BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Duy. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Duy. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019

CHÚA GIÊSU VÀ PHẠM DUY - Đào Hiếu

Nguồn:
https://daohieu.wordpress.com/2013/02/01/tan-uoc-hau-hien-dai/ 
                                 (Tân ước hậu hiện đại)


Nhà văn Đào Hiếu, tên khai sinh: Đào Chí Hiếu.
Các bút danh khác: Biển Hồ, Đào Duy.
Hiện ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Wikipedia
Sinh: 10 tháng 2, 1946 (tuổi 72), Tây Sơn
Học vấn: Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn (1972)

  
 KỶ NIỆM NGÀY MẤT CỦA NHẠC SỸ PHẠM DUY 27/1/2013

         CHÚA GIÊSU VÀ PHẠM DUY
                                                Tác giả Đào Hiếu

Trên đường đi xuống trần gian, Chúa Giêsu nhìn thấy một đám đông những người đứng tuổi, ra dáng quan chức, trí thức, nghệ sĩ, đang vây quanh một ông già tóc bạc trắng. Họ vừa la hét vừa ném đá. Ông già nọ lúc đầu còn đưa tay đỡ nhưng sau khi bị trúng mấy cú vào đầu thì quỵ xuống, nằm trên bãi cỏ.
Giêsu đứng lặng người một lúc rồi chậm chạp bước đến, đi vào giữa đám đông.
Ngài cúi xuống, lấy ngón tay viết trên đất. Vì họ vẫn không ngừng ném đá nên Ngài ngẩng lên và bảo họ:

“Ai trong các ngươi cảm thấy mình có công với dân tộc Việt Nam hơn Phạm Duy thì hãy ném đá ông ấy. Còn nếu ai trong các ngươi cảm thấy công lao của mình thua kém Phạm Duy thì hãy im lặng, suy gẫm.”

“Và kẻ nào đang cướp đất của dân, cướp tiền bạc, mồ hôi nước mắt của dân, cướp tự do của dân thì hãy cúi mặt xuống. Các ngươi không có tư cách để đánh giá Phạm Duy.”

“Ta phong thánh cho người nhạc sĩ tài hoa ấy. Các ngươi sẽ bị nhân dân quên lãng nhưng Phạm Duy thì luôn ở trong hoài niệm của dân tộc Việt Nam. Các ngươi sẽ bị lịch sử ném vào sọt rác nhưng Phạm Duy đã được dựng tượng đài trong mỗi trái tim.”

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2018

Ở VN, CŨNG NGHE MINH HỌA KIỀU CỦA NHẠC SĨ PHẠM DUY… - Đỗ Hùng

Nguồn:
https://vietbao.com/a73279/o-vn-cung-nghe-minh-hoa-kieu-cua-nhac-si-pham-duy

 
                                    Nhạc sĩ Phạm Duy

Ở VN, 
CŨNG NGHE MINH HỌA KIỀU CỦA NHẠC SĨ PHẠM DUY…

(Bài viết năm 2002, trước khi nhạc sĩ Phạm Duy được phép về VN).

Tôi là một người yêu nhạc của Phạm Duy từ hồi còn rất bé. Đã hơn ¼ thế kỷ trôi qua, ở Việt Nam, dù những ca khúc do ông soạn hoàn toàn cố tình "bị vắng bóng" trên các phương tiện thông tin đại chúng như radio, TV, báo chí… nhưng trong các quán nhạc hay phòng trà, trong các gia đình, âm nhạc của ông vẫn còn, người ta vẫn nghe, vẫn thuộc, vẫn chép lại lời nhạc và quảng bá cho nhau…
Năm nay nhạc sĩ Phạm Duy đã 81 tuổi. Ông là một nhân vật có "tài nghệ siêu quần" hay là "võ nghệ tuyệt luân" của đất nước Việt Nam trong lãnh vực nghệ thuật. Người ta đã viết và đã nói về ông quá nhiều, tôi mường tượng hình như nhạc sĩ Phạm Duy là người đã để cho "chảy nhiều mực và tốn nhiều giấy" nhất trong lịch sử văn hóa nghệ thuật của nước Việt Nam đương đại…

Ở Việt Nam, tôi cũng có nghe ngóng và theo dõi từng "đường đi nước bước" của nhạc sĩ Phạm Duy ở nước ngoài (điều mà từ năm 1975 đến giờ tôi vẫn làm). Tôi chờ đợi từng ngày Minh Họa Kiều II ra mắt như lời ước hẹn của ông khi Minh Họa Kiều I xuất hiện cách đây vài năm… Những nhạc khúc ông viết ra ở bên kia quả địa cầu, chắc ông cũng không ngờ rằng ở quê nhà có nhiều người âm thầm đi tìm kiếm, sưu tầm, gìn giữ quý giá tưởng như không gì còn quý hơn thế nữa. Tôi là một trong số rất nhiều người Việt Nam ở quốc nội đã làm công việc đó…



Thứ Năm, 15 tháng 11, 2018

THI SĨ HOA ĐẤT NẮNG LÀ AI ? - Đỗ Hùng

Nguồn: http://thonnu.blogtiengviet.net/2011/01/15/hi_sau_hoa_a_aoct_naorng_la_ai

          
                        Tác giả Đỗ Hùng


THI SĨ HOA ĐẤT NẮNG LÀ AI ?
                                           Đỗ Hùng

Trong tập nhạc Kỷ Vật Của Chúng Ta của nhạc sĩ Phạm Duy (hình như) do Nhà xuất bản Gìn Vàng Giữ Ngọc phát hành vào khoảng đầu thập niên 1970, có một ca khúc tựa đề là Đi Vào Quê Hương, phổ thơ Hoa Đất Nắng.
Ca khúc này đã được các chị Diễm Chi, chị Khánh Ly trình bày và được phát trên làn sóng của đài phát thanh Sài Gòn.
Trong hồi ký của nhạc sĩ Phạm Duy, nhạc sĩ đã xếp loại những ca khúc ra đời trong giai đoạn này (khoảng giữa thập niên 60) là Tâm Phẫn Ca. Bài hát khá hay, vả lại khi các chị Diễm Chi, Khánh Ly đã chọn bài để trình bày thì thường thường là bài... phải hay mới được (!) Chúng ta có thể nghe lại ở đây…
Tôi xin phép chép lại lời của bài hát đó để quý vị tham khảo:

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2018

"TÂM PHẨN CA 4" HAY LÀ "ĐI VÀO QUÊ HƯƠNG" - Thơ Huỳnh Hữu Võ, nhạc Phạm Duy


            
                            Nhà thơ Huỳnh Hữu Võ

Bài thơ “TRÒ CHƠI CỦA NHỮNG NGƯỜI CHƯA LỚN” lần đầu tiên được đăng trên Tiểu thuyết Thứ Năm vào năm 1965, mang bút hiệu Hoa Đất Nắng. Tên thật tác giả là Huỳnh Hữu Võ, một nhà thơ ở Tuy Phong, Bình Thuận.
Đến năm 1966 nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc đổi tên thành “ĐI VÀO QUÊ HƯƠNG”. Bài hát này nổi tiếng qua giọng ca Khánh Ly. Khi mới nghe qua lần đầu, nhiều người nhầm lẫn là nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn.

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2018

TẢN MẠN VỀ BÀI THƠ "KỶ VẬT CHO EM" DO PHẠM DUY PHỔ NHẠC - Linh Phương


     

Khi giới thiệu Nhà Thơ LINH PHƯƠNG, một số câu hỏi của bạn đọc về Bài thơ “Kỷ vật cho em” và chúng tôi đã đề nghị anh viết vài giòng và anh đã nhận lời, chúng tôi cũng mong nhận nhiều ý kiến liên quan. Tất cả những vấn đề này VCV xem như là tư liệu riêng và trong khi chờ đợi những đánh giá chúng tôi cho rằng bài thơ này là một trong những bài thơ phản chiến trong đô thị miền nam.           
                                                                               Văn Chương Việt 
  
Nhận được e-mail anh Nguyễn Hòa vcv đề nghị viết về những sự kiện quanh bài thơ Kỷ Vật Cho Em (KVCE) mà nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc gây xôn xao giới yêu thơ, yêu nhạc một thời trước năm 1975. Thực tình tôi không biết khởi đầu từ đâu, và viết những sự kiện gì, bởi rất nhiều sự kiện và mình có nên viết hay không ?
                                                                                      Linh Phương 

          
                     Nhà thơ Linh Phương  


          TẢN MẠN VỀ BÀI THƠ KỶ VẬT CHO EM 
          DO PHẠM DUY PHỔ NHẠC
                                                                   Linh Phương

Nhận được email của anh Nguyễn Hòa đề nghị viết về những sự kiện quanh bài thơ "Kỷ vật cho em" mà nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc gây xôn xao giới yêu thơ, yêu nhạc một thời trước năm 1975, thực tình tôi không biết khởi đầu từ đâu và viết những sự kiện gì, bởi rất nhiều sự kiện và mình có nên viết hay không?
Thôi thì kể lan man một vài chuyện về bài thơ đó vậy! Xuất xứ bài thơ của tôi đăng trên nhật báo Độc Lập vào năm 1970 với tựa đầu tiên "Để trả lời một câu hỏi", để tặng người con gái tên Hương. Trang sáng tác của tờ báo này do Âu Lăng (tức nhà thơ Trần Dạ Từ, chồng của nhà văn Nhã Ca) phụ trách. Tôi thường xuyên đăng bài ở trang báo này, có thể nói một tháng 30 ngày thì bài của tôi xuất hiện khoảng hơn 20 ngày với tên Linh Phương, Vương Thị Ái Khanh và Phạm thị Âu Cơ.

Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2013

NGUYỄN TRỌNG TẠO NÓI GÌ VỀ PHẠM DUY - Trịnh Sơn thực hiện

Nguồn :  

         
                           Nhà thơ trẻ Trịnh Sơn và nhạc sĩ Phạm Duy

          NGUYỄN TRỌNG TẠO NÓI GÌ VỀ PHẠM DUY
                                                                             Trịnh Sơn

Tapchitiengquehuong - Chiều 27.01.2013, ngay sau khi biết tin NS Phạm Duy qua đời, nhà thơ trẻ Trịnh Sơn làm ngay một phỏng vấn với nhạc sĩ- họa sĩ-  nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo và mail ngay cho Tiếng Quê Hương nhưng do trục trặc đường truyền, đến chiều nay, 29.01 TQH mới nhận được.

Xin chào nhạc sĩ – thi sĩ Nguyễn Trọng Tạo! Anh có nghĩ rằng mình sẽ tổ chức hoặc tham gia một sự kiện liên quan (thuộc về) âm nhạc mang tính chất dữ dội như đám tang Phạm Duy?
- Không bao giờ!

Anh có mặt ở đám tang Trịnh Công Sơn?
- Ngày anh Sơn mất, tôi ở Hà Nội, phải viết đến 3 bài báo về anh ấy. Khi người ta tiễn anh Sơn ở Sài Gòn thì tôi và Nguyễn Thụy Kha lo chuẩn bị làm đêm nhạc “Tưởng nhớ Trịnh Công Sơn” ở Hà Nội sau 1 tuần anh ấy mất. Đó cũng là một cách đưa tiễn vậy.

Anh có từng nghe những lời đánh giá của Phạm Duy về nhạc Trịnh, nhạc Lê Uyên Phương, nhạc Ngô Thụy Miên?
- Tôi đọc điều đó trong hồi ký của Phạm Duy.

Có lẽ, chẳng ai muốn tự đánh giá về mình nhỉ. Nếu Phạm Duy đánh giá về nhạc Nguyễn Trọng Tạo, theo kiểu như Trịnh thì “nhu nhược”, Lê Uyên Phương thì “dục tính cao”…, anh nghĩ nhạc sĩ của Bà mẹ Gio Linh rát bỏng này sẽ dành lời nào với mình?
- Chắc họ Phạm không bao giờ chấp đến tôi.

Ngoài lề một chút, anh có nghe Phạm Duy trước khi anh sáng tác các nhạc phẩm nổi tiếng như Khúc hát sông quê, Làng quan họ quê tôi, Đôi mắt đò ngang,…?
- Tôi không được nghe nhiều ca khúc Phạm Duy.

Anh có gặp gỡ Phạm Duy?
- Tôi gặp Phạm Duy từ khi chưa gặp, nghĩa là “gặp giọng nói” khi ông ấy gọi điện thoại từ Mỹ về cho tôi. Rồi sau đó thỉnh thoảng gặp họ Phạm những dịp ông ấy hẹn.

Tôi từng nghe anh ngợi ca rằng, nhạc Phạm Duy là thứ không thể thiếu trong kho tàng văn hóa Việt Nam? Như Truyện Kiều trong tiếng Việt?
- Tôi có nói thế à? Câu trả lời này có vẻ giống Phạm Duy, nhưng có lẽ không giống về chất.

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

MÙA THU – APOLLINAIRE – BÙI GIÁNG – PHẠM DUY - HOA THẠCH THẢO - La Thụy sưu tầm và biên tập


       

    Sắc màu thu đã gieo nhiều cảm hứng cho hồn thơ tứ nhạc. Nhiều bài thơ, bản nhạc viết về THU dù đã trải qua bao năm tháng phôi pha vẫn in đậm nét trong lòng người thưởng lãm. Là người yêu nhạc (loại nhạc có air “bán cổ điển”), ai mà không thuộc các bản “Buồn tàn thu” của Văn Cao, “Giọt mưa thu”, “Đêm thu”, “Con thuyền không bến”… của Đặng Thế Phong , “Thu quyến rũ” của Đoàn Chuẩn Từ Linh , “Thu vàng” của Cung Tiến, “Em ra đi mùa thu” của Phạm Trọng Cầu, “Chiếc lá thu phai” của Trịnh Công Sơn , “Mùa thu Paris” của Phạm Duy, “Thu hát cho người” của Vũ Đức Sao Biển, “Thu ca” của Phạm Mạnh Cương v.v… Đặc biệt, bản “Mùa thu Chết” của Phạm Duy, bản nhạc hay nhưng có nhiều thắc mắc về xuất xứ của ca từ.
     Bản nhạc này lấy ý của bài thơ “L’ADIEU” của Guillaume Apollinaire, điều này có lẽ được nhiều người chấp nhận. Tuy nhiên lời Việt của bản nhạc “Mùa thu chết” thì không ít ý kiến cho rằng là do chính thi sĩ Bùi Giáng chuyển ngữ từ nguyên tác tiếng Pháp bài “L’ADIEU” nói trên, Phạm Duy chỉ phổ nhạc mà thôi. Để nhìn nhận cho khách quan, ta thử đối chiếu nguyên tác với bản dịch của Bùi Giáng và lời nhạc của Phạm Duy.

 a/ Bài thơ của Apollinaire:

           L'ADIEU

           J'ai cueilli ce brin de bruyère

           L'automne est morte souviens-t'en
           Nous ne nous verrons plus sur terre
           Odeur du temps brin de bruyère
           Et souviens-toi que je t'attends

           GUILLAUME APOLLINAIRE


b/Bản dịch của thi sĩ Bùi Giáng :

           LỜI VĨNH BIỆT

           Ta ngắt đi một cành hoa thạch thảo (*)

           Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi 
           Chúng ta sẽ không tương phùng được nữa
           Mộng trùng lai không có ở trên đời
           Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
           Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó... 

                                                   BÙI GIÁNG

   (*) Câu này còn có dị bản:

          Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo

c/ Ca từ trong bản “Mùa thu chết” của Nhạc sĩ Phạm Duy:

           MÙA THU CHẾT

           Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo

           Em nhớ cho Mùa Thu đã chết rồi !
           Mùa Thu đã chết, em nhớ cho
           Mùa Thu đã chết, em nhớ cho
           Mùa Thu đã chết, đã chết rồi. Em nhớ cho !
           Em nhớ cho,
           Đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa!
           Trên cõi đời này, trên cõi đời này 
           Từ nay mãi mãi không thấy nhau
           Từ nay mãi mãi không thấy nhau...
           Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
           Em nhớ cho Mùa Thu đã chết rồi !
           Ôi ngát hương thời gian mùi thạch thảo
           Em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em.
           Vẫn chờ em, vẫn chờ em
                 Vẫn chờ....
                                    Vẫn chờ... đợi em !

                                            PHẠM DUY