BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn PHAN CHÍNH. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn PHAN CHÍNH. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2020

BÌNH THUẬN TRONG HÀNH TRÌNH MỞ ĐẤT - Phan Chính


          


      BÌNH THUẬN TRONG HÀNH TRÌNH MỞ ĐẤT
                                                                                  Phan Chính

Có lẽ địa danh Bình Thuận xuất hiện sớm nhất vào năm Đinh Sửu (1697), lúc ấy là một phủ của trấn Thuận Thành, sau khi Hiển Tông Hiếu Minh hoàng đế sai Chưởng cơ Nguyễn Hữu Kính dẹp được nạn loạn vua Chiêm Bà Tranh và chiếm được phần đất cuối cùng của Champa từ Phan Rang đến xứ Chân Lạp. Thời vua Gia Long đặt dinh Bình Thuận, rồi đến Minh Mạng thứ 4 (1823) đặt lại phủ Bình Thuận có 2 huyện An Phước và Hòa Đa. Trong quảng thời gian gần 130 năm đó, Bình Thuận qua nhiều lần thay đổi cấp hành chính dinh, trấn, phủ bao gồm một phần đất của Ninh Thuận, Lâm Đồng và phía nam Tây nguyên.

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2020

LA GI, ĐỘNG TRẮNG BÊN CỬA BIỂN BA ĐĂNG - Phan Chính


           


           LA GI, ĐỘNG TRẮNG BÊN CỬA BIỂN BA ĐĂNG

         Dọc dài 28 km bờ biển thị xã La Gi còn lạc lõng một phần đất rộng khoảng năm mươi mẫu nhưng được thiên nhiên ban tặng cho một cảnh quan lạ lẫm và thơ mộng. Ba phía là bờ biển hoang sơ và đồi cát cao nghiêng bóng xuống dòng sông đầy cây xanh quyến rũ. Đó là Động Trắng, một địa danh gắn liền với bao truyền thuyết và lưu dấu cư dân ngày xưa, nằm bên bờ tả ngạn cửa tấn Ma Ly (Sông Phan) và phía hữu ngạn là làng chài Ba Đăng (thôn Hiệp Thành, xã Tân Hải). 

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2020

BÌNH THUẬN, MỘT THỜI CÁC LÁI GHE BẦU ! - Phan Chính





       BÌNH THUẬN, MỘT THỜI CÁC LÁI GHE BẦU !
                                                                                   Phan Chính

        Đất nước ta có lợi thế bờ biển dọc dài từ Bắc vào Nam. Trong đó Bình Thuận cũng có chiều dài 192km. Lịch sử hình thành cư dân, khai khẩn đất hoang cũng khởi đầu từ đầu thế kỷ 18 với những chiếc ghe bầu đưa lưu dân xuôi nam làm nên xóm làng và ngược lại cung cấp hàng hóa, thực phẩm cho đất kinh đô. Nhưng được biết đến vai trò ghe bầu đắc dụng hơn là dưới thời Nguyễn Ánh đã có trong tay 235 ghe bầu và khoảng 500 chiến thuyền, lập ra những đội “trường đà” hùng hậu có mặt trên biển đông giáp với Hoàng Sa, Trường Sa và hoạt động chài lưới xa bờ dài ngày. Không những riêng cho khả năng quân sự mà trong thương mại ghe bầu còn là phương tiện vận chuyển, chuyên chở hàng hóa, lương thực hiệu quả nhất. Ghe bầu ở nước ta có lai lịch của thuyền buồm gốc Chăm- Mã Lai, cách đọc do biến âm từ “gay” (ghe thuyền) và “prau” (thuyền buồm), rồi người Việt đọc từ pràu thành bầu. Người dân miền Trung thiết kế ghe bầu theo kiểu dáng ghe prau với loại lâm đặc sản thích hợp và nguyên liệu mủ chai, dầu rái… khá phổ biến ở địa phương. Bởi ảnh hưởng đó mà dễ phân biệt thuyền miền Bắc khác với ghe phía Nam qua cánh buồm.



Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020

THUYỀN THÚNG TRÊN BỜ BIỂN LA GI - Phan Chính


                


        THUYỀN THÚNG TRÊN BỜ BIỂN LA GI
                                                                        Phan Chính

        Dọc dài bờ biển 28 km của thị xã La Gi (Bình Thuận) vẫn tồn tại các bến thuyền thúng nằm trên bãi ngang ở Cam Bình, Hồ Tôm, Tân Long, Bàu Dòi, Ba Đăng… Nhưng tập trung nhiều nhất là bến Bàu Dòi (Tân Tiến) và Cam Bình (Tân Phước) với gần 600 chiếc. Mùa bấc rồi chuyển sang giêng, biển động mạnh, thuyền máy đánh khơi xa phải nằm chờ, thì nghề thuyền thúng lại đắc dụng với mặt nước biển gần bờ bằng lưới nậu, lưới rê vài sải tay. Với mùa giêng này loài cá nhiều nhất chạy ngoài chân sóng là cá ve, cá trích, cá đục, cá hanh, cá đối… Riêng ở Tam Tân thì có giống tôm bạc với chất thịt chắc đậm nhưng nay gần như biệt dạng. Thời gian thuyền thúng tung lưới vào buổi chập sáng đến khi mặt trời lên thì kéo thúng lên bờ. Ở bãi Cam Bình khác hơn các nơi là dùng xe bò một con ra bãi biển, tháo dây ách bò, hạ thùng xe để đẩy thúng lên đưa vào mô cát cao. Nhiều con bò quanh năm quen với đất ruộng vậy mà tỏ ra thành thạo, chỉ một thao tác hất sừng cho càng xe đặt vào cổ rất nhẹ nhàng. Cái cảnh thường thấy trước đây là phải bốn năm ngư phủ ra sức hì hục choàng dây đai nhấc bổng thúng chuyển lên bờ xa hàng trăm bước.


Thứ Tư, 19 tháng 2, 2020

SÔNG DINH, DÒNG SÔNG MUÔN THUỞ - Phan Chính


          

          SÔNG DINH, DÒNG SÔNG MUÔN THUỞ
                                                                            Phan Chính

          Sông Dinh ở La Gi xuất phát từ Núi Ông thuộc huyện Tánh Linh, chảy qua huyện Hàm Tân, nhưng đoạn ngang qua phần đất thị xã La Gi khoảng 6 km rồi trổ ra cửa biển để hòa vào đại dương mênh mông. Sách xưa mô tả sông La Di phát nguồn từ phía tây huyện Tuy Lý 70 dặm, đầu nguồn từ động Mọi và hợp lưu các khe suối núi Chà Cố chảy đến xứ Bồn Bồn rồi tuôn ra cửa biển La Di/La Gi. Thực ra tên gọi Sông Dinh không những ở La Gi, Bình Thuận mà còn có ở nhiều nơi như Phú Yên, Ninh Thuận, Quảng Bình, Bà Rịa-Vũng Tàu… lại gắn với truyền thuyết rất riêng. Qua các nhà nghiên cứu văn hóa Chăm, cho rằng đối với người Chăm xưa thường gọi những đoạn sông chảy ngang hoặc hướng về khu cư dân đông đảo, nơi có thờ các thần linh với nguyên từ là “nau-ding”, từ chữ Ding phát âm là “Tìng”, người Việt phiên âm thành Dinh, để tương ứng với nghĩa là nơi thờ thần linh ở những địa bàn cư dân tập trung. Sông Dinh ở La Gi còn gọi là sông La Di như trong sách Đại Nam nhất thống chí triều Nguyễn có ghi chép.

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2019

BUỔI ĐẦU CỦA NGÔI TRƯỜNG BA THẾ HỆ - Phan Chính





     BUỔI ĐẦU CỦA NGÔI TRƯỜNG BA THẾ HỆ

Sau hiệp định Genève năm 1954, khu căn cứ kháng chiến La Gi-Hàm Tân tuy là một quận lỵ thuộc tỉnh Bình Thuận nhưng còn hoang sơ, đồng không mông quạnh, rừng già giáp với xóm làng. Dân hồi cư tập trung ven sông Dinh và phần đất huyện đường Hàm Tân ngày xưa. Cuối năm 1956, dưới chế độ VNCH tỉnh Bình Tuy chính thức thành lập nhưng hơn một năm sau các cơ sở bộ máy mới xây dựng xong và đưa vào hoạt động, trên khu vực đất trung tâm hành chánh thị xã La Gi ngày nay. Cùng lúc ngôi trường Trung học Bình Tuy ra đời với niên khóa đầu tiên 1958-1959, đặc biệt là chỉ có một lớp Đệ Thất duy nhất - tức lớp 6 bây giờ, gồm 31 học sinh vừa thi lấy bằng Tiểu học được tuyển vào. Tuổi tác có người đã 15-16, vì đây là vùng đất vừa ra trải qua cuộc kháng chiến trường kỳ. Đây cũng là năm thi tốt nghiệp Tiểu học lần đầu ở La Gi-Hàm Tân, trước đó phải ra Phan Thiết và các xã chỉ có trường sơ cấp đến lớp Nhất mà thôi. Trường có 3 phòng học, sát với một trường Tiểu học liên xã vì có xã không có trường do không đủ số học sinh. Xung quanh trường vẫn còn những cụm rừng nguyên sinh, những gốc cây dầu lông đến hai vòng tay ôm và trước mặt trường là một đầm nước mọc đầy cây tràm trổ hoa thơm ngát.


Thứ Hai, 22 tháng 10, 2018

CHUYỆN XƯA MÙA LỄ HỘI - Phan Chính

Trong 3 ngày (22 – 24/10), tại Dinh Thầy Thím, xã Tân Tiến, thị xã La Gi sẽ diễn ra Lễ hội Văn hoá du lịch Dinh Thầy Thím năm 2018. Lễ hội nhằm tưởng nhớ công đức Thầy Thím và là hoạt động gắn với kỷ niệm 23 năm Ngày Du lịch Bình Thuận (24/10/2018). Đây là một trong 5 lễ hội lớn của địa phương và được tỉnh Bình Thuận chọn là lễ hội phục vụ phát triển du lịch.
Xin mời quý bạn đọc bài viết CHUYỆN XƯA MÙA LỄ HỘI của tác giả Phan Chính

       

           CHUYỆN XƯA MÙA LỄ HỘI
                                             Phan Chính

           Dường như ở vùng đất biển La Gi vào những ngày lễ hội văn hóa Dinh Thầy Thím (La Gi, Bình Thuận) có sự chuyển động rõ nét hơn khi khắp ngõ đường rực rỡ sắc màu cờ phướn và những lượt xe ô tô từ các nơi qua lại rộn ràng. Có vẻ như khác thường với một không gian đất trời lởn vởn những áng mây bay trầm mặc sắc thu xanh. Tôi nhận ra nay là những ngày giữa tháng chín ta ở La Gi vẫn còn bất chợt những cơn mưa cuối mùa của thời tiết miền đông Nam bộ. Trong tôi vẫn không thể nào quên cảnh rừng hoang sơ ngày nào dù đang đi trên con đường nhựa phẳng phiu, hàng quán, bến xe nhộn nhịp bóng người ở ngảnh Tam Tân chẳng khác gì một góc phố thị thành.

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2018

HÒN BÀ, DANH THẮNG BỊ BỎ QUÊN ? - Phan Chính

Nguồn:
http://www.baobinhthuan.com.vn/van-hoa/hon-ba-danh-thang-bi-bo-quen-105818.html#.WrRKn7gWFuc.facebook

BT- Khái quát về thiên nhiên của thị xã La Gi (Bình Thuận) thì Hòn Bà trở thành một biểu trưng khá ấn tượng, khó nhầm lẫn với bất cứ vùng đất biển nào. Đó là một hòn đảo nhỏ quanh năm bao phủ màu xanh cây lá và giống như một con rùa khổng lồ, ngẩng cao đầu lên sóng bạc bơi về phương Nam. Cũng có người ví von, Hòn Bà như một nốt nhạc trên những làn sóng lung linh hay một dấu chấm than của một huyền thoại sử thi Thiên Y Ana- Bà Chúa Ngọc…

                HÒN BÀ, DANH THẮNG BỊ BỎ QUÊN ?

             
                                               Hòn Bà – La Gi

Năm 2012, tỉnh Bình Thuận quyết định xếp hạng Hòn Bà là Di tích danh thắng nhưng lại tiếp tục lãng quên dù cách xa bờ chừng 2 cây số. Hòn Bà không chỉ đẹp với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, mà còn gắn với một sự tích có gốc gác văn hóa Chăm từ phiến đá nguyên sơ mang hình ảnh Po Inư Nưga bà mẹ xứ sở, nhưng trong quá trình phát triển, hội nhập của cộng đồng người Việt thì trở thành Thiên Y Ana thánh mẫu. Cũng từ ấy người dân địa phương truyền tụng nhau về câu chuyện tình rất đẹp với hồi kết là cảnh ly tan với các địa danh Núi Ông (Tánh Linh), suối Nước Nóng (Bình Châu) và Hòn Bà, đậm chất nhân văn và tâm hồn Việt. Đó cũng là giá trị văn hóa độc đáo của di tích Hòn Bà.

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

LAN MAN BỜ NGẢNH TAM TÂN - Phan Chính


         

          LAN MAN BỜ NGẢNH TAM TÂN

          Đó là một đoạn bờ biển có cảnh quan đẹp. Cách xa bờ khoảng 50m nổi lên một cụm đá lô nhô như  đang khỏa mình với những làn sóng êm ả không ngớt dội vào. Ngảnh Tam Tân thuộc xã Tân Tiến cách trung tâm thị xã La Gi (Bình Thuận) khoảng 12 km. Đây cũng là địa danh nổi tiếng gắn liền với khu di tích Dinh Thầy Thím huyền thoại và nay đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch tâm linh kết hợp nghỉ dưỡng.

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2018

ĐỌC VÀ VIẾT LA DI HAY LA GI - Phan Chính


            


            ĐỌC VÀ VIẾT LA DI HAY LA GI

            Địa danh La Di, Hàm Tân đã có từ trước khi triều đình nhà Nguyễn đổi dinh Bình Thuận thành tỉnh gồm 2 phủ Hàm Thuận, Ninh Thuận và 4 huyện. Lúc ấy Hàm Tân chỉ là một làng thuộc tổng Đức Thắng, huyện Tuy Định rồi Tuy Lý (đổi từ huyện Tuy Định 1854), thuộc phủ Hàm Thuận. Sau đó, năm Thành Thái thứ 13 (1901) trích 2 tổng Cam Thang, Ngân Chử và một phần đất Tuy Lý để lập huyện Tánh Linh. Tại một dụ số của Duy Tân và được toàn quyền Pháp chuẩn y ngày 3.5.1916 thành lập Trung kỳ tách ra một tỉnh là Lâm Viên và lập thêm một số huyện mới, trong đó có Hàm Tân trên phần đất còn lại của Tuy Lý. Điều này cũng phù hợp qua ký ức của những người cùng thời và trên các văn tự hiếm hoi.

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2018

ĐẶC TRƯNG TÍNH CÁCH CON NGƯỜI LA GI, BÌNH THUẬN - Phan Chính

   
           

           ĐẶC TRƯNG TÍNH CÁCH CON NGƯỜI LA GI

           Ở một đô thị nhỏ như La Gi, quanh quẩn chỉ mấy con đường không khó để gặp mặt nhau tình cờ rồi trở thành thân thiết. Con Sông Dinh từ tiền kiếp là một phần đời sống thiên nhiên của thị xã này, nay khép nép giữa đôi bờ vườn cây xanh, những chòm dừa luống tuổi rồi trườn mình ra đến biển. Đâu đó, bóng chiều phai nắng làm mơ màng màu nước sông trôi để thức tiếng chim bìm bịp gọi cơn nước lên. Như một yếu tố quyết định của người xưa khi tụ hội quần cư, mở đất lập nghiệp là dựa vào một dòng sông để trên bến dưới thuyền và trải đất đón phù sa bồi đắp. Nghề biển cũng thuận, làm nông cũng trù phú. 

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2018

LA GI, DẤU TÍCH THỜI MỞ ĐẤT / XỨ ĐẠO TÂN LÝ ĐÃ 130 NĂM - Phan Chính


      
         
          LA GI, DẤU TÍCH THỜI MỞ ĐẤT

          Nét độc đáo của di tích Vạn Phước Lộc (thị xã La Gi) vừa là dinh vạn thiết chế tín ngưỡng dân gian thường thấy ở vùng biển nhưng lại cũng có đình thờ Tiền hiền- Hậu tổ theo tập tục thờ Thành hoàng bổn cảnh của người dân vùng nông thôn. Cho nên từ mối quan hệ thờ phụng đó, quyết định về xếp hạng di tích quốc gia của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vào năm 2012, công nhận di tích với tên gọi là “Đình và Vạn Phước Lộc”. Trong khuôn viên di tích có điện thờ thần Nam Hải. Trước khám thờ có tẩm thờ hàng trăm bộ ngọc cốt cá Ông được lưu giữ từ nhiều đời, trong đó có bộ xương lớn cá Ông (còn gọi là Ông Đại) có cách đây trên 200 năm.

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2018

HÒN BÀ, DẤU CHẤM THAN HUYỀN THOẠI! - Phan Chính


     
                             Hòn Bà, thị xã La Gi


      HÒN BÀ, DẤU CHẤM THAN HUYỀN THOẠI!

      Từ bờ biển La Gi (Bình Thuận) nhìn thấy đảo nhỏ Hòn Bà tựa như một con rùa khổng lồ đang chồm lên sóng hướng về phương nam. Đầu rùa là một tảng đá lớn nằm lẻ loi cạnh chân đảo. Rùa là một trong bốn hình tượng hoàn chỉnh của thuyết phong thủy (rồng, phượng, rùa, hổ) và “kim quy trấn khẩu” ngay của biển La Gi có thể luận ra cái thế hội tụ của sự che chở và an lành.

       

Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2018

DẤU XƯA TRÊN NGẢNH TAM TÂN - Phan Chính


         

          DẤU XƯA TRÊN NGẢNH TAM TÂN

          Đoạn bờ biển hình cánh cung dài khoảng 3 km nối từ ngảnh Tam Tân với Đồi Dương Tân Lý (xã Tân Bình, thị xã La Gi, Bình Thuận) có một địa hình rất đẹp, cặp theo là đồi cát và rừng dương xanh mượt mà, còn lưu giữ nét hoang sơ. Tại đây cũng gần 100 năm, đã trở thành nơi in dấu một sự kiện mang ý nghĩa đẹp về lòng yêu nước và tình người  trên  vùng đất heo hút lúc bấy giờ. Từ tập “Thi tù tùng thoại” của Huỳnh Thúc Kháng và những bài viết của nhà văn Nguiễn Ngu Í (1921-1979) đã khắc họa lại câu chuyện những người tù Côn Lôn vượt ngục và tắp vào bờ biển này năm 1917. Hồi ấy, nhà tù Côn Đảo (xưa gọi là Côn Lôn) chuyện vượt ngục đã khó nhưng vượt biển để vào đất liền là điều may rủi, hiếm ai sống sót. Trên chiếc bè tre kết bằng những sợi dây rừng, sáu người tù thả trôi theo sóng gió, chấp nhận dạt vào đâu rồi mới tính tiếp, miễn sao thoát khỏi ngục tù. Trong nhóm tù có Nguyễn Cửu Cai, Nguyễn Kim Đài, Nguyễn Đình Kiên là tù “quốc sự phạm” còn lại 3 người là tù thường phạm dân Lục tỉnh. Nguyễn Đình Kiên còn gọi là Tú Kiên hoạt động trong phong trào Đông Du bị thực dân Pháp bắt cầm tù đày ra Côn Đảo. Sau này Tú Kiên là bí thư kỳ bộ Tân Việt Nam kỳ, có những hoạt động tích cực ảnh hưởng đến phong trào cách mạng Bình Thuận.

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2018

LAGI, DẤU TÍCH THỜI MỞ ĐẤT - Phan Chính


     
          Người dân TX.La Gi vui mừng đón nhận 
          bằng chứng nhận di tích quốc gia đối với 
          đình và vạn Phước Lộc (sáng ngày 19/01/2013)

          LAGI, DẤU TÍCH THỜI MỞ ĐẤT

          Nét độc đáo của di tích Vạn Phước Lộc (thị xã La Gi) vừa là dinh vạn thiết chế tín ngưỡng dân gian thường thấy ở vùng biển nhưng lại cũng có đình thờ Tiền hiền- Hậu tổ theo tập tục thờ Thành hoàng bổn cảnh của người dân vùng nông thôn. Cho nên từ mối quan hệ thờ phụng đó, quyết định về xếp hạng di tích quốc gia của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vào năm 2012, công nhận di tích với tên gọi là “Đình và Vạn Phước Lộc”. Trong khuôn viên di tích có điện thờ thần Nam Hải. Trước khám thờ có tẩm thờ hàng trăm bộ ngọc cốt cá Ông được lưu giữ từ nhiều đời, trong đó có bộ xương lớn cá Ông (còn gọi là Ông Đại) có cách đây trên 200 năm.

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2018

RỪNG DẦU TÂN LÝ, CÂY ME TÂY TUỔI ĐẦU BÌNH TUY - Phan Chính


        

                         RỪNG DẦU TÂN LÝ

        Nay còn sót lại một cụm rừng nguyên sinh khoảng trên ba hecta loại cây dầu lông ở gần khu Mã Thánh, thuộc làng Tân Lý (Tân Bình- La Gi). Những cây cổ thụ loại dầu lông có đến tuổi trên trăm năm, chứng nhân sự biến thiên của một vùng đất đang chuyển dần đến ngưỡng cửa đô thị hóa. Dầu lông còn gọi là dầu rái, dầu bao, chò lông…có cây cao đến 40 mét, tán rộng và đường kính khoảng 80cm. Còn có loại cây dầu cát, lá nhỏ hơn dầu lông, mặt lá mịn trơn, thích hợp trên vùng đất cát. Người dân địa phương Tân Hải, Tân Thiện trước đây sống nghề khai thác dầu bằng cách khoét ở phần gốc của thân cây làm miệng lấy nhựa dầu để bán cho ngư dân đóng thuyền, phủ lên vật dụng tre mây. Cách quản lý ngày xưa bằng sự tự giác của người dân trong vùng, miệng dầu của ai nấy lấy, dù trong rừng vắng mà không trộm cắp của nhau. Có khi phải dùng vỏ cây tràm đốt lên để kích thích nhựa chảy ra nhiều hơn. Dầu lông là nguồn nguyên liệu đặc biệt và không thể thiếu của một thời chưa tiếp xúc với những điều kiện khoa học hiện đại.

Thứ Hai, 12 tháng 2, 2018

LA GI ĐẤT CỦA NGƯỜI TỨ XỨ - Phan Chính


            

            LA GI ĐẤT CỦA NGƯỜI TỨ XỨ

         Lần theo bước chân của Tư nghiệp Nguyễn Thông khi nhận chức Doanh điền sứ Bình Thuận (1877) đã lặn lội tận cùng núi cao hiểm trở từ phía tây Bình Thuận qua hướng bắc Biên Hòa, hết lòng với công việc của nhà quy hoạch. Những địa danh có từ trước đó sống lại trên trang sớ dâng vua "Nghĩ thỉnh thượng du đồn khẩn sự nghi sớ" (sớ xin lập đồn điền khai khẩn vùng thượng du). Khi đề xuất mở tuyến đường nối biển với vùng cao, Nguyễn Thông có nói đến các địa danh như La Di thuộc Hàm Tân và ước lượng quãng đường dài tính bằng đêm xe trâu đi. Rồi ở vùng lân cận đã có Bác Dã (Đồng Kho), Lạc Hải (Biển Lạc) thuộc Tánh Linh và Cao Cương (La Ngư), Thiển Môn (Cửa Cạn) thuộc Hàm Thuận Nam, Hàm Tân có Canh Man (Sông Phan ?)…Tất nhiên có những cơ sở từ sử liệu Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán nhà Nguyễn (1802- 1845) mà Nguyễn Thông tiếp tục trong quá trình khảo sát thực địa. 

Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018

LA GI, LAI LỊCH MỘT VÙNG ĐẤT - Phan Chính


              


     LA GI, LAI LỊCH MỘT VÙNG ĐẤT

       La Gi ngày xưa là phần đất nằm dọc bờ sông Dinh có dịch trạm Thuận Phước ở làng Phước Lộc, nằm trong hệ thống dịch trạm dưới triều Nguyễn trung hưng. Địa giới La Gi thời ấy bao trùm phần đất của các phường xã Phước Hội, Phước Lộc, Tân Thiện, Tân Phước, Tân An, Tân Bình, BìnhTân bây giờ… Khi thành lập huyện Hàm Tân (1916) do trụ sở huyện đặt tại làng Hàm Tân (trước đó thuộc tổng Đức Thắng, thổ huyện Tuy Lý- sau sáp nhập và đổi sang phủ Hàm Thuận thống hạt, tỉnh Bình Thuận) nên trở thành tên huyện. Cũng từ đó, lỵ sở huyện Hàm Tân nằm trên địa bàn làng Hàm Tân, tổng Phước Thắng, huyện Hàm Tân (từ năm 1910 đơn vị hành chánh Phủ và Huyện ngang nhau). Huyện Hàm Tân được thành lập gồm 2 tổng Phong Điền và Phước Thắng không còn trực thuộc phủ Hàm Thuận. Tổng Phong Điền có địa giới từ phía tả ngạn sông Dinh kéo dài lên các làng Tam Tân, Hiệp Nghĩa, Phong Điền và Thạnh Mỹ,Văn Kê. Tổng Phước Thắng từ hữu ngạn sông Dinh, gồm các làng Hàm Tân, Phước Lộc (địa bàn La Gi) đến Cù My, Thắng Hải giáp với Xuyên Mộc.

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

LA GI THỜI THẢO MUỘI - Phan Chính


      

             LA GI THỜI THẢO MUỘI

             Vào khoảng năm 1930, trong một câu đối của tri huyện Hàm Tân Lương Trọng Hối phác hoạ mảnh đất La Gi “diện hải bối lâm”, không những về địa thế mà còn nói đến tiềm năng thiên nhiên ở đây như một dải lụa vắt dài từ biển lên ngàn. Tiếng là trung tâm huyện hạt Hàm Tân nhưng thời ấy chỉ lơ thơ làng chài Phước Lộc, Tân Long, xứ đạo Tân Lý và các xóm dân cư với chòm nóc nhà lợp lá buông rải rác cặp theo đồng ruộng Cây Trâm, Gò Tôn, Xóm Rẫy, Hồ Tôm… Rồi La Gi suốt mười năm là vùng kháng chiến thời chống Pháp, là những cánh đồng mùa vụ chập chờn, bãi biển vắng lặng vì chỉ cày gặt, chài lưới núp dưới bóng đêm bởi ngày phải tránh máy bay oanh kích. Cái nghèo khó tội nghiệp nhất còn mãi nỗi ám ảnh cả một thời trước bữa ăn với những lát mì sần sụi mang vài hạt cơm, nồi khoai lang luộc hay bằng bột củ nần… để sống xanh xao từng ngày như bầy khỉ, dọc hoang dã vô tư đu nhảy hái lượm trên cây.

Chủ Nhật, 24 tháng 12, 2017

CẢM NHẬN VỀ VÀI ĐỊA DANH Ở VÙNG ĐẤT LA GI (BÌNH THUẬN) KHI ĐỌC TẬP SƯU KHẢO "LA GI ĐẤT XƯA..." CỦA PHAN CHÍNH - La Thụy


    

CẢM NHẬN VỀ VÀI ĐỊA DANH Ở VÙNG ĐẤT LA GI (BÌNH THUẬN) KHI ĐỌC TẬP SƯU KHẢO "LA GI ĐẤT XƯA..." CỦA PHAN CHÍNH 

Nhận tập sách “Lagi Đất Xưa – Diện Hải Bối Lâm” do anh Phan Chính tặng, tôi thật vui khi có món quà quý giá này. Nếu nơi chôn nhau cắt rốn chính là quê hương, thì La Gi là quê hương yêu dấu của vợ và các con của tôi. Riêng với tôi, La Gi là quê hương thứ hai, hơn nửa đời tôi đã dạy học, sinh sống và nghỉ hưu tại đây.  Đọc tập sưu khảo địa danh “La Gi Đất Xưa – Diện Hải Bối Lâm”, chúng tôi biết rõ thêm và yêu hơn mảnh đất quê hương La Gi thân thương này.
Tập sưu khảo “La Gi Đất Xưa – Diện Hải Bối Lâm” gồm 28 bài viết mà anh Phan Chính đã tập hợp từ các bài viết đã đăng rải rác trên các tạp chí Xưa – Nay (của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam), báo Bình Thuận, Tạp chí Văn Nghệ tỉnh Bình Thuận. Tập sưu khảo này là tư liệu quý giá góp phần vào yêu cầu nghiên cứu địa phương.