BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn ÂM NHẠC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ÂM NHẠC. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 21 tháng 8, 2023

TÌNH THU YẾU ĐUỐI - Nhạc Khê Kinh Kha, Ý Lan Trình Bày

        
  

     

TÌNH THU YẾU ĐUỐI
 
trời vào thu em ơi
quanh đây đầy lá úa
tình buồn theo mưa rơi
lòng sầu đầy thương nhớ
trong sương mờ
anh đợi chờ
đợi tình em mong manh
thương em bờ tóc ngắn
từng mùa thu không em
từng ngày từng tiếc nuối
trong tim này
thu chết em ơi
một mùa thu chưa say
một đời chưa quen hơi
tình nồng sao phôi phai
để hồn thu yếu đuối
từng mùa thu xa em
tim đau bao nỗi niềm
từng ngày ta yêu em
một đời đêm tối vây quanh
tình mùa thu không em
không em cười trong nắng
một mình anh bâng khuâng
nhặt từng giọt nắng ấm
anh ngỡ rằng
môi em nồng
từng mùa thu xa em
xa bao tình yêu mến
thèm bờ môi em ngoan
lòng này còn hoang vắng
ôm lá vàng
anh khóc tình em
 
Khê Kinh Kha 

 

Thứ Năm, 13 tháng 7, 2023

LỜI TÌNH CA - Thơ Hồng Thúy, nhạc Phạm Mạnh Cương, ca sĩ Hà Thanh trình bày


       


LỜI TÌNH CA

Bài ca ấy còn mãi dư âm
Mắt nhung huyền gợi nhớ xa xăm  
Tiếng hát nào trên môi xao xuyến
Câu ân tình dệt muôn bướm hoa
 
Ngày xưa đó ngời thắm thanh xuân
Nắng đan mềm từng cánh me bay 
Thướt tha chiều lên ngôi sắc phố
Con đường quen hẹn ước mơ đầy
 
Chợt như khói… tình bỗng mong manh
Tựa cơn gió… mộng thoáng qua mau
Lời trăm năm chỉ còn dĩ vãng   
Bến sang ngang… lạnh thấm vai sầu
 
Cuộc tình đó phai cõi thu vàng
Trả em hết những lối xưa về
Trời giăng lũ bạc trắng mây ngàn
Chờ ai nữa lá rơi ngoài hiên
 
Dòng nguyệt khúc…vụn vỡ đôi bờ
Đàn xao xác… lạnh lẽo phương trời
Bao cô đơn bẽ bàng cung phím
Hắt hiu xa… một bóng bên đời.
                                   
                               Hồng Thúy

Thứ Bảy, 1 tháng 7, 2023

PHẠM DUY: NỖI BUỒN U UẨN VÀ ĐÁM CƯỚI CỦA THÁI HẰNG - Hà Đình Nguyên

Phạm Duy là con bướm đa tình, khi đã 'tạm' mỏi cánh, con bướm này chọn nơi dừng chân: lập gia đình với một người con gái tài sắc- CS Thái Hằng. Nhưng nàng lại đang mang một nỗi buồn u uất, chưa hề tỏ bày cùng ai…
 
Phạm Duy và Thái Hằng

Quen biết với gia đình Thăng Long từ dạo còn tản cư ở Chợ Đại-Cống Thần (Hà Đông, 1947), rồi cùng nhau về Liên khu VI ở Chợ Neo (Thanh Hóa, đầu năm 1949), lúc nào Phạm Duy cũng thấy vương vất trong đôi mắt của Thái Hằng một nỗi buồn...
         Thái Thanh cùng Hoài Trung (trái) và Hoài Bắc trong ban Hợp ca Thăng Long
 
Có lẽ chính vì thế mà những “cây si” tầm cỡ như: thi sĩ Huyền Kiêu, thi sĩ Đinh Hùng, họa sĩ Bùi Xuân Phái, nhạc sĩ Ngọc Bích (ở Chợ Đại), thêm Đoàn Phú Tứ, Bửu Tiến, Bửu Kỉnh (ở Thanh Hóa)… cũng không lay động được con tim của nàng. Thái Hằng rất kín tiếng, ít khi tâm sự với ai. Chỉ đến sau này, khi giữa nàng và Phạm Duy đã trở nên thân thiết thì nàng mới thổ lộ nỗi niềm sâu kín ấy:
 
Vào năm 1945, Thái Hằng đính hôn với một sinh viên trường Luật tên là Trần Văn Nhung. Nhung là một thanh niên yêu nước nhưng có khuynh hướng thân Nhật. Vào đầu thập niên 40, cũng như rất nhiều thanh niên khác, anh tin rằng Nhật Bản thực sự muốn giúp cho Việt Nam thoát ra khỏi ách thực dân Pháp.
 
Cảm tình của anh đối với Nhật Bản khiến cho anh được tặng một học bổng để đi du học nhưng anh chưa kịp đi thì xẩy ra vụ Nhật đảo chính ngày 9/3/1945. Trước giờ đảo chính, một sĩ quan Nhật hỏi một nhóm sinh viên Hà Nội do họ triệu tập xem có ai muốn xung phong cùng đi với lính Nhật vào hạ thành Hà Nội? Họ sẽ được dành cho vinh dự là tự tay giật lá cờ tam tài của Pháp xuống.
 
Mọi người còn đang do dự thì Trần Văn Nhung và một sinh viên đứng lên nhận lời. Hai sinh viên này đi tiên phong trong đám lính Nhật và bị bắn chết ngay trên bờ tường thành Cửa Bắc trong phút đầu tiên của vụ đảo chính. Ngày 11 tháng 3 năm 1945, một buổi lễ truy điệu những người đã hi sinh cho nền 'thịnh vượng chung của Đại Đông Á' được tổ chức rất long trọng tại Nhà Hát Lớn Hà Nội. Thái Hằng đầu chít khăn trắng tới dự lễ truy điệu này.
 
Cái chết của vị hôn phu đã ảnh hưởng rất lớn đến Thái Hằng. Từ ngày đó trở đi, Thái Hằng đắm đuối trong nỗi niềm riêng. Trong suốt một năm lúc chưa đi tản cư, tuần nào nàng cũng mang hoa tới đặt trên mộ Nhung và ngồi khóc…
 
Đi theo gia đình ra vùng kháng chiến, nàng vẫn mang theo tấm ảnh và tập nhật ký của người đã chết, trong đó Nhung có những câu nói vừa gở vừa thiêng như: “Nếu anh chết thì em phải lấy chồng và cố tìm ra một người nào như anh nhé”.
 
 Khi ra sống ở Chợ Đại và Chợ Neo, trong hai năm liền, Thái Hằng vẫn chưa nguôi được nỗi buồn. Suốt ba năm dài, coi như để tang cho người tình, nàng đóng chặt tâm hồn, sống với một nỗi buồn không che dấu. Một hôm, cha mẹ nàng đã tìm cách đốt tấm ảnh và tập nhật ký của Nhung đi.
 
Biết được tâm sự của Thái Hằng, Phạm Duy tuy thực tâm nể phục thái độ anh hùng của Trần Văn Nhung cũng như sự chung tình của Thái Hằng nhưng vẫn cố làm cho nàng khuây khỏa và dần dần thay thế được hình ảnh của người hùng đã khuất trong trái tim nàng ca sĩ.
 
Sau sáu tháng quen biết, Phạm Duy chính thức hỏi Thái Hằng làm vợ. Ông bà Thăng Long có chút lưỡng lự nhưng lúc đó có hai người rất uy tín là tướng Nguyễn Sơn và nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh nói giúp vào, lại nữa con trai lớn của ông bà là Phạm Đình Viêm (Hoài Trung) cũng nhiệt tình ủng hộ nên cuối cùng ông bà Thăng Long cũng ưng thuận.
 
Sau khi chọn được ngày tốt, bà Thăng Long ra cái chợ ngay trước quán phở của mình mua một nải chuối, một buồng cau, một gói trà để tiến hành “lễ hỏi”. Phạm Duy kể lại rằng: “Bên nhà trai không có ai ngoài tôi ra, đành phải nhờ người em của điêu khắc gia Lê Thị Kim là Bạch Bích tới bưng hộ khay trầu. Hôm đó, từ trong Quán Thăng Long đi ra tôi còn là một kẻ độc thân rồi tức khắc từ ngoài cửa đi vào, sau khi ra đứng lễ ông bà ông vải xong, từ nay trở đi tôi trở thành người chồng chưa cưới của Phạm Thị Thái Hằng. Một cái lễ hỏi nhẹ tênh, so với sự nặng nhọc và kiên trì của sáu tháng khổ công vận động của tôi…”.
 
Tuy nhiên vì cũng muốn tỏ ra anh hùng trong mắt hiền thê nên Phạm Duy tình nguyện vào chiến trường Bình Trị Thiên trong 6 tháng, vừa biểu diễn phục vụ vừa sáng tác (những ca khúc nổi tiếng Bà mẹ Gio Linh, Bao giờ lấy được đồn Tây - sau sửa lại là Quê nghèo, được Phạm Duy sáng tác trong thời gian này)…
 
6 tháng sau, khi Phạm Duy từ chiền trường trở về, lễ cưới của đôi vợ chồng quê này mới được cử hành dưới sự chủ hôn của Tướng Nguyễn Sơn. Lễ hỏi giản dị như thế nào thì lễ cưới cũng đơn sơ như thế. Áo cưới của cô dâu là chiếc áo dài mầu xanh thẫm mang theo từ ngày xa Hà Nội, bây giờ mới có dịp dùng đến. Chỉ có chiếc quần vải trắng vừa mới may xong.
 
Hằng ngày Thái Hằng đi dép Nhật hiệu 'con hổ' thì hôm nay cô dâu xỏ đôi guốc mới toanh. Chú rể mặc bộ đồ quân phục bằng kaki Mỹ, đội mũ ca lô bằng dạ mầu xanh, chân đi giầy cao cổ…chẳng khác chi hình ảnh cô dâu chú rể trong bài thơ Màu tím hoa sim của Hữu Loan: “Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo cưới. Tôi mặc đồ quân nhân. Đôi giầy đinh bết bùn đất hành quân...”
 
Phạm Duy kể lại: “Tướng Nguyễn Sơn, chính trị ủy viên Nguyễn Kiện, văn sĩ Nguyễn Đức Quỳnh, nhiếp ảnh gia Nguyễn Giao (ông thân sinh của ca sĩ Thúy Nga, vợ của Hoàng Thi Thơ), kỹ sư Nguyễn Dực con của nhà văn hào Nguyễn Văn Vĩnh và là bạn đồng học của tôi trong trường Kỹ Nghệ Thực Hành cùng với dăm ba người nữa... đó là những vị khách quý đã từ nơi xa hay nơi gần, leo lên xe đạp từ sáng sớm để phóng tới Chợ Neo dự lễ cưới của chúng tôi…”
 
Lễ cưới khởi sự lúc nào không biết. Mẹ vợ ra khấn vái trước bàn thờ vừa mới được dựng lên. Rồi tới phiên chú rể lên gối xuống gối, cô dâu ngồi xụp xuống đất, làm lễ gia tiên. Khấn vái ông bà ông vải xong, chúng tôi xin ra lễ sống cha mẹ vợ theo phong tục Việt Nam, nhưng ông bố vợ xua tay: 'Thôi. Đời sống mới mà. Không phải lạy Ba Mợ nữa.'
 
Sau khi đã làm xong bổn phận với người chết là tổ tiên và với người sống là cha mẹ rồi, bây giờ tới thủ tục hành chính. Nhân viên ủy ban hành chính của xã được mời tới để làm giấy giá thú. Trước mặt mọi người, cô dâu chú rể cúi xuống mặt bàn còn thơm mùi phở, ký giấy hợp hôn, tay cô dâu run run. Bây giờ mới lòi ra tên cô dâu là Phạm Thị Quang Thái. Không phải chỉ có Phạm Thị Thái….
 
Hai mâm cơm thịnh soạn hơn ngày thường đã được bầy ra trên hai cái bàn ở trong quán. Gần hai chục người đã ngồi vào bàn ăn. Ông bố vợ đứng lên mời mọi người cầm đũa, sau khi đã cám ơn quý khách. Tướng Nguyễn Sơn đứng lên nói vài câu chúc mừng. Giản dị đến độ không có được một cái nhẫn cưới để tặng cô dâu, nhưng tôi có thể nói ngay ra đây là kể từ hôm nay cho tới 40 năm sau, chưa bao giờ đôi vợ chồng này to tiếng với nhau một lần.
 
Ăn xong bữa 'tiệc' cưới, trước khi quý khách ra về, chúng tôi ra trước cửa Quán Thăng Long đứng xếp hàng cho anh Giao chụp một bức ảnh kỷ niệm. Riêng cô dâu và chú rể còn có thêm một bức ảnh chụp riêng, hai người nắm tay nhau đứng ở trong vườn chuối bên cạnh quán. Bức ảnh chụp mọi người trong đám cưới, khi chúng tôi về thành, ông bố vợ đã cắt bỏ hình tướng Nguyễn Sơn vì sợ lính Tây khám mà thấy ảnh ông tướng Tư Lệnh thì nguy hiểm lắm…
 
Đám cưới vừa cử hành xong thì đã thấy ông bố vợ vào trong làng mua lại một cái ghế dài để ghép vào giường của cô dâu cho hai người nằm, không quên nói câu nói nằm trong phong tục Việt Nam: ‘Ba giải chiếu cho các con, để vợ chồng con sinh năm đẻ mười như Ba Mợ nghe'. Thế là từ đêm nay trở đi, tôi không phải kê hai cái bàn ăn làm nơi ngủ nữa rồi”.
 
Phạm Duy, Thái Hằng và Thái Thảo trên một sân khấu
 
Cưới vợ được 4 tuần thì Phạm Duy được điều về Việt Bắc. Phạm Duy phải đưa vợ mới cưới cùng đi. Khoảng đường từ Thanh Hóa lên Việt Bắc hơn 800 cây số phải…đi bộ, nhưng mới đi được nửa đường thì Phạm Duy phát hiện vợ mình có thai. Lỡ rồi, đi luôn…
 
Đúng một tháng sau, họ đặt chân lên đất Thái Nguyên. Liên lạc viên dẫn tới Yên Giã, một khu rừng nằm gần ranh giới hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Ở chung quanh đây không có một gia đình thường dân nào cả. Khu thung lũng rộng lớn và có núi bao quanh này là An toàn khu (ATK) của tất cả các cán bộ làm việc trong các cơ quan khác nhau của Trung ương. Mỗi gia đình cán bộ đều được cơ quan của mình phát cho một mảnh đất rồi có người tới phụ giúp để dựng lên một cái nhà bằng nứa.
 
Yên Giã là nơi dành riêng cho các gia đình văn nghệ sĩ. Lúc này họ đều trở thành hội viên của các Hội Nhà Văn, Hội Hoạ Sĩ, Hội Nhạc Sĩ, Hội Sân Khấu cả rồi…Vợ chồng Phạm Duy là thượng khách của Nguyễn Xuân Khoát, Chủ Tịch Hội Nhạc Sĩ Kháng Chiến. Họ được cất cho một mái nhà tranh vách nứa nằm không xa nhà của vợ chồng Văn Cao là mấy.
 
Phạm Duy viết trong hồi ký: “Tưởng như là căn nhà bên suối đang nằm ở trong bài một hát bỗng nhảy ra đây. Đây cũng là cái tổ ấm đầu tiên trong đời tôi, của một gia đình có đôi vợ chồng son và đứa hài nhi nằm trong bụng mẹ. Nhà có tới ba phòng, phòng ngủ có cái giường nứa, phòng bếp có cái bếp nứa, phòng tắm có tấm phên cũng bằng nứa.
 
Thiếu phòng vệ sinh, nhưng chúng tôi có cả một khu rừng ở đằng sau nhà rồi. Căn nhà nứa này, tuy có phòng tắm đó nhưng có bao giờ chúng tôi chịu tắm ở trong nhà đâu? Ai chịu khó vác nước từ suối lên đây? Bà Phạm Duy đi tắm suối là kéo bà Văn Cao đi cùng. Đi mua thực phẩm hơi xa cho nên cứ cách dăm ba ngày là các bà rủ nhau cùng đi chợ.
 
Gạo ở đây là gạo kháng chiến, khi ăn mà không nhằn miếng cơm cho kỹ là dám sứt răng vì những hòn sạn. Cũng mua được thịt để ăn nhưng kho xong nồi thịt, chỉ cần một đêm là thịt kho trở thành thịt đông ngay. Bởi vì ở trong vùng rừng núi này, mỗi khi đêm xuống thì dù là mùa Hạ, trời cũng trở lạnh như trong mùa Đông…”.
 
Phạm Duy, Thái Hằng và các con
 
Ở Yên Giã, Phạm Duy gặp lại hầu hết các bạn bè văn nghệ cũ như vợ chồng Văn Cao, vợ chồng Văn Chung, các nhạc sĩ Lê Yên, Nguyễn Đình Phúc, Xuân Tiên, Xuân Lôi, Lê Văn Vũ Bắc Tiến, Thế Lữ, Võ Đức Diên, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi, Xuân Diệu... và cả người bạn thân Hoàng Cầm. Đặc biệt là gặp lại anh bạn cùng học trường Mỹ Thuật khi xưa: Mai Văn Hiến. Hoạ sĩ Mai Văn Hiến rất chiều chuộng Thái Hằng, anh thường tìm hái trong rừng những quả chua như me, sấu, là những thứ mà người đang có thai rất thèm ăn.
 
Những ngày ở ATK đã ghi đậm dấu ấn trong hồi ức Phạm Duy, ông viết: “Đời sống ở Yên Giã quá đẹp. Bõ công chúng tôi đã rời bỏ một nơi 'an ninh thịnh vượng' là Thanh Hoá để lên đây ở…”
 
                                                                              Hà Đình Nguyên
 
Nguồn:
https://tintuc.vn/pham-duy-noi-buon-u-uan-va-dam-cuoi-cua-thai-hang-post107405

Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2023

NGỦ ĐI EM - Nhạc Khê Kinh Kha, ca sĩ Ý Lan trình bày


   

NGỦ ĐI EM
 
1) ngủ đi em, đêm thôi mịt mù
ngủ đi em, yêu thương đợi chờ
ngủ đi em, môi ấm còn thơm
ngủ đi em, hoa lá nghiêng nằm
ngủ cho yên, quên tháng năm buồn thương
 
dù đêm nay mưa có còn bay
dù trong em chua xót còn đầy
dù trăm năm khô héo từ đây
vẫn xin em yêu hết tình tôi
vẫn xin em
vẫn xin em yêu mãi tình này
à á ơi, à á ơi
ngủ cho ngoan, em nhé, ngủ cho yên
 
 
2) ngủ đi em, lênh đênh phận người
ngủ đi em, hương thơm vào đời
ngủ đi em, hơi ấm tình say
ngủ cho yên, mơ ước thêm nồng
ngủ cho ngoan, cho hết trăm nghìn năm
 
dù mai đây, mặt đất vỡ tan
dù trăng sao rơi rớt muộn màng
dù thiên thu rã nát trần gian
tình đôi ta vẫn mãi bền lâu
nghìn năm sau
nghìn năm sau vẫn mãi ngọt ngào
ngủ đi em - ngủ cho lâu
mình yêu nhau, em nhé, mình yêu nhau
 
 
3) ngủ đi em, tương lai mặn nồng
ngủ đi em, yêu thương vợ chồng
ngủ đi em, hương phấn dịu êm
ngủ cho ngoan, cho hết ưu phiền
mình yêu nhau, yêu mãi yêu dài lâu
 
dù mai đây em có phụ tôi
dù cho em xa lánh tình này
dù đau thương xé nát hồn tôi
cũng yêu em, yêu mãi tình ơi
cũng yêu em
cũng yêu em, yêu hết đời này
à á ơi, à á ơi
ngủ đi em, ngoan nhé, ngủ cho yên
 
                                    khêkinhkha
 

      

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2023

TÚY HỒNG, TIẾNG HÁT PHỐ VẮNG ĐÈN KHUYA... – Hồ Trường An



Vào năm 1955, 56 gì đó, tôi đã nghe Túy Hồng diễn kịch truyền thanh trên đài Sài Gòn trong ban Dân Nam. Thuở ấy cô nữ sinh Trương Ánh Tuyết vừa chân ướt chân ráo từ tỉnh Bình Dương xuống Sài Gòn đầu quân cho ban Dân Nam lấy nghệ danh là Túy Hồng. Lúc đó bên phe nữ, ban này đã có Túy Hoa, Tuyết Vân, Tuý Phượng.
Túy Hồng vừa diễn kịch truyền thanh vừa ca hát chút ít. Thuở ấy, cô hát thua xa Tuý Phượng vì giọng hát cô chưa thuần thục lắm. Khi ông bầu Anh Lân của ban Dân Nam quyết lòng đem vở kịch "Áo Người Trinh Nữ" lên sân khấu có mời kỳ nữ Kim Cương vốn là đào hát cải lương để thủ vai chính trong thoại kịch ấy.

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2022

CUNG TRẦM TƯỞNG VÀ PHẠM TRỌNG CẦU, HAI CON NGƯỜI, HAI CHIẾN TUYẾN, MỘT... ‘MÙA THU PARIS” – Vĩnh Đào


 
Phạm Trọng Cầu:
Thời kháng chiến, ông thoát ly và đầu quân vào Tiểu đoàn 308, rồi Trung đoàn Cửu Long của Lực Lượng Kháng Chiến Việt Minh.
Năm 1969, ông tham gia các đoàn văn nghệ như Nguồn Sống, sinh viên Phật tử Vạn Hạnh… và bí mật hoạt động nội thành. Năm 1972, ông bị bắt và giam cho đến năm 1975.
 


Cung Trầm Tưởng:
Trung Tá Không quân VNCH, 10 năm tù "cải tạo"
 

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2022

CA SĨ BÙI THIỆN, GIỌNG NAM CAO NỔI TIẾNG – Đông Kha


Ca sĩ Bùi Thiện hồi trẻ
 
Ca sĩ Bùi Thiện là một nam ca sĩ giọng tenor khá hiếm hoi của làng nhạc miền Nam trước 1975. Tuy là một giọng nam cao được đào tạo để hát nhạc cổ điển, opera, nhạc kịch, nhưng Bùi Thiện được biết đến nhiều nhất khi song ca với ca sĩ Sơn Ca và hát nhạc quê hương trong các băng nhạc Hoàng Thi Thơ hồi 50 năm trước. Ít có người biết rằng ca sĩ Bùi Thiện cũng là người thầy luyện thanh đầu tiên của Họa Mi và Sơn Ca, trước khi những ca sĩ này được nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ dìu dắt và đặt cho 2 cái tên nghệ danh nổi tiếng.
 

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2022

VẦNG TRĂNG VÀ TIẾNG ĐÀN CỦA CUNG TIẾN – Nguyễn Thị Hải Hà



Có mấy ai trong chúng ta không bị ảnh hưởng bởi cái đẹp của vầng trăng, trong đêm trăng sáng lại nghe văng vẳng tiếng đàn, hòa điệu với tiếng vỗ về của sóng nước, ngập tràn hơi lạnh của sương thu?
 
Vẻ đẹp này được thể hiện trong hai bài hát Hương XưaNguyệt Cầm của cố nhạc sĩ Cung Tiến. Hương Xưa mang cả vầng trăng và tiếng đàn vào bài hát. Nguyệt Cầm là bài hát nói về một bài thơ nói về tiếng đàn và tâm sự của người khảy đàn lẫn người nghe đàn. Nghe câu hát “Kìa thuyền trăng, trăng nhớ Tầm Dương, nhớ nhạc vàng, đêm ấy thuyền neo bến ấy” làm sao không nhớ đến Tì Bà Hành của Bạch Cư Dị?
 

VÒNG NGUYỆT QUẾ CHO PHỐ NÚI CAO - Trương Đình Tuấn

Tưởng niệm 40 năm ngày từ trần của thi sĩ Vũ Hữu Định (3/4/21981 -3/4/2021)

Nhà thơ Vũ Hữu Định: “May mà có em đời còn dễ thương”
 


Thi sĩ Vũ Hữu Định làm bài thơ “Còn Chút Gì Để Nhớ” vào năm 1970 khi bị đày lên Pleiku để làm Lao công đào binh. Bài thơ sau đó được nhạc sĩ Phạm Duy – “ông vua” phổ nhạc của Việt Nam đã lấy nguyên bài thơ làm ca từ không bỏ hoặc thêm bớt một từ nào cả. Bản nhạc nhanh chóng được công chúng đón nhận:
 
phố núi cao phố núi đầy sương
phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
anh khách lạ đi lên đi xuống
may mà có em đời còn dễ thương
 
phố núi cao phố núi trời gần
phố xá không xa nên phố tình thân
đi dăm phút đã về chốn cũ
một buổi chiều nào lòng bỗng bâng khuâng
 
em Pleiku má đỏ môi hồng
ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
nên mắt em ướt và tóc em ướt
da em mềm như mây chiều trong
 
xin cảm ơn thành phố có em
xin cảm ơn một mái tóc mềm
mai xa lắc bên đồn biên giới
còn một chút gì để nhớ để quên.
 

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2022

VŨ HOÀNG CHƯƠNG, CUNG TIẾN VÀ HOÀNG HẠC LÂU – Quỳnh Giao

Thi sĩ Vũ Hoàng Chương, nhạc sĩ Cung Tiến & ca sĩ Quỳnh Giao, tác giả bài viết, đều đã khuất bóng. Như một tưởng niệm ba nghệ sĩ nổi tiếng này, xin mời bạn cùng thưởng thức bài viết sau đây của Quỳnh Giao.

 

Sinh tiền, Vũ Hoàng Chương là thầy dạy Việt văn của Cung Tiến. Ông sinh năm 1916, trước người nhạc sĩ tên tuổi này 22 năm. Nhưng với thói quen khoáng đạt của một nhà thơ, ông không hề câu nệ, vẫn coi Cung Tiến như người bạn vong niên hơn là một đứa học trò.
  
Có lần ông nói đùa. Rằng Cung Tiến phổ thơ biết bao người mà chưa từng phổ thơ Vũ Hoàng Chương! Cung Tiến không quên điều ấy nhưng biến cố 1975 đã ụp trên cả nước và người nhạc sĩ thì lưu vong ra ngoài, còn nhà thơ kẹt lại ở bên trong với những Mai Thảo, Phạm Đình Chương, Thanh Tâm Tuyền, Phạm Xuân Ninh, Phan Lạc Phúc, v.v….
  

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2022

CA SĨ KHÁNH LY BẤT BÌNH VÌ NHIỀU ĐOẠN TRONG PHIM “EM VÀ TRỊNH” - Nguyễn Mạnh Hà

Nguồn:
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-61861650

Các thành viên gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong "Em và Trịnh". Ảnh: ĐPCC.

Khánh Ly nói “Họ muốn dựng một Trịnh Công Sơn khác với Trịnh Công Sơn của chúng ta”
Như tên gọi, Em và Trịnh kể lại chuyện đời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thông qua các bóng hồng trong đời ông. Đây được xem là một hướng tiếp cận an toàn, hứa hẹn ăn khách. Nhưng bộ phim ra rạp khiến không ít khán giả thất vọng vì cho rằng phim khắc họa một Trịnh Công Sơn si tình, có phần lăng nhăng, để rồi nhận quả đắng cuối đời…
 
Đó chính là những gì đoàn làm phim muốn nói? Họ chỉ mượn thần tượng của nhiều người để dựng lên câu chuyện của riêng mình? Giả thiết này càng trở nên vững chắc khi Khánh Ly- xuất hiện trong phim như một trong những "em" của Trịnh lên tiếng phủ nhận những chi tiết về bà trong phim.
 

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2022

CUNG TIẾN, ĐỜI LẬP TỪ NHỮNG ĐÊM HOANG SƠ - Nguyễn Đức Tùng



Chị em của thơ thì có nhiều: tùy bút, truyện ngắn, tiểu thuyết, báo chí, phim ảnh, kịch nghệ, nhưng đối với tôi, người thân nhất, người chị em ruột của thơ, chính là ca khúc.
 

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2022

THÁNG TƯ, PHẠM DUY: VINH QUANG VÀ BẼ BÀNG - Bảo Vũ

Nguồn:
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-61037070?


(Gửi cho BBC News Tiếng Việt từ Melbourne, Úc)
 
Nhạc sĩ Phạm Duy, tên thật Phạm Duy Cẩn là nhạc sĩ, nhạc công, ca sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc lớn của Việt Nam
Hàng chục năm đã trôi qua nhưng nhiều lần cứ đến tháng Tư tôi lại nghĩ về nhạc sĩ Phạm Duy và thân phận nổi trôi của cá nhân ông và qua đó của quê hương mình.

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2022

BÓNG HỒNG DUY NHẤT TRONG NHỮNG CA KHÚC NHẠC NGÔ THỤY MIÊN - Tâm Huyền


Ngô Thụy Miên và Đoàn Thanh Vân
 
Âm nhạc của Ngô Thụy Miên không còn xa lạ với công chúng, nhưng cuộc đời của Ngô Thụy Miên lại chẳng mấy người yêu nhạc tường tận. Có lẽ bởi vì nhạc sĩ Ngô Thụy Miên ít hứng thú với đám đông. Vì vậy, cũng ít ai biết được, nguồn cảm hứng lớn nhất trong sự nghiệp sáng tác của Ngô Thụy Miên chính là người vợ thủy chung Đoàn Thanh Vân!
 

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2022

PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG, NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG ÂM NHẠC - Nguyễn Mạnh Trinh


Nhạc sĩ Phạm Đình Chương

Có nhiều người cho rằng thơ phổ nhạc không còn chất thơ nguyên thủy nữa bởi vì nhạc sẽ làm giảm đi cái nét thâm trầm sâu sắc mà thơ phải chuyên chở. Một người chủ trương như vậy là nhà văn Tạ Tỵ. Khi được hỏi về những bài thơ phổ nhạc mà có sự ví von là nhạc chắp cánh cho thơ trong đó có bài “Thương về 5 cửa ô xưa” của ông.
Nhưng có nhiều người thì nghĩ khác. Như nhạc sĩ Anh Bằng, người đã phổ hàng trăm bài thơ thì cho rằng thơ phổ nhạc là một nét đặc thù của văn nghệ Việt Nam. Trong khi nói chuyện với tôi ông đã tỏ ra rất trân trọng những bài thơ phổ nhạc của nhạc sĩ Phạm Đình Chương và cho rằng đó là một nhạc sĩ phổ thơ hay nhất của âm nhạc Việt Nam.

Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2022

NGÀY XUÂN HÁT “LY RƯỢU MỪNG” NHỚ NHẠC SĨ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG -Tiểu Vũ


Bài hát Ly rượu mừng được tái bản năm 1966 - Ảnh: Sách xưa

“Ly rượu mừng” là ca khúc nổi tiếng của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, với âm điệu rộn ràng vui tươi, truyền tải lời chúc tốt đẹp trong dịp tết đến xuân về.
 
Ly rượu mừng là bản nhạc xuân kinh điển, của nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Tính đến năm 2022 Ly rượu mừng đã tròn 70 làm say mê người yêu âm nhạc bởi giai điệu rộn ràng, tươi vui như một thông điệp, một lời chúc tết tốt đẹp nhất theo truyền thống của người Việt gửi tới mọi thành phần trong xã hội.
 
Ly rượu mừng được nhạc sĩ Phạm Đình Chương viết vào khoảng năm 1952, bài hát được ban hợp ca Thăng Long, gồm bốn anh chị em Hoài Trung (Phạm Đình Viêm), Hoài Bắc (Phạm Đình Chương), Thái Hằng (Phạm Thị Quang Thái) và Thái Thanh (Phạm Thị Băng Thanh) thể hiện, ở Sài Gòn vào những năm đầu thập niên 1950.
 

Thứ Năm, 10 tháng 2, 2022

CUỘC ĐỜI HÙNG CƯỜNG, TỪ MỘT NGHỆ SĨ TÀI HOA ĐẾN NGÔI MỘ NHỎ VEN ĐƯỜNG LÀNG BẾN TRE - Mẫn Nhi



Nghệ sĩ Hùng Cường (1936 – 1996), tên thật là Trần Kim Cường, sinh năm 1936 tại Bến Tre. Lúc mới lên 4 tuổi, ông cùng với gia đình chuyển lên Sài Gòn sinh sống. Ngay từ khi còn nhỏ, lần đầu tiên ông bước chân lên sân khấu là khi đang là học sinh của trường Trung học Trần Hưng Đạo, ông đã có thể tự sáng tác và trình diễn nhiều bài hát về học trò trong những lần biểu diễn tại trường. Qua nhiều lần thể hiện tài năng thiên phú của mình, Hùng Cường được các thầy cô và bạn bè trong trường rất yêu mến và dành cho ông rất nhiều lời khen ngợi. Sau khi hoàn thành xong chương trình học “tú tài”, ông chính thức bước chân vào con đường ca hát tại các vũ trường Kim Sơn, Baccara,…
 

Thứ Năm, 20 tháng 1, 2022

TÙY BÚT KHÁNH LY

 


Tôi không bao giờ nghĩ rằng có một lúc nào đó như lúc này, cuộc sống của ca sĩ hải ngoại và VN lại được mang ra mổ xẻ rạch ròi, tới tấp như thế. Có lẽ, trong đầu óc đơn giản của tôi, ca sĩ ở đâu cũng là ca sĩ… Âm nhạc là một thứ ngôn ngữ đặc biệt chung cho mọi người, ở mọi nơi, mọi phía. Không có biên giới… Nhạc đã được khẳng định như vậy, lẽ nào người hát lại bị loại ra ngoài. Tôi không hề phân biệt ca sĩ trong hay ngoài nước. Có chăng, điều bị chỉ trích là cách sống của những người cùng chung một nghiệp dĩ ở hai bờ đại dương.