BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2018

TRỞ VỀ MÁI NHÀ XƯA - Nguyên Lạc


        
                       Tác giả Nguyên Lạc     


        TRỞ VỀ MÁI NHÀ XƯA
        "Come back to Sorrento"
                         
Lời cẩn báo:
Xin thưa: -- Tính nhân bản là một thuộc tính của thơ hay, nước nào cũng có, chỉ có trước hay sau thôi. Cái hay, cái đẹp, nhân bản là tài sản chung của nhân loại; nó không cón riêng của tác giả khi đã được công bố cho công chúng. Những bài thơ Đường tôi phóng dịch vì lẽ nầy, chứ không phải vì "sính ngoại", vi "Đội Hán" hay vì muốn chứng tỏ ta đây "tót vời",  "riêng một góc trời" (tựa một bài nhạc). Hãy trân trọng cái hay, cái đẹp của tiền nhân, với điều kiện nó không phục vụ cho một ý đồ xấu. Tiền nhân chúng ta cũng có những bài thơ rất hay tôi từng phóng dịch, thí dụ của Nguyễn Du. Có gì xin các cao nhân bỏ qua cho. Trân trong - Nguyên Lạc                                                                             

NHÉ EM - Thơ Đặng Xuân Xuyến


        

NHÉ EM

Con cưới vợ rồi anh sẽ về quê
Cấy lúa, trồng rau, nuôi gà, thả cá
Em hãy về cùng anh nhóm lửa
Nấu canh bầu, che mái dột trời mưa.

Hiểu nhau rồi sao ngần ngại dạ thưa
Cứ ngơ ngẩn đò đưa những đẩu đâu thiên hạ
Chuyện hai ta sao lại vin người lạ
Có lẽ nào em chưa hiểu nguồn cơn..

Anh thật lòng nào ấp ủ gì hơn
Ta có nhau để đời vui bận rộn
Bắt được em giữa cõi người lộn nhộn
Nắng cuối chiều ủ đủ ấm hoàng hôn.

Hà Nội, chiều 08.11.2018
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

THI SĨ HOA ĐẤT NẮNG LÀ AI ? - Đỗ Hùng

Nguồn: http://thonnu.blogtiengviet.net/2011/01/15/hi_sau_hoa_a_aoct_naorng_la_ai

          
                        Tác giả Đỗ Hùng


THI SĨ HOA ĐẤT NẮNG LÀ AI ?
                                           Đỗ Hùng

Trong tập nhạc Kỷ Vật Của Chúng Ta của nhạc sĩ Phạm Duy (hình như) do Nhà xuất bản Gìn Vàng Giữ Ngọc phát hành vào khoảng đầu thập niên 1970, có một ca khúc tựa đề là Đi Vào Quê Hương, phổ thơ Hoa Đất Nắng.
Ca khúc này đã được các chị Diễm Chi, chị Khánh Ly trình bày và được phát trên làn sóng của đài phát thanh Sài Gòn.
Trong hồi ký của nhạc sĩ Phạm Duy, nhạc sĩ đã xếp loại những ca khúc ra đời trong giai đoạn này (khoảng giữa thập niên 60) là Tâm Phẫn Ca. Bài hát khá hay, vả lại khi các chị Diễm Chi, Khánh Ly đã chọn bài để trình bày thì thường thường là bài... phải hay mới được (!) Chúng ta có thể nghe lại ở đây…
Tôi xin phép chép lại lời của bài hát đó để quý vị tham khảo:

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2018

KỶ VẬT - Thơ Ngô Quý Lành


       
       Nhà thơ Ngô Quý Lành


KỶ VẬT

Bài thơ ba viết cho con gái
Những ưu tư nghĩ đến ngày mai
Con ước mơ mang chiếc áo dài
Vào lớp 9 trường khuyên phải có.

Nhưng con ơi! nhà mình nghèo khó
Lúa đang mùa gặt hái chưa xong
Ở làng quê đâu dễ mà mong
May áo mới con vào lớp học

Thôi! chuyện đó xem như ước vọng
Miễn là con học giỏi hiền ngoan
Mặc làm sao sạch sẽ đàng hoàng
Là các bạn thầy cô thương cảm

Nhưng sao mắt con buồn lẳng lặng
Chút gì nghe nằng nặng lòng ba
Như trên vai gánh lúa đồng xa
Cả tiếng chày thâm đêm mẹ giã

Dù vất vả... con là tất cả
Thương con nhiều ba biết làm sao?
Nhớ ra rồi... chiếc áo năm nao
Là kỷ niệm tình yêu của mẹ.

Cô học trò ngày xưa nhỏ bé.
Thùng thình trong áo mẹ thương trao
Màu thời gian lụa trắng pha mau
Nhưng giữ mãi giờ thành kỷ vật.

Con ướm thử xem chừng hơi chật
Bởi con ba đã lớn nên người
Và... như trong chiếc áo khôn nguôi
Ba trái tim đang cùng đập mạnh

Con hãy ngẩng cao đầu nhận lãnh
Cứ nhìn lên ánh nắng... quê hương…

                              Ngô Quý Lành

ĐỌC THƠ VỀ QUẢNG TRỊ CỦA HUY UYÊN - Châu Thạch


                
                 Nhà bình thơ Châu Thạch

            ĐỌC THƠ VỀ QUẢNG TRỊ CỦA HUY UYÊN 
                                                                          Châu Thạch

Nhà thơ Huy Uyên tên thật là Lê Sinh, sinh ra và lớn lên trên làng Trường Sanh, huyện Hải Lăng Tỉnh Quảng Trị, nơi có nhánh của dòng sông Ô Lâu với chiếc cầu Bến Đá. Trước 1975 ông học trường Nguyễn Hoàng rồi vào đời làm một người lính miền Nam. Sau 1975 ông chọn nghề Hướng Dẫn Viên Du Lịch nên có nhiều cơ hội đi, chiêm nghiệm và sáng tác.

Nói về Huy Uyên nhà thơ Chu Vương Miện đã viết: “Từ những miền đất đia đầu quê hương đất nước cho đến những vùng cực nam, những vùng biển đảo, anh đều đi qua cả, đi tới đâu anh làm thơ tới đó. Thơ Huy Uyên làm rất nhiều và rất khỏe, toàn là những địa danh hữu tình và phong cảnh kỳ quan trên toàn quốc, và những kỷ niệm”. “Đọc thơ Huy Uyên là cả một trời quê hương đất nước, từ đồng cỏ lá cây, từ dòng sông con suối, từ rừng đến rú, từ đồi tới núi, thoang thoảng nhạc Văn Cao”. “Sau 1975 nhà thơ Huy Uyên là một nhà thơ có đầy đủ tầm vóc chiều ngang, chiều dầy và chiều cao xứng đáng với danh hiệu thi sĩ”

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2018

HUY CẬN (1919-2005) - Thụy Khuê


Tên thật là Vũ Thị Tuệ. 
Sinh năm1944 tại Nam Ðịnh
Viết tiểu luận văn học từ 1985
Ðã in bài trên các báo Tự Do (Pháp & Bỉ), Văn Học (Hoa Kỳ), Thông Luận (Pháp), Thế Kỷ 21 (Hoa Kỳ), Người Việt (Hoa Kỳ), Diễn Ðàn (Pháp), Hợp Lưu (Hoa Kỳ), Phụ Nữ Diễn Ðàn (Hoa Kỳ)...
Cộng tác với đài RFI (Radio France Internationale) trong chương trình Văn Học Nghệ Thuật (1990-2009)

           HUY CẬN (1919-2005)
                                   Thụy Khuê

Nhà thơ Huy Cận đã từ trần ngày 19 tháng 2 năm 2005, tại Hà Nội, thọ 86 tuổi.
Tác giả Lửa thiêng là một trong những nhà thơ mới cuối cùng, đã ra đi, mang theo một thời đại, khép lại một cõi thơ: Thơ mới ra đời những năm 30, chính xác hơn, ngày 10 tháng 3 năm 1932 với bài "Tình già" của Phan Khôi, đăng trên Phụ nữ Tân văn  số 122. Và cõi thơ ấy đã tồn tại đến ngày nay, với những thăng trầm, dày dạn; đôi khi không ngại dùng quyền lực để  tồn tại, như trong thời kỳ Nhân Văn Giai Phẩm, các chủ soái Thơ mới đầy quyền uy như Tố Hữu, Xuân Diệu... đã lạm dụng chức quyền để nghiền nát những nhà thơ trẻ muốn đổi mới thơ ca như Trần Dần, Lê Đạt...
Huy Cận là bạn đồng hành của Xuân Diệu, ông cũng là một trong những nhà thơ quan chức cuối cùng còn sót lại của một thời đại, mà đời thơ trùng hợp với đời quan. Huy Cận đã dùng thi ca phục vụ chính trị một cách đắc lực, và cuối cùng, cũng chính con đường quan lộ ấy đã tàn sát thi ca của ông. Ngày nay, những gì mà Huy Cận để lại cho đời, đã và sẽ chỉ còn một ngọn Lửa thiêng đã bùng lên từ thời 20 tuổi, thời mà ngòi bút ông chưa từng nhúng vào hệ lụy của thế quyền. 

TRÓT TRAO 1-2 / Thơ Lê Kim Thượng


        
     Nhà thơ Lê Kim Thượng


TRÓT TRAO 1-2

1.
“Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa...”
Qua sông, áo lụa thướt tha
Bờ mơ, bến mộng, tình ta tràn đầy
Bóng hồng qua bến Heo May
Tình chao theo gió, tình say tím lòng
Thương thương, nhớ nhớ, mong mong
Mặt hoa, da phấn, môi hồng màu son
Giọt sương trên lá xanh non
Giọt buồn vương vấn trên con mắt huyền
“Hai thương ăn nói... có duyên...”
Hương tình tỏa xuống bình nguyên xuân thì
Bồi hồi, ngây ngất tình si
Bỗng dưng lại sợ, tình đi... qua cầu
Vai anh em tựa nghiêng đầu
Tóc thơm hương bưởi, hương cau... bần thần
Đâu đây có tiếng suối ngân
Lời yêu chảy mãi, trong ngần tiếng yêu
Trong vòng tay, chẳng nói nhiều
Nắng mai nồng ấm, mưa chiều thiết tha
Đưa tay hứng giọt trăng tà
Trải lên da trắng... đêm qua hoặc huyền...

KÝ ỨC NÔNG SƠN - Thơ Huy Uyên


       
           Nhà thơ Huy Uyên


KÝ ỨC NÔNG SƠN (*)

Chiều quay lại trên đồi Nông-Sơn
bao năm rồi khép tình cô-lữ
đường băng số 5 chôn kín căm hờn
còn lại mây, cánh đồng mùa hạ cũ.

Oanh xưa hót bài quạnh-hiu mùa nhớ
quanh căn-cứ sầu theo khói chiều bay
trận chiến khuất chìm máu lửa
canh đêm dỗ giấc ngủ ngày.

Ly rượu cạn nửa đời đêm nay
giang-hồ-súng-đạn-quân-giang-thủy
tình về sau những lúc khướt say
đồn lạnh mây qua rưng rưng lệ.

Ngày tháng An-Hòa săn lùng giặc
treo đời lính lên từng ngọn cây
hẹn thư tình cho em quên viết
đêm đi mặt trận buồn có hay.

Quẩn quanh ngày tháng thép gai, rừng
ta mãi cầm tù đời lính thú
mà xót lòng người đau đớn không
hỏi còn vợ dại mẹ già giờ sinh-tử ?

Ta nhớ em chiều với lược gương
đêm về súng giặc quanh đồn trại
pháo địch cầm canh cạnh tiền-đồn
hồn-phách ai đêm còn thức mãi.

Bên ngoài đường băng dài nỗi nhớ
ta nằm chết mộng khúc sông-hồ
quê hương từ điêu-linh đạn lửa
dấu hồn vào ký ức mơ xưa.

Sóng về Giao-Thủy trôi mênh-mang
em còn đợi ta ngoài bến cũ
xóm chợ bên sông quạnh-hiu buồn
cầm hoài trong tay sầu mưng mủ.

Ước buổi ta về em trong vườn
bà con nghèo tháng năm mưa nắng
ngày đi ta chinh-chiến điêu-linh
hỏi còn trong ta tình sâu nghĩa nặng.

Vẫn quan hoài bóng người quê cũ
bâng khuâng gió khói đốt đồng
nằm đây mà đau lòng viễn xứ
em bảo đi hoài có nhớ không ?

Tháng năm chờ giặc ở Nông-Sơn
qua rồi hơn bốn mươi năm lẻ
bóng xưa chờn-chập căn-cứ 5
dưới đồi xanh lại màu cây cỏ.

Đám ruộng quê nghèo mang chiều nhớ
lính cũ chắc giờ đã già nua
đàn trâu lững thững từng khoang mạ
ta đứng đây chết mộng sông hồ.

Hỡi hồn ai theo gió bay qua !!!

                               Huy Uyên

..............

(*) Căn-cứ Tr.Đ5 / TQLC/HK, An-Hòa, Quảng-Nam

TIẾC NUỐI... - Thơ Quang Tuyết


    
                  Tác giả Quang Tuyết


TIẾC NUỐI...

Có bao giờ gió mùa chịu đứng yên?
Mây không bay
Sóng thì hiền biển lặng
Em sẽ về nhặt từng sợi nắng
Kết thang đời đưa người lại phố xưa

Rồi khi ấy
Tóc trắng đẹp như thơ
Nhìn nhau ngây ngô mơ về thời tuổi mộng
Thuở Anh chưa vào đời, 
Em vẫn còn lóng ngóng
Hay giận hay hờn
Mắt liếc với môi cong
Hoa khế tím rụng đầy sân
Trưa hè rủ nhau tìm con ong mật

Tay ngập ngừng
Chạm bàn tay ngơ ngẩn
Tim nghe nhịp tim má đỏ ửng màu hường
Ừ thì chắc tại thầm thương
Nên bỗng dưng lòng mình bối rối
Ừ rồi vì nông nổi nên màu khế nhạt phai hương

Anh từ thuở lên đường
Bụi đời vương đầy áo trận
Em chìm trong số phận
Mình lạc mất mùa Xuân

Nếu gió mùa nầy đứng yên
Biển lặng con sóng vỗ
Nếu người chưa bước lỡ
Bến đời em chưa đắm một chuyến đò.

                                      Quang Tuyết

TÓC RỐI - Thơ Hiệp Kim Áo Tím


             
                               Nhà thơ Hiệp Kim Áo Tím




DẶM DÀI RONG RUỔI - Thơ Châu Thanh Thủy


     
                          Tác giả Châu Thanh Thủy


DẶM DÀI RONG RUỔI

Anh ví tôi như con ngựa bất kham
Mặc sức phi khiến cương anh lạc lối
Tôi đi theo lũ thác ngàn hú gọi
Cơn gió hoang dẫn lối giấc mơ hoang.

Đừng cố chi, đừng mặc sức trang hoàng
Tàu ngựa đẹp, máng thức ăn bổ dưỡng
Sắm làm chi tay cầm cương lực lưỡng
Chẳng ăn đâu với tiếng gọi đại ngàn.

Tôi không hề nuối tiếc hoặc thở than
Buông chân mỏi qua muôn vàn dốc đá
Uống suối rừng và nhẩn nha cây lá
Ngắm trăng khuya rơi xa lạ dặm đường.

Đừng trách tôi không yêu, giận, ghét, hờn
Tôi mặc kệ những đau buồn nông nổi
Gót mải mê nên chẳng nghe gió thổi
Bỏ sau lưng xào xạc lá cây rừng.

Nếu nhớ nhau chỉ hãy nhắc tôi đừng
Quên ngày cũ, lúc ta dừng bên suối
Ngắm chùm hoa treo vách rừng tiếc nuối
Một thoáng xưa, xuân tuổi nụ đã tàn.

Đừng trách tôi ! Chốn tình cũ hoang tàn
Thả nước kiệu, hứng trăng ngàn rong ruổi
Kẻ phiêu diêu vốn làm gì có tuổi
Dấu chân buồn năm tháng vẫn ngược xuôi...

                                     Châu Thanh Thủy
                                           13-1- 2011

GÃ KHỜ HAY THẰNG NGỐC VIỆT NAM CÒN SÓT LẠI Ở ĐẦU THẾ KỶ 21 NÀY? - Nguyễn Bàng


           
                         Tác giả Nguyễn Bàng


GÃ KHỜ HAY THẰNG NGỐC VIỆT NAM CÒN SÓT LẠI Ở ĐẦU THẾ KỶ 21 NÀY?

Biết tôi hay lò dò lên mạng để tìm đọc dăm ba thứ thay vì phải đọc báo in, nghe đài hay xem nghe truyền hình thời sự nhưng lại là một ông già không biết chơi Phây, không biết Gúc để tìm tòi các trang mạng hay, nhà văn Đặng Xuân Xuyến đã gửi Mail chỉ đường dẫn mời tôi đọc CHUYỆN CỦA GÃ KHỜ, một truyện ngắn anh viết năm 2006, ra sách năm 2007 (in chung) nhưng giờ mới post lên blog của anh và gửi một số trang và như anh nói gửi để tôi đọc cho vui. Chính vì thế, khi nhìn vào tên truyện, tôi ngỡ mình sẽ được đọc kiểu truyện chàng khờ với hình tượng nhân vật trung tâm là các anh chàng ngốc nghếch với những hành động, việc làm… ngây ngô ngớ ngẩn dại khờ đã đem lại tiếng cười sảng khoái và những trải nghiệm vô cùng lí thú để từ đó người nghe, người đọc rút ra những bài học cho bản thân. Nhưng đọc xong CHUYỆN CỦA GÃ KHỜ, tôi chẳng được vui tý nào mà lại cảm thấy đắng lòng khi nhận ra gã Khờ này phải chăng là một THẰNG NGỐC VIỆT NAM còn sót lại ở đầu thế kỷ 21 này.

XIN CHÚT NHIỆM MẦU - Thơ Trần Mai Ngân


    
                           Nhà thơ Trần Mai Ngân


XIN CHÚT NHIỆM MẦU

Nhiệm mầu... xin chút nhiệm mầu
Xua tan cơn mộng ảo sầu trong ta
Tỏa hương từ lá, từ hoa
Dịu thơm ngan ngát bay xa... thinh trần...

Nhiệm mầu xin đến một lần
Cho bàn tay chạm thật gần bàn tay
Cho đêm nối tiếp đêm dài
Để ta nương tựa những ngày có nhau...

Nhiệm mầu xin giấc chiêm bao
Tỉnh ra thức giấc ngọt ngào vẫn đây
Ngoài hiên nắng đã lên đầy
Cỏ, cây, hoa, lá...vẫn ngày chiêm bao !

                                   Trần Mai Ngân

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2018

ĐI NHẶT LÁ VÀNG - Thơ Quách Như Nguyệt


       

ĐI NHẶT LÁ VÀNG

Tôi, người đi nhặt lá vàng
Từng chiếc lá từng lời thơ tha thiết
Từng chiếc lá, thấy lòng sao tưởng tiếc
Nhớ ngày nào lời yêu nói bâng quơ

Tôi muốn là người đi nhặt lá
Lá vàng...  khô mầu tím đỏ cam hồng
Mối tình nồng thuở xưa đành đánh mất
Lá vàng buồn khô héo ở trên tay

Tôi là người muốn đi nhặt lá
Cúi người lòm khòm ra dáng ăn năn
Mất em rồi ngồi tưởng tiếc gối chăn
Mùi hương tóc còn thoảng bay trong gió

Mỗi lần buồn tôi ra sân nhặt lá
Bao nhiêu lá vàng, bấy nhiêu nỗi nhớ
Mỗi chiếc lá, nụ cười em phảng phất
Mất em rồi, chiếc lá nát trên tay

                              Như Nguyệt

 
        

Thơ: Quách Như  Nguyệt
Nhạc: Mai Phạm
Tiếng hát: Đăng Hiếu
Hòa âm: Phan Vũ Kiên Thanh
    

GIỠN CHƠI CÙNG CHỮ NGHĨA - Nguyên Lạc


          
                             Nhà thơ Nguyên Lạc

           BÀN VỀ NÓI LÁI

         Laughter is the sun that drives winter from the human face. 
                                                                                 (Victor Hugo)

Dẫn nhập
Miền nam lúc trước, các cô gái quê thường ngồi chàng hãng, chê hê  (giạng háng) để các c, trái trước mặt, bên vệ đường bán buôn. Một ông chỉ vào các củ, hơi lệch hướng chút để hỏi mua. Nào mời các bạn.

CỦ CHI?
   1.
     Củ chi. cô bán củ chi?
     -- Củ sao không chỉ, ông nì chcu?
   2.
     Củ chi. cô bán củ chi?
     Mà da xấu xí. xù xì vậy cô?
     -- Củ môn. thưa bác đó mà !
     -- Chành vun ba gó,  à ra môn lù (*)
     - Bác này đâu phải thầy tu?
     Con cua thì phải có mu có càng!
     Nếu mà bác clàng àng (lèng èng)
     Thi tôi gọi nhé, cây "còng" đợi kia!
                                     (Nguyên Lạc)