BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Đức Tùng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Đức Tùng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2021

VŨ THÀNH SƠN, KẺ KHÁC BÊN TRONG CHÚNG TA - Nguyễn Đức Tùng


Nhà thơ Vũ Thành Sơn


Thơ là sự tìm kiếm trở lại một thế giới chưa bao giờ mất. Để làm được điều ấy, tôi nghĩ, nhà thơ cần hai tính cách: tập trung chú ý vào các chi tiết của đời sống, và sống trọn vẹn đời mình như một con người với những cảm xúc, tư lự, không thoả hiệp, một cuộc đời sẵn sàng để xem xét lại.
 
Tôi tin nếu gọi tên mình một cách chậm rãi
Đủ lâu
Một kẻ khác bên trong chúng ta
Sẽ lên tiếng
 

Thứ Năm, 31 tháng 12, 2020

TRĂNG MÀU MẬN CHÍN - Nguyễn Đức Tùng

 

Năm ấy cô mười tám tuổi, tốt nghiệp trung học, vừa thi xong kỳ thi tuyển vào trường cao đẳng. Cô mới đến Canada năm năm, từ trại tị nạn. Cô đến trường ban ngày, ban đêm làm việc ở Mac Donald, đôi khi tiệm ăn khác. Cuối tuần cô đi lau dọn nhà cho cô giáo chủ nhiệm kiếm thêm tiền. Cô buồn ngủ suốt ngày. Những khi không đến trường, không làm việc, cô ngủ bù trong cái phòng nhỏ của mình, chật chội, ẩm, tối. Cửa sổ phòng cô nằm ngang mặt đất, nhìn ra thấy bụi cỏ xanh tốt, đôi khi một con dế dương râu nhìn cô chằm chặp. Nhưng cô nằm mơ những giấc mơ đẹp, ngoài cửa sổ hoa lê trắng, lựu đỏ, hoa anh đào hồng mọc lấm tấm. Cô thức dậy khi nghe tiếng chuột chạy. Nhà vắng, cô lục thức ăn nguội trong bếp, ngồi ăn một mình, xong thu dọn hành lý vào cái ba lô, như kiểu người ta đi hiking. Cô gặp ba cô ở cửa, ông vừa đi làm về. Đi đâu, con gái Suzanne? Con đi chơi với chúng bạn. Cô nói dối. Cô rất sợ ba cô, một người đàn ông hiền hậu nhưng nóng tính, sáu năm trong trại cải tạo biến ông thành một người khác, ít nói, rầu rĩ, cáu gắt. Ông cấm cô có bạn trai quá sớm, cấm đi chơi về khuya. Cô không bao giờ dám tâm sự với ông. Cô sẽ đi về Sakatoon bằng chuyến xe buýt đường dài, sẽ ở lại ba hay bốn đêm ở đó, trong nhà một đứa bạn gái. Để làm gì? Cô không biết rõ lắm. Cô có một giấc mộng, một kế hoạch làm giàu. Cô muốn các em cô được ở nhà sang trọng, mẹ cô không phải đi làm trong hãng may với bàn tay đau nhức, lẩy bẩy, tối nào cũng bắt cô xoa bóp. Trong khi ở đây mùa hè, chim chóc hót líu lo, thì ở phía bắc Saskatchewan, trời trở lạnh. Chuyến xe buýt chạy đơn độc trên đường, về chiều tuyết bỗng xuống mịt mù, cô nhìn thấy trên ngọn đồi, dưới thung lũng, những con chó sói đầu tiên trong đời. Những con báo hoa. Mèo rừng. Những con coyotes. Những cánh đồng lúa mì đã gặt, đồng cỏ “hay” trồng cho ngựa ăn, loại cỏ cuộn thành bó tròn lăn trên mặt đất lấm tấm hạt tuyết trắng như hoa cúc. Liệu cô có thi hỏng kỳ thi vừa qua không.

Thứ Hai, 7 tháng 12, 2020

THÁNG MƯỜI - Thơ Louise Glück, Nguyễn Đức Tùng dịch

                 

       

                                 Nhà thơ Louise Glück

Louis Glück sinh ở thành phố New York năm 1943, lớn lên ở Long Island, theo học tại Sarah Lawrence College và Columbia University. Bà được xem là một trong những nhà thơ Mỹ lớn nhất hiện nay, với một bút pháp điêu luyện, khắc khổ, nhạy cảm. Thơ nói về tình yêu gia đình, về nỗi cô đơn, các bi kịch hôn nhân, ly dị, cái chết. Bà là tác giả của mười ba tập thơ, từ First born, Sinh đầu lòng, tập thơ đầu, đến The Garden, Khu vườn, 1976, từ Ararat 1990 đến The wild iris, Diên vĩ hoang dại, 1992, tác phẩm được giải thưởng Pulitzer. Năm 2003, bà trở thành thi sĩ công huân của Hoa Kỳ. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng thơ của bà đen tối, cô đọng, nối tiếp truyền thống từ Emily Dickinson đến Elizabeth Bishop. Tập thơ A village life, Đời sống làng quê, là một sự chuyển đổi từ khuynh hướng tối thiểu đến những câu thơ dài, theo lối kể chuyện, tươi tắn hơn, được xem là một thành công nổi bật. Ngoài sáng tác, bà cũng là một nhà phê bình, như hầu hết các nhà thơ đương đại tài năng ở Hoa Kỳ. Tập tiểu luận Proofs and Theories, Bằng chứng và lý thuyết, 1994, theo tôi là một tác phẩm đặc sắc. Tập thơ mới nhất của bà, Faithful and virtuous night, Đêm trung thành và cao quý, đầu năm 2020, được độc giả nồng nhiệt đón nhận. Tháng Mười, 2020, bà nhận giải thưởng Nobel văn học, về điều mà Hàn Lâm Viện Thụy Điển gọi là "một tiếng nói thơ ca không thể nhầm lẫn về cái đẹp khắc khổ khiến cho những kinh nghiệm tồn tại cá nhân trở thành phổ cập ".
Bài thơ October, Tháng Mười, dài như một trường ca, gồm sáu phân khúc, được viết vài năm sau ngày 11 tháng 9 năm 2001, là phản ứng và suy tư của nhà thơ về sự kiện bi thảm này của nước Mỹ và của nhân loại.
Glück đứng ở trung tâm của thời gian không phải với một xúc cảm thô ráp hay với sự bỏ rơi ngôn ngữ, mà với một câu hỏi khẩn cấp không bao giờ tàn lụi về tâm hồn.

                                                                               Nguyễn Đức Tùng
 

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2020

MAO Ở VŨ HÁN - Nguyễn Đức Tùng

 

Mao bước xuống nước. Buông tay vịn bằng gỗ, ông khởi động chậm chạp, để mực nước dâng lên từ từ. Nước lạnh buốt. Mao cố không rùng mình. Âm nhạc trỗi khắp mặt nước. Ông hụp người xuống, lặn một quãng, trồi lên, mất cảm giác lạnh. Đó là lần trở lại đầu tiên, sau hơn một năm lui về. Như một con thú dữ bị trúng tên, lặng lẽ nằm liếm vết thương rỉ máu trong hang sâu. 

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2020

KHI CÒN BÉ TÔI ĐỌC SÁCH – Nguyễn Đức Tùng

 


1.
Khi còn bé, tôi đọc sách. Tuổi thơ của tôi rơi vào buổi bình minh của miền Nam, một trong những thời kỳ phát triển tốt đẹp của văn hóa nghệ thuật dân tộc. Cuộc đời rộn ràng bắt đầu, học sinh, công nhân, công chức, tư chức, người đi chợ búa tấp nập trên đường, những cánh cửa mở ra, đóng lại, tiếng xe máy, tiếng chuông xe đạp leng keng, chuông nhà thờ, chuông chùa. Trường học xây lại, nhà ga hoạt động, cầu cống, quán xá nhộn nhịp, đời sống rộn ràng mở cửa khi tôi sinh ra, lớn lên. Môi trường ấy thích hợp cho một nền văn học tươi trẻ, lành mạnh, cho những cuốn sách thiếu nhi, tiểu thuyết, phim ảnh, sân khấu. Chiến tranh chống Pháp vừa kết thúc, hòa bình lập lại, mọi người muốn trở về với cuộc sống thanh bình, bắt tay làm lại. Người ta muốn viết sách, muốn đọc sách. Người ta muốn thí nghiệm giống lúa mới, trồng cây ăn quả, muốn học nướng bánh mì, tìm hiểu ý nghĩa của cuộc đời, đi chùa, đi nhà thờ, đến trường. Người ta muốn sinh đẻ và được sinh đẻ, muốn sống và muốn người khác được sống. Tinh thần của Tự lực văn đoàn, của Thơ mới, của văn chương tiền chiến tưởng đã chết trong thời kỳ kháng chiến nay hồi sinh mạnh mẽ. Trong một xóm quê hẻo lánh, ở nơi xa kinh đô nhất, nơi ánh sáng của ước mơ dân tộc chiếu rọi tới chỉ vừa le lói mà thôi, tôi ngồi đọc.
 

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2020

GIÁNG VÂN, NHỮNG ĐÓA SEN CỦA NÀNG RỪNG RỰC ĐỎ - Nguyễn Đức Tùng


                   
                                Tác giả Nguyễn Đức Tùng


Giáng Vân là một trong những tiếng nói quan trọng của thơ Việt thời hậu chiến, với một ngôn ngữ nhiều hình ảnh, trong những câu thơ trữ tình hàm chứa ý thức xã hội. Được chiếu sáng bởi suy nghĩ lý tính, tứ thơ của chị mạnh mẽ, sắc sảo, đầy tính phản biện, thông minh. Phía sau một phong cách có phần lãng mạn, là một tình cảm sâu sắc, sự quả quyết đầy nữ tính, sự phẫn nộ xã hội, sự tỉnh thức.

Không thể nhìn thấy
Không thể nghe thấy
Những đứa con đang kêu cứu
Không ai cứu con của chúng ta
Và ta chìm xuống
Chìm xuống sớm mai này
Một sớm mai không còn mặt trời
Chúng ta – Những kẻ chưa chết nhưng không còn sống
Không thở, không thể cả vật vã
Kiếp này sang kiếp khác
Đớn hèn,
Tội lỗi,
Nhục nhã
Ăn và uống
Và đói và khát…

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2020

PHẠM THIÊN THƯ, CÓ NGẦN ẤY THÔI - Nguyễn Đức Tùng




          PHẠM THIÊN THƯ, CÓ NGẦN ẤY THÔI
                                   (Gởi Kathy Hoang)

                                                                              Nguyễn Đức Tùng

Thơ Phạm Thiên Thư là thơ để ngâm, để hát, là chanson poétique.

Tiếng em hát giữa giáo đường
Chúa về trong những thánh chương bàng hoàng

Đúng ra, thơ ông có điệu nói lẫn điệu hát. Là tu sĩ Phật giáo nhưng vẫn nhắc đến Chúa: đó là tinh thần tự do của Phạm Thiên Thư. Nhiều người cho rằng thơ ông được phổ biến là nhờ ca khúc do Phạm Duy phổ nhạc, hoặc vì ông là thi sĩ kiêm thiền sư, những cái ấy đều có thể đúng cả, nhưng thơ không hay thì không ai nhớ. Vậy phải có mấy thứ cùng lúc: văn hóa và văn bản. Nhà phê bình Đặng Tiến có một nhận xét thú vị rằng câu "rằng xưa có gã từ quan" là câu thơ được nhớ nhiều nhất. Điều đó quả nhiên đúng, nhưng tôi nghĩ có lẽ vì nó được phổ nhạc, và là câu mở đầu của bài hát. Nếu Phạm Duy chọn câu khác, ví dụ câu thứ nhất của Động hoa vàng "Mười con nhạn trắng về tha", thì biết đâu câu ấy lại nổi tiếng hơn?
Bạn nói vậy hoá ra câu "rằng xưa" ấy không có giá trị gì? Cũng không phải thế. Đó là câu nghe qua cũng tầm thường, nhưng với lối nói lửng lơ, nhiều hư từ, của người Việt, nó lại gợi ra nhiều thứ. Nó mở ra, mông lung. Bùi Giáng có nhiều câu như vậy. Một chữ thành công phải đúng thời điểm, mở đúng cánh cửa. Mà một cánh cửa chỉ có một người mở. Nhưng trước hết nó phải kết tụ tiếng nói của dân tộc, như một thứ "tổng kết thời đại." Ở miền Nam ai không thấy cảnh nữ sinh áo dài tha thướt ùa ra cổng giờ tan trường, nhưng phải đến Phạm Thiên Thư, thơ mới bật ra bốn chữ:

Em tan trường về

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2018

TƯỞNG NHỚ 20 NĂM NGÀY BÙI GIÁNG RA ĐI (7/10/1998)

Nguồn:
https://kontumquetoi.com/2018/10/02/tuong-nho-20-nam-ngay-bui-giang-ra-di7-10-1998/

          

                   TƯỞNG NIỆM 20 NĂM BÙI GIÁNG 
                   “ĐI LÀ ĐI BIỆT TỪ KHI CHƯA VỀ” 
                                        (1998-2018)

Năm 17 tuổi, đang học ở trường Viên Minh – Hội An, Bùi Giáng phải lòng và kết hôn với một nữ sinh xinh đẹp cùng tuổi cùng lớp – bà Phạm Thị Ninh. Kháng chiến nổ ra, Bùi Giáng bỏ học đưa gia đình vợ tản cư lên Trung Phước. Ngày ngày, Bùi Giáng cùng người em vợ là Phạm Văn Hoà vào núi chăn dê đọc sách. Ông Hoà, hiện đang sống ở Hội An, trí nhớ còn minh mẫn (thời điểm năm 2002 – tác giả), kể: “Dạo ấy chúng tôi thường thả dê ở Gò Lu, bầy nhiều cả trăm con. Gia đình khá nên chỉ nuôi chứ chẳng bán, cũng chẳng thịt. Anh Sáu Giáng thỉnh thoảng vắt sữa dê hâm nóng đưa cho cha mẹ và vợ. Đi chăn dê, ảnh mang theo cả gùi sách tây tàu, đọc miết”. Do phải trèo đèo lội suối tránh bom đạn, bà Ninh đã bị sẩy đứa con duy nhất của hai người. Rồi lam chướng núi rừng cuối cùng cũng đang tay cướp nốt người vợ nữ sinh phố thị của chàng thi sĩ, khi nàng mới tròn 26 tuổi.

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2018

DƯƠNG TƯỜNG, BẢN NHÁP CHIỀU TƠ LIỄU - Nguyễn Đức Tùng


       
                      Tác giả Nguyễn Đức Tùng


DƯƠNG TƯỜNG, BẢN NHÁP CHIỀU TƠ LIỄU
                                                     Nguyễn Đức Tùng

Trong khi chúng ta quay đi, thế giới thay đổi. Những liên kết nhảy vọt trong thơ Dương Tường tạo ra các ảo ảnh. Đó là chuyển động nhanh từ một hình ảnh này đến hình ảnh khác; hai hình ảnh, rời nhau, và khoảng cách giữa chúng, tập hợp ba ấy tạo ra nội dung mới và ý tưởng mới.

Vẽ nhăng trên tường ở Paris
Ngớ ngẩn thăng hoa
Thơ ca cứt đái
Âu yếm đầu đường xó chợ

Vẽ nhăng trên tường ở Paris
Tình sử khoác vỏ ngoài tục tĩu
(Bản dịch của Phạm Toàn)

Trong một bài thơ của Dương Tường, có sự chuyển động phức tạp, từ quá khứ đến hiện tại, từ hiện tại đến tương lai và ngược lại, từ hiện thực đến ảnh trong gương và ngược lại, và cuối cùng tác giả lăm le vượt qua biên giới giữa lời và ngoài lời. Thơ Dương Tường là một cố gắng, đối với nghĩa thì đi ra ngoài nghĩa đến chữ, tức đến âm, và đối với chữ, thì đi ra ngoài chữ, hay ngoài lời, tới cái không lời.

Tôi đâu chọn
rì rào
mái đầu thương
ngày r
       
        n
        g
dòng đau
trôi một mùa xác ve sầu

Ngày r hay ngày (rụng) là một cố gắng phi lời. Dương Tường đặt cược đời mình vào đó, sự vượt qua. Thơ ông  không phải để đọc lớn. Mặc dù là một thứ thơ âm bồi, như tác giả tự gọi, tức nặng về âm thanh, con âm chứ không phải con chữ, thơ ấy không dùng để đọc lớn. Bạn chỉ nên đọc thầm hay đọc trong im lặng.
Âm thanh của thơ vang lên trong im lặng. Khả năng cắt rời hiện thực và liên kết chúng lại đòi hỏi tài năng ngôn ngữ lẫn hội họa, mà tôi tin ông có hai thứ ấy. Hiện thực tuy thường xuyên dịch chuyển nhưng không biến mất, chúng để lại ảnh trong gương, nơi đánh dấu sự trở lại. Đó là cách nói khác để mô tả sự lơ đãng có chủ đích. Lơ đãng chọn lọc.

Les graffiti de Paris
j'en cueuille par ci et par là
c'est comme des tulipes écloses
dans la fange
je les mets au vert
et en hume le bouquet

Những hình vẽ nhăng trên tường ở Paris
ta lượm đây một đóa kia một đóa
như tuy-lip nở trong bùn
nâng niu chăm chút
vục mặt hít hà
(Bản dịch của Phạm Toàn)

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

NGUYỄN BẮC SƠN, NGOÀI CHIẾN TRANH - Nguyễn Đức Tùng


                
                                   Nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn


          NGUYỄN BẮC SƠN, NGOÀI CHIẾN TRANH

                                                                             Nguyễn Đức Tùng

Bạn thử sống một ngày nhàn rỗi: thật khó.
Nếu đau khổ gây ra bởi chiến tranh là hiển nhiên, thì nỗi vô vị của hòa bình khó hiểu hơn, khó được chấp nhận, khó diễn tả. Thơ sau chiến tranh của Nguyễn Bắc Sơn không gợi lên sự sầu muộn, căm phẫn, chỉ mô tả trạng thái của đời sống. Một ngày. Trạng thái nhàn rỗi. Trong khi một số nhà thơ tìm cách làm mới ngôn ngữ thì có người thăm dò tiềm thức, sống tận cùng thực tại. Nguyễn Bắc Sơn cũng lãng mạn hơn trước, nhưng đó là lãng mạn mới, hướng tới sự thật mới.
Tôi nghĩ niềm bi quan được bộc lộ thường trực trong thơ Nguyễn Bắc Sơn, trong tập Chiến Tranh Việt Nam Và Tôi, một tập thơ độc nhất vô nhị, nên được hiểu là những tín hiệu, và chúng thật ra chưa được đọc đúng mức. Sự nghi ngờ, tính hài hước, thái độ ngang tàng, không chỉ che khuất một tấm lòng nhân hậu, mà chúng còn chính là hình thức biểu hiện của tấm lòng ấy.

Tóc ơi ngươi cứ tha hồ mọc
Xanh tốt như mùa xuân thảo nguyên

Trong thơ, thỉnh thoảng gặp chữ phụ đặt trúng đích:

Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
                            Nguyễn Bính  


Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

ĐỐI THOẠI VĂN CHƯƠNG - Trần Nhuận Minh , Nguyễn Đức Tùng

Bìa cuốn Đối thoại văn chương do NXB Tri thức ấn hành.



Văn chương thôi “gây chiến” để "đối thoại" 


“Lâu nay, những gì chúng ta viết trên blog và báo chí hầu hết là hạ bệ nhau chứ chưa phải đối thoại văn chương đúng nghĩa” – nhà thơ Nguyễn Quang Thiều phát biểu trong buổi ra mắt cuốn Đối thoại văn chương của hai tác giả Trần Nhuận Minh – Nguyễn Đức Tùng tại Hà Nội.

Cả hai người: Trần Nhuận Minh, một nhà thơ Việt Nam nổi danh (cũng là anh trai nhà thơ Trần Đăng Khoa) và Nguyễn Đức Tùng, một bác sĩ gốc Việt ở Canada, đều có chung những trăn trở về văn chương. Cuốn sách Đối thoại văn chương là một cuộc đối thoại đúng nghĩa, trải dài suốt 9 tháng, từ tháng 1 đến tháng 9/2011. Nguyễn Đức Tùng hỏi và Trần Nhuận Minh trả lời, chủ đề: văn chương ViệtNam.

Viết một cuốn để ghi lại những gì mình nghĩ, 2 tác giả đã chọn làm chung công việc này và chọn một hình thức không phải là độc nhất vô nhị nhưng vẫn mới hơn so với nhiều cuốn sách bình văn thơ chủ yếu độc thoại trong nước lâu nay.

 
Hai tác giả Trần Nhuận Minh (trái) và Nguyễn Đức Tùng.

Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2013

TÌNH KHÚC - Nguyễn Đức Tùng

        Hình ảnh động mặt trăng

                      TÌNH KHÚC

           Nếu em tặng anh mùa xuân
           Anh sẽ tặng em mùa hạ

           Anh sẽ tặng em xâu chìa khóa
           Nếu em tặng anh cánh cửa

           Nếu em tặng anh cơn mưa
           Anh sẽ tặng em một đôi giày

           Nếu em tặng anh một ngày
           Anh sẽ tặng em nửa ngày còn lại


          Nửa ngày kia người khác lấy đi rồi
          Nếu em không có gì để tặng thì thôi
                                   Nguyễn Đức Tùng

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

LÀNG QUÊ CỦA NGUYỄN ĐỨC TÙNG, NHỮNG CÂU THƠ IM LỜI - Lê Vũ


       
                    Nhà thơ Nguyễn Đức Tùng


LÀNG  QUÊ
           
Khi anh trở về                   
Người vợ đã chết                   

Vết máu khô trên ngực                     
Trong bụi tre cú rúc liên hồi                     

Tiếng thứ nhất: anh không nghe                   
Tiếng lần thứ hai: anh dừng lại                   
Tiếng thứ ba: anh lờ mờ nhận ra                   

Anh đặt thang thuốc bắc lên thềm nhà                   
Cúi đầu, lùi lại                  

Rồi nhổ sào                   
Rời bến.

                                     Nguyễn Đức Tùng


Không! Những câu thơ chẳng phán bảo loan truyền thông điệp gì cả. Thơ là thơ và vọng âm cứ bằng bặt im lời trong chiều muộn đêm trăng xế.

Một bậc cửa, vết máu khô, tiếng cú rúc. Chữ không trau chuốt đẹp, hình không lóng lánh sắc màu và thanh âm chẳng hề dịu ngọt. Thơ là đời và cuộc sống bừng hiện, dừng lại trong những khoảnh khắc đậm đặc nhất của tuyệt vọng, nỗi chết, của chia ly tàn mục. Ngọn sào nhổ lên, thuyền rời bến và cuộc sống cứ chảy đi trên dòng thời gian bất tuyệt. Không thể khác. Người sống phải sống và người chết cũng đã chết rồi.

Thơ còn là người. Đã tràn lan những câu thơ nôn thốc nôn tháo kinh nguyệt và đờm dãi khoe mông má thịt đùi chỉ để bày biện cái libido, cũng ê hề đây đó những tụng ca sáo rỗng. Lý Bạch “cúi đầu nhớ cố hương”; còn anh cúi đầu như một mặc niệm, một nhớ thương. Tôi nghĩ, thơ là nhan sắc và người cần có diện mạo. Diện mạo đó, trước hết, là diện mạo của văn hóa Việt. Thang thuốc bắc, ở đây, dù không còn tác dụng gì, vẫn là nghĩa tình chồng vợ đậm chất Đông Phương, giàu tính Việt.

Nhưng “Làng quê” của Nguyễn Đức Tùng ám ảnh ám thị tôi, không phải vì câu chuyện sinh lão bệnh tử mà vì thanh âm của tiếng đêm cú rúc. Rờn rợn, khàn đục, the thắt. Và không phải vô tình, nó lặp lại đến ba lần. “Quá tam ba bận”. Vâng! Có là người hoài nghi chủ nghĩa cũng phải tự khẳng định: cuộc sống không chỉ có ríu rít xuân ca. Nó trăm ngàn the thía mùi vị đấy! Đối mặt với nó và sống!

“Làng quê” vỏn vẹn 11 câu thơ nhưng từng con chữ nén lại, giấu một tiếng thở dài, chưng cất một nỗi đau và đặc biệt, trong chừng mực, đã hóa giải tâm thế vực ngờ của người đương đại.

                                                                                         Lê  Vũ 
                                                                                       (Sài Gòn)                                                                                   

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

THƠ NGUYỄN ĐỨC TÙNG - HẠ CÁNH XUỐNG BẰNG MỘT ĐƯỜNG BAY NGẮN - Nguyễn Thuỵ Kha


       
               Nhà thơ - nhạc sĩ  NGUYỄN THỤY KHA.  

Kể mà không cổ. Lạnh mà cháy như rượu 96 độ. Nhịp mà không phải nhịp cũ xưa, căng không thể chùng lại. Không khước từ nhưng muốn truyền thống được phẫu thuật bằng con dao hôm nay.
Thơ Nguyễn Đức Tùng hạ cánh xuống ta bằng một đường bay ngắn, có lúc trùng kinh độ Emily Dickinson, có lúc đồng hành vĩ độ La-thy-song. Nhưng cuối cùng vẫn là đường bay Nguyễn Đức Tùng.

Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012

THĂM TRUNG HOA - Nguyễn Đức Tùng

                     Tử Cấm Thành


                              THĂM TRUNG HOA
                                                             Nguyễn Đức Tùng

                               Khi mọi chuyện xảy ra
                               Thì anh không ở đó
                               Khi anh tới đó
                               Mọi người đã đi rồi

                               Có kẻ về nhà
                               Có người biến mất
                               Mây mang theo nước mắt
                               Bầu trời xanh trở lại

                               Ngồi trên xe lăn
                               Một lão già lẩy bẩy
                               Hạ bút ký tờ giấy
                               Nổ súng vào đám đông

                               Bảo vệ thành quả cách mạng
                               Từ chiều hôm chập choạng đến rạng đông
                               Trên các bức tường vôi trắng
                               Máu đã được lau xong

                               Chim hoàng oanh lại hót
                               Khi anh tới thăm
                               Líu lo trong bờ liễu
                               Trên quảng trường mênh mông
                               Những cặp tình nhân đi đi lại lại

                               Vì sao tôi nhắc mãi
                               Về những ngày đã qua
                               Vì những ngày đã qua
                               Ngày mai sẽ lặp lại
                               Và khi chúng lặp lại
                               Anh sẽ không ở đó
                               Và khi anh tới đó


                               Máu đã được lau xong
                               Bầu trời xanh trở lại
                               Mây trắng lại bay qua
                               Chỉ còn người bán hàng rong
                               Rao bán trảm mã trà 
                                               Nguyễn Đức Tùng

                    


                         English translation by Pham Viet

                     Thăm Trung Hoa -- A Visit to China

                             You weren't there
                             when it was happening.
                             Then all had deserted
                             when you paid a visit.

                             Some went home,
                             some just disappeared.
                             Clouds blew away tears,
                             remained only blue skies aloft.

                             An old man on wheelchair
                             hands trembling, signed the order:
                             Shoot the crowd!
                             If we are to preserve
                             revolution's gains of past.

                             Efface from dusk to dawn,
                             blood spurts can no longer be seen
                             on those walls, painted white.

                             Chim hoàng oanh lại hót
                             Khi anh tới thăm
                             Líu lo trong bờ liễu
                             Trên quảng trường mênh mông
                             Những cặp tình nhân đi đi lại lại

                             And when you paid a visit,
                             the larks, yet again singing
                             amongst the willow trees
                             and in the vast square yonder,
                             lovers strolled to and fro.

                             Vì sao tôi nhắc mãi
                             Về những ngày đã qua
                             Vì những ngày đã qua
                             Ngày mai sẽ lặp lại
                             Và khi chúng lặp lại
                             Anh sẽ không ở đó
                             Và khi anh tới đó

                             I often rehearse
                             this story of past
                             for fear of recurrence
                             yesterday becomes tomorrow.
                             Yet you won't be there
                             when it is recurring.
                             And when you pay a visit

                             Blood spurts are no longer be seen,
                             but blue skies hang aloft
                             and white clouds floating.
                             Only there's a peddler selling her wares:
                             permeated tea in horse's guts!
                                                           (Nguyen Duc Tung)

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

MẸ CỦA CHÚNG TA LÀ MỘT NGÀY - Nguyễn Đức Tùng

     

     



         MẸ CỦA CHÚNG TA LÀ MỘT NGÀY

                                                                   Nguyễn Đức Tùng

           Mẹ của chúng ta là một ngày

           Khi về nhà buổi trưa nóng nực
           Anh nằm lăn ra ngủ một giấc
           Trên tấm phản bóng như gương

           Như một người đã làm xong bổn phận
           Không nghe cột kèo kêu răng rắc
           Mối mọt thời gian

           Cái còn lại của một ngày
           Không phải là tro bụi
           Tỉnh dậy, mặt trời sắp lặn
           Ánh sáng gỡ xong tấm mạng che mặt
           Ra khỏi tâm hồn anh

           Ngoài hiên con ong bay rì rào rì rào
           Đó là một ngày
           Anh có thể làm bất cứ điều gì

           Đi thăm mối tình đầu
           Gõ cửa phòng chị anh và hỏi
           Đôi giày của em đâu?

           Đó là ngày anh gặp lại
           Kẻ thù xưa trong ngõ hẻm
           Kẻ cướp đi của anh: nhà cửa, bạn bè, mẹ cha, tuổi trẻ
           Một tên cướp đã già, lưng cong, má hóp, mắt mờ
           Đi bán ve chai, rao khản giọng
           Anh chửi thề một chặp

           Rồi phá lên cười
           Rồi lại khóc
           Rồi quay mặt đi
           Rồi lại cười
                                           
           Đó là một ngày
           Anh mở toang các cánh cửa của dòng sông
           Quét sạch mạng nhện trên mặt hồ sen hồng

           Nằm ngửa trước sân đình
           Mơ màng nhớ người con gái
           Hôn anh đánh chụt một cái
           Năm 13 tuổi
                                          
           Đó là ngày
           Anh đứng
           Ngắm một người tòng teng miệng vực
           Trên đầu: con cọp, dưới chân: hang núi
           Hai con chuột : trắng, đen

           Sắp cắn đứt dây leo. Một ngày nước giếng trong leo lẻo
           Anh về đầu làng gặp một cây đa
           Thấy “con chim phượng hoàng bay qua hòn núi bạc
           Con cá ngư ông móng nác ngoài khơi”

           Trong quán hớt tóc có cây đàn ghi-ta
           Và cuối xóm: một nàng thiếu nữ
           Đó là một ngày
           Anh đã làm xong bổn phận

           Khi về nhà
           Anh đi thẳng xuống bếp

           Như mẹ anh vẫn còn ở đó

           Anh đi thẳng tới cái chết
           Hỏi thăm tin tức của người thân

           Như chưa bao giờ có cuộc chiến tranh
                                         Nguyễn Đức Tùng