BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Bảy, 15 tháng 4, 2023

CAO NHÂN NÚI THANH THÀNH - Tam Quốc Chí ngoại truyện của Chuvươngmiện



Trong lúc chờ ngày lành tháng tốt để lên đường làm một cuộc noí chuyện phải quấy với phía bên Đông Ngô, bá quan văn võ tháp tùng cùng tâu với Tiên Chuá là về phía tây núi Thanh Thành gần Thành Đô, có một vị kỳ nhân dị sĩ sống trên ba trăm tuổi, từ cuối đời nhà Tây Hán cho tới bây giờ, moị chuyện trên đời dưới đất vị lão tiên sinh này đều đoán biết hết. Vậy xin chúa công cho mời vị cao nhân tiền bối này đến chơi xơi nước, tiện thể hỏi thăm chút chuyện nhân tình thế thái ra sao? Tiên Chúa vui lòng hoan hỉ truyền cho thượng tướng Trần Chấn mang chiếu chỉ đi mơì ngay tức thì. Trần Chấn phục mệnh, đến nơi thì được biết thự danh của cao nhân là Lý Ý, dòng dõi Lý Đam [Lão Tử ] thời Chiến Quốc ngày trước, nói dăm điều ba chuyện, biết là có từ chối cũng chẳng đặng bèn thành thật nói vơí tướng Trần Chấn rằng:
- Tướng quân cứ tự tiện về quân doanh phục mệnh, sáng sớm ngày mai bỉ nhân sẽ có mặt ở cống thành Lăng Trung ngay để chờ lệnh, nhưng tránh mọi nghi thức giao tế đời thường không cần thiết, nhưng có một điều bỉ nhân muốn được thấu đáo con ngươì thật cuả Tiên Chuá, thì mơí trả lời đúng được những điều gì ngài cần biết, bỉ nhân là khách và Tiên Chuá là chủ, phải đích thân chủ nhân đón rước và lo mọi chuyện trà nước, nếu sai quân hầu phục thị thì moị chuyện lớn nhỏ sẽ hỏng.
Đúng ngày giờ thì cao nhân Lý Ý xuất hiện, đúng theo ý cuả cao nhân Tiên Chuá Hán Trung Vương ra tận cổng thành đón rước, gặp nhau chưa kịp chào hỏi thì Tiên Chuá đã ngã ngay về phiá đằng trước mặt, cũng may cao nhân Lý Ý vừa đỡ kịp. Hai người vào thư phòng đàm đạo. Tiên Chuá hai tay run run rót trà ra ly mời khách, tay lẩy bẩy làm một nửa nước trà rơi ra ngoài. Chủ khách đều nâng ly xong xuôi Tiên Chuá mở đầu:

Thứ Năm, 13 tháng 4, 2023

CHÙM TỨ TUYỆT THÁNG TƯ CỦA NGUYỄN KHÔI


    
                 Nhà thơ Nguyễn Khôi

 
CHÙM TỨ TUYỆT THÁNG TƯ
 
-1, 30/4 - ngày Việt Nam thống nhất,
Đã xa thời kẻ Bắc người Nam;
Cuộc chiến nào mà không khốc liệt
Như Uka - Nga kia đang huynh đệ tương tàn.
 
-2, Cảnh báo: Trung Cộng đang hiện dần ngôi Bá chủ
Đức, Pháp, EU… lũ lượt tới Bắc Kinh;
Nga quyết chiến xem ra ngày càng mạnh,
70 năm Đế quốc Mỹ sắp mất chức “Sen đầm” !
 
-3, Lạ: mấy chục năm theo “Gương sáng Bác Hồ”,
Làm đầy tớ nhân dân: tay cày tay súng
Thế mà: các Quan chức hôm nay đua nhau Tham nhũng
Lại lũ lượt xếp hàng đi vào “Lò Bác Trọng” cứ như mơ?
 
-4, Mừng: kinh tế Việt Nam tiếp đà khởi sắc
Mừng mấy anh chị “Cán bộ Đoàn” Nam Bắc Đẹp lên Ngôi
“ Thanh niên, thanh niên làm theo lời Bác”
Sức trẻ vươn lên: tạo Niềm Tin - Đạo Đức sáng ngời.
 
-5, Vui: Thế giới đảo điên, Việt Nam yên tĩnh
Bạn bè 5 Châu đông đảo đến Xứ mình nghỉ dưỡng
Những Phú Quốc, Phăng xi păng, Đà Nẵng…
Con cháu tha hương hứng khởi gọi nhau về.
 
                                      Hà Nội 13/4/2023
                                          Nguyễn Khôi
 

NGƯỜI ĐÀN ÔNG BẤT LỰC - Đặng Xuân Xuyến

(Trích từ: ĐIỂM YẾU CỦA NGƯỜI ĐÀN ÔNG HIỆN ĐẠI
của Đặng Xuân Xuyến, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin 2006)
 


David Reuben, bác sỹ tâm lý ở California đã viết: “Hơn bất cứ sự cố gắng nào khác của con người, tình dục ở nam giới là một trò chơi của sự tự tin.”. Hay hiểu nôm na thì “chất lượng” của hoạt động tình dục là “chứng chỉ” về sức mạnh của người đàn ông. Vì thế mà không ít đấng mày râu luôn trăn trở một câu hỏi: Làm thế nào để chứng tỏ được nam tính của mình khi cuộc sống hiện đại với vòng quay hối hả, gấp gáp, với những cạnh tranh, toan tính.... đã làm không ít người đàn ông luôn trong tình trạng bị stress, dẫn đến những rối loạn trong hoạt động tình dục, mà trong số đó là sự rối loạn về sự cương dương, tức bất lực trong quan hệ vợ chồng.
 

Thứ Ba, 11 tháng 4, 2023

ĐỜI NGƯỜI TỰA, GẶP NHAU, DÔNG LUÔN – Thơ Chu Vương Miện


  


ĐỜI NGƯỜI TỰA
 
Bóng câu cửa sổ
Đời ong ruồi làm tổ cành cao
Giựt mình tỉnh giấc chiêm bao
Thì ra toàn những tào lao báo đời?
Khó cũng đó mà cười cũng đó
tuồng tích nào mặt đỏ mặt xanh
thân chim đâu được lìa cành
làm sen thân ở dưới bùn muôn năm?
12 tháng chỉ nằm dưới đất
Nhìn khung trời vằng vặc toàn sao
Năm canh gió thổi lào xào
Bên ao bèo với kiếp nghèo nối nhau
Kiếp bò với lại kiếp trâu
Nhai trầu nhả bã trắng đầu nhớ thương
 

Thứ Hai, 10 tháng 4, 2023

TRONG NẮNG VÀNG..., SEN, CHIÊM BAO – Thơ Tịnh Bình


   
                   Nhà thơ Tịnh Bình


TRONG NẮNG VÀNG...
 
Hư không ai thả cánh diều
Một chiều mây trắng đánh liều sang ngang
Nhẹ rơi trong ánh nắng vàng
Tàn thu đời lá đa mang niềm gì
 
Giọt sầu vương khẽ bờ mi
Dẫu là giả tạm sinh ly vẫn buồn
Người về chầm chậm chiều buông
Hành trang một đóa trăng suông cuối trời
 
Trần gian tàn cuộc rong chơi
Nhấp nhô bọt bóng rã rời sân mưa
Chào người buổi ấy về chưa
Sen cười hàm tiếu dạ thưa nắng vàng...
 

TƯỞNG NIỆM – Thơ Lê Phước Sinh


    
                    Nhà thơ Lê Phước Sinh


TƯỞNG NIỆM 
 
Đất Nước có 30 tháng 4 như Cái Ngạch
Vấp ngã Va đụng Chúi mũi Ê ẩm mặt mày
Chiều chiều bế Con, Thiếu phụ ngóng nhìn ra cửa
Rừng núi Sơn khê chưa thấy bóng Chồng về...
 
                                               Lê Phước Sinh

Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2023

QUAN NIỆM VỀ “NGỢM NGƯỜI” TRONG THƠ THÁI QUỐC MƯU - Châu Thạch


                                                                                                             
Sau cơn dịch Covid xảy ra tại Việt Nam, các vị quan quyền thành củi đưa vào lò đốt nhiều quá. Mời quý vị đọc quan niệm về “Ngợm Người” trong thơ Thái Quốc Mưu để thấy nhà thơ ghét bọn quan lại tham ô đến độ nào.

TRĂNG TRONG THƠ HÀN MẠC TỬ - Trần Thoại Nguyên



Ngắm vầng trăng huyền mộng chợt nhớ hồn thơ Hàn Mặc Tử. Xin chia sẻ bài viết của tôi 25 năm trước (1998) vẫn còn nguyên giá trị, đọc lại vẫn thấy hay, sâu sắc!
 
TRĂNG TRONG THƠ HÀN MẠC TỬ
 
Qua 2 câu thơ 

"Thuyền ai đậu bến sông trăng đó 
Có chở trăng về kịp tối nay".
 
HÀN MẠC TỬ (1912-1940) bậc tài hoa yểu mệnh, thiên tài kiệt xuất của thơ ca hiện đại Việt Nam với một hồn thơ trăng láng lai bất tuyệt rất đặc biệt, hết sức độc đáo, tôi đoan chắc rằng thơ ca nhân loại chúng sinh xưa nay không có một nhà thơ, thi nhân, thi sĩ nào có thể gùn ghè cập kè so sánh!
 

“HOÀNH SƠN NHẤT ĐÁI, VẠN ĐẠI DUNG THÂN” – Hoàng Đằng


Tác giả Hoàng Đằng

Các điểm liên quan đến dinh chúa Nguyễn (1558 – 1626) trong địa bàn huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị được xếp hạng “Di tích lịch sử quốc gia” vào năm 2018.
 
Baoquangtri.vn ngày 30/3/2023 đưa tin UBND tỉnh: “Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia “Các điểm liên quan đến dinh chúa Nguyễn (1558 – 1626).”
 
“Thông qua quy hoạch này, xác định các nhóm dự án hoàn thành, nhóm dự án ưu tiên trong giai đoạn trung hạn 2023 – 2025, 2026 – 2030 và tầm nhìn đến 2050 …”
 
Trong đó, “… mục tiêu dài hạn là bảo tồn, tôn tạo, phục hồi các yếu tố mang thuộc tính lịch sử gốc của di tích, đồng thời tạo ra một không gian lưu niệm lịch sử nhằm tôn vinh, tưởng niệm về thời kỳ lịch sử các Chúa Nguyễn cũng như tạo ra một khu du lịch mang tính chất lịch sử - văn hóa để kết nối với các di tích lịch sử hiện có ở vùng phụ cận, làm đa dạng, phong phú hơn sản phẩm du lịch Quảng Trị…”
 

THƠ VỀ TAM QUỐC CHÍ CỦA CHU VƯƠNG MIỆN


   


TAM CỐ THẢO LƯ
 
LẦN 1
 
ba anh em Lưu Quan Trương
đi ngựa tới đồi Ngọa Long Cưong
không gặp hiền tài ra về
vào quán cóc gặp Thôi Châu Bình
tưởng Khổng Minh
nói dăm điều ba chuyện
loạn loạn bình bình
dỏ dở gàn gàn
mât thì giờ
bỏ đi luôn?
 
LẦN 2
 
gặp Thạch Quảng Nguyên
nói lác lác xàm xàm
không lọt lỗ nhĩ
đến nhà tiên sinh Ngọa Long
gặp Gia Cát Quân
ra về dọc đường
gặp Hoàng Thừa Ngạn
nhạc phụ của Gia Cát Lượng
 
LẦN 3
 
ba vị tướng quân
khoanh tay đứng hầu ngoài cửa
chờ Khổng Minh ngủ
cuộc gặp mặt
như rồng gặp mây như cá gặp nước
buổi hội ngộ đầu tiên
nơi lều tranh mang bản đồ ra chia 3
"Tam Quốc"
Bắc Ngụy Đông Ngô Ba Thục
 ba đỉnh chân vạc
vững 52 năm

Thứ Bảy, 8 tháng 4, 2023

TẢN MẠN VỀ RƯỢU NHO (7) - Nguyên Lạc

                                                     (Kỳ 7)


VIII. KẾT HỢP RƯỢU VANG VỚI ẨM THỰC

1. Câu “thần chú”

Có một câu được xem là “thần chú” khi chọn rượu kết hợp với món ăn là “vang trắng Pháp uống với thịt trắng, vang đỏ uống với thịt đỏ, Champagne dùng uống khai vị”.
Rượu Champagne được dung kết hợp với những món ăn có vị mặn như: khoai tây chiên giòn, snack, hải sản, món gà,…
Rượu trắng kho hợp với những món ăn như: salad, rau củ nướng, các món hải sản có cách chế biến đơn giản, ít gia vị…
Rượu trắng bán ngọt hợp với những món cay của Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc; các món hải sản có cách chế biến phức tạp…
Rượu trắng đậm thường ăn kèm với các món có nước sốt béo, các món nướng, đút lò có nhiều gia vị…
Rượu đỏ nhẹ thích hợp khi dung kèm với món ăn với nấm, pasta, cơm chiên,…
Rượu đỏ vừa thường ăn cùng với các món quay, nướng; các loại thịt chế biến sẵn; các món thịt có màu đỏ nhẹ như thịt heo, thịt cừu,…
Rượu đỏ đậm hợp khi dùng với các món nướng BBQ, hun khói; các món thịt có màu đỏ đậm như thịt bò…
Rượu ngọt tráng miệng dùng kèm với các món ăn như bánh ngọt, trái cây, bánh táo, kem…
Rượu champagne có thể coi là loại rượu vang duy nhất có thể phục vụ với tất cả các món ăn trên bàn tiệc vì nó rất hài hòa với các mùi vị và chất liệu khác nhau.

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2023

NHỮNG TÍN HIỆU CỦA BÌNH THƯỜNG HÓA VIẾT LÁCH - Trần Mạnh Hảo

               Nhân ngày "Nhà văn thế giới" (văn bút quốc tế 3-3) 

Ảnh do nhà báo Lê Công Sơn chụp ngày 4-3-2023

Một số bạn cho biết, đài VOV 2 mấy hôm trước trong mục “Chuyện cũ tích xưa” có nói về chuyện “Bài thơ Khóc Nguyên Hồng” của Trần Mạnh Hảo ở những thời điểm khác nhau; khi người ta dùng lăng kính chính trị nhìn thi ca thì khó ai thoát được án phản động.
 

HƯ CẤU TRONG VÕ HIỆP KIM DUNG (4) – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức

                                 (Võ Công và Các Thế Võ)

        
Nói đến VÕ CÔNG và CÁC THẾ VÕ trong truyện võ hiệp của KIM DUNG thì nhiều vô số kể. Ở đây ta chỉ điểm qua những võ công hoặc các thế võ thú vị hay có liên quan đến văn học mà thôi. Trước tiên, nhắc đến "Tiếu Ngạo Giang Hồ" thì không thể không nhắc đến Quân Tử Kiếm Nhạc Bất Quần 君子劍 岳不羣, giỏi về kiếm pháp và có nhiều nghĩa cử trong võ lâm, lại là chưởng môn của phái Hoa Sơn, vừa là thầy lại vừa là cha nuôi của Lệnh Hồ Xung, nên được mọi người kính trọng và tôn xưng là QUÂN TỬ KIẾM 君子劍; cả chiêu thức kiếm pháp của ông cũng thể hiện vẻ nghiêm cẩn chính trực, như chiêu "Cổ Bách Sâm Sâm 古柏森森", có xuất xứ từ hai câu thơ trong bài Thục Tướng 蜀相 (là Thừa Tướng của nước Thục, chỉ Khổng Minh Gia Cát Lượng) của Thi Thánh Đỗ Phủ là:
                
丞相祠堂何處尋,  Thừa Tướng từ đường hà xứ tầm,              
錦官城外柏森森。  Cẩm quan thành ngoại BÁCH SÂM SÂM.
 
Có nghĩa:
      
- Đi đâu để thấy được từ đường của Thừa Tướng Gia Cát Lượng đây? 
- Ở ngoại thành của Thành Đô, nơi mà có rừng bách thâm u đó.
       
Đây là chiêu kiếm mà khi đối đầu với Tả Lãnh Thiền của phái Tung Sơn. Nhạc Bất Quần đã sử dụng một cách cẩn trọng. Ngoài ra để thể hiện cái tác phong quân tử của mình Nhạc Bất Quần còn sử dụng tiếp chiêu Thanh Sơn Ẩn Ẩn 青山隱隱 cũng là kiếm pháp của phái Hoa Sơn để che dấu hình tích Ngụy Quân Tử của mình, rồi sau đó bất ngờ tung ra Tịch Tà Kiếm Pháp đâm mù 2 mắt của Tả Lãnh Thiền đoạt chức Chưởng Môn Ngũ Nhạc Phái .
 

CHỐN CŨ NGƯỜI XƯA – Thơ Thùy Châu


 


CHỐN CŨ NGƯỜI XƯA
 
Chuyến xe chiều đưa tôi về chốn cũ
Ngỡ ngàng nhìn con phố nhỏ thân thương
Từng mái nhà mờ nhạt dưới hơi sương
Hàng đèn đêm rêu phong buồn đứng lặng
 
Tôi bước đi dưới trời đêm im vắng
Thấy lòng mình chùng xuống những bâng khuâng
Cánh cửa nhà ai khép nhẹ ngại ngần
Để chơ vơ bóng hình tôi khách lạ
 
Cuối con đường xưa khu vườn êm ả
Có còn không dáng nhỏ đợi ai về
Và còn không trên gác nhỏ chiều quê
Ai ngồi học tóc buông dài trong gió
 
Bước âm thầm đưa tôi về cuối ngỏ
Căn nhà xưa tôi đến đã bao lần
Có còn đâu tiếng nhẹ của chuông ngân
Cánh cổng mở và người thương đứng đợi
 
Kỷ niệm ngày xanh dâng buồn vời vợi
Em bây giờ phiêu bạt ở nơi đâu?
Mộng ước ngày xưa nước chảy qua cầu
Trong chia cách một đời ta thương nhớ
 
Về nơi đây lòng nghe sao bỡ ngỡ
Đã nhạt nhòa bóng dáng của ngày xưa
Biết tìm đâu đường vắng những chiều mưa
Tay ai đó tìm tay ai chia lạnh
 
Lá vàng rơi quanh tôi đường cô quạnh
Khói lam chiều hiu hắt bòng thời gian
Nghe chơi vơi cùng với gió mây ngàn
Mà cứ ngở tiếng lòng xưa ai gọi
 
Tôi xót xa lần đi không kịp nói
Để từng ngày quay quắt mãi không thôi
Thề ước trăm năm giờ đã xa rồi
Cho cay đắng một đời em gánh nhận
 
Em biết đâu tôi mãi buồn mãi giận
Cứ trách mình cho chuyện của ngày xưa
Và trong lòng cứ mãi những cơn mưa
Mưa thương nhớ cho cuộc tình không trọn.
 
                                               Thùy Châu
                                              (23/11/2014)

Thứ Năm, 30 tháng 3, 2023

ĐÔI CÕI, ĐI ĐI VỀ VỀ, NHAI LẪN NHAU - Thơ Chu Vương Miện


  


ĐÔI CÕI
 
Thân Việt mà đầu lại ở Ngô
 Chiết Giang ờ ngó lại Giang Tô
Đêm đêm sóng võ duềnh Thượng Hải
Mà hong đời bạc kiếp thương hồ
 
Mưa gió phong trần đời lưu lạc
Lưng còng năm tháng nắng cùng mưa
Sóng vỗ bao thời lên bãi cát
Mà sao lòng biển vẫn chưa vừa?
 
Ôi những chiếc thùng không còn rượu
Ngỗn ngang trôi nổi chả bến bờ
Dòng thơ tiền chiến nào đâu đó
Sót lại trong hồn “Cô gái mơ”
 

ĐỌC "ĐOẢN THƠ ZULU DC" (BÀI 2) - CHÂU THẠCH


ZuLu DC và Châu Thạch
                                
ĐÔI LỜI PHI LỘ:
 
Đây chỉ là những suy nghĩ bắt chợt khi đọc đoản thơ của ZULU DC và viết đăng ngay. Mong quý vị xem bài viết như những phát ngôn bên bàn trà, có đúng có sai nhưng để thư giản cùng nhau là chính     
                                                                                          Châu Thạch
 
5- VÌ AI
 
Môi thì môi xinh mộng mơ
Hoa thì hoa tím của chờ đợi mong
Sen anh không biết ai trồng
Môi em không biết tô hồng vì ai!
 
Tạo hoá ban cho đời nhiều loại hoa với màu sắc và ý nghĩa khác nhau, trong đó hoa sen tím tượng trưng sự chân thành, đằm thắm nhất. Hoa sen tím còn là biểu tượng cho các giáo phái huyền bí, nó bộc lộ cho sự tỉnh ngộ và sự thật qua bốn cánh hoa sen tím mà Đức Phật đã dạy.

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2023

HƯ CẤU TRONG VÕ HIỆP KIM DUNG (3) – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức

                                   (Rượu và Ly Uống Rượu)
  
Tiếu Ngạo Giang Hồ  
                                                                        
Đọc truyện võ hiệp "Tiếu Ngạo Giang Hồ 笑傲江湖", không ai là không trầm trồ đoạn luận về uống rượu và các ly chén dùng để uống rượu rất điệu nghệ của Đại Hiệp KIM DUNG thông qua các nhân vật và văn thơ cổ được ông đưa vào để dẫn chứng một cách tài tình và lý thú. Nào ta hãy cùng đọc bài thơ sau đây: 

蘭陵美酒鬱金香,   Lan lăng mỹ tửu uất kim hương,                 
玉碗盛來琥珀光。   Ngọc uyển thịnh lai hổ phách  quang          
但使主人能醉客,   Đản sử chủ nhân năng tuý khách,               
不知何處是他鄉。   Bất tri hà xứ thị tha hương!         

MA MỊ - Thơ Lê Phước Sinh


   
                          Nhà thơ Lê Phước Sinh
 

MA MỊ 
 
Tơ hồng cố tình sa xuống Nụ xanh mơn mởn
trang sử ghép
nguỵ tạo mơ hồ sương khói
trơ gốc
rã rượi
nhánh lúa xép khô
công nông cần lao
Chiều tàn.
Còn đợi ai mà Em trang điểm
lăng nhăng trò hề
cuộc chơi đã đến hồi chấm dứt. 
 
LÊ PHƯỚC SINH 

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2023

TẢN MẠN VỀ RƯỢU NHO (6) - Nguyên Lạc


 

VII. CÁCH THỬ NẾM VÀ THƯỞNG THỨC RƯỢU VANG
 
1.   Thử nếm rượu vang

Một khi bạn đã biết uống và thưởng thức rượu vang thì tức là bạn đã có một bước tiến đến quá trình thử nếm rượu vang. Thử nếm rượu trước hết là phân tích những cảm giác bạn nhận được khi nếm rượu vang, rồi sau đó là sự diễn đạt những cảm xúc đó bằng những từ ngữ cụ thể, chính xác và thích hợp. Thử nếm rượu vang, hay nói khác đi, là phân giải những cảm quan cho phép bạn đánh giá chất lượng của rượu vang và tìm ra những nhược điểm, nếu có. Thử nếm rượu vang được chia ra làm 3 giai đoạn, nhờ 3 giác quan chính: mắt, mũi và miệng.

CÔ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÁI BÌNH HIỂU VỀ TỰ LỰC VĂN ĐOÀN – Đoàn Dự



Ngày 9 tháng 1 năm 2007, trong trò chơi “Ai là triệu phú” trên đài Truyền hình VTV3 Hà Nội, do MC Lại Văn Sâm điều khiển, người được mời lên chiếc “ghế nóng” tham dự chương trình là cô Nguyễn Thị Tâm, 27 tuổi, giảng viên trường Đại học Sư phạm thành phố Thái Bình.

Câu hỏi nguyên văn như sau:
Trong nhóm tứ trụ của Tự Lực Văn Đoàn, ai là người không phải anh em ruột với ba người kia?
 
A. Thạch Lam.
B. Hoàng Đạo.
C. Nhất Linh.
D. Khái Hưng.
 

TÚY HỒNG, TIẾNG HÁT PHỐ VẮNG ĐÈN KHUYA... – Hồ Trường An



Vào năm 1955, 56 gì đó, tôi đã nghe Túy Hồng diễn kịch truyền thanh trên đài Sài Gòn trong ban Dân Nam. Thuở ấy cô nữ sinh Trương Ánh Tuyết vừa chân ướt chân ráo từ tỉnh Bình Dương xuống Sài Gòn đầu quân cho ban Dân Nam lấy nghệ danh là Túy Hồng. Lúc đó bên phe nữ, ban này đã có Túy Hoa, Tuyết Vân, Tuý Phượng.
Túy Hồng vừa diễn kịch truyền thanh vừa ca hát chút ít. Thuở ấy, cô hát thua xa Tuý Phượng vì giọng hát cô chưa thuần thục lắm. Khi ông bầu Anh Lân của ban Dân Nam quyết lòng đem vở kịch "Áo Người Trinh Nữ" lên sân khấu có mời kỳ nữ Kim Cương vốn là đào hát cải lương để thủ vai chính trong thoại kịch ấy.

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2023

“CHÂN VỊT, THỊT GÀ, DA TRÂU, ĐẦU RẮN” LÀ CON GÌ? - Hiếu Đan

“Chân vịt, thịt gà, da trâu, đầu rắn” là con gì?” - Câu hỏi khiến rất nhiều cư dân mạng "bó tay". Rất nhiều đáp án được đưa ra: cá sấu, vịt xiêm, kỳ nhông, kỳ đà... Tuy nhiên, câu trả lời không nằm trong danh sách những con vật kể trên.

Con vật này vừa biết bơi, vừa biết bò, leo, biết vùi mình nằm trong bùn cát, đặc biệt có thể đào hang trú ẩn, đào khoét bờ ao chui sang ao bên cạnh.

Tuy ba ba là động vật sống hoang dã, nhưng rất dễ nuôi trong ao, bể nhỏ

Trên thực tế, loài vật "kỳ lạ" trong câu đố khá thân quen. Nó không chỉ được nuôi làm cảnh mà còn làm thức ăn, có giá trị kinh tế cao. Đáp án chính là con... Ba ba.

HƯ CẤU TRONG VÕ HIỆP KIM DUNG (2) – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức

                          NHỮNG MỐI TÌNH OAN NGHIỆT

Nhà văn Kim Dung 
                                                                                     
          
四張機,                  TỨ TRƯƠNG CƠ
            
鴛鴦織就欲雙飛,   Uyên ương chức tựu dục song phi,           
可憐未老頭先白。   Khả lân vị lão đầu tiên bạch.            
春波碧草,               Xuân ba bích thảo,           
曉寒深處,               Hiểu hàn thâm xứ,            
相對浴紅衣。           Tương đối dục hồng y.
      
Đó là bài TỪ của bà Anh Cô 瑛姑 (trước là Lưu Quý Phi của Đoàn Nam Đế) thêu trên chiếc khăn tay để tặng cho Lão Ngoan Đồng Châu Bá Thông 周伯通. Châu Bá Thông là người không sợ trời không sợ đất, bình sinh ông ta chỉ sợ có hai người: Sư huynh Vương Trùng Dương và... Hoàng Dung, cô em dâu bất đắc dĩ của thằng bạn kết nghĩa vong niên Quách Tĩnh. Mỗi lần muốn khống chế và đối phó với Lão Ngoan Đồng thì Hoàng Dung chỉ cần đọc ba chữ "TỨ TRƯƠNG CƠ..." thì Chu Bá Thông y như là trúng phải tà, như Tôn Ngộ Không bị Đường Tăng niệm chú khẩn cô, nhất nhất nói gì cũng nghe theo cả! Thì ra...