đồi hoang, mà thắt ruột đau một đời: Tiên sinh mất. (4)
Con trẻ Tạo sao quá đành hanh?
Lão già Thiên nỡ nào quá quắt!

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2020

VIẾT CHO SINH NHẬT LẦN THỨ 52 - Thơ Châu Thanh Thủy


     
                       Nhà thơ Châu Thanh Thủy


VIẾT CHO SINH NHẬT LẦN THỨ 52

Kiễng chân lên hái sao trời
Hái thêm một tuổi cho đời phù vân
Bàn tay nào vẫn ân cần
Đôi vai nào vẫn ngại ngần chở che

Nẻo đời vạn dặm bộn bề
Trông người vẫn bóng sơn khê mịt mùng
Ai người yêu dấu đã từng
Ai người hờ hững giữa dòng người qua...

Năm nay Sinh nhật xa nhà
Chuyến tàu rong ruổi, đâu là bóng quê?

                                   Châu Thanh Thủy
                                        3 - 8 - 2020

TRANH VẼ CỦA HỌA SĨ HOÀNG HƯƠNG TRANG (2)


        
                                          Hái sen (lụa)
   

                                                             Đánh đu (lụa)


                                                    Thiếu nữ Chăm (lụa)


                                              Chăn trâu (lụa)


                                              Chơi rồng rắn (lụa)
             

                                         Hội Lim Quan họ (lụa)
   

                                        Nhạc cung đình (lụa) 


          Học trò trường Huyện (thơ Nguyễn Bính) - Tranh minh họa (lụa)


          Múa (phác thảo lụa)

NGHI THỨC DÂNG HƯƠNG LỄ PHẬT, LỄ MẪU - Đặng Xuân Xuyến



Không ít người vào chùa lễ Phật thường sửa lễ nào hoa, quả, xôi, giò, bia, rượu, vàng mã... rồi khấn khứa cầu xin đấng Thế Tôn ban tài tiếp lộc cho gia đình được an khang thịnh vượng. Họ mặc nhiên cho rằng, đó là sự thành tâm của họ nhưng họ đâu có nghĩ đến câu dân gian thường nói: “Ăn chay niệm Phật” nên việc dâng lễ bằng rượu, bia, giò, chả... cúng dường Chư Phật là không đúng với giáo lý nhà Phật.

PHÚT SUY TƯ - Thơ Bùi Thị Minh Loan, nhạc Huỳnh Thanh Oanh


                     
                               Nhà thơ Bùi Thị Minh Loan

                  
                                 Nhạc sĩ Huỳnh Thanh Oanh


         


PHÚT SUY TƯ

Độc bước giữa buổi hoàng hôn sắp tắt
Nhìn khung trời đang dịch chuyển vào đêm
Nghe lạ lắm bước chân và hơi thở
Vừa trẻ thơ vừa như thuở trăng rằm

Chưa bao giờ như thế, bấy nhiêu năm
Khoảnh khắc lạ như hạt mầm vừa nhú
Như vườn hồng đang thì vừa chớm nụ
Ngậm sương mai, quyến rũ đến nao lòng

Vẫn muốn ngắm phút tan giọt sương trong
Vẫn muốn ôm một đóa hồng bung nở
Nhưng lẽ đời khốc khô thường trần trụi
Sợ rụng tàn làm tiếc nuối, nhiễu tâm

Muốn lưu giữ vị ngọt của tháng năm
Muốn thắm mãi nụ hôn đời thơm mật
Ta, không ta hai phía lòng rộng, chật
Níu, xô nhau, trở lật cả trăm chiều

Và một chiều, phía ấy khuất hoàng hôn

                              Bùi Thị Minh Loan




Thứ Tư, 5 tháng 8, 2020

KHÚC RU THÁNG TÁM, QUÊ NHÀ NGHE NHỚ NGHE THƯƠNG..., CHIỀU BÊN SÔNG QUÊ - Thơ Tịnh Bình


   
                   Nhà thơ Tịnh Bình


KHÚC RU THÁNG TÁM

Đã thu chưa...?
Xốn xang lòng ta tháng tám
Vạt gió lao xao khe khẽ hiên ngoài
Cánh chuồn mỏng ngác ngơ tìm bóng nắng
Dợm bước thu về hương thị tỏa nồng say

Lơ lửng khói chập chờn vương tóc mẹ
Tiếng chim reo trong vắt sớm mai hiền
Mái nhà cũ neo một thời thơ bé
Tháng tám con về nhặt cổ tích bình yên...

Tháng tám về... lất phất hạt mưa xiên
Vẫn xanh trong khoảng trời thơ trứng sáo
Hương cỏ lá đậm tình quê thơm thảo
Thương âm trầm vệt bồi lở phù sa

Tháng tám dịu dàng thu hát tình ca
Xa xôi nắng miền không tên bãng lãng
Nghiêng bóng nhỏ bay về nơi vô hạn
Chấp chới cánh cò gầy guộc giữa hoàng hôn

Man mác yêu thương dâng ngập vào hồn
Chiều quê mẹ thôi làm mây viễn xứ
Tựa vai núi nghiêng đầu tư lự
Tháng tám nồng nàn dệt một khúc ru...

ĐỌC “EM ĐỪNG RỦ NHỚ ĐI XA” THƠ PHẠM ĐỨC MẠNH - Châu Thạch


     

Đang nằm trốn con Covid trong phòng kín, ngoài kia bầu trời u ám thì, nghe một tiếng gọi tên ngoài cổng. Tôi chạy ra, đã thấy một phong bì chuyển phát nhanh gắn trên cánh cửa. Mở phong bì, một tập thơ có tựa đề “Em Đừng Rủ Nhớ Đi Xa” có hình bìa rất đẹp với lời đề tặng của nhà thơ Phạm Đức Mạnh. 

KHÚC BẰNG HỮU HT67 - Thơ Nguyễn Hùng Dũng


   
                Nhà thơ Nguyễn Hùng Dũng


KHÚC BẰNG HỮU HT67
(Tặng quý anh chị HT67, để nhớ một thoáng ân tình ở cao nguyên)

Bằng hữu mấy khi lại gặp nhau
Tuổi già, sức yếu, nặng ưu sầu
Tới  khi tắt lửa… tờ cáo phó
Thèn thẹn trong lòng, hẹn kiếp sau

Ta ở trời Nam, tận giang đầu
Nương hạt phù sa, bớt cơ cầu
Chiều nghiêng bầu rượu, miền châu thổ
Nhắc thầm bạn hữu, cuối mùa Ngâu

Người sống phương Bắc, tận nơi đâu
Có nghe tiếng nhạn bay trên đầu
Có nhớ khúc Phượng, chàng Tư Mả
Có thấy lòng đau, mãi nhớ nhau

Người miệt cao nguyên, chốn đại ngàn
Trời mưa phố Núi, trắng buôn làng
Lặng nghe thác đổ, cồng chiêng giục
Có phải mùa sang, nhớ bẽ bàng

Người ở trời tây, chớ vội vàng
Rượu ngon, thuốc lạ chờ đem sang
Có nghe chuông đổ Hàn sơn tự
Vạn lý tri âm, vạn cổ tình.

Người ở chương đài, cố nhớ nhau
Nước mây man mác, mấy nhịp cầu
Người đi kẻ ở, buồn đau đáu
Rồi sẽ cuối mùa, lại gặp nhau…

Những bữa tao phùng, thấm thoát mau
Rượu Bình Thiên Cổ, đậm sắc màu
Nghe tiếng chào bạn trong đáy cốc
Gọi mãi tên nhau, phút nhiệm màu

Đêm lắng, cạn bầu, nghe tiếng hát
Ngày sang, giong ruổi chốn rừng sâu
Anh hùng mạt lộ, cầu treo níu
Một suối, một voi, thỏa sông hồ.

Lũ chúng ta, sống kiếp giao thời
Là chủng sinh, chỉ có nửa vời
Làm tráng sĩ, lưng không mang kiếm
Làm kẻ sĩ, dang dỡ sách đèn.

Đài công danh, đâu cần màng tới
Đường hoạn lộ, ta chẳng đoái hoài
Nghiêng hồ trường, kết bạn Phạm Thái
Bởi si tình, nhớ mãi Quỳnh Như.

Ngày về Châu Sơn, mùa ân điển
Ngước nhìn cung Thánh, ngẫm bạn hiền
Khúc ca cảm tạ, xướng không mỏi
Mừng vui, lạc giọng, múa huyên thuyên.

Rồi tới mùa sang, ước hẹn về
Huynh đệ già nua, vượt sơn khê
Giang hồ giục giả trên lưng ngựa
Cung kiếm vắt vai, tráng sĩ hề.

Hẹn ngày tái ngộ, chén quan san
Rượu nồng biên tái, lại vương mang
Kể chuyện ân tình thủa Bằng Hữu
Trăm năm trở mộng, giấc kê vàng…

Saigon 4.8.2020
Mic. Nguyễn Hùng Dũng HT71

HOÀI NIỆM HÀNH - Thơ Kha Tiệm Ly


    


HOÀI NIỆM HÀNH
(Nhớ Lê Đình Hạnh)

Ta ở ở nơi nầy người ở đâu?
Hiếm khi có dịp ghé thăm nhau.
Hiếm khi có dịp ngồi uống rượu,
Giở giọng… nhà thơ, đọc mấy câu!

Ta ở sông Tiền chia mấy khúc.
Biết nghiêng nỗi nhớ ở bên nào.
Lòng thương bên vịnh đầy lau lách,
Hay nặng bên doi cuộn sóng trào?

Những buổi hoàng hôn về nhốt nắng,
Đêm nằm môi chạm với chiêm bao.
Những khi mặn lấn vô bờ bãi,
Muối xát đọt sầu say quéo râu!

Tức tưởi cơn mơ thời trai trẻ,
Nửa đời vùi dập với binh đao.
Nửa đời đi kiếm người quen cũ
Chôn kín ngàn thu cổ mộ nào?

Lơ láo nhìn đời con mắt lạ,
Đã lỡ công danh một chuyến tàu.
Nghiên bút một thời theo chinh chiến,
Tài hoa đâu dám hẹn mai sau!

Trong đời chẳng còn ai tri kỷ,
Thì có ai người tưởng nhớ nhau?
Giữa cõi nhân gian mờ mịt ấy,
Gian truân ai dễ bước qua cầu.!

Câu kinh chiêu mộ đời lưu lạc,
Chưa biết sao mà hẹn kiếp sau!
Bảo Định sông xưa sẩu vạn cổ,
Nửa đời chưa trọn giấc chiêm bao!

Sóng Tiền Giang chòng chành chiếc bách,
Vô trạo thuyền trôi về bến đâu?
Đêm lắng, cạn bầu nghe sóng hát,
Mênh mang cồn bãi gió giang đầu.

Đời tỉ như là cơn mộng uất,
Người xưa từ độ ấy về đâu?

                                             Kha Tiệm Ly

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2020

CẢM NHẬN KHI ĐỌC TẬP THƠ “SÓNG NGẦM” CỦA NGÔ NGUYỄN - Đặng Xuân Xuyến



Nhận được tập thơ Sóng Ngầm cũng đã mươi ngày nhưng bận quá nên chiều nay tôi mới “lôi” Sóng Ngầm ra đọc. Giở đi giở lại, cứ vẩn vơ ý nghĩ: thơ tình của nhà thơ tuổi đã xấp xỉ 80 không biết cái “khoản yêu” kia có được “hùng hục như trâu húc bờ” hay chỉ “lả lướt” vài ba nét nhấn nhá cho có chút vị gọi là hương yêu? Nghĩ thế nên tôi chưa vội đọc mà lẩn thẩn ngồi đếm xem tập thơ có bao nhiêu bài. Vâng. Tập thơ nho nhỏ, xinh xinh với 80 bài, đa phần là những bài thơ ngắn, số đông là thơ tình. Đúng như tiêu đề của tập thơ: SÓNG NGẦM - Thơ tình ** Ngô Nguyễn đã trình làng.

CHUYỆN Ở XÓM NGHÈO THỜI COVID 19 - Hoàng Đằng


                
                          Tác giả Hoàng Đằng



CHUYỆN Ở XÓM NGHÈO THỜI COVID-19 
                     Truyện ngắn ngắn của Hoàng Đằng

Trời bên ngoài sáng rồi, lão hết ngủ, nhưng còn nằm, chưa chịu dậy.

Lão cảm thấy trong người khó ở. Trời đang nắng nóng, oi bức, chuyển mưa do ảnh hưởng của bão 12 đang ập vào từ Thái Bình đến Thanh Hoá. Người già hình như là cái máy đo chuyển động của thời tiết. Nắng sang mưa, mưa sang nắng, nóng qua lạnh, lạnh qua nóng, thời tiết bên ngoài thay đổi thì thân xác người già cũng thay đổi trạng thái – đang khoẻ bỗng trở mệt, đang vui bỗng trở buồn, đang phấn chấn thích hoạt động bỗng đau nhức gân cốt, muốn nằm li bì …

TRẢI BÌNH YÊN TRÊN GỐI CHIẾC ĐÊM NAY, THÁNG TÁM BẮT ĐẦU BẰNG NGÀY MƯA, TA GẶP NHAU VỚI CHIẾC KHẨU TRANG TRÊN MẶT... - Thơ Trần Mai Ngân


   


TRẢI BÌNH YÊN TRÊN GỐI CHIẾC ĐÊM NAY

Vậy mà... người đàn bà thao thức
Nghe hương cũ quỳnh hoa

Vỗ về đuôi con mắt dài thôi đã xa
Vỗ về đôi tay... im đi đừng quấn quýt
Ngủ ngoan nào! Trải bình yên trên gối chiếc đêm nay!

SỢI TRỐN SỢI TÌM... - Thơ Lê Phước Sinh


   


SỢI TRỐN SỢI TÌM...

Mưa như đang chơi trò cút bắt
giăng thả rồi thu cứ nửa vời
mặc kệ để Tôi ngồi lặng lẽ
cửa sổ buồn trông
ngóng cánh đời.

                        Lê Phước Sinh

THÁNG TÁM - Thơ Lê Văn Trung


   


THÁNG TÁM

Nắng cũng theo mây buồn xuống thấp
Áo người chưa kịp thắm vàng thu
Tóc mùa sương cũ chùng trong gió
Ai gọi hoàng hôn về nhớ nhau

Tháng tám trời mưa như tiếng khóc
Tháng tám trời ru như tiếng than
Ai nhuộm vàng phai từng nốt nhạc
Ai tiếc màu thu về chớm đông

Tháng tám buồn như một nỗi buồn
Ai ngồi thương nhớ những dòng sông
Ai đem thơ ướp vào da lụa
Cho chùng cho lặng một mùi hương

Tháng tám trời nhiều mây quá em
Ai về qua phố, phố không đèn
Chỉ nghe tiếng bước chân quên lãng
Mỗi bước chân đau một nỗi niềm

Tháng tám trời nhiều mưa quá em
Mưa chiêm bao ướt lạnh vai mềm
Cho tôi về giữa cơn mơ đó
Sao giá băng về theo giá băng!

                               Lê Văn Trung

Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2020

NHẠC BOLERO NGƯỜI BẠN TRI KỶ CHO TÂM TƯ NGƯỜI VIỆT - Đinh Hoa Lư




TỪ ĐIỆU VŨ KHÁ XƯA CỦA NƯỚC NGOÀI, may thay nhạc sĩ miền Nam đã một thời sáng tác gầy dựng nên rất nhiều bản nhạc bất hủ Việt Nam cùng trong làn điệu Boléro trữ tình, đa cảm. Qua hơn nửa thế kỷ dòng nhạc Bolero vẫn đậm nét, in sâu vào hồn người, được mọi thành phần xã hội yêu mến thưởng thức.

DÒNG SÔNG TƯƠNG TƯ - Thơ Quách Như Nguyệt, nhạc Lê Quốc Thắng


         
              Nhà thơ Quách Như Nguyệt


DÒNG SÔNG TƯƠNG TƯ

Em ở bên này cuối con sông nhớ
Anh đầu sông kia, sao vẫn hững hờ
Em tìm đến anh không phải tình c
Em tìm đến anh chẳng phải là mơ
Mà sao như mơ, sao phải mong chờ
Mà sao tình mình cứ mãi lửng l

Em ở bên này cách xa nghìn dậm
Con sông tương tư chẩy mãi âm thầm
Em ở cuối sông thấy tình lạ lẫm
Anh ở đầu nguồn ngày một xa xăm

Anh ở bên kia có chờ có nhớ
Có đợi thơ em gửi đến mặn mà 
Sao nói yêu em, nhớ em nhiều quá!
Sao nói yêu em rồi lại thờ ơ

Em ở nơi này, giòng sông tương tư
Con sông lượn vòng chẳng biết về đâu
Em ở nơi này nhớ thương đầy ứ
Con sông buồn rầu nước siết thật sâu

Em ở nơi này chờ đợi mưa ngâu
Cũng là tình yêu nhưng tình xa cách
Ngưu Lang Chức Nữ mỗi năm mỗi gặp
Suốt cuộc đời mình sao chẳng gặp nhau?

Buổi tối hôm nay ngồi ngắm trăng sao
Nỗi nhớ đầy vơi, nỗi nhớ đong đầy
Nhắn với mây trời, lòng thấy nao nao
Rằng anh yêu ơi, yêu hết kiếp này!

                            Quách Như Nguyệt


      

CUỐN SÁCH VÀ CHAI RƯỢU - Hoàng Hữu Chiểu


        


            CUỐN SÁCH VÀ CHAI RƯỢU
                                                                               Hoàng Hữu Chiểu

Chiếc tủ của nhà nọ chưng, bên trong, một chai rượu và một cuốn sách. Chủ nhà muốn khoe mình thuộc hạng dân trí thức và chịu chơi.