BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn TẠP VĂN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TẠP VĂN. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 6 tháng 2, 2022

BÀI TỚI – Đỗ Duy Ngọc


Tác giả bài viết Đỗ Duy Ngọc

Những ngày Tết nhớ Mạ lại nhớ món bài Tới. Trò này thấy chỉ có ở miền Trung, nhất là xứ Huế. Ngày xưa, Tết nào nhà tôi cũng trải chiếu mấy Mạ con chơi với nhau, vui lắm.
 

Bộ bài Tới thường có 30 cặp quân bài và được chia làm 3 pho, gồm pho văn, pho vạn, pho sách và 3 cặp yêu. Pho văn gồm các quân bài gối, trường hai, trường ba, voi, rún, sáu tiền, liễu, tám tiền, xe. Pho vạn gồm các quân bài trò, tám cẳng, ba đấu, xơ, quăn, nhọn, bồng, thầy.
 

Chủ Nhật, 30 tháng 1, 2022

TẠI SAO ‘MẸ TRÒN CON VUÔNG’? - Thiếu Khanh



Mới đây, trên Facebook của mình, anh Mưu Thái (tức Thái Quốc Mưu, một nhà văn, nhà thơ, nhà báo nổi tiếng ở nước ngoài) có đặt câu hỏi: “Mẹ tròn con vuông, vậy bố hình gì?”
 
Có lẽ chủ ý của anh Thái chỉ là hỏi trào phúng cho vui, (và những câu trả lời của các facebookers là theo hướng đó) nhưng đây là một câu hỏi rất thú vị. Từ trước đến nay câu “Mẹ tròn con vuông” luôn được mọi người nói ra, nhất là để chúc sự an lành cho một sản phụ sắp sinh hay vừa sinh con, nhưng dường như chưa bao giờ có ai đặt câu hỏi nghiêm túc “Mẹ tròn con vuông” nghĩa là gì.
 
Trong câu hỏi của anh Thái có thêm ý “cha hình gì?” vẫn là một câu hỏi rõ ràng ngắn gọn, nhưng câu trả lời chắc là dài dòng.
 

Thứ Hai, 24 tháng 1, 2022

TẠP GHI VÀ PHIẾM LUẬN: ĐƯA ÔNG TÁO VỀ TRỜI – Đỗ Chiêu Đức



Theo câu nói của Lịch Thực Kỳ 酈食其 trong Sử Ký của Tư Mã Thiên là: "Vương giả dĩ dân vi thiên, nhi dân dĩ thực vi thiên 王者以民為天,而民以食為天". Có nghĩa: "Kẻ vương già lấy dân làm trời, còn dân thì lấy cái ăn làm trời". Ý là: "Vua thì phải lấy dân làm trên hết, vì không có dân thì làm vua với ai đây ? Còn dân thì lấy cái ăn làm nhu cầu trên hết, vì không có cái ăn thì làm sao mà sinh sống cho được!" Vế sau của câu nói nầy thường bị nói trại thành "Dân dĩ thực vi TIÊN 民以食為先". Có nghĩa: "Dân lấy cái ăn làm TRƯỚC NHẤT".

Thứ Bảy, 22 tháng 1, 2022

THƠ “ÔNG ĐỒ THIỆT, ÔNG ĐỒ DÕM” – Đỗ Chiêu Đức



Mỗi năm cứ gần đến ngày Tết Nguyên Đán là tôi lại chuẩn bị mực đen, mực đỏ, nhũ vàng, giấy hồng đơn, các mẫu giấy có in sẵn hình mai, lan, cúc, trúc, để sẵn sàng viết liễn, viết câu đối Tết, viết những lời chúc lành đầu năm để gây quỹ cho Hội Đồng hương Cần Thơ, Hội Cựu học sinh Phan Thanh Giản và Đoàn Thị Điểm, chùa Tịnh Luật, Trung Tâm Việt Mỹ Houston Texas... Nhưng hai năm nay vì dịch Cô-vít hoành hành nên đành phải xếp bút nghiên nằm nhà ăn Tết... cùng con cháu.
 

Thứ Ba, 11 tháng 1, 2022

NGƯỜI CHỒNG NHU NHƯỢC - Vũ Thị Hương Mai



Có rất nhiều bà vợ đã than phiền về sự nhu nhược của chồng mình và cho rằng chồng là người không bản lĩnh. Đó hẳn đã trở thành một trong những nguyên nhân gây nên đổ vỡ hạnh phúc gia đình. Ông chồng không thể tự mình quyết đoán để định đoạt một vấn đề gì dù không mấy khó khăn. Tự mình không tìm ra lối thoát để giải quyết vấn đề mà cứ luẩn quẩn, vòng vo giữa hai bên. Đương nhiên họ đã trở thành một người tội nghiệp, đáng thương và cũng thật đáng trách.
 

Thứ Tư, 22 tháng 9, 2021

VÀNG NGỌC VÀ ĐÁ SỎI – Nguyên Lạc




LỜI VÀNG TIẾNG NGỌC
 
1. Abraham Lincoln
 
a. Sơ lược tiểu sử

Abraham Lincoln (12/2/1809 –15/4/1865) là Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ từ tháng 3 năm 1861 cho đến khi bị ám sát vào tháng 4 năm 1865. Lincoln thành công trong nỗ lực lãnh đạo đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng hiến pháp, quân sự, và đạo đức; cuộc nội chiến Mỹ, duy trì chính quyền Liên bang, đồng thời chấm dứt chế độ nô lệ, và hiện đại hóa nền kinh tế, tài chính của đất nước. Sinh trưởng trong một gia đình nghèo ở vùng biên thùy phía Tây USA, kiến thức Lincoln thu đạt được hầu hết là nhờ tự học.
 
 
Lincoln
 

Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2021

HAI TẤM HÌNH NHÂN ÁI VÀ MỘT TÂM HỒN NHƯ HOA SEN NỞ - Châu Thạch



 Cuộc chiến tranh giữa hai miền nam bắc Việt Nam đã đi qua gần nửa thế kỷ. Những tấm hình đầy mỹ thuật của các phóng viên chiến trường, của các nhà nhiếp ảnh kỳ cựu, phản ảnh  nhiều mặt của cuộc chiến đã được công bố, đã được tôn vinh, đã được giải thưởng cũng đã chìm vào dĩ vãng. Thỉnh thoảng những tấm hình ấy được đăng lại như sờ vào vết sẹo của một thời đau thương đến nay vẫn chưa lành hẳn. 
 

Thứ Tư, 26 tháng 5, 2021

HẾT RỒI! – Nguyên Lạc


Tranh Gustave Klimt

 
* Lời vào bài của tác giả:
 
Chủ đề của bài viết này là bàn về vấn đề “thân xác”, liên hệ đến “bản năng” của con người; không phải là truyện X, xin các bạn hiểu cho. Bản năng có thể được kiểm soát, thăng hoa hay buông thả là tùy theo mỗi cá nhân.
 

Thứ Hai, 17 tháng 5, 2021

NHẤM NHÁP ỐC RUỐC MÀ MÊ MÀ GHIỀN - Nguyễn Nhật Ánh

Nhiều người Sài Gòn không biết ốc ruốc là ốc gì, vì loại ốc này không có trong thực đơn ở các quán ốc Sài Gòn. Đơn giản vì đây là thứ ốc không ai bán ngoài quán: quán bị choán chỗ mà tiền bạc thu về chẳng bao nhiêu.
 

Đang mùa ốc ruốc ở xứ biển miền Trung, hình ảnh chén ốc, gai ma dương lể ốc... quen thuộc với rất nhiều người - Ảnh: ĐÔNG PHƯƠNG
 
 
Cũng không ai vô quán mua vài lon ốc ruốc ngồi lể từ trưa đến tối, dù thực khách đó con ông Nguyễn Văn Rảnh hay cháu bà Phạm Thị Ngồi Không.
 
Ốc ruốc là thứ ốc người bán bán ngoài chợ, người mua mua về nhà. Mua về, bày rổ ốc ra giường hoặc bày dưới nền nhà (tôi chưa từng thấy ai ăn ốc ruốc trên bàn) rồi ngồi xếp bằng (đôi khi... ngồi chàng hảng) vừa lể ốc vừa râm ran chuyện gẫu thì mới thật là sướng khoái.
 
Ngoài trời lúc đó có thêm màn mưa bụi lắc rắc khiến không khí lành lạnh nữa thì tuyệt vời.
 

VƯỜN TUI VỚI THẰNG BÙ NHÌN – Đinh Hoa Lư


Tác giả Đinh Hoa Lư
 
Bạn đọc thân mến,
Gia đình Hai Lúa qua Mỹ hơn hai mươi năm rồi thế mà Lúa tui vẫn không quên cái tính "rẫy vườn" của mình. Cái tính đó là cái chi thưa các bạn?  Đó là những hành động không khác chi Hai Lúa chính hiệu tại VN vậy.
 
Chuyện như vầy:
 
Vườn sau của Lúa tui có trồng một mớ cải cay. Năm đó Lúa quyết phải có giống hột cải để làm cho vụ sau. Chuyện hột giống nghe qua chẳng có chi là lạ? Mười mấy năm lăn mình với đời nương rẫy bên nhà đủ cho Lúa tui có 'chút chút' kinh nghiệm.


Chim hummingbird xám
 
Nhưng thưa các bạn Lúa có nỗi khổ là phải chống trả tìm cách chống chọi với sự phá phách của bầy chim tại xứ Cao Bồi này? Trước hết Lúa xin kể bạn đọc nghe về những con hummingbird hay người ta còn gọi là "chim ruồi". Chim ruồi hay chim ong trong sách vở nhưng ở đây người ta quen gọi là hummingbird. Thứ chim này, chúng nhỏ hơn chim sâu bên mình, nhưng 'anh chàng' này có cái độc đáo mà chim sâu bên nhà cũng 'chào thua'. Chim ruồi là loại ưa 'mổ' hột cải nhất. Ô la la, cái mỏ dài, nhọn hoắc của chúng lựa hột nào là chắc ăn hột đó. Nó không mổ tứ tung, lại nhắm vào nhánh hột nào vàng chín mà thôi. Những hạt cải vừa chín tới nếu không 'đấu tranh sinh tồn' với loài chim này thì xem như thua luôn, mất giống?!
 

Thứ Bảy, 15 tháng 5, 2021

HAI CÂU CA DAO VỀ MẸ - Nguyên Lạc




Nhân ngày Mother's Day, tìm tài liệu viết về Mẹ tình cờ tôi tìm gặp hai câu ca dao này trên web:
 
Mẹ già như chuối chín cây
Gió lay mẹ rụng, con rày mồ côi
 
Thật ra thì hai câu này được rút gọn từ bài ca dao dân gian về mẹ sau đây:
 
Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp mật, như đường mía lau
Đường mía lau càng lâu càng ngát
Cơm nếp mật ngào ngạt hương say
Ba hương lây lất tháng ngày
Gió đưa mẹ rụng, con rày mồ côi
Mẹ già như áng mây trôi
Như sương trên cỏ, như lời hát ru
Lời hát ru vi vu trong gió
Sương trên cỏ khó vỡ dễ tan
Mây trôi lãng đãng trên ngàn
Gió đưa tan, hợp, hợp, tan, nao lòng.
                             (Ca dao dân gian)
 

Chủ Nhật, 2 tháng 5, 2021

TỪ CHUYỆN CƠM CHÁY VÀ KHỦNG HOẢNG DƯ THỪA CỦA VỊ GIÁC – Đinh Hoa Lư



Hạt gạo sau khi bị lột trần nấu chín để trở thành các "nàng cơm" trắng dẻo nõn nà nay thân  phải đem nướng trên chảo lửa, hóa kiếp thêm một lần nữa để thỏa mãn cho vị giác con người... nhưng chắc gì đủ thỏa mãn cho tâm lý đòi hỏi cái lạ hơn ngon hơn?
 

Thứ Sáu, 30 tháng 4, 2021

VÀI CẢM NHẬN KHI XEM PHIM BỐ GIÀ (WEB DRAMA) CỦA TRẤN THÀNH – Đặng Xuân Xuyến


Poster phim Bố Già

BỐ GIÀ (Web drama) là bộ phim giải trí, đậm đặc chất thương mại, thực hiện rất kỹ ngay từ khâu viết kịch bản. Từ việc quy tụ các ngôi sao "ăn khách", các "hiện tượng mạng" đã được Trấn Thành cẩn thận "đo chân đóng giày" (cho diễn viên thể hiện) với từng hình tượng nhân vật để hút fan tới rạp, đến việc lồng quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ... vào phim đều được tác giả kịch bản kiêm nhà sản xuất Trấn Thành khéo léo "bày binh bố trận" theo đúng chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp.
 

Chủ Nhật, 21 tháng 3, 2021

NHỮNG THAY ĐỔI TÂM LÝ NỔI BẬT Ở TUỔI MỚI LỚN – Vũ Thị Hương Mai


   Tuổi mới lớn cần sự chăm sóc và hướng dẫn của cha mẹ để con vững bước vào đời.
 

Như bài trước chúng tôi đã trình bày về đặc trưng tâm lý tuổi dậy thì, gồm những điểm lưu ý:
 
- Tính khép kín và cảm giác cô độc
- Tính đối kháng và tính phục tùng
- Tính độc lập và tính ỷ lại
- Lý trí và tình cảm
 

Thứ Tư, 3 tháng 3, 2021

NHỮNG “DÂN CHƠI” DƯỚI DẠNG TẦM GỬI - Vũ Thị Hương Mai


Hình chỉ mang tính cách minh họa


Trong giới ăn chơi còn xuất hiện một hạng người chuyên sống dưới dạng "tầm gửi". Họ sống vật vờ hàng đêm ở những vũ trường chỉ nhằm bắt quen với các "đại gia" để kiếm ly rượu chùa hoặc "chơi ké", nhưng lại không phải là "call girl" (gái gọi) như mọi người vẫn nghĩ. Các cô gái này thường không thuộc  hẳn vào một nhóm chơi nào nhưng bất cứ một "đại gia" nào đều khó qua mắt họ. Bản thân họ không nhiều tiền để có thể thoải mái ăn chơi nhưng những chốn nhạc chát chúa và ánh đèn xanh đỏ lại luôn cuốn hút họ.
 

Thứ Năm, 14 tháng 1, 2021

NĂM SỬU NÓI CHUYỆN TRÂU - Nguyễn Đại Duẫn




Thành ngữ “con trâu là đầu cơ nghiệp” nói lên vị trí, vai trò quan trọng của trâu đã có từ lâu trong đời sống con người Việt với nền nông nghiệp lúa nước. Con trâu là con vật có vai trò quan trọng đến mức trước cả việc lập gia đình, làm nhà. Vậy nên trong tục ngữ ca dao Việt Nam có câu: “Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà” là thế.
 

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2020

NGUYỄN HOÀNG ĐỨC QUA MẤY BÀI VIẾT TÔI ĐÃ ĐỌC – Đặng Xuân Xuyến

 
Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến

1.
 
Trên blog Trang Đặng Xuân Xuyến giới thiệu 2 bài viết về "chân dung": nhà Thơ, nhà Văn, nhà Triết học "số 1 châu Á",... Nguyễn Hoàng Đức. Đó là bài "Nguyễn Hoàng Đức: Kẻ mộng du giữa đời thường" của nhà văn Sương Nguyệt Minh và bài "Anh hề triết học, chàng Đông Ki Sốt văn chương" của đạo diễn Đỗ Minh Tuấn. Có lẽ, trong nhìn nhận của Đỗ Minh Tuấn và Sương Nguyệt Minh thì Nguyễn Hoàng Đức chỉ là một "cậu bé" to xác nhưng rất "ngây thơ", rất "đáng yêu" và cũng rất “tội nghiệp” nên 2 nhà văn đều chọn cách viết hài hước để kẻ vẽ diện mạo, bồi đắp chân dung cho thật rõ nhân diện "nhà Triết học (tự xưng) số 1 châu Á" Nguyễn Hoàng Đức.
 

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2020

MAO Ở VŨ HÁN - Nguyễn Đức Tùng

 

Mao bước xuống nước. Buông tay vịn bằng gỗ, ông khởi động chậm chạp, để mực nước dâng lên từ từ. Nước lạnh buốt. Mao cố không rùng mình. Âm nhạc trỗi khắp mặt nước. Ông hụp người xuống, lặn một quãng, trồi lên, mất cảm giác lạnh. Đó là lần trở lại đầu tiên, sau hơn một năm lui về. Như một con thú dữ bị trúng tên, lặng lẽ nằm liếm vết thương rỉ máu trong hang sâu. 

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2020

“ẤY VÀ MÌNH”, CÁCH GỌI NHAU CỦA PHỤ NỮ HUẾ - Hoàng Hương Trang



Cũng lạ cho cái xứ Huế của tôi, cái chi cũng khác hơn thiên hạ. Nắng thì nắng cháy da phỏng trán, mưa thì mưa thúi đất thúi đai, dầm dề không dứt. Vài ba năm lại một trận lụt, trận bão to đùng. Đường phố Gia Hội, nơi tôi ở, trở thành sông, đò chèo từ Bãi Dâu lên tới đường Trung Bộ (nay là Tô Hiến Thành). Nghe tới bão năm Thìn là ai cũng kinh hãi. Mùa lụt, người lớn lo đến sốt vó, không buôn bán làm ăn gì được, nhưng tụi con nít thì rất khoái lụt, rủ nhau đi lội chơi suốt buổi (vì lụt to được nghỉ học) lội lụt cho đã, đói bụng, về ăn cơm mắm cà, ăn vét đến thủng nồi.

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2020

THU VÀNG – Đinh Hoa Lư



THU VÀNG
(Viết tặng Bà Xã tôi – Đinh Hoa Lư)

Mùa thu vẫn tới, vẫn dịu dàng một màu vàng thu của những hàng phong hai bên con đường vắng. Vợ chồng tôi vẫn còn may mắn rảo bước vào những buổi sáng sớm như hôm nay.