BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Bảy, 13 tháng 1, 2024

THUỞ VÀNG SON CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC MIỀN NAM VIỆT NAM TRƯỚC 1975! – Truc Dinh


Ảnh sưu tầm

Sài Gòn-Miền Nam trước 1975 đã từng có một nền văn minh rực rỡ...!
Để xã hội miền Nam phát triển văn minh và hiện đại bậc nhất khu vực là do có được một nền giáo dục tiến bộ với triết lý giáo dục: Nhân bản và Khai phóng...!
Nói về bậc Đại học thì ngày xưa Sài Gòn có Viện Đại học Sài Gòn với 8 phân khoa cho 8 trường Đại học khác nhau:

* Tám phân khoa gồm:

- Văn khoa
- Luật khoa
- Y khoa
- Dược khoa
- Nha khoa
- Khoa học
- Sư phạm
- Cao đẳng Kiến trúc.

Trong đó có Đại học Y khoa hay còn được gọi là Y khoa Đại học đường. 
                                                                                        Truc Dinh
*
Nguồn:
https://www.facebook.com/groups/395853348109312/posts/1115239049504068

Thứ Sáu, 12 tháng 1, 2024

TUỔI THÌN RỒNG Ở THIÊN ĐÌNH – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức


                   
                             Tuổi Thìn Rồng ở thiên đình                      
                             Làm mưa làm gió ẩn mình trong mây.
       
TÝ, SỬU, DẦN, MÃO, THÌN... THÌN là ngôi thứ 5 trong Thập Nhị Địa Chi 十二地支, cầm tinh con RỒNG; Chữ Nho gọi Rồng là LONG , là con thú đứng đầu trong Tứ Linh 四靈 : LONG LÂN QUY PHƯỢNG 龍麟龜鳳. Chữ LONG là tượng hình của một con vật thần thoại và cũng là một trong 214 bộ của "CHỮ NHO...DỄ HỌC" theo diễn tiến của chữ viết như sau :
 
      Giáp Cốt Văn   Kim Văn    Đại Triện    Tiểu Triện       Lệ Thư 

Ta thấy:       
Giáp Cốt Văn và Kim Văn là hình tượng của một loài thú bò sát như rắn ngẩn cao đầu, trên đầu có sừng, đang há miệng và trong miệng có răng, trông rất hung ác. Đến Đại Triện thì phần đầu được viết to ra và phần mình và đuôi được rút ngắn lên bên phải, kịp đến Tiểu Triện thì lại thêm vài nét trên lưng tượng trưng cho kì vi, đến Lệ Thư thì các nét được kéo thẳng như chữ viết hiện nay LONG là RỒNG.
 

VÌ SAO VIỆT NAM CÓ NAM KỲ, TRUNG KỲ VÀ BẮC KỲ? - Yêu Sử Việt



Ngày xưa học lịch sử ở trường, vẫn nghe rằng thực dân áp dụng chính sách "chia để trị", rằng dưới thời Pháp, nước ta bị chia thành 3 kỳ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ...
Thật ra không phải như vậy
Cả ba Kỳ đều do VUA MINH MỆNH phân khu đặt tên lại để quản lí cho phù hợp với các cải cách hành chánh mới của ông vào năm 1834, theo wikipedia:
Bắc Kỳ (chữ Hán: 北圻) là địa danh do vua Minh Mệnh ấn định vào năm 1834 để mô tả lãnh địa từ tỉnh Ninh Bình trở ra cực Bắc Đại Nam, thay cho địa danh Bắc Thành đã tỏ ra kém phù hợp.
Trung Kỳ (chữ Hán: 中圻) là tên gọi do vua Minh Mạng đặt ra cho phần giữa của Việt Nam năm 1834.
Nam Kỳ (chữ Hán: 南圻) là lãnh thổ cực Nam của nước Đại Nam triều Nguyễn, là một trong ba kỳ hợp thành nước Việt Nam. Tên gọi này do vua Minh Mạng đặt ra năm 1832.

TRẦN ANH TÔNG DẠY CON - Sương Khói Đông Kinh



Khác với sự dạy dỗ nhẹ nhàng nhưng đầy sức nặng của Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông lại hiện lên hình ảnh là một người cha dạy con cọc cằn và nóng tính. Có thể Anh Tông chỉ có một người con trai là Trần Mạnh (Trần Minh Tông) sống đến tuổi trưởng thành nên việc dạy con nghiêm khắc cũng là điều khá dễ hiểu.

MỞ MẮT CHIÊM BAO, QUÊ NHÀ THÁNG CHẠP – Thơ Tịnh Bình


  
              Nhà thơ Tịnh Bình

 
MỞ MẮT CHIÊM BAO
 
Mây trưa vờn lối mộng
Mưa khuya vỗ về lòng
Không thương và chẳng ghét
Chuyện đời mặc đục trong
 
Về đâu giọt nước nhỏ
Mưa ngân ngấn thành dòng
Tìm chi mây hôm trước
Đã tan vào trăm sông
 
Bình minh ta đâu hẹn
Giấc mơ đêm sắp tàn
Người mê hay kẻ tỉnh
Khách phong trần lang thang
 
Từng bước chân nhẫn nại
Cơn sóng đời lao xao
Bao giờ buông ảo vọng
Mở mắt nhìn chiêm bao...

THƠ XUÂN CAO BÁ QUÁT (3)



                     
XUÂN NHẬT TUYÊT CÚ THẬP THỦ                      
                        (Mười bài thơ Tuyệt Cú Ngày Xuân)
 
4. Bài thơ Xuân Nhật Tuyệt Cú (kỳ 4):
 
春日絕句(其四)         XUÂN NHẬT TUYỆT CÚ (Kỳ 4)
 
韋杜佳人繡鳳鞋,     Vi Đỗ giai nhân tú phụng hài,   
蹅春共趁賣花來。     Đạp xuân cộng sấn mại hoa lai.
西湖寺外醉何處,     Tây Hồ tự ngoại túy hà xứ ?
鎮武觀頭遊幾回。     Trấn Võ Quán đầu du kỷ hồi!
                       高伯适                                   Cao Bá Quát
 
 
* Chú thích:
    - Vi Đỗ 韋杜 : Tên một con phố ở đất Tràng An (Tây An) xưa, ở đây mượn để chỉ kinh thành Thăng Long của ta.
    - Tú Phụng Hài 繡鳳鞋 : Giày có thêu hình chim phượng.
    - Đạp Xuân 蹅春 : là Đi trong mùa xuân, là đi dạo chơi lúc xuân về; tương đương với từ ĐẠP THANH 踏青 là Đi dạo chơi trên thảm cỏ xanh non vậy.
    - Sấn : là Thừa dịp, Sẵn dịp.
    - TỰ : là Chùa của các Hòa thượng tu hành; QUÁN là ĐẠO QUÁN 道觀 là Chùa của các Đạo sĩ tu tiên.

Thứ Năm, 11 tháng 1, 2024

TRĂNG HÔM NAY MUỐN KHÓC - Thơ Quách Như Nguyệt, nhạc & hòa âm Trần Nhàn, trình bày Diệu Hiền

  
     

Trăng hôm nay muốn khóc
Đọc lại những bài thơ
Anh làm mà muốn khóc
Nhớ thơ anh quá đỗi
Nhớ thơ hay là anh?
 
Đọc lại những bài thơ
Ca ngợi ánh trăng thanh
Trăng là tên em đó
Nên anh nhắc trăng hoài
 
Thơ anh làm thiết tha
Có trăng và có hoa
Có trời mây biển cả
Có ánh nắng chói lòa
 
Tương tư người nơi xa
Anh nào dám nói ra
Chỉ nói yêu qua thơ
Tỏ tình qua lời nhạc
Những vầng thơ diễm tuyệt
Viết cho người tên Nguyệt
Viết tặng người tên trăng
 
Một mối tình tuyệt vọng!
Anh yêu trong vô vọng
Yêu để mà làm thơ
Để đau khổ thẩn thờ
 
Đọc lại những bài thơ
Thi sĩ làm tặng em 
Nghẹn ngào rơi nước mắt
Trăng hôm nay nhớ thơ

Ước gì mình dại khờ
Bỏ tất cả yêu thơ
Dường như thơ giận dỗi
Những bài thơ còn đây
 
Người làm thơ đâu rồi?
Người mất tăm, mất biệt
Để cho người tên Nguyệt
Thương, tưởng nhớ quá chừng!
 
Dặn lòng đừng vướng mắc
Đừng đọc những bài thơ
Chỉ thấy tim se thắt
Chỉ thấy buồn khôn nguôi
 
Nhớ thơ quá đi thôi
Dù nhủ lòng đừng nhớ
Đừng thương cũng đừng buồn
Buồn chi chuyện mây trôi?!....
 
              Quách Như Nguyệt

BỐ DẠY CON TRAI VỀ GIỚI TÍNH – Vũ Thị Hương Mai



Trong vấn đề giáo dục giới tính cho con cái thì vai trò của bố mẹ tương đương nhau. Nhưng để giáo dục phù hợp và hiệu quả hơn thì người cha nên dạy con trai về giới tính và con gái thì nên để cho người mẹ giáo dục. Bởi vì, đây là vấn đề rất nhạy cảm và tế nhị, những người cùng giới chia sẻ với nhau sẽ dễ dàng, để con cái bớt sự e ngại, chúng có thể thổ lộ hết nước suy nghĩ, thắc mắc thầm kín trong lòng. Lúc này người cha và người mẹ nên đặt mình và vị trí là một người bạn đồng lứa và hai người bạn đang tâm sự cùng với nhau. Như vậy hiệu quả giáo dục sẽ cao hơn.

EM VỀ THĂM QUẢNG TRỊ - Thơ Nguyễn Thị Hương, nhạc Phan Ni Tấn, hòa âm Đỗ Hải, tiếng hát Hà Thanh


Nhạc sĩ Phan Ni Tấn

            

Thơ: Nguyễn Thị Hương.
Nhạc: Phan Ni Tấn.
Hòa âm: Đỗ Hải.
Tiếng hát: Hà Thanh.

THÁNG 9, VỚT VÁT, BÓNG, GÓT SON - Thơ Đặng Xuân Xuyến


   
                               Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến

  
THÁNG CHÍN
 
Tháng Chín cuộn tròn hương sữa đêm
Gió Thu vê rối lọn tóc mềm
Tiếng cười rúc rích thi thoảng điểm
Sương Thu run rẩy rót xuống thềm.
 
Hà Nội, 11 tháng 11/2023
(đêm 28 tháng 9 âm lịch)
 
 
VỚT VÁT
 
Ly rượu đắng lả lơi lời ong bướm
Khói thuốc cay ve vãn chút tình còm
Nhân gian hỡi khéo chơi trò cút bắt
Đắng đót lòng vớt vát chút tình thâm.
 
Hà Nội, đêm 11 tháng 01/2013
 
 
BÓNG
 
Đường về xa thăm thẳm
Gió bộn bề mênh mông
Lê gót chân chầm chậm
Bóng đổ dài triền sông!
 
Hà Nội, trưa 10 tháng 9-2023
 
 
GÓT SON
(Với N.C.H)
 
Ờ nhỉ thế mà đã chín năm
Cuộc chơi nhân thế chửa vê tròn
Người từ độ ấy đi ngàn dặm
Có nhớ góc hồ lạc gót son...

Làng Đá, 07:10 - 05/07/2023
      Đặng Xuân Xuyến

THƠ XUÂN CAO BÁ QUÁT (2) – Đỗ Chiêu Đức


                    
XUÂN NHẬT TUYỆT CÚ THẬP THỦ                        
     (Mười bài thơ Tuyệt Cú Ngày Xuân)
 
1. Bài thơ Xuân Nhật Tuyệt Cú (kỳ 1):
 
春日絕句 (其一)         XUÂN NHẬT TUYỆT CÚ (Kỳ 1)

五門樓上散嚴更,     Ngũ môn lâu thượng tán nghiêm canh,
玄武城頭煙氣明。     Huyền Vũ thành đầu yên khí minh.
赤日自通南闕曙,     Xích nhật tự thông nam khuyết thự,
春風先渡北江晴。     Xuân phong tiên độ bắc giang tình.
               高伯适                                              Cao Bá Quát
 

* Chú thích:
  - Nghiêm Canh 嚴更 : Sự canh gác nghiêm cẩn trong đêm.
  - Huyền Võ Thành Đầu 玄武城頭 : Trên đầu thành Huyền Võ. HUYỀN VÕ 玄武 là một trong 4 chòm sao của "Nhị Thập Bát Tú" là : Thanh Long 青龍 7 sao ở phương ĐôngBạch Hổ 白虎 7 sao ở phương TâyChu Tước 朱雀 7 sao ở phương Namvà Huyền Võ 玄武 7 sao ở phương Bắc; nên HUYỀN VÕ THÀNH ĐẦU là trên đầu thành Huyền Võ ở phương Bắc.
 - Xích Nhật 赤日 : là Mặt trời màu đỏ chói (sau những tháng mùa đông ảm đạm).
 - Nam Khuyết 南闕 : Chỉ Vòng thành ở phía cửa Nam trong kinh thành.
- Thự : là Rạng sáng, là Ánh nắng ban mai của mặt trời.
- Tình : là Nắng ráo.
 

ĐỌC “VỀ MIỀN AN TRÚ” THƠ VẠN LỘC, BÀI THƠ AN TRÚ TRONG HƯƠNG THIỀN - Châu Thạch


   


VỀ MIỀN AN TRÚ
 
Mai mốt em về làm cánh hạc
Ta có muôn phương bay cùng nhau
Rừng tùng xanh sắc hương miền Linh Thứu
Tây phương ánh vàng vằng vặc trăng sao
 
Mình sẽ ngàn năm an nhiên anh nhỉ
Chốn huyền không xanh cội bồ đề
Những sơn thạch gương mặt hồ phỉ thúy
Nước thơm thơm từng giọt giọt suối khe
 
Dựng am cỏ bên đồi tre trúc
Thiền viện đơn sơ tràng hạt chiên đàn
Mỗi chiếc lá cũng mang hồn Phật tính
Mỗi hạt sương ngọt vị bình an
 
Em về cùng anh vui miền an trú
Thắp ánh nhiên đăng soi rọi tâm lành
Khắp cõi thiêng nắng mưa luân vũ
Gió ngàn phương gieo hạt thiện lành.
                               
                                            Vạn Lộc
*
ĐỌC “VỀ MIỀN AN TRÚ” THƠ VẠN LỘC, BÀI THƠ AN TRÚ TRONG HƯƠNG THIỀN 
                                                        Châu Thạch
 
Nhà thơ Vạn Lộc còn vài năm nữa thì vào tuổi bát thập. Cách đây không lâu chị đã tiển đưa phu quân của mình về chốn an tịnh. Tôi nhớ trong bài thơ “Vắng Anh” đăng trong tập “Hái Mùa Động Vạt Nắng” chị đã khóc bằng lời không bi quan, rất thơ và rất gây cảm xúc:
 
Ta xin hái mùa đông vạt nắng
Cài lên câu thơ tóc xỏa bềnh bồng
Và quàng vào tim mình chút ấm
Tựa tay người ve vuốt những niềm đông.
 

MAN MÁC CỎ MAY – Thơ Tịnh Bình


  
            Nhà thơ Tịnh Bình 
 
MAN MÁC CỎ MAY
 
Chân trời góc bể xa xôi
Thèm quê theo áng mây trôi tìm về
Hương đồng gió nội bùa mê
Triền sông thầm hẹn lời thề cỏ may
 
Trăng xưa nhớ buổi cầm tay
Rối bời tóc gió hây hây má hồng
Câu hò tím nỗi hoài mong
Sâu trong ánh mắt rưng dòng luyến vương
 
Ngày về bến nhớ sông thương
Trầm tư lau lách sao dường xa xăm
Hoàng hôn khói mỏng buồn thầm
Nghe cay sóng mắt giọt chầm chậm rơi
 
Phù sa bồi lở đầy vơi
Cỏ may man mác nhói lời buốt đau
Ngó sông... Sông chảy chi mau
Đôi bờ hoa bắp chợt sầu gió lay...
 
                                 Tịnh Bình
                         (Tây Ninh)

ƯỚC GÌ... – Thơ Quách Như Nguyệt, nhạc Kiên Thanh, ca sĩ Kim Khánh trình bày.


      

Ước gì em được là thi sĩ
Làm thơ mỗi ngày ca tụng tình yêu
Tình, chỉ một chữ tình, mà sao điêu đứng?
Vẫn ước gì sống trọn chữ tình chung
 
Ước gì em biết vẽ, làm họa sĩ
Vẽ nhiều tranh hoà mầu đẹp hữu tình
Vẽ trái tim, ca ngợi tình mình!
Vẽ hoa hồng, vẽ trời hoàng hôn tím
 
Ước gì em nhạc sĩ đại tài
Lúc si tình, viết nhạc tặng riêng anh
Tình tính tang, tình lang ơi có biết?
Em sẽ đàn, “serenade” yêu anh
 
Ước gì em hát giọng ngọt ngào
Là ca sĩ, hát cho đời bớt khổ
Em sẽ hát anh nghe… vui biết bao!
Cất tiếng ca, cười vang không sầu não
 
Ước gì... chẳng cần ước ao gì
Sống bình thản, không mộng tưởng diệu kỳ
Không vời vẽ, tâm bình an, giản dị
Em bằng lòng với những gì mình có
Chẳng cần ước vọng gì, không mộng mị, trông mong
 
                                                     Quách Như Nguyệt

Thứ Ba, 9 tháng 1, 2024

CHUYỆN VỤN NGÀY ĐẦU NĂM 2024 – Đặng Xuân Xuyến



Sáng nay, nghe một bạn thơ "tâm sự mấy lời gan ruột" về nhà thơ Lại Duy Bến tôi vào facebook tìm nick Lại Duy Bến nhưng gõ mãi cũng không tìm được, mới vỡ lẽ thì ra tôi đã "được" nhà thơ Lại Duy Bến ưu ái chặn nick, chắc lại vì mắc tội "đã dốt nát còn thích bày đặt góp ý thơ văn với người khác".
 
Chuyện là thế này:
Một lần dạo facebook, gặp bài thơ "Có bao điều chẳng để ý đúng sai" của nhà thơ Lại Duy Bến sáng tác ngày 29 tháng 5 năm 2023:
 
"Nhớ về nhau vết sâu
lúc trời mưa nghịch nắng
 
Những tung hô mờ nhòe 
vết chân chim cay đắng...
 
Tiến hay lùi
khi dân tộc háo danh?
 
Thế hệ chúng tôi đi qua chiến tranh
từng sợi tóc cũng trở mình thao thức
 
Máu xương
lát những con đường
đi và đến những đâu..."
 
Đọc 2 câu thơ: "Tiến hay lùi / khi dân tộc háo danh?", tôi lưỡng lự khá lâu mới comment: - "Thật tiếc 2 câu: "Tiến hay lùi / khi dân tộc háo danh?"đã phá hỏng bài thơ hay!".

ỔN ĐỊNH TÂM LÝ ĐỂ PHÒNG NGỪA CÁC VẤN ĐỀ VỀ GIẤC NGỦ - Vũ Thị Hương Mai



Nếu có khi nào đó bạn thức giấc nửa đêm nhưng không tài nào ngủ lại được nữa, chỉ là hoạ hoằn lắm mới xảy ra thôi nhưng khi đó có thể bạn đang đứng trước vấn đề về rối loạn giấc ngủ phía trước. Chúng tôi đưa ra có thể giúp bạn ổn định trạng thái tâm lí của mình, phòng ngừa các căng thẳng có thể xảy ra, giúp bạn đi vào một giấc ngủ ngon và sâu.
 
- Hãy tắm trước khi đi ngủ:
 
Chín tháng nằm trong bụng mẹ thai nhi nằm trong một môi trường lỏng nóng ấm luôn luôn được đu đưa khi mẹ làm việc đi đi lại lại. Khi chúng ta ngâm mình trong nước ấm chúng ta cảm nhận ngay được niềm hạnh phúc đó khiến cơ thể chúng ta thư giãn và cảm thấy buồn ngủ. Đó là lợi ích của việc tắm trước khi đi ngủ.

THƠ XUÂN CAO BÁ QUÁT (1) – Đỗ Chiêu Đức



1. Bài thơ AN QUÁN TẢO XUÂN (Kỳ nhất):
 
安館早春 (其一)      AN QUÁN TẢO XUÂN (Kỳ nhất)
 
三更鐘斷雞咿喔,    Tam canh chung đoạn kê y ốc,
落落數家聞爆竹。    Lạc lạc sổ gia văn bộc trúc.
出門倦倚立門看,    Xuất môn quyển ỷ lập môn khan,
路少燈行室稀燭。    Lộ thiểu đăng hành thất hi chúc.
                高伯适                                       Cao Bá Quát
 

* Chú thích:

- Y Ốc 咿喔 : Từ Tượng thanh dùng để diễn tả tiếng gà EO-ÓC gáy.
- Lạc Lạc 落落 : là Lác đác, là thưa thớt.
- Sổ : Tính từ chỉ số lượng, SỔ là Một vài; Động từ là Đếm; Danh từ đọc là SỐ : là Con số , chữ số.
- Bộc Trúc 爆竹 : Bộc là nổ, trúc là tre. BỘC TRÚC là tiếng tre nổ, nói đúng hơn là "tiếng mắt tre nổ."  Ngày xưa, chưa có pháo, người ta đốt các mắt tre già ở dưới gốc cho nó nổ thành tiếng để xua tan những xui xẻo, buồn lo... của năm cũ cho nó qua đi. Sau nầy, khi chế tạo được pháo rồi, nhưng vì Tập Quán Ngôn Ngữ đã quen, người ta vẫn dùng từ Bộc Trúc để chỉ pháo luôn. Cho nên khi dịch từ Bộc trúc, phải biết đó là PHÁO, chứ không phải tiếng tre nổ nữa!
   - Quyển Ỷ 倦倚 : Vẻ mỏi mệt mà dựa vào (cái gì đó...)
   - Chúc : là ngọn đuốc, ngọn nến hay ngọn đèn... trong nhà.