BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Tư, 24 tháng 1, 2024

ĐỌC “BÀI CA CUỐI CÙNG” THƠ TUỆ SỸ - Châu Thạch


      
                       Ảnh Tuệ Sỹ 
               
 
BÀI CA CUỐI CÙNG
 
Chim trời xếp cánh
Hát vu vơ mấy tiếng trong lồng
Nhớ mãi rừng cây thăm thẳm
Ủ tâm tư cho hạt thóc cay nồng
Rát bỏng với nỗi hơn khổ nhục
Nó nhịn ăn
Rồi chết gục
 
Ta đã hát những bài ca phố chợ
Người ăn mày kêu lịch sử đi lui
Chàng tuổi trẻ cụt chân từ chiến địa
Vỗ lề đường đoán mộng tương lai
 
Lộng lẫy chiếc lồng son
Hạt thóc căng nỗi hờn
Giữa tường cao bóng mát
Âm u lời ca khổ nhục
Nó nhịn ăn
Và chết
 
Ta đã hát bài ca của suối
Gã anh hùng bẻ vụn mặt trời
Gọi quỉ sứ từ âm ty kéo dậy
Ngập rừng xanh lấp lánh ma trơi
 
Đêm qua chiêm bao ta thấy máu
Từ sông Ngân đổ xuống cõi người
Bà mẹ xoi tim con thành lỗ
Móc bên trong hạt ngọc sáng ngời
 
Lồng son hạt cơm trắng
Cánh nhỏ run uất hận
Tiếng hát lịm tắt dần
Nó đi về vô tận
 
Nguồn: Tuệ Sỹ, Giấc mơ Trường Sơn, An Tiêm xuất bản, California, 2002
*

TÊN GỌI VÀ NHỮNG NGOẠI HIỆU THÚ VỊ CỦA CÁC NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM KIM DUNG - Thế Giới Kiếm Hiệp



1. Vi Tiểu Bảo
Vi là cái gì nhỏ xíu, Tiểu là cái gì nho nhỏ, Bảo là cái gì quý báu. Kết hợp 3 ngữ nghĩa đó ta được Vi Tiểu Bảo là cái gì quý giá mà nhỏ xíu xìu xiu.

2. Dương Quá, Tiểu Long Nữ
Dương Quá, tự là Cải Chi, tên do Quách Tĩnh đặt. Quá là lỗi lầm, Cải là sửa chữa, ý nói có lỗi phải sửa.
Long Nữ, là con gái Long Vương trong truyện thần thoại. Có thể Tiểu Long Nữ trong truyện Thần Điêu được lấy ý tưởng từ nhân vật nữ thần trong chương Tiêu Dao Du, sách Trang Tử.

3. Lệnh Hồ Xung, Nhậm Doanh Doanh
Xung, ý nói trống rỗng, Doanh, lại có nghĩa là đầy, 2 cái tên nói lên sự khác biệt tính cách. Sách Lão Tử chương 45 có nói: Đại doanh nhược xung, kì dụng bất cùng. (Đầy mà như vơi, thì dùng mãi chẳng hết), tức là ý nói cái đầy và cái vơi đi liền với nhau, thống nhất với nhau. Chu Bá Thông trong Anh Hùng Xạ Điêu cũng có nói câu này, chứng tỏ khả năng Kim Dung dựa vào sách Lão Tử để đặt tên 2 nhân vật trên là rất lớn.

100 CÁI NHẤT VỀ CÁC TÁC PHẨM KIM DUNG (KỲ 1) - Thế Giới Kiếm Hiệp



Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Kim Dung (1924-2024), Thế Giới Kiếm Hiệp thực hiện chuyên đề đặc biệt : 100 cái nhất về các tác phẩm Kim Dung. Mỗi tháng Thế Giới Kiếm Hiệp sẽ đăng 1 kỳ và kết thúc vào tháng 10/2024. Mời các bạn đón xem.

1. Bạch mã khiếu tây phong - tác phẩm có mặt sớm nhất tại Việt Nam của Kim Dung
Năm 1963, một NXB ở Sài Gòn cho in 2 tập Độc bá quần hùng của dịch giả Tam Khôi, đề nguyên tác của Kim Dung. Độc bá quần hùng chính là đoản thiên Bạch mã khiếu tây phong. Cũng năm này, Tam Khôi dịch bộ Phi hồ ngoại truyện lấy tựa Việt là Tiểu anh hùng Hồ Phỉ, rồi qua năm 1964 dịch bộ Tuyết sơn phi hồ lấy tựa Việt là Lãnh nguyệt bảo đao.
Như vậy Tác phẩm võ hiệp Kim Dung đầu tiên chính thức có mặt trong văn hóa đọc tiểu thuyết của người Sài Gòn là Bạch mã khiếu tây phong từ năm 1963.

2. Trương Vô Kỵ - nhân vật chính duy nhất học được tinh hoa võ công của tam giáo: Phật Giáo, Đạo Giáo, Ma Giáo
Trương Vô Kỵ có nhiều kỳ duyên, học được nhiều võ công của cả Phật Giáo, Đạo Giáo , Ma Giáo và đạt tới trình độ cao thâm tuyệt đỉnh trong võ học - trình độ đăng phong tạo cực.
Trương Vô Kỵ học được toàn bộ Cửu dương thần công- tuyệt đỉnh thần công của Phật Giáo; học Càn khôn đại nã di và Thánh hỏa lệnh thần công (võ công tối cao của Ma giáo do Sơn Trung Lão Nhân sáng tạo); võ công tinh hoa Đạo giáo (Thái cực quyền, Thái cực kiếm và triết lý võ học Võ Đang do Trương Tam Phong truyền lại).
Việc Trương Vô Kỵ học được nhiều võ công của cả Phật Giáo, Đạo Giáo , Ma Giáo, thống nhất , dung hòa và phát huy được cả võ công của cả 3 nhà đem lại nhiều triết lý mới mẻ, thú vị và sâu sắc mà mỗi người đọc cần suy ngẫm và chiêm nghiệm ( sự phân biệt chính và tà, nguồn gốc võ học, con đường đi đến đỉnh cao của võ học ....).

Thứ Ba, 23 tháng 1, 2024

ĐÊM TRẮNG TUYẾT – Thơ Nguyên Lạc


  
                Nhà thơ Nguyên Lạc

 
ĐÊM TRẮNG TUYẾT
 
Đêm buốt giá nỗi niềm cố lý
Bông tuyết rơi trắng xóa não nùng!
Chạm ký ức mùi hương ngày cũ?
Cố nhân ơi xa cách nghìn trùng!
 
Đêm trắng mắt rơi rơi lệ tuyết!
Lệ khóc ai hay khóc riêng mình?
Quên sao được thanh xuân mắt biếc?
Hiến dâng tình men ngọt môi trinh!
 
Đêm giá băng có người cô lữ
Nghe trong tim nhức nhối một thời
Thời để yêu một thời để nhớ
Thời chia xa nát mộng đôi mươi
 
Thời khóc ngất quê hương tan vỡ
Thời bể dâu tan tác muôn phương
Đêm đất khách ngoài song tuyết đổ
Ngấn lệ đau gõ nhịp Hồ trường
 
"Hồ trường, hồ trường,
ta biết rót về đâu?
Rót về Nam phương
trời Nam mù mịt,
có người quá chén như điên như cuồng" [*]
 
Xứ đoài xa cách đại dương
Song ngoài trắng tuyết tang thương một trời!
Còn gì đâu cố nhân ơi?
Đành thôi, thôi nhé, kiếp đời lưu vong!
Mắt đầy tuyết lệ căm căm
Rót sầu độc ẩm thống ngâm Hồ trường
 
                                         Nguyên Lạc
..........

[*] Lời thơ Hồ trường của Nguyễn Bá Trác

CÁI SỰ MẦN THƠ, KHỈ VỚI VƯỢN, H. THỜI, DD – Thơ Chu Vương Miện


  


CÁI SỰ MẦN THƠ
 
cái con tu hú không bao giờ lập gia đình
và không bao giờ làm tổ
tùy tiện mần ái tình
và đẻ nhờ vào tổ chim khác
cặp nhau tạm vài tháng là thôi
 
con gà mái ghẹ vừa đẻ vừa cục tác
khoảng từ 12/16 trứng
thôi đẻ rồi ấp
 
con vịt thì lung tung
đẻ vung đẻ vãi
trên bờ ao bờ ruộng bờ sông
rồi cũng có thời gian nghỉ ở không
không bao giờ ấp trứng
 
thi sĩ thì phải có thuốc lào hút
nước lạnh nước sôi nước trà cà phê
mới có hứng mần thơ
mỗi ngày một bài
có ghệ thì khỏi cần các thứ trên
một ngày nhiều bài
thơ chùa
toàn làm cho tha nhân đọc
bao kẻ già kẻ bệnh kẻ thất nghiệp
kẻ thất tình kẻ ở không
mần đủ các loại thơ
từ cổ điển xướng họa
đến modern và tân hình thức
chả có ma nào liếc măt
thôi thì châm vào một que diêm
cháy nghi ngút và bốc khói
cúng dường cái tâm cho Đức Phật
nội dung thơ toàn là than trách
đen thùi lùi hơn củ tam thất
bao nhiêu tâm huyết
khi không thành chim cồng cộc
nhiều nhất là thơ tự ro tự nhiên
kế là thơ lục bát
kế đó là dùng hai tay ăn bốc
giản đơn không cần đũa
vì một kiếp mần thơ
nó y như cái này này?

Thứ Hai, 15 tháng 1, 2024

CHẾ ĐỘ TỔNG TRẤN TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THỜI NGUYỄN - Huy Vũ


Ảnh: Tranh vẽ vua Minh Mạng và một quan đại thần. Ông quan mở miệng hơi to, liên tưởng tới cảnh “nhạc phụ” Lê Chất đang chất vấn “hiền tế” về vụ Lê Duy Thanh.

Sau khi tiêu diệt Tây Sơn năm 1802, một trong số những việc làm đầu tiên của vua Gia Long là tổ chức lại bộ máy hành chính cho nước Việt Nam thống nhất. Một mô hình đặc biệt được đưa ra, với Bắc Thành trông coi 11 trấn phía bắc ở phía Bắc và Gia Định thành quản lý 4 trấn phía nam (từ 1810 thêm trấn thứ 5 là Hà Tiên).
Tại sao lại có sự phân chia này và nó có ý nghĩa như thế nào đối với triều đại mới thành lập? Tôi đánh giá khá cao chính sách này của vua Gia Long và nó thể hiện Ngài là một nhà chính trị vô cùng khôn ngoan và sắc sảo.

Trong 30 năm từ 1802 đến 1832, hai chức Tổng trấn hai thành Bắc và Gia Định được lập ra như trung gian giao tiếp giữa triều đình Huế với các trấn. Bên cạnh Tổng trấn lập ra Phó tổng trấn, có khi gọi Hiệp tổng trấn, với nhiệm vụ giúp đỡ, hay cũng có thể là giám sát tùy theo hoàn cảnh.

CHÙM THƠ TÌNH KHÁC LẠ - Châu Thạch


   
                   Nhà thơ Châu Thạch

 
TÌNH KHÁC LẠ
(Cảm tác khi đọc bài thơ "hôm nay em buồn
và em viết anh luôn ..." của Trần Hạ Vi)
 
Hôm nay em buồn như con chó ốm
Anh con mèo đừng lại gần em
Em sẽ cào anh không chút êm đềm
Để anh dính vết thương mèo rồi chết!
 
Em sẽ nhớ thương một đời lê lết
Nhớ thương mối tình đã xuống tuyền đài
Bởi trời sinh mèo và chó sánh vai
Không thể được bởi hai loài khác giống!
 
Anh ơi anh tình đôi ta là mộng
Trong đầu em đầu của những huyền vi
Không chó thì mèo cũng phải chết đi
Để thơ mọc một loài hoa chuối lạ!

 
GÁY ĐIÊN
 
Ngày xưa em công chúa ngủ trong rừng
Anh đứng ngắm về mơ giấc mơ lạ
Anh nằm mộng thấy em từ tượng đá
Hoá thành người đến với cõi người ta!
 
Em hiện bên anh da thịt ngọc ngà
Mắt thu biếc và môi hồng xuân thắm
Ôi diễm tuyệt anh thành người say đắm
Thơ anh hay thư thể thơ họ Hàn
 
Để mối tình một buổi sẽ ly tan
Cho Phan Thiết, Lầu Ông Hoàng của anh vào sử
Anh nổi tiếng và thơ anh bất tử
Con Dế Già thành con dế gáy điên!
 
 
XA EM!
 
Xa một ngày đã nhớ
Xa hai ngày làm thơ
Xa ba ngày nằm mơ
Thấy hôn làn môi mọng
 
Thời gian như lá mỏng
Từng ngày rụng và rơi
Em như ánh sao trời
Ta con thuyền trên biển
 
Sao trên trời không hiện
Thuyền lạc giữa vu vơ
Đêm không có bến bờ
Đại dương ngàn vạn sóng!
 
Không em đời ta hỏng
Không em đời ngu ngơ
Xa ít ngày ta chờ
Xa nhiều ngày ta chết!
 
                 Châu Thạch

THƠ XUÂN CAO BÁ QUÁT (4) – Đỗ Chiêu Đức

            
       
                  
                   XUÂN NHẬT TUYỆT CÚ THẬP THỦ                                                  (Mười bài thơ Tuyệt Cú Ngày Xuân)
 
7. Bài thơ Xuân Nhật Tuyệt Cú (kỳ 7):
 
 春日絕句 其七       XUÂN NHẬT TUYỆT CÚ (Kỳ 7)
 
城北城南處處家,     Thành bắc thành nam xứ xứ gia,
斷蓬枯蔓繚籬斜。     Đoạn bồng khô mạn liễu ly tà.
趁蕃餘樹忙人事,     Sấn phồn dư thụ mang nhân sự,
閑日迢催未報衙。     Nhàn nhật thiều thôi vị báo nha.
                高伯适                                        Cao Bá Quát
 

* Chú thích:
 - Đoạn Bồng Khô Mạn 斷蓬枯蔓 : là Cỏ bồng gãy, dây leo khô.
 - Liễu Ly Tà 繚籬斜 : LIỄU là quấn quanh; LY là Hàng rào; Tà là Nghiêng đổ.
 - Sấn Phồn 趁蕃 : Nhân lúc (cây cỏ) rậm rạp.
 - Mang : là Bận rộn. MANG NHÂN SỰ là Bận rộn với chuyện người đời.
 - Thiều Thôi 迢催 : là Điều Đệ Thôi Thúc 递催促, là Xa xôi Hối Thúc, Ý chỉ : Thời gian vằng vặc nhưng qua cũng rất nhanh.
 - Báo Nha 報衙 : là trình báp đến nha môn, cửa quan.

Chủ Nhật, 14 tháng 1, 2024

GIÁO SƯ TRẦN HUY BÍCH THUYẾT TRÌNH VỂ “BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO” VỚI SÁCH TRONG NƯỚC - Văn Lan/Người Việt

WESTMINSTER, California (NV) – Một số giáo viên trẻ dạy tiếng Việt tại Little Saigon cùng một số vị giáo sư, giới văn học, nhà nghiên cứu lịch sử, và đồng hương vừa được nghe Giáo Sư Trần Huy Bích thuyết trình về “Bình Ngô Đại Cáo” bản tuyên ngôn độc lập của nước Đại Việt, một áng văn kiệt xuất trong lịch sử Việt Nam cách đây gần 600 năm.

Giáo Sư Trần Huy Bích thuyết trình về “Bình Ngô Đại Cáo” tại Viện Việt Học, Westminster.
(Hình: Văn Lan/Người Việt)
 
Trong buổi thuyết trình diễn ra tại Viện Việt Học, Westminster, hôm Thứ Bảy, 16 Tháng Mười Hai, 2023, nhiều người mới biết rằng sách lịch sử Việt Nam và cả sách văn học trong nước hiện nay giảng nhiều điều không đúng sự thật.
 
Giáo Sư Trần Huy Bích cho hay: “Với ‘Bình Ngô Đại Cáo,’ tôi giật mình khi thấy một cuốn sách do nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội phát hành ở trong nước gần đây giảng ‘Vẫn đăm đăm con mắt dục đông’ là… ‘muốn đi về phía đông là phương có mặt trời, có vượng khí.’ ”
 
“Ngay sau đó, cuốn ấy giảng ‘Vẫn mịt mù như kẻ vọng dương’ là ‘trông về phía mặt trời, ý nói mong một cứu tinh,’ tuy trong nguyên tác, Nguyễn Trãi dùng chữ ‘dương’ (với nghĩa là biển). Tôi thấy ‘lạnh người,’ nên xin scan trang bìa của cuốn sách ấy cùng trang có những lời giảng động trời như thế,”
                                                            Giáo Sư Bích nói.

Thứ Bảy, 13 tháng 1, 2024

CHÙM THƠ VỀ MÙA XUÂN CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN


  

 
THÁNG GIÊNG
(Tặng V yêu)
 
Chạm ngõ đầu xuân đón nắng mai
Lộc biếc run run hứng rét đài
Ngón thon lùa nắng e thẹn ngại
Lúng liếng mắt cười: Đã Giêng Hai.
 
Làng Đá, 17 tháng 2-2022
 
 
LỠ XUÂN
(Với NTT)
 
Lại tiếng em cười rộn nắng xuân
Lại ngẩn ngơ xuân mấy mươi tuần...
Ờ, ngày năm ấy, xuân chớm nhuận
Ta nỡ vụng về để lỡ xuân.
 
Hà Nội, 19 tháng 02-2021
 
 
ĐÊM XUÂN
 
Một đêm. Một đêm. Lại một đêm
Mưa xuân rỉ rắc rớt đẫm thềm
Nỉ non tiếng dế hòa nhịp đệm
Khua lạnh gió dồn buốt cóng đêm!
 
Hà Nội, 22g45 ngày 20-02-2021
 
 
CHỢ XUÂN
(Tặng V)
 
Náo nức chợ xuân. Náo nức em
Chợ xuân ngày Tết lắm kẻ xem
Tíu tít em cười. Em thật lém!
Bứng cả trời Xuân tới chợ Chèm.
 
Chợ Chèm, 20 tháng 02-2021
 
 
XUÂN
 
Áo trắng em cười với gió đông
Run rẩy đào phai đón xuân nồng
La đà trong gió đôi vạt nắng
Ngơ ngẩn trai làng, ngơ ngẩn xuân
 
Làng Đá, Rằm tháng Giêng 2016
(Ngày 22 tháng 02 năm 2016)
 
 
SẮC XUÂN
(Cảm tác khi thăm vườn hoa
  nhà thơ Chử Văn Long)
 
Hoa bưởi thơm lừng cả không gian
Gió xuân hây hấy ngực căng tràn
Mấy giỏ lan rừng khoe lộc biếc
E lệ mai vàng nhuộm thắm xuân.
 
Hà Nội, ngày 23 tháng 02.2017
 
 
THÁNG HAI
 
Tháng Hai rét còn ngái ngủ
Lộc non hơn hớn nhú cành
Thẹn thùng hoa xoan tím cánh
Buông chiều xòa nắng lao xao
 
Ồ kìa nụ hồng kín đáo
Vươn cành đón giọt nắng xuân
Tần ngần đóa đào nở muộn
Tháng Hai phơn phớt nắng gài.
 
Hà Nội, Mồng 9 tháng 02 Canh Tý
(Ngày 02 tháng 03 năm 2020)

                ĐẶNG XUÂN XUYẾN

THUỞ VÀNG SON CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC MIỀN NAM VIỆT NAM TRƯỚC 1975! – Truc Dinh


Ảnh sưu tầm

Sài Gòn-Miền Nam trước 1975 đã từng có một nền văn minh rực rỡ...!
Để xã hội miền Nam phát triển văn minh và hiện đại bậc nhất khu vực là do có được một nền giáo dục tiến bộ với triết lý giáo dục: Nhân bản và Khai phóng...!
Nói về bậc Đại học thì ngày xưa Sài Gòn có Viện Đại học Sài Gòn với 8 phân khoa cho 8 trường Đại học khác nhau:

* Tám phân khoa gồm:

- Văn khoa
- Luật khoa
- Y khoa
- Dược khoa
- Nha khoa
- Khoa học
- Sư phạm
- Cao đẳng Kiến trúc.

Trong đó có Đại học Y khoa hay còn được gọi là Y khoa Đại học đường. 
                                                                                        Truc Dinh
*
Nguồn:
https://www.facebook.com/groups/395853348109312/posts/1115239049504068

Thứ Sáu, 12 tháng 1, 2024

TUỔI THÌN RỒNG Ở THIÊN ĐÌNH – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức


                   
                             Tuổi Thìn Rồng ở thiên đình                      
                             Làm mưa làm gió ẩn mình trong mây.
       
TÝ, SỬU, DẦN, MÃO, THÌN... THÌN là ngôi thứ 5 trong Thập Nhị Địa Chi 十二地支, cầm tinh con RỒNG; Chữ Nho gọi Rồng là LONG , là con thú đứng đầu trong Tứ Linh 四靈 : LONG LÂN QUY PHƯỢNG 龍麟龜鳳. Chữ LONG là tượng hình của một con vật thần thoại và cũng là một trong 214 bộ của "CHỮ NHO...DỄ HỌC" theo diễn tiến của chữ viết như sau :
 
      Giáp Cốt Văn   Kim Văn    Đại Triện    Tiểu Triện       Lệ Thư 

Ta thấy:       
Giáp Cốt Văn và Kim Văn là hình tượng của một loài thú bò sát như rắn ngẩn cao đầu, trên đầu có sừng, đang há miệng và trong miệng có răng, trông rất hung ác. Đến Đại Triện thì phần đầu được viết to ra và phần mình và đuôi được rút ngắn lên bên phải, kịp đến Tiểu Triện thì lại thêm vài nét trên lưng tượng trưng cho kì vi, đến Lệ Thư thì các nét được kéo thẳng như chữ viết hiện nay LONG là RỒNG.
 

VÌ SAO VIỆT NAM CÓ NAM KỲ, TRUNG KỲ VÀ BẮC KỲ? - Yêu Sử Việt



Ngày xưa học lịch sử ở trường, vẫn nghe rằng thực dân áp dụng chính sách "chia để trị", rằng dưới thời Pháp, nước ta bị chia thành 3 kỳ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ...
Thật ra không phải như vậy
Cả ba Kỳ đều do VUA MINH MỆNH phân khu đặt tên lại để quản lí cho phù hợp với các cải cách hành chánh mới của ông vào năm 1834, theo wikipedia:
Bắc Kỳ (chữ Hán: 北圻) là địa danh do vua Minh Mệnh ấn định vào năm 1834 để mô tả lãnh địa từ tỉnh Ninh Bình trở ra cực Bắc Đại Nam, thay cho địa danh Bắc Thành đã tỏ ra kém phù hợp.
Trung Kỳ (chữ Hán: 中圻) là tên gọi do vua Minh Mạng đặt ra cho phần giữa của Việt Nam năm 1834.
Nam Kỳ (chữ Hán: 南圻) là lãnh thổ cực Nam của nước Đại Nam triều Nguyễn, là một trong ba kỳ hợp thành nước Việt Nam. Tên gọi này do vua Minh Mạng đặt ra năm 1832.

TRẦN ANH TÔNG DẠY CON - Sương Khói Đông Kinh



Khác với sự dạy dỗ nhẹ nhàng nhưng đầy sức nặng của Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông lại hiện lên hình ảnh là một người cha dạy con cọc cằn và nóng tính. Có thể Anh Tông chỉ có một người con trai là Trần Mạnh (Trần Minh Tông) sống đến tuổi trưởng thành nên việc dạy con nghiêm khắc cũng là điều khá dễ hiểu.

MỞ MẮT CHIÊM BAO, QUÊ NHÀ THÁNG CHẠP – Thơ Tịnh Bình


  
              Nhà thơ Tịnh Bình

 
MỞ MẮT CHIÊM BAO
 
Mây trưa vờn lối mộng
Mưa khuya vỗ về lòng
Không thương và chẳng ghét
Chuyện đời mặc đục trong
 
Về đâu giọt nước nhỏ
Mưa ngân ngấn thành dòng
Tìm chi mây hôm trước
Đã tan vào trăm sông
 
Bình minh ta đâu hẹn
Giấc mơ đêm sắp tàn
Người mê hay kẻ tỉnh
Khách phong trần lang thang
 
Từng bước chân nhẫn nại
Cơn sóng đời lao xao
Bao giờ buông ảo vọng
Mở mắt nhìn chiêm bao...