BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn NGÔN NGỮ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn NGÔN NGỮ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 22 tháng 1, 2022

THÁNG CHẠP VÀ THÁNG GIÊNG - Lê Nghị

Sắp ăn cơm năm mới nói chuyện cũ.
Bài viết tham gia nhân đáp từ ông anh Lạc Nguyên nêu ý: "nghĩ gì khi giáo sư Nguyễn Tài Cẩn giảng từ nguyên của tháng Chạp và tháng Giêng" (đã đăng 17/01/19)


Tác giả Lê Nghị
 
Tiếng Việt có từ "tháng chạp" để chỉ tháng cuối của năm Âm Lịch và "tháng giêng" chỉ tháng đầu tiên của năm Âm lịch. (Còn gọi là Âm - dương lịch hoặc xưa gọi Nông Lịch, để phân biệt một loại lịch gốc Trung Đông vẫn dịch là Âm lịch vì cũng dựa vào chu kỳ của mặt trăng) Tương ứng tiếng Hoa có: "lạp nguyệt""chinh nguyệt".
Còn gọi theo dương lịch thì người Việt vẫn gọi tháng 12 và tháng một; tương ứng tiếng Hoa là thập nhị nguyệtnhất nguyệt. 
Liệu có quan hệ từ nguyên nào giữa chạp với lạp, giêng với chinh trong Âm Lịch không?
Theo giáo sư Nguyễn Tài Cẩn thì chạp do đọc trại chữ lạp, và giêng đọc trại chữ chinh. Nói cách khác người Việt mượn tiếng Hoa để đặt tên hai tháng cuối và đầu năm.
 

Thứ Năm, 13 tháng 1, 2022

NGÔN NGỮ NAM BỘ: CHÂN QUÊ VÀ GIẢN DỊ - Nguyễn Hữu Hiệp


 
Cũng như người Nam Bộ, ngôn ngữ Nam Bộ rất chân quê, giản dị, nhưng lại cực kỳ phong phú, đa dạng. Nó phong phú và đa dạng đến mức không ai tài nào kể ra cho hết được cả trăm, thậm chí nhiều trăm từ/tiếng riêng biệt, mà mới nghe qua, người ta tưởng chừng như dân gian đã sử dụng một cách tùy tiện, hoặc dư thừa không cần thiết, song nếu có để tâm tìm hiểu, người ta mới nhận ra rằng, ở mỗi một trường hợp, mỗi một tình tiết, dân gian đã sử dụng ngôn từ rất tinh tế, hình tượng và tất nhiên vô cùng chính xác.
 

TẢN MẠN VỀ TỪ “TẤM MẲN” - Trần Hoàng Vy



“Tấm mẳn” vốn xuất phát từ Nam bộ, thuở người Việt tìm xuống phía Nam mở cõi... Thuở ban đầu, lúc chưa khai phá, gạo thóc khó khăn, người ta phải gom những hạt gạo gãy, bể thay vì để nuôi gia súc, lại để dành nấu cơm ăn sáng. Hạt gạo đó được gọi là “tấm”, tức hạt gạo khi sàng, giã bị bể đôi hay gãy nát, và người ta cũng có thể hiểu là gạo tấm là hạt gạo bị lọt xuống giần, sàng... Riêng từ “mẳn”, theo Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Paulus Của và Tự điển Tiếng Việt thì có hai nghĩa là: hạt gạo gãy nát và hơi mặn (vị), suy diễn thêm còn có nghĩa “người hẹp hòi”“món canh nấu mặn”! Gọi người “mẳn tính” là người hẹp hòi hay để bụng những điều nhỏ nhặt”? Đó cũng là những từ Nôm mà người đi khai hoang mở cõi thường dùng, đến nay cũng đã dần bị mai một và thuộc từ “cổ” hay bản ngữ, ít người sử dụng.
 

Thứ Hai, 10 tháng 1, 2022

VỀ CÂU CHÚC MỪNG CÔ DÂU CHÚ RỂ “SẮT CẦM HẢO HỢP” - La Thụy


                                           BÁCH NIÊN HẢO HỢP

  VỀ CÂU CHÚC MỪNG CÔ DÂU CHÚ RỂ “SẮT CẦM HẢO HỢP”
                                                                                            La Thụy

Trong một lần ngồi ở một quán ăn (vừa mở cửa lại sau khi tổ chức đám cưới cho con họ), chợt thấy trên vách trang trí câu “Sắt cầm hảo hợp”, một người bạn của tôi buột miệng: “phải là SẮC cầm… mới đúng chứ”. Bạn ấy cho phải là “sắc”, trong từ “nhan sắc”. Có lẽ bạn ấy nghĩ rằng SẮC cầm hảo hợp có ý nghĩa tương tự với tài sắc song toànTôi thử giải thích nhưng xem ra bạn ấy không đồng ý.

Hôm nay, khá rảnh nên tôi ghi lại ít dòng bàn qua về câu chúc tụng bằng chữ Hán (hoặc âm Hán Việt) này

 Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc có câu:
 “Sắt cầm gượng gảy tiếng đàn,
Dây uyên kinh dứt phím loan ngại chùng”

Đoạn trường tân thanh có câu:  
“Ai ngờ lại họp một nhà,
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm”

“Đem tình cầm sắt đổi ra cầm kì”

Truyện Hoa tiên có câu:
“Chưa cầm sắt cũng tao khang”

VÀI DÒNG LAN MAN VỀ TỪ GHI TRÊN THIỆP CƯỚI - La Thụy sưu tầm và biên tập

Theo thiển ý của tôi, tại sao chúng ta không dùng hoàn toàn từ ngữ Thuần Việt trong những trường hợp ghi trên thiệp cưới để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Chẳng hạn như:
Con trai út (út trai), con gái út (út gái), con trai đầu, con gái đầu, ....


    
Vào mùa đám cưới, tôi thường nhận được thiệp mời. Xin nêu vài trường hợp về cách ghi trên thiệp. Khi chú rể là con trai út thì thiệp mời ghi là ÚT NAM, khi cô dâu là con gái út thì thiệp mời ghi là ÚT NỮ. Nếu chú rể là con trai một trong gia đình (con trai duy nhất hoặc chỉ có chị em gái), thì thường được cha mẹ ghi trong thiệp là QUÝ NAM. Tương tự như thế, khi cô dâu là con gái duy nhất (không có anh chị em) thì thiệp mời ghi là QUÝ NỮCách ghi như vậy trên thiệp mời là không chính xác. 

Thứ Tư, 24 tháng 11, 2021

CHUYỆN CÁI CHÉN - Nguyễn Gia Việt




Người Việt mình đều ăn cơm, sống ăn cơm chết cũng cúng ba chén cơm, đó là văn minh lúa gạo.
Nhưng phần lớn các tỉnh Bắc Kỳ kêu cái đựng cơm và đũa ăn là cái bát, Nghệ An, Hà Tĩnh gọi là cái đọi, thì ở Nam Kỳ kêu là cái chén.
Chữ bát nó xuất phát từ chữ (bát) của cái bình bát một nhà sư ôm đi khất thực.
Còn chén là chữ Nôm, trong Hán tự chữ  (trản) là chỉ cái chung nhỏ để uống rượu, nhưng người Bắc Kỳ uống rượu và kêu là chén rượu, trong khi Nam Kỳ kêu là chung rượu hoặc ly rượu.
 
"Đắng cay này chén tiễn đưa
Uống đi, uống để say sưa ngập lòng"
(Chén rượu đôi đường - Vũ Hoàng Chương)
 
Nguyễn Trãi trong "Gia huấn ca", có đoạn:
 
Đua chi chén rượu câu thơ,
Thuốc Lào ngon lạt nước cờ thấp cao."
 
Khóc Dương Khuê-Nguyễn Khuyến:
 
"Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,
Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân"
 
Và:
 
“Vợ chồng chén tạc chén thù
Bắt nàng đứng chực trì hồ hai nơi”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
 

Thứ Sáu, 12 tháng 11, 2021

CHỮ VIỆT GỐC PHÁP - Nguyễn Hữu Phước




CHỮ VIỆT GỐC PHÁP TRONG VẤN ĐỀ ĂN UỐNG
 
Ăn phở uống cà phê
 
Ăn uống là nhu cầu căn bản đầu tiên của tất cả các dân tộc. Do đó khi giao tiếp với người Pháp, những chữ liên quan đến thực phẩm được dùng đến nhiều. Trước hết có chữ “cà phê.” Già trẻ, từ nam tới bắc, từ đông sang tây (quốc nội hay hải ngoại) đều biết từ nầy. Nó do chữ café của Pháp. Cây cà phê đã góp một phần quan trọng vào đời sống của dân Việt từ thời Pháp thuộc cho đến ngày nay. Cách đây ba, bốn năm, VN đã đứng đầu thế giới trong việc sản xuất và xuất cảng cà phê loại “Robusta.”<!>
 
Liên quan tới cà phê, có “cà phê phin” (filtre: lọc). Cà phê phin có một độ còn có biệt danh “cái nồi ngồi trên cái cốc.” Đó là sự “tả chân” về cái phin cà phê của các bộ đội ngoài Bắc vào Nam. Phải công nhận một điều là khi trời lạnh, vào quán gọi một ly cà phê sữa nóng, ngồi nhìn cái nồi thảnh thơi ngồi trên cái cốc, nhỏ từng giọt cà phê xuống cái ly (cái cốc), là một sự chờ đợi lý thú. Khi nhắp chút cà phê sữa từng hớp nhỏ, hưởng cái vị đắng-ngọt “đã” cái lưỡi không thể tả được. Nhưng chưa hết. Hãy gọi một bát phở tái, chín, nạm, gân, sách nữa.
 

Thứ Hai, 14 tháng 6, 2021

DÒNG HAY GIÒNG – Giáo sư Trần Huy Bích

Mời quý anh chị và các bạn đọc một bài viết khá thú vị của giáo sư Trần Huy Bích luận bàn về hai chữ "dòng" và "giòng", cách viết nào đúng chính tả hơn.

 
Giáo sư Trần Huy Bích (Việt Báo)


Chúng ta cùng biết các nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn viết “giòng sông, giòng nước”:
 
Nhất Linh: Giòng Sông Thanh Thủy
Tú Mỡ: Giòng Nước Ngược
Thạch Lam: Theo Giòng
 
Các nhà văn, trí thức lớp sau viết “dòng sông, dòng nước”:
 
Doãn Quốc Sỹ: Dòng Sông Định Mệnh (1959)
Nhật Tiến: Tặng Phẩm Của Dòng Sông (1972)
Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy: Dòng Nước Sông Hồng (viết 1945, in vào thi tập 1985) Ngô Thế Vinh: Mekong, Dòng Sông Nghẽn Mạch (2007)
 

Thứ Sáu, 5 tháng 3, 2021

TÔI YÊU TIẾNG NƯỚC TÔI – Mạnh Kim

Nguồn:
https://trithucvn.org/blog/toi-yeu-tieng-nuoc-toi.html

 


Không còn nhớ ai là người đầu tiên dịch “Gone with the wind” thành “Cuốn theo chiều gió” nhưng vị nào dịch câu này hẳn nhiên là bậc thượng thừa về ngôn ngữ nói chung và rất giỏi tiếng Việt nói riêng. Ông Huỳnh Phan Anh cũng khắc tên mình vào bảng mạ vàng khi dịch “For whom the bell tolls” thành “Chuông gọi hồn ai”. Cụ Bùi Giáng cũng thuộc vào nhóm người “giáng thế” khi dịch “Terre des Hommes” (Vùng đất của người) thành “Cõi người ta”.
 

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2020

CHUYỆN VUI THƯỜNG NGÀY: CHỮ VÀ NGHĨA - Đình Hy


  

CHUYỆN VUI THƯỜNG NGÀY: CHỮ VÀ NGHĨA
                                                                           Đình Hy

Trong cuộc sống thường ngày, ngôn ngữ có chức năng giao tiếp, biểu đạt những ý nghĩ của chủ thể ra khách quan bên ngoài để truyền thông tin với ý định, mục đích nào đó. Đó là sự kỳ diệu ngôn ngữ của muôn loài, (ở loài người ban đầu là tiếng nói và sau đó đạt một trình độ nhất định là chữ viết hình thành).

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2020

TIẾNG VIỆT: MỘT SỐ THÓI QUEN VÔ Ý VÀ VÔ LÝ TRONG ĐỜI SỐNG VÀ TRONG CÁC PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG - Đình Hy


Hội thảo Ngữ học toàn quốc lần thứ 21 với chủ đề “Ngôn ngữ học Việt Nam trong bối cảnh giao lưu, hội nhập và phát triển” do Hội Ngôn ngữ học Việt Nam và Đại học Thủ Dầu Một tổ chức tại Bình Dương ngày 7 tháng 6 năm 2019. Bản báo cáo: in trong Kỷ yếu Hội thảo và Tạp chí Văn nghệ Ninh Thuận số 110, tháng 5&6 năm 2019



TIẾNG VIỆT: MỘT SỐ THÓI QUEN VÔ Ý VÀ VÔ LÝ TRONG ĐỜI SỐNG VÀ TRONG CÁC PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG

Tiếng Việt vô cùng giàu nghĩa, giàu ý, giàu âm. Những giá trị đó thể hiện tiếng Việt diễn tả, mô tả được các trạng thái đa dạng, phức tạp trong cuộc sống, từ hiện thực khách quan đến tâm lý con người. Điều đó trở thành niềm tự hào ngàn đời của dân tộc Việt Nam chúng ta.

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2020

TẠI SAO NGƯỜI VIỆT XƯA XƯNG “TÔI” VỚI CHÚA, VỚI BỐ MẸ? - Tần Tần

Người xưa quan niệm xưng “tôi” là để bày tỏ sự khiêm tốn, hạ mình, còn người bề trên, khi nói với bề dưới thì xưng “tao”.

             Sách Long thần tướng 4 in bài viết của nhà nghiên cứu Trần Quang Đức.


TẠI SAO NGƯỜI VIỆT XƯA XƯNG “TÔI” VỚI CHÚA, VỚI BỐ MẸ?

Có lẽ, người Việt có hệ thống đại từ nhân xưng rắc rối nhất trong các ngôn ngữ trên thế giới. Chỉ riêng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất cũng có nhiều cách dùng, lại thay đổi qua từng thời kỳ, vùng miền. Vấn đề này được nhà nghiên cứu Trần Quang Đức trình bày trong bài “Lược khảo về đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất trong tiếng Việt”, in ở cuối sách Long thần tướng 4.

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2019

ALEXANDRE DE RHODES VÀ SỰ TƯỞNG TƯỢNG VỀ LỊCH SỬ CẬN ĐẠI CỦA NỀN SỬ HỌC VIỆT NAM - Khôi Nguyễn

Nguồn:
https://usvietnam.uoregon.edu/vi/2019/11/27/alexandre-de-rhodes-va-su-tuong-tuong-ve-lich-su-can-dai-cua-nen-su-hoc-viet-nam/?fbclid=IwAR0FFflok2L4KV0VHhyeOPGCeRDdWh1xRklsnPm2Z6LmzdKGIE2Oe_VUHj4

               
                         Alexandre de Rhodes Ảnh: Internet


ALEXANDRE DE RHODES VÀ SỰ TƯỞNG TƯỢNG VỀ LỊCH SỬ CẬN ĐẠI CỦA NỀN SỬ HỌC VIỆT NAM

                                                                  Tác giả: Khôi Nguyễn 
                                                              (Đại học Oregon, Hoa Kỳ)

Gần đây, thành phố Đà Nẵng muốn lấy tên Alexandre de Rhodes để đặt tên đường phố. Một số trí thức, trong đó có nhiều người giảng dạy lịch sử trong môi trường đại học, viết thư phản đối, cho rằng Alexandre de Rhodes là một nhà truyền giáo mang tư tưởng thực dân, là kẻ có tội với Việt Nam. Lá thư của họ khiến cho thành phố Đà Nẵng rút lại ý định.
Tuy vậy, những người phản đối ấy hoàn toàn dựa theo những niềm tin có tính tưởng tượng về Alexandre de Rhodes nói riêng và hình ảnh “Tây phương” nói chung, được kiến tạo từ trước 1975 ở miền Bắc.
Bài viết này nhắc lại một cách ngắn gọn những tưởng tượng về lịch sử ấy để gợi mở cho chúng ta suy nghĩ về sử học, giáo dục và chính trị đương đại.

TIẾNG NÓI VÀ CHỮ VIẾT CỦA VIỆT NAM - Hoàng Đằng


                
                                    Tác giả Hoàng Đằng


          TIẾNG NÓI VÀ CHỮ VIẾT CỦA VIỆT NAM
                                    (Ngôn ngữ và văn tự)
                                                                               Hoàng Đằng

Thời gian này, có ý kiến trái chiều về việc lấy tên giáo sĩ Francisco De Pina và giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre De Rhodes) đặt tên cho hai con đường nào đó tại Đà Nẵng.
Qua những ý kiến đưa ra, tôi thấy đang có sự lẫn lộn giữa TIẾNG NÓI và CHỮ VIẾT (Ngôn ngữ và văn tự) ngay cả trong giới trí thức.

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2019

MỘT SỐ TỪ NGỮ CỔ VIỆT NAM HIỆN NAY VẪN CÒN DÙNG CẦN HIỂU

Từ thời xa xưa, ngôn ngữ Việt Nam đã rất đa dạng, phong phú. Nhất là những từ ngữ cổ bởi chúng có thể diễn tả sâu sắc nội tâm của con người, diễn tả chi tiết về sự vật, hiện tượng…. Cho đến ngày nay, chúng vẫn tồn tại nhưng lại thường bị mất nghĩa hoặc bị hiểu sai.
Dưới đây là một số từ cổ tưởng chừng vô nghĩa nhưng lại có ý nghĩa rất bất ngờ và thú vị.

       MỘT SỐ TỪ NGỮ CỔ VIỆT NAM 
       HIỆN NAY VẪN CÒN DÙNG CHÚNG TA CẦN HIỂU



           
 * YÊU DẤU

Chúng ta vẫn thường nói, em yêu dấu, ‘yêu’ thì hiểu rồi, nhưng ‘dấu’ nghĩa là gì?
‘Dấu’ là một từ cổ, sách Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của giảng: ‘dấu’ nghĩa là ‘yêu mến’. Từ điển Việt-Bồ-La của Alexandre de Rhodes (1651) cũng giải thích ‘dấu’ là một từ cổ để chỉ sự thương yêu. Ông cho ví dụ: Thuốc dấu là ‘bùa để làm cho yêu’.

Tục ngữ Việt Nam nói ‘Con vua vua dấu, con chúa chúa yêu’, còn Hồ Xuân Hương trong bài thơ Cái quạt giấy (bài hai) thì viết ‘Chúa dấu vua yêu một cái này’. Có thể thấy, ‘dấu’ và ‘yêu’ là hai từ có ý nghĩa tương đương, ngày xưa dùng hai từ độc lập, nhưng bây giờ ta có thể thấy từ ‘yêu’ vẫn còn được viết hay nói một mình, còn từ ‘dấu’ thì không ai dùng một mình nữa. Giờ đây, thay vì ‘anh yêu em’ mà nói ‘anh dấu em’ thì không khéo lại bị hỏi ‘anh giấu cái gì?’.