BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Đức Nhì. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Đức Nhì. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2020

NHẬN XÉT NGẮN VỀ MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA THƠ - Phạm Đức Nhì


              
                            Nhà thơ Phạm Đức Nhì


         NHẬN XÉT NGẮN VỀ MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA THƠ
                                                                              Phạm Đức Nhì

MẤY ĐIỂM TỰA 

Bài viết này được dựa trên mấy điểm căn bản sau đây:

1/ Đặc Tính Của Định Nghĩa
Định nghĩa – tùy tác giả hoặc tự điển – có 2, 3 hoặc 4 đặc tính. Trong bài viết này – bàn về thơ - tôi chỉ chọn đặc tính nói đến tính phổ quát của thơ.
Theo Phan Ngọc, “định nghĩa” có 2 đặc tính trong đó tính phổ quát của định nghĩa thơ được phát biểu như sau:
Có giá trị phổ quát, tức là áp dụng cho mọi hiện tượng gọi là thơ trên trái đất này, bất chấp ngôn ngữ, thời gian, tập quán, trường phái.
(Thơ Là Gì?, Talawas 02/09/2002)

http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=883&rb=0101

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2020

LÀM THƠ ĐỂ BỘC LỘ CẢM XÚC HAY KHƠI GỢI CẢM XÚC? - Phạm Đức Nhì


                  
                            Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


CUỘC TRANH LUẬN DỞ DANG

Cách nay đã lâu tôi có một cuộc tranh luận khá lý thú với một bạn đọc trên Facebook. Không biết anh ta – cũng là người làm thơ - lấy đâu ra câu “Làm thơ là để khơi gợi cảm xúc (của người đọc) chứ không phải bộc lộ cảm xúc (của mình)” để chê bai, chỉ trích bài viết của tôi. Tôi tin ở cách nhận định và đánh giá thơ của mình, nhưng đây là đề tài lớn của thơ, bàn đến cũng tốn nhiều giấy mực chứ không phải chỉ vài bình luận qua lại trên FB là có thể tỏ rõ ngọn ngành. Ngọn ngành ở đây không phải phân định đúng sai mà là tìm hiểu xem trong hai hướng đi đó thi sĩ nên chọn hướng đi nào để có lợi nhất cho những đứa con tinh thần của mình.

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2020

MỘT PHÁT BIỂU VỀ THƠ KIỂU “ĐIẾC KHÔNG SỢ SÚNG” CỦA ÔNG NGUYỄN VŨ TIỀM - Phạm Đức Nhì


                  
                             Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì



MỘT PHÁT BIỂU VỀ THƠ KIỂU “ĐIẾC KHÔNG SỢ SÚNG”
                                                                                    Phạm Đức Nhì

Ông Nguyễn Vũ Tiềm Trả Lời Phỏng Vấn Của Báo Giáo Dục & Thời Đại

Phóng viên (PV): Thưa nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm, trong cuốn “Nghìn câu thơ tài hoa Việt Nam” xuất bản năm 2000 và sau đó tái bản nhiều lần, ông có nêu tiêu chí của thơ là: -Xúc cảm khác thường - Suy nghĩ khác thường - Cách nói khác thường. Gọi tắt là X-S-C. Qua hơn mười năm, hiện nay phong trào sáng tác thơ phát triển rất đông đảo, tiêu chí “khác thường” này có còn phù hợp không?

Nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm (NVT): Khi đọc cuốn sách Nghìn câu thơ tài hoa Việt Nam, Giáo sư Hoàng Như Mai viết bài đăng báo Văn Nghệ, Hội Nhà Văn Việt Nam, có biểu dương bài đề dẫn của tôi trong cuốn sách ấy, trong đó có tiêu chí về thơ mà bạn vừa nói đến, tất nhiên là từ “khác thường” hiểu THEO CHIỀU MỸ CẢM. Tôi nghĩ, dù thời gian trôi đi, tiêu chí ấy vẫn nguyên giá trị.

PV: Nhưng nhiều tập thơ (nhất là ở các địa phương) được in ra nhìn chung là có sao viết vậy, hình ảnh câu chữ rất “bình thường”, tiêu chí “khác thường” sao còn phù hợp nữa?

NVT: Nếu một bài thơ mà “có sao viết vậy” thì là văn vần chứ không phải thơ, nó chỉ giống như thơ mà thôi.

PV: Ông có thể cho bạn đọc biết rõ hơn về sự khác nhau giữa thơ và văn vần?

NVT: Tôi gọi văn vần là chỉ chung những bài “giống như thơ” nhưng gần với ca dao, hò vè, tấu, diễn ca hơn là thơ. (Ca dao, hò vè, tấu, diễn ca… là những thể loại văn học mà đa phần có nguồn gốc từ thời chưa có văn học viết).

http://vanvn.net/tu-doi-vao-van/phan-biet-tho-va-van-van/1814

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

NHỮNG CHIẾC LÔNG VŨ CỦA EMILY DICKINSON & “THƠ TRÍ TUỆ” VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI - Phạm Đức Nhì


               
                                Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


Vài Nét Về Emily Dickinson

Nhà thơ Emily Dickinson sinh ngày 10/12/1830 tại Amherst, Massachusetts, USA. Sau khi học 7 năm ở Amherst Academy bà vào học tại chủng viện Mount Holyoke một thời gian ngắn rồi trở về nhà ở Amherst, sống đời biệt lập. Bà chưa từng lập gia đình, tự giam mình trong phòng riêng, không thích và luôn tránh né giao tiếp, gặp gỡ.  Mọi quan hệ của bà với bạn bè, người quen biết hầu như đều qua thư từ.              

Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2020

THĂM LẠI VƯỜN XƯA - Phạm Đức Nhì


   


SÀI GÒN ĐAU

Em yêu Sài Gòn, vì nơi đó có một người đau
một người mất những vàng son quá khứ…
sông cạn gió
đường cạn dần cây lá
mà mắt anh không cạn những mùa xưa!

Sài Gòn của anh
một thời Công Lý
một thời Tự Do
Sài Gòn của một thời Thương Xá
em bước qua, ngơ ngẩn mắt quê mùa

Một thời của anh – em chưa trải nắng mưa
chưa vào kho sách cũ
chưa nỗi nhớ thắt lòng
chưa vướng một niềm riêng
không có tình yêu, Sài Gòn như đất trống
như câu thơ lạc vận chẳng neo hồn (1)

Không giữ lại dáng hình xưa được nữa
Sài Gòn đau ngơ ngác buổi em về
anh ở đâu những ngày cây lá đổ
có đợi chờ bàn tay nắm sẻ chia?

Có chờ nghe em nói giữa ngàn khuya
xa xót lắm những thờ ơ đã lỡ
Sài Gòn đau … Sài Gòn đau … anh ơi, thêm một miền tiếc nhớ
thêm một lần lặng đắng để thầm thương…

                                                                    Đinh Thị Thu Vân

Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020

“I AM NOT YOURS”, DẤU HIỆU CỦA MỘT CUỘC TÌNH TAN VỠ - Phạm Đức Nhì


          
                      Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


“I AM NOT YOURS” - DẤU HIỆU CỦA MỘT CUỘC TÌNH TAN VỠ

Lời Nói Đầu

Vào 2 thập niên đầu của thế kỷ 20, trong khi phụ nữ Việt Nam đang phải đeo trên cổ cái gông “tam tòng tứ đức” của đạo Khổng, phải chấp nhận sống cảnh “chồng chúa vợ tôi”, thì ở Mỹ Sara Teasdale cũng đã phải đau đớn thốt lên với người đàn ông mình yêu: “Em không phải là vật sở hữu của anh” (I Am Not Yours).

Dĩ nhiên, nếu không nhờ tài thơ của tác giả thì dù ý tưởng có hay, có cấp tiến đến đâu chăng nữa I AM NOT YOURS cũng không thể “sống lâu lên lão làng” và còn được người yêu thơ ở Mỹ (và cả trên thế giới) yêu mến và trọng vọng đến ngày hôm nay.

Xin chia sẻ đến những người yêu thơ Việt Nam, đặc biệt là chị em phụ nữ, tâm tình của một nữ sĩ người Mỹ đầy cá tính.

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2020

“CÁI NHÌN”, MỘT BÀI THƠ TÌNH DỄ THƯƠNG - Phạm Đức Nhì


             
                      Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


 “CÁI NHÌN” - MỘT BÀI THƠ TÌNH DỄ THƯƠNG
                                                                     Phạm Đức Nhì

Một số bạn yêu cầu tôi bình vài bài thơ của Mỹ. Tôi đang tra cứu để bình một bài thơ nổi tiếng của một nữ sĩ tài năng.

Để các bạn yêu thơ Việt Nam quen dần với việc hiểu nghĩa và “bắt” ý tứ của một bài thơ ngoại quốc, tôi xin giới thiệu một bài thơ tình ngắn có tựa The Look (Cái Nhìn) của Sara Teasdale.

THE LOOK
by Sara Teasdale

Strephon kissed me in the spring,
Robin in the fall,
But Colin only looked at me
And never kissed at all.
Strephon's kiss was lost in jest,
Robin's lost in play,
But the kiss in Colin's eyes
Haunts me night and day.

Dịch sát nghĩa:

CÁI NHÌN

Strephon hôn tôi vào mùa xuân
Robin vào mùa thu
Nhưng Colin chỉ nhìn tôi
Và không bao giờ hôn

Nụ hôn của Strephon lạc mất trong câu nói đùa
Của Robin lạc mất trong cuộc chơi
Nhưng nụ hôn trong mắt Colin
Đêm ngày ám ảnh tôi.

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2020

CÓ ĐÚNG LÀ “VĂN CHƯƠNG CÀNG HAY CÀNG XA SỰ THẬT”? - Phạm Đức Nhì


             
                      Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


Lời Nói Đầu
           
Trong thời gian tra cứu để viết lời bình cho bài thơ Tan Vỡ của nhà thơ Dư Thị Hoàn tôi đọc được bài viết “Dư Thị Hoàn: Từng Có 'Tan Vỡ' Gây Chấn Động, Xuất Hiện Sau 10 Năm Đi Tu.” (1)

Trong bài viết có đoạn:
Ba năm trước, Dư Thị Hoàn tổ chức lễ “rửa tay chậu vàng”, có nhiều bạn bè văn chương chứng kiến, tuyên bố không viết, không tham gia văn đàn.
Trong một cuộc phỏng vấn, nhà thơ chia sẻ, thực ra quyết định “bẻ bút” có từ trước đó, khi bà đọc được câu “Văn chương càng hay càng xa sự thật”.

Vì là người làm thơ và bình thơ nên trong bài viết này tôi sẽ chỉ đề cập đến khía cạnh thơ của câu nói trên. Các thể loại văn học khác xin mời những cao nhân có kiến thức và kỹ năng thích hợp lên tiếng.

Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2020

“ÔNG ĐỒ”: NHỮNG BỨC TRANH THƠ - Phạm Đức Nhì





         “ÔNG ĐỒ”: NHỮNG BỨC TRANH THƠ

             
 Bài thơ Ông Đồ được đăng năm 1936 trên báo Tinh Hoa lúc tác giả của nó, Vũ Đình Liên, mới 23 tuổi. Ông là người theo tân học, đậu Tú Tài năm 1932 (lúc 19 tuổi). Nhờ khả năng quan sát sắc bén ông đã sáng tác được bài thơ mà theo Hoài Thanh: “Theo đuổi nghề văn mà làm được một bài thơ như thế cũng đủ. Nghĩa là đủ lưu danh với đời.”
                                                                          (Thi Nhân Việt Nam)

Hoài Thanh đưa ra những lời khen ngợi trên và đã chọn đưa vào tuyển tập Thi Nhân Việt Nam chứng tỏ bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên, dưới cái nhìn của đôi mắt thơ có nội lực sung mãn vào hạng nhất thời bấy giờ, được đánh giá rất cao.

ÔNG ĐỒ

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

                     Vũ Đình Liên

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2019

BÀI THƠ ‘GÁNH HÁT’ CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN VÀ NHỮNG CẢM NHẬN


       
                   Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến


GÁNH HÁT

Ngẩng mặt lên anh
Quệt nước mắt đi anh
Dừng thôi mấy trò “con hát”
Đời vốn đủ đắng cay mặn chát
Nếm cả đi anh để thấu hiểu lẽ đời
Đừng đắp điếm nụ cười
Đừng ép niềm tin đem tráo đổi
Chẳng phải quan tham
Chẳng cố phạm sai lầm
Hà tất ngán mặt sắt đen sì xét xử
Hà tất khiếp lòng người giận dữ
Chẳng sợ làm ma trong tù
Chẳng sợ tòa tuyên án tử
Ngẩng đầu lên để không thẹn sống hèn.

Thôi nín đi mấy anh mấy chị
Thương vay khóc mướn thế đủ rồi
Bữa sáng người ta ăn
Bằng cả tháng nhà đông con không
                         cần chi tiêu tằn tiện
Chai rượu người ta uống
Hơn tháng đẫm lưng mồ hôi đám người lao động
Người ta ở nhà lầu
Người ta đi xe hơi
Con cái ngông nghênh tiêu tiền chẳng phải nghĩ
Tiền ở đâu ra
Của ông của cha
Hay thiên hạ xót nghèo đã nhón tay “lại quả”.

Đúng sai đã có quan tòa
Anh hãy ngẩng cao đầu
Thử một lần làm đấng trượng phu
Và đám mấy người kia
Đâu cần rủ nhau khóc mướn

Hà Nội, sáng 16 tháng 01.2018
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2019

CÁI TỘI KHÔNG CÀI LẠI KHUY ÁO NGỰC - Phạm Đức Nhì


        


TAN VỠ

Mở ngăn kéo rồi anh bỏ ngỏ
Bút viết xong không đậy nắp bao giờ
Ôi anh yêu, lơ đãng đến là
Con nai rừng của em...

Tất cả rồi dễ qua đi, qua đi
Chúng mình sẽ thành vợ thành chồng
Nếu không có một lần...
Một lần như đêm nay

Sau phút giây
Êm đềm trên ghế đá
Anh không cài lại khuy áo ngực cho em

            (Dư Thị Hoàn, tập thơ Lối Nhỏ)

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2019

LẠI THÊM HAI ĐÓA HOA HỒNG - Phạm Đức Nhì


           
                      Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


           LẠI THÊM HAI ĐÓA HOA HỒNG
                                                Phạm Đức Nhì

Nhắc Lại Chuyện Văn Chương Trên Facebook

Trò chơi văn chương trên FB khác với các trang web văn học trên Internet. Nơi đây tác giả và độc giả thuộc đủ mọi thành phần, thượng vàng hạ cám. Việc góp ý, bình luận trên FB rất dễ dàng. Miễn bạn giữ thái độ lịch sự, hòa nhã thì dù bình luận của bạn có “chưa tới”, dở ẹc hoặc “trật bàn đạp” cũng đều được đón nhận một cách vui vẻ.

Những bài viết về thơ của tôi nhận được khá nhiều bình luận như vậy. Nhưng bên cạnh đó cũng có những bình luận nội lực văn chương sung mãn, thổi vào bài viết một luồng gió mới tươi mát, đưa ra một phương cách mới để nhìn nhận vấn đề một cách sâu sắc.
              

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2019

LAN MAN VỀ CA KHÚC “VÀ TÔI CŨNG YÊU EM” CỦA ĐỨC HUY - Phạm Đức Nhì


           
                        Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì

LAN MAN VỀ CA KHÚC “VÀ TÔI CŨNG YÊU EM” CỦA ĐỨC HUYMột Bình Luận Độc Đáo


Dưới bài viết Lỗi Kỹ Thuật Trong Hai Bản Nhạc Của Đức Huy của tôi trên Facebook (Tủ Sách Thi Văn Việt) có một bình luận như sau:
Theo em, cảm nhận của mỗi người ở mỗi tầng khác nhau. Trong mỗi tầng lại có nhiều ngăn khác nhau, nghĩa là góc nhìn. Vậy nên, nhiều người sẽ có góc nhìn đơn giản, người khác lại có góc nhìn nghiêm khắc. Người hiểu biết nhiều lại càng nghiêm khắc hơn.
Từ lâu, khi 2 bài hát này ra đời, đại đa số người yêu dòng nhạc này đều yêu và “chấp nhận”, chứ không phải bị “đầu độc”.
Thuyết nhà Phật cũng cho rằng: “Đời tương đối mà!”
Bản thân em, dù rất yêu mến anh qua bao nhiêu bài bình, nhưng lần này em đứng về phía Đức Huy. Muốn yêu dài lâu, yêu đậm sâu, yêu nồng nàn, yêu chứa chan..... cũng chỉ là một cách dành tình cảm hết lòng cho đối phương.
Em chúc anh luôn khoẻ và cũng rất mong đọc được nhiều những lý lẽ của anh trong chuyện này để em có dịp nâng tầng cảm nhận của mình. (1)

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2019

LỖI KỸ THUẬT TRONG HAI BẢN NHẠC CỦA ĐỨC HUY - Phạm Đức Nhì


           
                        Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


LỖI KỸ THUẬT TRONG HAI BẢN NHẠC CỦA ĐỨC HUY

Ăn Sáng Và Nghe Nhạc

Đang ăn sáng ở một quán bình dân, trong khu rất đông người Việt thuộc giới thợ thuyền gần Houston thì băng nhạc của quán phát ra tiếng hát của Đức Huy. Anh hát bản Yêu Em Dài Lâu do chính anh sáng tác. Bản nhạc có điệp khúc cũng được dùng làm đoạn kết:

Anh muốn yêu em dài lâu
Anh muốn yêu em đậm sâu
Anh đã thương em từ lâu
Anh muốn yêu em dài lâu. (1)

Nghe xong bản nhạc, 2 bạn trẻ bàn bên cạnh có trao đổi ngắn như sau:
“Sao tao nghe câu ‘Anh muốn yêu em đậm sâu’ có cái gì đó kỳ kỳ; hình như 2 chữ ‘đậm sâu’ sượng quá.”

Ờ! Tao cũng thấy vậy. “Yêu đậm sâu” có vẻ không ổn về ngữ pháp. Nhưng bản nhạc hay thì chút “sượng” đó cũng chỉ như “cộng rác”, mày để ý làm gì cho mệt.
Tôi cũng nhận thấy ngay điều ấy, nhưng là “kẻ xa lạ” nên không tiện góp chuyện.

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2019

ĐÓA HOA HỒNG CHO NGƯỜI BÌNH THƠ - Phạm Đức Nhì


           
                       Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


ĐÓA HOA HỒNG CHO NGƯỜI BÌNH THƠ
                Từ Một Bình Luận Trên Facebook

Mới đây, dưới bài viết Hồn Thơ Và Cảm Xúc (1) của tôi trên Facebook có hai bình luận của Vân Anh; đúng ra là một bình luận được chia làm hai phần - phần đầu là 4 câu thơ và phần sau có vẻ như là lý do chị đã viết 4 câu thơ đó.

Dưới đây là nguyên văn bình luận:

Không là dòng chảy trong mương
Không là sóng cả đại dương thăng trầm
Người – êm ái mạch nước ngầm
Chảy trong tôi suốt tháng năm vụng về.

Cám ơn anh Nhì Phạm.
Bài viết của anh thật thú vị. Em cũng từng nguệch ngoạc đôi dòng nhưng vẫn chưa thấy dáng dấp thơ trong đó. Đọc bài viết của anh và ngộ ra khá nhiều lỗ hổng trong những dòng nguệch ngoạc của mình.

Tôi trả lời:

Cảm thấy vui khi đọc những dòng "tự thú" của em. Ít ra là bài viết của anh đã có ích cho một người. Rất Yêu Quý em, Vân Anh ạ.
Bốn câu thơ của em hay lắm. Hôm nào có hứng sẽ có mấy dòng "chọc phá" em.

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2019

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN CỦA ANH NGHIÊM ANH CHU - Phạm Đức Nhì


          
                       Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


      TRẢ LỜI BÌNH LUẬN CỦA ANH NGHIÊM ANH CHU
                                                                               Phạm Đức Nhì

 Bình Luận Của Anh Nghiêm Anh Chu

Trong bài viết Bàn Về Chữ “Buông” Của Trịnh Công Sơn Trong “Để Gió Cuốn Đi” của tôi anh Nghiêm Anh Chu có bình luận như sau:
Nhạc, nhất là nhạc VN, nó cũng như tình yêu. Ta chỉ có thể cảm nhận được mà ko thể lí giải được.

Trên trời có đám mây xanh
Có con ngựa bạch chạy quanh gầm trời
Đôi ta muốn lấy nhau chơi
Cái duyên ko buộc thì trời chẳng xe
Mà cái duyên đã buộc thì trời xe ngay vào...

Quan họ Bắc Ninh hay chèo Bắc Bộ, Lí Nam Trung Bộ là một thứ nước Cam Lồ, một thứ rượu thần tiên mê hoặc say đắm lòng người biết bao thế hệ.

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2019

LƯƠNG CHÂU TỪ - RƯỢU VÀ NỖI SẦU CHINH CHIẾN - Phạm Đức Nhì


          
                       Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


LƯƠNG CHÂU TỪ - RƯỢU VÀ NỖI SẦU CHINH CHIẾN

“Lương Châu” Và “Từ” 

Lương Châu nay thuộc tỉnh Cam Túc, giữa Lan Châu và Vũ Uy, trước đây là nơi hàng bao thế kỷ người Hồ và người Hán đánh nhau. Lương Châu Từ là một điệu hát cổ nói về chuyện trận mạc biên ải. Những điệu hát cổ như: Thượng Chi Hồi, Chiến Thành Nam, Thương Tiến Tửu, Quân Mã Hoàng, Viễn Như Kỳ, Hoàng Tước Hành, Lạc Mai Hoa, v.v... được các thi nhân thời trước lấy làm đầu đề để sáng tác. (thivien.net/Vương-Hàn/Lương-Châu-từ-kỳ-1/poem) (1)

Từ, nói chung, là một khúc nhạc. Có rất nhiều điệu Từ. Mỗi điệu có một từ phổ, tác giả phải tìm những chữ thích hợp về thanh âm với công thức từ phổ để điền vào. Sáng tác Từ còn gọi là Điền Từ.
 Như vậy, có thể nói Lương Châu Từ là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, luật bằng, vần bằng được tác giả khéo léo điền vào ăn khớp với một từ phổ của xứ Lương Châu. Đo đó, Lương Châu Từ còn được gọi là Khúc Hát Lương Châu.
Với thơ thất ngôn tứ tuyệt thì “nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh”. Tuy nhiên, khi điền từ thì “nhất tam ngũ” nhiều khi cũng không được “bất luận” mà phải “uốn mình” cho hợp với thanh âm của công thức từ phổ.
Đây là bài bình thơ nên tôi chỉ bàn đến khía cạnh văn chương – nghĩa là sẽ đối xử với Lương Châu Từ như một bài thơ. Còn lãnh vực âm nhạc xin mời các cao nhân khác.

LƯƠNG CHÂU TỪ

Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.

                   VƯƠNG HÀN (1)

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2019

“SAY ĐI EM”, MỘT BÀI THƠ “TỚI BẾN” – Phạm Đức Nhì


   
                                   Thi sĩ Vũ Hoàng Chương

     
        “SAY ĐI EM”, MỘT BÀI THƠ “TỚI BẾN” 
                                                        Phạm Đức Nhì

Tôi không nhớ đã “quen biết” bài thơ Say Đi Em của Vũ Hoàng Chương ở đâu và khi nào. Nhưng trong danh sách những bài thơ hay để giới thiệu với độc giả thì nó đứng đầu. Đọc để cảm thì sao cũng được – đó là “cái riêng” của mỗi người khi đọc thơ, những người khác ít ai dám xía vào. Nhưng bình thơ thì phải có khen chê - phải có một quan niệm về thơ để làm chỗ dựa cho sự khen chê đó. Mỗi lời khen, tiếng chê - ngoại trừ cái hay, dở của ngôn ngữ thơ - đều phải có lập luận để giải thích, và nếu bị phản bác, để bảo vệ nó.

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2019

ĐỌC BÀI THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THỤY - Phạm Đức Nhì


       
                      Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


       ĐỌC BÀI THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THỤY

NGHIÊNG

Ai từng chao nghiêng
Chắt lắng hết hương mê
Chừ hoài niệm
Len lỏi ngoằn ngoèo trong ký ức
Tình xưa hẹn ước
Chông chênh rơi mất ánh trăng thề?

                                        La Thụy

Tứ thơ chỉ là một câu hỏi của tác giả “Có ai từng đang ngắm trăng, hồn bỗng chao nghiêng, hương mê lắng đọng, tình xưa hẹn ước, kỷ niệm hiện về, để cuối cùng trời đất cũng chao nghiêng, ánh trăng thề chông chênh rơi mất, chỉ còn ta với những bóng hình xưa?”

Với tôi, La Thụy làm thơ đều tay và chắc tay. Đọc một số thơ anh tôi có cảm tưởng anh “thích” lối dàn quân của Thơ Mới... Nhưng không hiểu sao mấy bài sau này trên VNQT (Hòn Chồng, Mẹ) anh đã mạnh dạn thay đổi số chữ trong câu. Đặc biệt đến bài Nghiêng thì anh lại nổi hứng bứt phá hết những sợi dây trói buộc của thơ truyền thống và Thơ Mới.

Có lẽ khi “chao nghiêng” tâm hồn thi sĩ đang bồng bềnh chơi vơi ở một nơi xa nào đó - đủ xa để “quên hết lời em dặn dò”, ở đây là quên hết luật tắc của thơ và “rơi mất ánh trăng thề”. Nhưng chẳng phải quên như vậy lại là cái hay hay sao?

Có thể nói Nghiêng của La Thụy là bài thơ phá hết mọi lề luật - chỉ giữ lại chút vần. Vần không chỉ thoang thoảng rất vừa độ ngọt mà vị ngọt cũng khác lạ. Không phải cái ngọt bình thường của đường mía hay đường thốt nốt mà hình như là vị ngọt của mật ong nguyên chất từ chốn rừng sâu núi thẳm.

Cách ngắt dòng, dàn trận của Nghiêng, theo tôi cũng rất tuyệt, chứng tỏ tác giả đã nắm trong tay toàn quyền tự do sắp xếp, điều khiển đội quân chữ nghĩa của mình. Chữ “mê” đang lơ lửng trong không gian; “Chừ hoài niệm”“Tình xưa hẹn ước” nên đọc khe khẽ, hơi lướt qua để câu “len lỏi ngoằn ngoèo trong ký ức” được sóng đôi với câu kết “Chông chênh rơi mất ánh trăng thề”. (Cả 2 câu đều 7 chữ). Chữ “mê” đang thơ thẩn đợi chờ, thấy bóng chữ “thề” ở cuối đường, chạy bay lại như gặp người tình trong mộng. “Mê” “thề” ôm ghì chặt nhau trong niềm hạnh phúc vô biên.
Người đọc nào đọc hết bài thơ mà không lây cái niềm hạnh phúc ấy!

Một đặc điểm nữa của Nghiêng là sự cô đọng. Bài thơ chỉ có 30 chữ, nhưng để “tóm tắt” đại ý của tứ thơ tôi đã phải “gói gọn” trong 45 chữ. Sức nén của ngôn ngữ thơ trong Nghiêng thật đáng nể.
Cảm xúc từ tầng 1 (câu chữ) và tầng 2 (thế trận) - đặc biệt là tầng 2 - khá mạnh. Độc giả thật sảng khoái khi bài thơ – lúc ấy cũng là bản nhạc – đi đến giai kết hoàn toàn (cadence parfaite). Chữ “thề”, có âm vang của chữ “mê” trợ lực, trở về chủ âm hết sức ngọt ngào. Vì bài thơ quá ngắn, có cảm xúc ở tầng 3 nhưng rất nhẹ.

Tóm lại, Nghiêng là bài thơ ngắn, ngắn nhưng hoàn chỉnh. Thi ảnh đẹp, thi pháp mới lạ, Chỉ thế thôi cũng đủ làm thi sĩ nở mày, nở mặt với đứa con tinh thần của mình. Hy vọng La Thụy nhận ra thế mạnh từ thi pháp của Nghiêng để khi có tứ thơ hay, cảm xúc dạt dào sẽ cho ra đời những bài thơ bề thế hơn. Và dĩ nhiên, còn hay hơn nữa.

                                                                             Phạm Đức Nhì

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2019

NGHE VÀI CA SĨ HÁT “ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI” - Phạm Đức Nhì


    
                      Tác giả Phạm Đức Nhì

NGHE VÀI CA SĨ HÁT “ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI”

Lời Nói Đầu

Trong thời gian viết bài Bàn Về Chữ “Buông” Của Trịnh Công Sơn Trong “Để Gió Cuốn Đi” (1), để có thể thấm và phần nào hiểu ý của nhạc sĩ, tôi đã vào Google nghe đi, nghe lại bản nhạc được nhiều ca sĩ khác nhau hát. Với bài viết ngắn này tôi không có ý định bàn đến sự hay dở của chất giọng cũng như khả năng thể hiện của ca sĩ mà chỉ bàn đến hai trường hợp thay đổi lời ca và vài trường hợp chọn cách kết thúc bản nhạc hơi khác thường. Mục đích để tìm hiểu xem là làm như vậy ca sĩ đã đến gần hay đi xa - thậm chí “đi lạc” – ý chính của bản nhạc.
Do chỉ chọn một số ca sĩ rất ngẫu nhiên khi gõ “để gió cuốn đi” trên Google, những ca sĩ khác, cũng ở vào trường hợp tương tự nhưng không được (bị) chọn là ngoài ý muốn của người viết.