BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2024

THƯƠNG QUÁ CHỪNG CÔ BÉ BÁN DIÊM – Thơ Trần Vấn Lệ


  
                               Nhà thơ Trần Vấn Lệ


THƯƠNG QUÁ CHỪNG CÔ BÉ BÁN DIÊM
 
Nhìn lên cuốn lịch:  qua ngày Tết!
Mười Sáu ra Giêng... việc trước nhà
Người cắt cỏ cười... xe, máy nổ
Đường trường xa xa xa xa xa...
 
Mở bài thơ mới, còn như cũ,
Vẫn cũ!  Vì trăng lặn khuất rồi!
Cái chữ Khuất hay... trăng-khuất-núi
Quê Hương cũng vậy, khuất mù khơi...
 
Nguyễn Bính có một câu:
"Cánh buồm nâu!  Cánh buồm nâu!  Cánh buồm!" (*)
Mình chửa có câu nào đắt giá
Nhìn tờ lịch thấy... thấy sao đâu...
 
Mười lăm ngày nữa thì Giêng hết,
Mười một tháng hơn biết sẽ dài
Mình vẫn còn thơ, tình biết mấy?
Yêu đời, yêu tới đám mây bay...
 
Nhìn lên cuốn lịch, buồn năm phút
Năm mới mà hai bạn bỏ mình...
Một bạn thong dong về nước Chúa
Một người theo Phật trú trang Kinh! (**)
 
Nhìn lên tờ lịch nghe chuông vọng
Những tiếng boong boong dần nhỏ dần.
Cô Bé Bán Diêm mừng gặp Ngoại (***)
Khoe Bà:  Con Mới Lễ Noel...
 
                                           Trần Vấn Lệ
 
(*) Thơ Nguyễn Bính:  "Anh đi hả?  Anh đi đâu?  Cánh buồm nâu!  Cánh buồm nâu!  Cánh buồm!".
(**) Hai người bạn của tôi mất trong tháng Giêng Giáp Thìn:  Trung Tá Lê Quang Sinh ở Plano Texas mất ngày 14-2-2024 và Trung Úy Đàm Quốc Cường mất ngày 20-2-2024 ở San Diego California.
(***) Một truyện xưa mùa Noel cũ của Anderxen.

TỪ TRONG QUÁ KHỨ ĐÃ KHÔNG CÓ “LỄ HỘI KHAI ẤN” - Hoàng Quốc Hải



Ai cũng biết lễ hội có hai phần: Phần Lễ và phần Hội. Lễ là phần tâm linh, phần này nhằm mục đích cố kết cộng đồng bằng tâm thức, hội tụ quanh một hoặc nhiều vị thần nào đó mà cộng đồng tôn thờ làm phúc thần, để che chở cho cả cộng đồng. Thần linh có thể là một vị nhân thần có công lớn với đất nước, cũng có thể là một người dẫn dân đi khai hoang lập ấp, sau thành xóm thành làng, dân cư đông đúc, đời sống khấm khá, cộng đồng đó tôn thờ người ấy làm thành hoàng làng để tỏ lòng biết ơn. Cũng có thể là người đã đem một nghề nào đó về cho cả làng sinh sống rồi trở thành làng nghề, chính người đó được tôn vinh làm tổ nghề và đưa vào điện thần thờ làm Thành hoàng. Lại có vùng thời tiết dữ dội, gió mưa bão lụt khôn lường, dân rước thiên thần vào thờ làm Thành hoàng làng, như Long Hải đại vương. Hoặc cầu mưa thuận gió hòa mùa màng tốt tươi, dân thờ Tứ Pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp điện tức là các thần Mây - Mưa - Sấm - Sét.
Dù thờ thần nào cũng là sự biểu lộ lòng biết ơn của cộng đồng đối với thần linh. Vì vậy phần lễ là linh hồn của mọi lễ hội.
Sau các nghi thức rước, tế và cúng kiếng của lễ, tiếp đó là phần hội.
 

SỰ ĐỜI, THƠ, TẠI TẠI SAO – Thơ Chu Vương Miện


  

 
SỰ ĐỜI
 
Thiếu nước thực phẩm
3 bẩy 21 ngày biến
Không thì theo hoa cỏ héo ngay
Nuôi tốn lúa tốn nước
Lỡ xổng chuồng là bay ngay
 Thóc lúa ngũ cốc ăn xong
Uống nước quẹt mỏ
Rồi quay lại ị vào tô nước
Cút một mạch
 
Đời ca hát
Thầy đàn dậy ca
Thầy tuồng dậy diễn
Bà bầu coi như con cái trong nhà
Được đoàn hát khác
Trả tiền lương cao hơn
Vù ngay
Đương làm quan bên này
Được bên kia trả lương bổng cao hơn?
Theo ngay
 

Thứ Bảy, 24 tháng 2, 2024

CHẠM MẶT TỬ THẦN - Hồi ký của Hoàng Xuân Sơn về việc nổ súng tại trường Đại Học Văn Khoa Saigon trong đêm văn nghệ Trịnh Công Sơn


Khánh Ly và Trịnh Công Sơn ở Quán Văn năm 1967.

Tác giả bài viết “Chạm Mặt Tử Thần” là cựu Sinh Viên Đại Học Văn Khoa Saigon, cùng thời với Sinh Viên Ngô Vương Toại.
Tác giả còn được nhiều người biết đến tức là nhà thơ Hoàng xuân Sơn hiện đang định cư tại Montreal, Canada. Những điều mà Hoàng Xuân Sơn đề cập trong bài “Chạm Mặt Tử Thần” (được trích trong phóng bút “Cũng Cần Có Nhau – Những Kinh Nghiệm Hãi Hùng) hoàn toàn là sự thật 100%.

Thứ Sáu, 23 tháng 2, 2024

MỘT GÓC ĐỜI TƯ CỦA CA SĨ NỮ HOÀNG CHÂN ĐẤT KHÁNH LY


Trong hơn 60 năm hoạt động nghệ thuật, ngoài những lời ca tụng về giọng hát thì khán giả còn luôn dành sự tò mò cho đời tư của ca sĩ Khánh Ly.
Cùng với Thái Thanh và Lệ Thu, Khánh Ly từng được đánh giá là 1 trong 3 nữ danh ca tiêu biểu của dòng nhạc trữ tình. Đến giờ, bà vẫn là thần tượng của nhiều người, trong đó có cả những nghệ sĩ thuộc thế hệ sau. Nhắc tới Khánh Ly, ngoài những lời ca tụng về giọng hát, khán giả còn dành cảm xúc tò mò cho đời tư của bà. Ở tuổi xế chiều, Khánh Ly sống lủi thủi, cô độc ở Mỹ khi chồng đã sớm ra đi.
Trong sự nghiệp hơn 60 năm đứng trên sân khấu, khán giả yêu mến, biết nhiều hơn đến giọng ca của Khánh Ly qua những ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Báo chí từng viết về giai đoạn rực rỡ nhất trong sự nghiệp của nữ ca sĩ sinh năm 1945 rằng bà là người hát nhạc Trịnh hay nhất từ trước đến nay.

Hình ảnh thời trẻ của Khánh Ly.

 Với Khánh Ly, Trịnh Công Sơn là “người ơn” khi từ năm 1964 đã thấy được tiềm năng trong giọng hát của bà. Năm 1967, nhờ cố nhạc sĩ mà Khánh Ly trở thành “hiện tượng”, giúp nền âm nhạc Việt Nam có sức sống mới. Lúc ấy, khán giả “gọi yêu” bà bằng biệt danh “nữ hoàng chân đất”. Danh xưng này xuất phát từ kỷ niệm theo nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đi diễn. Lần đầu tiên bước lên sân khấu, Khánh Ly không giữ được bình tĩnh khi đứng trước đám đông hơn nghìn người nên đã cởi bỏ đôi giày cao gót và đi chân đất để hát.

COI NHƯ LÀ HẾT TẾT – Trần Vấn Lệ


Nhà thơ Trần Vấn Lệ

 
COI NHƯ LÀ HẾT TẾT
 
Coi như là hết Tết, con Rồng trở về trời, Ông Bà xong cuộc chơi trở về với con cháu...
Người mình theo nhiều Đạo, nhưng Tết chỉ một Đường:  Ai cũng nặng yêu thương Tổ Tiên và Tổ Quốc...
Chưa quên thời khổ cực, con cháu lại đi làm...Ngày Mồng Ba xuân sang, Ông Bà nhìn...nhang khói!
Cảm ơn Trời, nắng mới, cái lạnh bớt nhiều nhiều.  Người ta giấu buồn hiu thời còn xa Đất Nước!
Thanh Bình mà gió ngược thổi tà áo giai nhân!
*
Quán cà phê bên đường, uống nắng và uống gió.  Tết không có pháo nổ, người nhắc nhau tuổi thơ...
Nhiều người tóc bạc phơ vuốt tóc, cười, thấy tội!  Nhiều người vừa mới nói chuyện gì rồi làm thinh...
Quán không nhạc xập xình, chỉ tiếng tim người đập.  Hình như có nước mắt tan trong tách cà phê?

Nhiều người nói sẽ về... chắc nói thầm với nắng? 
 
                                                                                     Trần Vấn Lệ

NỤ CƯỜI MÙA XUÂN - Thơ Quách Như Nguyệt, nhạc Nguyễn Tuấn, ca sĩ Hà Huệ Mẫn trình bày.

   
     


NỤ CƯỜI MÙA XUÂN
 
Mùa Xuân tưng bừng vạn vật đổi mới
Dấu yêu mỉm cười hàm tiếu nụ hoa
Sáng nay đẹp trời nắng ấm chan hòa
Thắm tươi ngọt ngào đẹp quá tình ta
 
Vào Xuân chúc nhau gặp nhiều may mắn
Khắp nơi an vui thuận hòa mưa nắng
Nồng say trao nhau nụ hôn thiên đàng
Ngập ngừng, ngây ngất tình đến như mơ
 
Có em tươi cười, nụ cười rạng rỡ
Có em trong đời, đời bỗng nở hoa
Tối nay ta cùng ngắm ánh trăng ngà
Phúc ơn ngập tràn tuyệt quá tình ta
 
Này em dấu yêu vui vầy hạnh phúc
Cám ơn nụ cười tươi thắm, thắm tươi
Ngất ngây anh nhìn, anh ngắm em cười
Nụ cười của em, nụ cười mùa Xuân
 
                              Quách Như Nguyệt

"ỨNG CHIẾU PHÚ ĐẮC TRỪ DẠ" CỦA SỬ THANH – Đỗ Chiêu Đức


     
SỬ THANH 史青, thi nhân đời Đường, người đất Linh Lăng, thông minh dĩnh ngộ. Đầu những năm Khai Nguyên (713-741) ông đã dâng thơ lên vua Đường Huyền Tông nói rằng mình trong vòng 5 bước có thể làm được một bài thơ. Đêm ba mươi Tết nhà vua đã ra đề cho ông làm bài thơ nói về đêm "Trừ Tịch", rồi "Thượng Ngươn" và "Trúc Hỏa Long"... Ông đều ứng khẩu thành thơ trong vòng 5 bước. Đường Huyền Tông hết sức tán thưởng, khen ông có tài làm thơ mẫn tiệp còn hơn cả Tào Tử Kiện (Tào Thực) đời Hán đã 7 bước thành thơ, nên phong ông làm Tả Giám Môn Vệ Tướng Quân. Sau đây là bài thơ "Ứng Chiếu Phú Đắc TRỪ DẠ 應詔賦得除夜", có nghĩa "Phụng chiếu để làm bài thơ đêm Giao Thừa".    
 

ĐẦU NĂM ĐI LỄ - Thơ Như Nguyệt, nhạc Mai Phạm, ca sĩ Huỳnh Lợi trình bày

  
     

ĐẦU NĂM ĐI LỄ
 
Đầu năm đi lễ
Nắng ấm mây xanh
Chim vui chuyền cành
Vỗ cánh bay nhanh              
 
Sáng nay đi chùa
Nghe thầy giảng pháp
Giảng về từ bi
Chợt thấy nhu mì
 
Bài pháp thật hay
Từ bi hỷ xã
Xin người thứ tha
Tội lỗi con đầy
 
Đầu năm dâng hương
Kính cẩn cúng dường
Nguyện chẳng sát sanh
Tránh dữ làm lành
 
Đầu năm đi chùa
Tránh chốn lao xao 
Phật ngồi trên cao
Phật quá nhân từ 
 
Đầu năm lễ chùa
Nhàn nhã thảnh thơi
Cuộc đời rong chơi
Chả tội gì buồn              
 
Sáng nay đi chùa
Hớn hở vui tươi
Phật ở trên cao
Nhìn xuống mỉm cười
 
Quách Như Nguyệt

BÀI THƠ KHAI BÚT ĐẦU NĂM – Thơ Lê Phước Sinh


  
              Nhà thơ Lê Phước Sinh


BÀI THƠ KHAI BÚT ĐẦU NĂM
 
Tôi nằm ngửa nhìn
chân trời trọn vẹn,
chẳng cần phải đăng ký tạm trú tạm vắng.
Hồn nhiên,
hít vào lồng ngực
một hơi dài,
thở ra
thoải mái.
 
                                         Lê Phước Sinh

TRÍCH NGANG MỘT TRANG NHẬT KÝ – Trần Vấn Lệ


Nhà thơ Trần Vấn Lệ
 
Ngày thứ Năm thật đẹp!   Đã tuần lễ thứ ba.  Tháng Hai đã đi qua sắp tới ngày cuối
tháng...
Tháng Hai nhuần, hăm chín.  Thêm một ngày dài ghê!  Người làm thuê ê chề:  làm không công... buồn nhỉ!
Tối vợ chồng thủ thỉ:  "Thôi kệ nó nha em!".  Vợ chắc lại cười duyên... "Ai biểu mình lo lắng?".
Gừng cay và muối mặn (*)... bây giờ càng thêm thương!  Chuyện rất đỗi bình thường, xã hội còn giai cấp!
Bưng cà phê lên nhắp, hai người tàn binh cười!  Mình còn sống là vui!  Bốn chín năm một thoáng...
Nói vui lòng vẫn buồn!
*
Tôi không làm văn chương, chỉ chép chơi nhật ký.  Mỗi ngày tôi làm vậy... như thời lính hành quân!
Con chim sẻ bay chừng ba trăm mét dừng cánh... Nó mổ từng hạt nắng có khi là giọt mưa?
Tôi mổ gì trang thơ... mực hay là con chữ? Ai hồi lớn, tuổi nhỏ, cũng mổ a, bê, xê...
Ai nghèo cũng nhà quê, đâu biết Mercedes!  Nhưng tới khi xe jeep... đều thành người nhà binh!
Chiến tranh mong hòa bình.  Hòa bình rồi điêu đứng!  Biển mà đừng có sóng...người ta đi hết trơn?
Hai tàn binh vương vương theo cọng khói thuốc lá.  Nhớ bạn bè biển cả còn lại còn bao nhiêu?
Khói.  Con mắt.  Đăm chiêu.  Tấm khăn điều rách nát... Người quân tử lau mặt mai chiều tấm khăn tang!
 
Trần Vấn Lệ
 
 (*) Ca dao: "Tay bưng đĩa muối chén gừng, gừng cay muối mặn xin đùng quên nhau!"

Thứ Năm, 22 tháng 2, 2024

GIAI THOẠI VĂN HỌC VỀ NHÂN VẬT LÝ TOÉT, XÃ XỆ... - Hoài Nguyễn



Có thể nhiều người Việt chúng ta đều biết trong hệ thống truyện cười dân gian Việt Nam đã có những nhân vật trào phúng nổi tiếng như Trạng Quỳnh, Xiển Bột, Ba Giai - Tú Xuất v.v...
Và nếu nghiên cứu lại thì trong lịch sử văn học Việt Nam, làng báo chí thời tiền chiến cũng đã xuất hiện hai nhân vật mang tính trào phúng, thường dùng làm tranh biếm họa trên các tờ báo nổi tiếng thời ấy như Phong Hóa, Ngày Nay, Tứ Dân, Phụ Nữ Thời Đàm… Đó là hai “cụ” Lý Toét và Xã Xệ!
 

Thứ Tư, 21 tháng 2, 2024

HOA RỤNG THỀM XUÂN, XUÂN TINH KHÔI – Thơ Tịnh Bình


   


HOA RỤNG THỀM XUÂN
 
Sương chiều rã mộng phù hư
Trăng đêm theo lối chân như tìm về
Lục trần ngũ dục bùa mê
Tâm thân rời rã nhiêu khê tháng ngày
 
Trăm năm giấc mộng trần ai
Bao nhiêu vinh nhục đắng cay vở tuồng
Ta về ôm lấy chữ buông
Vịn câu vô ngã không buồn không vui
 
Dòng đời nước chảy về xuôi
Đường tu lặng lẽ bùi ngùi lối riêng
Cành tâm vượn khỉ luyên thuyên
Há đâu phải dễ lặng yên gương hồ
 
Về đâu hoa đốm hư vô
Đông qua xuân đến cành khô lại cười
Pháp thân bất diệt tinh khôi
Thềm xuân rụng đóa hoa rơi năm nào...
 

Thứ Ba, 20 tháng 2, 2024

MAI THẢO, TA THẤY HÌNH TA NHỮNG MIẾU ĐỀN – Phạm Hiền Mây


                
Mai Thảo sinh năm một ngàn chín trăm hai mươi bảy tại Nam Định và mất năm một ngàn chín trăm chín mươi tám tại Hoa Kỳ. Ông thọ bảy mươi mốt tuổi, là nhà văn, nhà thơ, là người cầm chịch tên tuổi trong giới làm văn nghệ.
 
Và, là một người cô đơn, tiêu biểu:
Sớm ra đi sớm hoa không biết
Đêm trở về đêm cành không hay
Vầng trăng đôi lúc tìm ra dấu
Nơi góc tường in cái bóng gầy
                       (Không Tiếng)
 
Đời ông là trường thiên vũ khúc của, một mình, phòng trà, vũ trường, quán bar, văn chương, bạn bè, và, rượu:
 
Ngồi tượng hình riêng một góc quầy
Tiếng người: kia, uống cái chi đây?
Uống ư? Một ngụm chiều rơi lệ
Và một bình đêm rót rất đầy.
                                   (Một Mình)
 
Thiệt ra, không chỉ Mai Thảo, hay bất kỳ một thiên tài thi ca, văn chương, nhạc họa nào, mới cảm ra rằng mình cô đơn. Sự cô đơn là món quà miễn phí từ thượng đế được phân phối đều khắp cho thiên hạ. Nhưng dù sao thì, với những tâm hồn nhạy cảm, đầy chất thơ, bay bổng và lãng mạn, cô đơn cũng sẽ vào khu trú, rồi tấn công, chiếm lãnh thổ nhiều hơn. Chúng thường trực, gặm nhấm triền miên, từ buổi sinh ra cho đến lúc chết đi, chất nghệ sĩ có trong người ta, vốn là thứ thức ăn ngon miệng nhứt của chúng:
 
Nửa đêm đợi bạn từ xa tới
Cửa mở cầu thang để sáng đèn
Bạn tới lúc nào không biết nữa
Mưa thả đều trong giấc ngủ đen
                                 (Đợi Bạn)

TA THẤY HÌNH TA NHỮNG MIẾU ĐỀN
 
ta thấy tên ta những bảng đường
đời ta, sử chép cả ngàn chương
sao không, hạt cát sông Hằng ấy
còn chứa trong lòng cả đại dương
 
ta thấy hình ta những miếu đền
tượng thờ nghìn bệ những công viên
sao không, khói với hương sùng kính
đều ngát thơm từ huyệt lãng quên
 
ta thấy muôn sao đứng kín trời
chờ ta, Bắc Đẩu trở về ngôi
sao không, một điểm lân tinh vẫn
cháy được lên từ đáy thẳm khơi
 
ta thấy đường ta Chúa hiện hình
vườn ta Phật ngủ, ngõ thần linh
sao không, tâm thức riêng bờ cõi
địa ngục ngươi là, kẻ khác ơi !
 
ta thấy nơi ta trục đất ngừng
và cùng một lúc trục đời ngưng
sao không, hạt bụi trong lòng trục
cũng đủ vòng quay phải đứng dừng
 
ta thấy ta đêm giữa sáng ngày
ta ngày giữa tối thẳm đêm dài
sao không, nhật nguyệt đều tăm tối
tự thuở chim hồng rét mướt bay
 
ta thấy nhân gian bỗng khóc òa
nhìn hình ta khuất bóng ta xa
sao không, huyết lệ trong trời đất
là phát sinh từ huyết lệ ta
 
ta thấy rèm nhung khép lại rồi
hạ màn, thế kỷ hết trò chơi
sao không, quay gót, tên hề đã
chán một trò điên diễn với người
 
ta thấy ta treo cổ dưới cành
rất hiền giấc ngủ giữa rừng xanh
sao không, sao chẳng không là vậy
khi chẳng còn chi ở khúc quanh
 
                    Mai Thảo
(Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Đền -1989)
 

TRẢ LẠI TÔI - Nhạc Khê Kinh Kha, Ngọc Hạ trình diễn.


             

EM MÃI LÀ CÔ GÁI MƯỜI BẢY TUỔI NGÀY XƯA – Trần Vấn Lệ


Nhà thơ Trần Vấn Lệ


EM MÃI LÀ CÔ GÁI MƯỜI BẢY TUỔI NGÀY XƯA 

Sao hôm nay không nắng?  Chiều hôm nay sẽ mưa?  Tôi đã ngồi tới trưa... lạnh từ vừa đến lạnh!

"Trốn trời đâu khỏi nắng?".  Tôi nhắc, nghe buồn buồn.  Giờ này ở Quê Hương, nắng mưa... chuyện thường bữa!
 
Không cách nào hết nhớ!  Quê Hương từng tiếng chim... Ở đây, ngày vắng tênh, chim bay đâu hết cả?
 
Ném bánh mì cho quạ... Quạ không thấy bay về!  Ở đây không phải quê, nhớ ơi đồng bát ngát...
 
Nhớ ơi tiếng ai hát bài Tình Xa Tình Xa...
*
Chỉ biết ngày hôm qua, em bắt chuyến xe lửa, em đi về ngoài nớ, em thăm Tết bà con...
 
Những chuyến xe Sài Gòn, tiếng còi và lửa, khói...lâu nay không ai nói sân ga buồn thế nào!
 
Anh thấy em... chiêm bao.  Anh thấy trào nước mắt.  Em.  Quê Hương.  Tổ Quốc, bốn chín năm đổi cờ...
 
Mới hôm qua mà xưa... giống ngày mờ không nắng!  Tóc em sợi dài, vắn, trăm năm là trăm năm!
 
Chao ôi buồn thâm thâm, chao ôi buồn thẳm thẳm.  Ống sơn nào đen sậm, anh vẽ buồn bức tranh...
 
Đường ra xứ Huế quanh quanh non xanh nước biếc như tranh họa đồ!  Anh nhớ chớ Lăng Cô, nhớ Nhà Thờ chuông vọng...
 
Biển mùa này gió, sóng.  Biển muôn đời mênh mông!  Tóc em quấn hay buông... Chao ôi mây Thành Nội!
 
Sao không là Thành Ngoại?  Con nhớ Ngoại quá chừng, nhớ em đi sau bưng cái rổ cau cho Ngoại...
 
Em mãi là cô gái mười bảy tuổi hồi xưa...
 
                                                                                      Trần Vấn Lệ

Thứ Sáu, 9 tháng 2, 2024

VỀ TRƯƠNG VÔ KỴ VÀ “CÔ GÁI ĐỒ LONG” CỦA KIM DUNG – Hoài Nguyễn



Có lẽ nhiều người từng say mê những bộ trường thiên võ hiệp của nhà văn Hong Kong Kim Dung (1924-2018) đều đã đọc qua bộ ba tiểu thuyết “Xạ điêu tam bộ khúc I,II,III” có liên quan về kết cấu nhân vật, lịch sử Trung Hoa và có thể cũng từng yêu quý những nhân vật trong những quyển tiểu thuyết này - Đó là bộ “Anh hùng xạ điêu” (Bộ I - 1957); “Thần điêu đại hiệp” (Bộ II -1958); “Cô gái Đồ Long” (Bộ III - 1962).

Thứ Năm, 8 tháng 2, 2024

CHIỀU CUỐI NĂM - Nhất Linh (Đoạn Tuyệt)



Một buổi chiều về cuối năm, một buổi chiều êm như giấc mộng; mấy cây thông ở đầu hiên nhà đứng lặng yên, đợi gió.
Dũng và Độ, hai người thẫn thờ, không nói, ngả đầu vào lưng ghế, nhìn khói thuốc lá từ từ lan ra ngoài nhà rồi tan vào quãng không.
Trên bàn phủ vải trắng, có để một chai rượu mùi, hai cái cốc đầy rượu và một đĩa quả: sắc thủy tinh trong, pha với màu xanh, vàng, đỏ của trái cây diễn ra một quang cảnh ấm áp.
Ngoài kia, ánh nắng vàng buổi chiều như tiếc ngày cuối cùng của một năm, còn lảng vảng trên các ngọn đồi, chòm cây lướt thướt trên những cánh đồng cỏ màu xanh già. Những thôn xóm rải rác dưới chân đồi hay bên bờ con sông trắng cong queo như bị đè nén dưới vẻ to tát của trời đất rộng rãi. Khói thổi cơm chiều ở một vài nhà gần không có sức lên cao nữa, tỏa ra thành từng đám màu lam ôm lấy các mái tranh....
                                                                                      Nhất Linh
                                                                                   (Đoạn Tuyệt)

“MÙA XUÂN ĐẦU TIÊN” - HAI BẢN NHẠC CÙNG TÊN, CÙNG MỘT NỖI NIỀM - Nttk



Trước tiên, tôi xin thưa với quý độc giả: mãi đến giáp Tết năm con rồng 2024, lần đầu tiên tôi mới được nghe nhạc phẩm “Mùa Xuân Đầu Tiên” của cố nhạc sĩ Văn Cao. Tôi lặng người nghe bài nhạc điệu Valse dịu dàng, nhẹ nhàng, đằm thắm, với những lời ca mộc mạc, mô tả khung cảnh Xuân về hết sức bình dị, gần gũi, ngập tràn hy vọng, mơ ước của Ông về một “mùa Xuân đầu tiên” thanh bình cho quê hương.
 

NGÀY CUỐI NĂM – Thơ Trần Mai Ngân


  


NGÀY CUỐI NĂM
 
Còn một chút xíu của năm cũ
Đang luẫn quẫn ở nơi đây
Trên môi mắt nhuốm u hoài
Chầm chậm trôi, chầm chậm nhạt
 
Còn một chút xíu ngột ngạt
Xin qua mau, hãy qua mau
Để môi ru khúc ngọt ngào
Hôn nhè nhẹ mùa Xuân nào đang đến!
 
Và hết năm, và hết tháng
Tiễn đưa nhau nhưng không chia ly
Ta nắm tay - buồn làm chi…
Dựa vào nhé - Xuân thầm thì đẹp lắm!
 
Còn một chút xíu trôi qua
Lặng im lắng nghe cùng ta
Rộn ràng muôn sắc hương hoa
Xuân bước đến hãy ngã vào yêu dấu
 
                                 Trần Mai Ngân

LỮ THỨ ĐÓN XUÂN, XUÂN THA HƯƠNG, DẤU YÊU XƯA – Thơ Nguyên Lạc




 
LỮ THỨ ĐÓN XUÂN
 
Lữ thứ đón xuân pha ấm trà
Tìm mùi hương cũ thuở xưa xa
Mơ về cố quận đoài phương đó
Tuyết lạnh ngoài song cắt thịt da!
 
Lữ thứ đón xuân nhắp tách trà
Ngậm ngùi ngấn lệ nhớ thời qua
Nghìn trùng xa cách còn đâu nữa?
Xuân đến người xưa có nhớ ta?
 
Lữ thứ đón xuân độc ẩm trà
Tri âm tri kỷ đã rồi xa!
Tìm đâu hương sắc ngày xưa ấy?
Còn chút dư âm có gọi là?
 
Lữ thứ đón xuân đắng vị trà
Đâu mùi hương cũ? Chỉ phôi pha!
Bao năm rồi đó xuân xa xứ
Xuân của người ta, riêng xót xa!
 

TẾT SUM VẦY, CHẦM CHẬM CHIỀU BA MƯƠI – Thơ Tịnh Bình


  


TẾT SUM VẦY
 
Nuộc lạt bánh chưng đào phai đất bắc
Bánh tét mai vàng rộn rã trời nam
Những bước chân xa nao nức trở về
Xuân hẹn Tết một mùa vui đầm ấm
 
Trông lối phố rực cờ hoa đỏ thắm
Ngắm đường quê những áo mới bâng khuâng
Bầy trẻ nhỏ chia nhau viên kẹo tết
Mứt bí mứt gừng trò chuyện râm ran
 
Xuân phơi phới ngang trời đàn én nhỏ
Hoa lá reo vui tiếng chim chóc hót mừng
Non nước thanh bình gió hoan ca đằm thắm
Tết sum vầy trong mắt mẹ rưng rưng...