BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2023

TẢN MẠN VỀ RƯỢU NHO (10) - Nguyên Lạc

                                                 (Kỳ 10)

Phần phụ lục:
 
COCKTAIL

Cocktail (Cốc-tai) là một loại đồ uống có cồn, được pha chế từ rượu kết hợp với nhiều nguyên liệu khác như: trái cây, đường, nước ngọt, mật ong, sữa, kem, đá lạnh… Sự pha trộn nguyên liệu độc đáo tạo nên nhiều món cocktail tuyệt vời cả về hình thức lẫn hương vị. Ngày nay, cocktail là một trong những loại đồ uống phổ biến và được ưa chuộng trên toàn thế giới.
Dưới đây, ta thử tìm hiếu 2 loại Cocktail: Tây Ban Nha và Mỹ.
 

ĐẠI Ỷ TY - Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện


Tử Sam Long Vương hay còn gọi là Kim Hoa Bà Bà.

Ở trong lương đình tàn tạ nơi vùng quê hẻo lánh thì mấy đồ đệ nam cùng nữ cuả phái Nga My đang bàn thảo về việc chưởng môn Chu Chỉ Nhược đời thứ tư, theo di ngôn cuả Diệt Tuyệt sư thái. Tuy rằng Chu cô nương tuổi trẻ, nhập môn sau, võ công tầm thường, nhưng ngộ tính cao hơn hết thẩy. Hiện bây giờ thì không bằng ai, nhưng mai sau thì không ai bằng được mình? Bên phải lương đình thì quận chúa Triệu Mẫn, giáo chủ Trương Vô Kỵ và cô nương Tiểu Chiêu đang nằm ẩn thân trên đám cỏ cao theo dõi sự vụ.Còn phía tay trái thì Kim Hoa bà bà cùng đồ đệ là Ân Ly cũng vừa đi tới nơi. Mục đích của hai thầy trò Kim Hoa bà bà là đứng nghỉ cho khỏe, ho một lúc cho đã đời rồi sẽ đi nơi khác, chứ không phải đứng để nghe ai phải ai quấy, để chen vào việc của thiên hạ.
 

TÔI TRỞ VỀ THĂM – Thơ Phan Quỳ


   
 
 
TÔI TRỞ VỀ THĂM
 
Tôi trở về thăm tuổi thơ tôi
Mơ làm thiếu nữ giữa xuân tươi
Mơ đem ánh trăng lên màu má
Mơ lấy tơ trời giăng mắt vui.
 
Tôi trở về thăm quãng đời tôi
Chiều nao hoa thắm nở trên môi
Gió lùa qua tóc niềm thao thiết
Tôi bước chân vui giữa vạn lời.
 
Tôi trở về thăm mộng trôi xuôi
Mảnh hồn lưu lạc giữa chơi vơi
Mỏng manh tay nhỏ làm sao níu
Ước vọng tan đi mấy cung trời.
 
Tôi trở về thăm quán tôi xưa
Lòng tôi nương náu đã bao mùa
Ai đem hoa gấm lên tà áo
Ai gởi hương nồng những đêm mưa?
 
Ai người đã gọi có tôi thưa
Tôi vẫn về thăm mỗi sớm trưa
Đường trần thêu nắng hay trơn ướt
Có bước chân tôi giữa bốn mùa.
 
                                   Phan Quỳ

Thứ Năm, 18 tháng 5, 2023

TRẬN ĐỊA CỌC BẠCH ĐẰNG ĐÃ THI CÔNG THẾ NÀO ? – Nguyễn Bắc Sơn

Sau bài viết “Bạch Đằng 1288 – trận thủy chiến lừng danh của dân tộc” của tác giả Lê Tiên Long đăng tải trên Lao Động Cuối tuần số 38 (từ 21.9 – 23.9.2018), chúng tôi nhận được bài viết của CTV Nguyễn Bắc Sơn trình bày quan điểm riêng về bãi cọc Bạch Đằng. Xin giới thiệu cùng bạn đọc để rộng đường dư luận.

Cọc gỗ đóng trên sông Bạch Đằng, dùng để chống quân Nguyên Mông vào thời nhà Trần tại Việt Nam (nguồn: wikipedia.org).

ĐÁNH BẠI QUÂN GIẶC CÙNG BẰNG MỘT CHIẾN THUẬT
 
1. Hễ là người Việt Nam đều có lòng yêu nước, đều tự hào về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong lịch sử, có nhiều lần thắng ngoại xâm. Nhưng tự hào nhất phải kể đến ba lần thắng quân Nguyên - đế quốc mạnh nhất thế giới lúc đó, từng giày xéo từ Á sang Âu dưới vó ngựa mình. Nhưng không khuất phục nổi người Việt. Cả ba lần vào những năm 938, 981 và 1288 đều thất bại thảm hại.
 
Lần 3, quân đội nhà Trần đã dồn đoàn thuyến chiến giặc vào trận địa cọc Bạch Đằng để tiêu diệt. Sử sách chỉ nói đại thể tổ tiên ta đã đóng/cắm cọc. Nhưng đóng/cắm thế nào thì không ai hình dung ra được.
 

MÁ TÔI – Thơ Vũ Hoàng Ý


  
                 Tác giả Vũ Hoàng Ý


MÁ TÔI
 
Ngày thơ bé sống bên mẹ cha,
Nắn trâu đất,
Cho người mong kết thành thông gia.
Vì nước non phân ly,
        Những người trai ra đi,
Bao sợi tơ se duyên,
        Chỉ còn lại Tý Cá Ý.
 
Dòng đời như thoi đưa,
        Xuôi má tôi vô Nam,
Nơi Bình Tuy thân yêu gắn đời tảo tần.
Cây sào tre nơi quê,
        Đuổi vịt đồng Bầu Tâu,
Nay thay bằng cây đòn gánh gỗ.
Khắp Tân Lý Tân Long,
Qua cầu hay qua sông,
Má thành công với nghề đậu hủ.
Khi bán hết má mừng,
Khi bán ế má buồn.
Không sao. Đem về con ăn hết.
 
Năm đó Tí Em đau,
Má khóc mắt quần sâu,
        Không còn lòng nào để gánh đậu.
Con cùng với thằng Cho,
        Nói để tụi con lo.
        Hai thằng cùng nhau đi bán.
 
Nhờ ơn trên thương tình,
Soi sáng cho nhà mình
Đàn con cháu cũng đến ngày thành khoảnh.
Đứa ra riêng có nhà.
Đứa ở chung chờ thời.
Cả nhà lo làm ăn không ai rong chơi.
 
Má tôi nay đã già
Ở nhà lo đuổi gà
Vô ra phụ chị Ba quản gia.
Có đứa bên Mỹ về
Tìm má tôi cho quà
Kể chuyện ngày xưa nhiều năm ăn thiếu
 
Ôi thương má vô cùng
Xin má bớt nổi khùng
Rầy con cháu ít thôi để sức nghỉ ngơi.
 
Vũ Hoàng Ý
(Viết cho má trưa ngày đám giỗ ngoại 28/11/2021)
 

Thứ Tư, 17 tháng 5, 2023

TẢN MẠN MẤY CHUYỆN VỀ TÍN NGƯỠNG –Đặng Xuân Xuyến



Trong giới "ông đồng bà cốt", còn gọi là "con nhà Tứ Phủ"... có một quy tắc bất thành văn với những thầy bói, thầy cúng, thầy địa lý... là không được xem hoặc cúng tế miễn phí, nếu phạm phải điều cấm kỵ gọi là "phá khẩu" này thì "ông đồng bà cốt" đó phải đóng cửa "Tịnh khẩu" (không nói) ở trong nhà 3 ngày để tránh bị Thánh phạt. Và khi thực hành các nghề bói toán "con nhà Tứ Phủ" chỉ được lấy mức tiền thù lao đủ để sống qua ngày, không được lợi dụng "việc nhà thánh" mà trục lợi làm giàu.
 

NẮNG THÁNG NĂM – Thơ Tịnh Bình


   
                  Nhà thơ Tịnh Bình
 

NẮNG THÁNG NĂM
 
Nắng tháng Năm hong cành phượng đỏ
Tiếng ve sầu bỏ ngỏ lối xưa
Bâng khuâng sót chút âm thừa
Hạ còn day dứt niềm chưa thành lời
 
Thôi đừng hót ngang trời chim lạ
Nao lòng ta chiếc lá thuộc bài
Chiều nhòa hư ảnh chiều say
Bài thơ trong cặp giấu hoài nhớ thương
 
Chút tình mộng như sương như khói
Nhánh hồng hoa gió thổi phai tàn
Mây về ngàn dặm thênh thang
Tháng Năm rắc nắng thêm vàng ban trưa
 
Hạ ẩn ức lời chưa kịp nói
Nước bên cầu vồi vội về xuôi
Và cơn mưa đến ngậm ngùi
Cầm đâu nắng cũ về phơi mảnh tình...
 
                                     TỊNH BÌNH
                                       (Tây Ninh)

KHÚC TÌNH CHO EM - Nhạc & lời Khê Kinh Kha



LỜI TIỄN BƯỚC CHÂN NGƯỜI – LÁ THƯ MONG MANH
 
Cali, ngày … tháng …
Anh yêu,
 
Đêm lại trở về, lất phất mưa, hắt hiu, se lạnh những chiếc lá cuối đông, bịn rịn giây phút chia ly. Mưa rơi từng dòng, đọng nơi khoé mắt cay cay, khao khát một vòng tay ôm xiết chặt, tìm kiếm một bờ môi đắm đuối ngọt ngào. Em yêu mưa, những hàng mưa đan nhau hòa cùng nhịp tim thổn thức, nghẹn ngào. Mái tóc mây xõa dài, lắng đọng trong từng phím đàn điệu nhạc, giọng hát ai kia lênh đênh trong khoảng không gian xa vắng. Anh biết kg em yêu lắm, yêu những khoảnh khắc tình cờ, thiết tha. Trong màn mưa long lanh, bóng dáng anh kiên cường ngạo nghễ, cuồng nhiệt nhưng nồng nàn. Em chợt bắt gặp những hạt mưa nức nở, giọt nước mắt trinh trong rơi xuống trên phiến lá của đóa hoa xuân vừa chớm nở, tưởng như chẳng bao giờ khô cạn. Giọt nước mắt của tình yêu trong một lần tiễn chân người, ở một góc trời của riêng em – em đã có anh, em đã có những hạt mưa cuối đông, in khắc hình hài phút giây đáng yêu đong đầy trong niềm mong nỗi nhớ.
 
Anh yêu, tình yêu đã đến nhẹ nhàng nhưng đầy hương sắc của cả 4 mùa thu đông xuân hạ, ta nghiêng mình chờ đợi bóng thời gian. Đôi chim ríu rít trên cành đón nàng Xuân khoe dáng, rực rỡ nắng hanh vàng của mùa Hạ, lá thu lao đao buông mình để cuốn theo dòng nước trôi, tuyết phủ trắng mùa đông hàn lạnh giá. Dưới ánh đèn mờ ảo, em khẽ hỏi, “đến mùa nào để con thuyền cập bến đỗ bình yên, cho đôi uyên ương xây tổ – vỗ về tiếng côn trùng khóc nỉ non … ?”
 
Bên anh, em đã nghe được vọng bên tai điệp khúc quyến rũ của tình yêu, dịu dàng. Giữa màn đêm cô quạnh, anh dìu bước em đi, đi hoài kg biết mỏi. Em kg hiểu định mệnh đã cho mình gặp gỡ, kết se cho đôi tim quấn quít đượm nồng, rồi phải tiễn bước người đi xa. Thế gian thật có quá nhiều điều em chỉ có thể cảm nhận bằng xúc cảm mà kg thể giải bày. Lồng trong nỗi lo âu, cố dìm mình quên đi tất cả những muộn phiền đang trói buộc đọa đày thân phận người. Em nhắm mắt lắng nghe tiếng mưa, tí tách bên ngoài khung cửa, trên nhánh cây khô trụi lá suốt mùa đông, cơn mưa âm ỉ, dòng suối nước mắt – hạnh phúc hiện hữu chân thật của tình yêu chúng mình.
 
Đêm nay em nhớ thật nhiều những đêm dài cùng anh, hoà trong những khát khao và hoài vọng. Giữa cái khoảng cách dài đăng đẳng giữa hai phương trời, cuộc đời đã cho chúng mình hạnh ngộ giữa những nỗi buồn, niềm vui. Em đan kết niềm riêng gởi gió theo mây trời, anh góp nhặt u sầu trong sỏi đá – mình đã nhận ra và gởi thác vào nhau. Lọn tóc buồn thầm kín gởi cho người thủy chung lời vô tận, thời gian trong chuyến du hành tình yêu của đôi ta nào đâu có tuổi phải kg anh …?
 
Anh kể rằng, “cụm hoa lavender sáng ra chỉ nở mỗi một đôi, cũng như penguine kg thể sống thiếu đi một nửa của mình.” Tiếng hát, lời ru vẫn vương vấn bên tai. Trời Cali nắng ấm long lanh chờ đợi bước chân anh bình an trở về dắt tay em đi đến bên bờ suối trong xanh cùng những bụi calla lilies trắng chen lẫn những cụm lavender – tử yên bạch huệ, một đời tay trong tay suốt con đường, đến bên bến đỗ bình yên. Đêm gần tàn, bài tình ca cùng theo hai ta vào bến mơ tương phùng …
 
Ôi xa cách này chắc làm em hờn
Ôi xa cách này héo mòn tuổi xuân
Em ơi tình mình vẫn mãi bền lâu
Xin em nuốt lệ chờ ngày bên nhau
                                                                                Lanney Trần

NÓNG – Thơ Lê Phước Sinh


  
                   Nhà thơ Lê Phước Sinh


NÓNG
 
Sáng
Mặt Trời
giẫm chân chen đạp
Vội vội vàng vàng lùa nhau kiểu muốn vào đấu trường trung cổ.
Đường
Xe
Người
Ngợm
ma ám.
Hắc Ín nóng lên chực sôi
tựa muốn vuốt mái tóc chàng khổng lồ
bàn chân đưa đi vạn dặm.
Sáng
chưa gì đã Nóng trời gầm.
 
                                           Lê Phước Sinh
 

NỬA CHIỀU, XANH XAO – Thơ Lê Kim Thượng


   
                 
Nhà thơ Lê Kim Thượng

 
NỬA CHIỀU
 
Ngày qua… Buồn đã quá nhiều
Nửa mưa, nửa nắng... Nửa chiều, nửa trưa
Bến quê còn hẹn đò đưa
Tre gầy ngã bóng trong mưa buồn buồn
Em xưa, ấp ủ tình suông
Anh đi lo chuyện tròn vuông riêng mình
Thuyền đời trôi nổi phiêu linh
Thuyền tình chở khẳm tâm tình ủ ê
Canh khuya tiếng gọi Hồn Quê
Dừng chân, quay gót tìm về... chiêm bao...
              
Hương đồng, gió nội ngọt ngào
Hương hoa, hương đất quyện vào từng không
Con đò ngủ với bến sông
Cây đa đứng ngắm cánh đồng tỏa hương
Nắng vàng rơi nhẹ vương vương
Thoảng bay bụi đỏ, con đường lặng yên
Nhà xưa… quên hết ưu phiền
Chào Mào, Sáo Sậu bên hiên vui đùa
Bên song có ngọn gió lùa
Heo May thổi nhẹ đón Mùa Thu sang
Xin chiều một chút nắng vàng
Hong tơ tình cũ... mơ màng tóc buông
Hoàng hôn tiếng sáo gợn buồn
Nắng chiều vừa tắt... Trăng suông đến chào
Chìm trong giấc mộng xanh xao
Tan trong vạt nắng hanh hao cuối ngà
Gặp người Tri - Kỷ đêm nay
Sẻ chia những nỗi đắng cay, cơ hàn
Vầng trăng rơi chén rượu vàng
Gió đưa hương cũ Dạ Lan vô thường
Tiếng xa vọng giữa đêm trường
Câu Hò - Điệu Lý... mấy thương cho vừa...
                    
Tôi giờ đánh mất… Ngày Xưa
Niềm vui ít ỏi... dư thừa niềm đau
Quẩn quanh, quanh quẩn nỗi sầu
Mùa mong, năm nhớ úa nhàu con tim
Bốn bề u tịch lặng im
Hình như ai đó cố dìm tiếng than?
Nửa khuya bên điếu thuốc tàn
Lòng buồn hiu hắt theo làn khói tan
Mù say… nâng chén rượu tràn
Uống đi cho hết cơ hàn... tồn vong...
Rượu cay đắng tận đáy lòng
Để người phiêu lãng mờ trông nẻo về
Xa quê đau đáu câu thề
Xa quê, lòng vẫn nhớ quê... nhớ nhà
Một mai... Mai mốt cỗi già
Ơn Trời... tri ngộ quê xa cuối đời...
 

Thứ Hai, 15 tháng 5, 2023

TỪ “SƯƠNG BIÊN THÙY” ĐẾN “LÊ MAI LĨNH” - Phạm Tín An Ninh



Nhà thơ Sương Biên Thùy




Năm đang học lớp Đệ Nhị C trường Trung học Võ Tánh Nha Trang, bọn tôi nghe bạn bè xầm xì có một “ông” học trò mới chuyển từ trường Nguyễn Hoàng, Quảng Trị vào học lớp Tam C. Thời ấy đặc biệt ở các lớp Ban C có nhiều giai nhân, nên đám nam sinh thường hay ngắm nghé. Nghe nói gã từ miền giới tuyến Đông Hà hay Gio Linh gì đó mới trôi dạt vào đây. Không biết tên là gì, nhưng thấy gã lúc nào cũng ăn mặc “à la mode”, choàng áo vest, mang giày da bóng loáng có cái đế kêu cộp cộp, trong lúc hầu hết bọn tôi chỉ mang sandal hay dép Nhật. Đã vậy gã lại thường vào lớp trễ, nên học trò trong lớp đang ngồi chờ giáo sư, đều nhổm đứng lên chào, bởi nghe tiếng đế giày thong thả nện xuống nền ciment ngoài hành lang, cứ tưởng là thầy giáo đến! Chắc có nhiều tiếng rủa thầm trong miệng. Đã vậy gã ta lúc nào cũng ngước mặt nhìn trời, xem mấy lớp đàn anh cứ như cỏ rác.

Chủ Nhật, 14 tháng 5, 2023

CÕI GÌ ĐÂY – Thơ Văn Công Toàn


   
CÕI GÌ ĐÂY
 
Dạ thưa đây cõi ta bà
Nương vô cõi Phật, trốn ra cõi đời
Mịt mùng giữa cõi mù khơi
Lung linh cõi tạm, chơi vơi cõi trần
 
Tận cùng với cõi xác thân
Ngẩn ngơ cõi thực, lần đân cõi thiền
Ngỡ ngàng tìm cõi thần tiên
Suy tư cõi lạ, ưu phiền cõi thơ
 
Cợt đùa chi cõi lẳng lơ
Tưởng là cõi nước, lại mơ cõi nhà
Dạ thưa lắm cõi ta bà
Tan tành cõi mộng, thiết tha cõi tình
 
Cõi chi đây?
Cõi chính mình!
 
                                Văn Công Toàn
                                   Huế 3/2023
 

MƯA! – Thơ Lương Mùi


  


MƯA!
 
Mưa ơi! em ướt hết rồi
Tại vì áo mỏng, dính đôi vai trần
Đường trơn mưa gió phân vân
Làm như ai đó bóc trần áo xem
Người ta căng mắt nhìn em
Trời ơi ngại quá, ai đem em về?
Anh ơi! lỡ bước khổ ghê
Đội mưa ra đón em về với anh!
 
                               Lương Mùi

MẸ! – Thơ Trần Mai Ngân


  


MẸ!
 
Biết lúc nào lần cuối
Khi gọi tiếng mẹ ơi
Bởi vậy đừng kiệm lời
“Mẹ ơi! con yêu mẹ!”
 
Có thể mới hôm qua
Mẹ còn ở cạnh ta
Mà hôm nay đi mãi
Một mình trong chuyến xa…
 
Bạn hãy siêng về nhà
Khi còn ba còn mẹ
Công việc dù nặng nhẹ
Cũng không bằng tình yêu
 
Mẹ đã cho rất nhiều
Không kể công kể tội
Cả một đời rất vội
Mẹ dành hết cho ta
 
Ngày mai mẹ đi xa
Chỉ còn trong nỗi nhớ
Chỉ còn trong giấc mơ
Dẫu bạn có về nhà
 
Gọi… mẹ ơi! Mẹ ơi!

Trần Mai Ngân

CÂU CHUYỆN Ở MỘT BỆNH VIỆN NỌ... – Truyện ngắn sưu tầm



Chuyện xảy ra ở hành lang một bệnh viện. Cô con dâu nhăn mặt nói với chồng:
- Ở nhà đủ thứ phải lo, làm sao mà vô trong đây hầu ba được? Anh nói cô Năm hay cô Bảy ở không thì chia nhau vô chăm sóc ba ".
Anh con trai chưa kịp trả lời thì có lẽ cô Năm hay cô Bảy gì đó đã cong môi phản đối:
- Tui cũng có đủ thứ chuyện để lo chứ bộ, quên tui đi".
Một cậu con trai khác cau cau lông m ... ày:
-Nói chung là ai cũng bận hết, với lại ba mắc bệnh lây nhiễm, vô hầu ba rồi lỡ bị lây thì làm sao ?Cô con dâu trưởng phán một câu:
-Thôi khỏi bàn tán gì hết, mướn người nuôi là xong chuyện.
Tất nhiên sau đó, sự việc xảy ra đúng như hoạch định của họ.

ÂN LY, TĂNG Á NGẦU – Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện



Nếu chúng ta chỉ đọc qua loa nhưng tác phẩm kiếm hiệp chung chung của nhiều tác giả ba Tàu để giải trí [kể cả của Kim Dung trong số đó] đọc xong rồi “qui đăng quăng đi” thì nhận xét về các loại tác phẩm có thể hay có thể xoàng, nhưng đọc kỹ để tìm hiểu để tham khảo thì đôi khi nhận ra rằng trong nhiều tác phẩm cuả Kim Dung có nhiều nhân vật giống nhau. Từ từ chúng tôi sẽ bàn góp về vấn đề này, vì một nhà văn chuyên nghiệp sống bằng chính ngòi bút cuả mình [có nghĩa là dùng ngòi bút để sinh nhai] thì đương nhiên viết lách phải có dàn bài chi tiết và người mẫu. Trong các  nhân vật nam nữ già trẻ trong Võ Lâm đều có người mẫu chung chung cả, giả dụ như nhận vật Ân Ly [tức Thù Nhi, A Ly] trong tập truyện Ỷ Thiên Đồ Long Ký thì có nét hao hao phảng phất giống Mã phu nhân [Mã Đại Nguyên] bang chủ Cái Bang, A Tử [em ruột cuả A Châu]. Trong “Thần Điêu Đại hiệp” thì có Cừu Thiên Xích [vợ của Tuyệt Tình Cốc Công Tôn Long mẹ của Công Tôn Lục Ngạc] là em út của Cừu Thiên Lý và Cừu Thiện Nhận [bang chủ Thiết Chưởng Bang] và trong tác phẩm Lộc đỉnh Ký thì có Kiến Ninh công chúa em gái vua Khang Hy, những nhân vật này vưà độc ác, vừa bất  nhân, nặng về sađích bệnh hoạn ẩn ức tình dục! Bây giờ xin được trở lại với nhân vật Ân Ly, hồi nhỏ được goị là A Ly, là con gái thứ ba cuả Ân Dã Vương, gọi Bạch Mi Ưng Vương là ông nội. A Ly giết chết mẹ ghẻ, mẹ ruột sợ quá cũng tự tử chết theo luôn. Trong lúc chờ cha ruột giết chết thì cơ may chợt đến là Kim Hoa bà bà xuất hiện đúng lúc mang về nuôi dậy làm đồ đệ, tuy nhiên không dậy một môn võ công nào. A Ly chỉ học có một môn công phu duy nhất cuả mẹ ruột truyền cho là “Tuyệt Hộ Thủ”. Năm mười hai tuổi, A Ly đi theo Kim Hoa bà bà đến My Sơn Hồ Điệp Cốc hỏi thăm sức khoẻ cuả Y Tiên Hồ Thanh Ngưu “Kiến Tử Bất Cứu” và  Độc Tiên Vương Nạn Cô nhằm thông báo cho hai vị tiên sinh cùng tàilẻng, là Kim Hoa bà bà ở không trên Linh xà Đảo đã chấm cho hai vị hai lá số tử vi, nhân tiện hôm nay ghé qua đưa cho hai vị đọc chơi thưởng lãm cho biết? Y Tiên Hồ Thanh Ngưu vốn thông minh nhưng chậm hiểu bèn trả lời thẳng:
- Ai chấm tử vi cho Hồ Mỗ thì còn biết công danh sự nghiệp ra sao lên voi hay xuống chó, chớ Tử Sam Long Vương mà chấm tử vi cho tại hạ và phu nhân, thì cầm bằng chỉ có một chữ “Tử “ to tổ bố. Trong lúc hai ngươì trao đổi thì biến động đột xuất hiện xẩy ra, Diệt Tuyệt sư thái cùng vài môn đồ tình cờ hiện diện, mục đích là đi kiếm đại đồ đệ Kỷ Hiểu Phù. Thế là tâm cơ phút chốc chợt linh hoạt, bà bà nói nhỏ nhẹ với tên tiểu quỉ Trương Vô Kỵ :
- Tiểu tử nhà ngươi hiện đã trúng phải Huyền Minh Thần Chưởng cuả Huyền Minh nhị lão, chỉ còn một con đường duy nhất là đi đoong. Vậy muốn sống thì hãy theo bà bà về Linh Xà đảo, bà bà sẽ làm phước làm đức chữa chạy cho ngươi và truyền thụ võ công thượng thừa cho nhà ngươi nữa...

NGÀY MAI – Thơ Phan Quỳ


  
                    Nhà thơ Phan Quỳ
 

NGÀY MAI
 
Ngày mai trời lặng xanh màu nắng,
Em có cùng ta một bóng mây?
Ngày mai hoa nở về bên ấy
Hương toả bên nầy, em có hay?
 
Ngày mai đường vắng, em về đấy
Lối nhỏ in thêm những dấu giày.
Ta người theo bước, theo em bước
Chỉ có hai ta giữa đêm dài.
 
Ngày mai ngộ nhỡ mưa bay bay
Em có hề gì, ướt tóc mây?
Có đi vội vã đường trơn lạnh?
Em có tìm ta, vịn vào tay?
 
Ngày mai nếu nắng, em, trời nắng
Giọt mồ hôi mềm, đẫm tóc mai.
Lau nhẹ dùm ta chút mằn mặn.
 
Thấm cả hồn yêu vị trang đài.
Ngày mai, ta mộng một ngày mai
Mưa nằng hề chi ở hiên ngoài
Ta sẽ bên người, thôi ướt áo
 
Tóc mềm trong gió, nắng thôi lay.
Ngày mai ta đợi một ngày mai
Em sẽ cùng ta giấc mộng dài.
 
Mơ bên thềm mới trăng về ngắm
Một đoá hoa ngời giữa đêm say.
 
                                   Phan Quỳ

Thứ Bảy, 13 tháng 5, 2023

TÌNH YÊU NGƯỜI CHẾT – Tùy bút của Thanh Phương


Tác giả Thanh Phương
(Thầy Hồ Ngọc Thanh)
 
VÀI LỜI GIỚI THIỆU:
 
Thanh Phương là bút hiệu của thầy Hồ Ngọc Thanh, trước năm 1975 là giáo sư trường Nguyễn Hoàng - Quảng Trị. Đây là câu chuyện thật, tác giả viết tự sự về chính mình. Tôi được tác giả cho phép gởi đăng trên báo mạng, hầu học trò và bạn đọc hiểu thêm tâm tình của một nhà mô phạm.                                               
                                                                                       Châu Thạch
 
1. Vợ chồng ông bà Giáo sống trong căn phố nhỏ ở xóm chợ An Đông, ít giao du với các gia đình trong xóm. Sống trong xóm trên 3 năm dài, ông bà chưa biết hết tên những gia chủ trong xóm và không có dịp quan hệ với họ, ngoại trừ hai gia đình sống liền kề con phố của họ. Tưởng họ sống khép kín. Nhưng không. Họ sống vậy vì tuổi tác. Thực ra họ có nhiều con cháu ở riêng không xa đó. Họ có nhiều bạn bè đồng nghiệp ngành y và giáo dục, nhất là ông có rất nhiều cựu học trò nay tuổi đã cao. Bạn hữu và học trò xưa, cũng như con cháu thỉnh thoảng đến thăm ông bà. Họ đón đưa nhau rất thân tình, có khi họ cùng nhau đi chơi xa một đôi ngày hoặc suốt tuần lễ. Đang ở tuổi “Bát thập chờ qui” nhưng ông bà trông còn trẻ hơn tuổi cả chục năm. Trẻ trung trong trang phục, sáng nào trong tuần ông bà áo quần trắng đến Trung tâm dưỡng sinh và vật lý trị liệu để thực tập cách sống vui, sống khỏe. Sáng chủ nhật ông bà phục sức chỉnh tề, sang trọng đi lễ nhà thờ Tin Lành. Giờ nghỉ, ông bà thường ở nhà đọc sách báo, xem tivi hoặc viết sách, và tiếp con cháu, bạn bè đến thăm. Họ chuyện trò tâm giao, có khi đãi nhau bữa cơm, chén chè tình nghĩa. Cuộc sống họ thật êm đềm và an lành. Họ là cặp đôi xứng hợp và tốt đẹp như lời của những người bạn thân nhận xét.
 

THIÊN THẦN - Truyện ngắn do Trần Khắc Tường ghi lại



Vốn là một kỹ sư chế tạo máy, tôi nhận được một hợp đồng chế tạo một máy chẻ mây cho một công ty sản xuất thủ công Mỹ nghệ mây tre đan thị xã Phụng Hiệp. Người bạn giới thiệu hợp đồng cho tôi bảo:
- Công ty đang rất cần cái máy này, mày cố gắng giúp họ, mách nhỏ với mi điều này, Chủ công ty là một phụ nữ còn rất trẻ và đẹp. Biết đâu đấy... Nói đến đây, anh ta nháy mắt một cách đầy tinh quái. Phần cuối của câu nói làm tôi thêm háo hức. Chuyện! Đàn ông mà. Tôi quyết định xuống Phụng Hiệp
- Thôi được, mai tao sẽ đi Phụng Hiệp mày đưa địa chỉ đây
- Mày đi qua thị xã Phụng Hiệp theo quốc lộ 1 qua cầu độ 500m dãy nhà bên phải thì gặp ngay công ty Phong Lan. Cô chủ công ty tên là Lan số điện thoại là…
Sáng hôm sau, tôi cỡi ngựa sắt đi Phụng Hiệp. Hay thật, vừa đi tôi vừa ngẫm nghĩ: "Tên tôi là Phong, tên chủ công ty là Lan, Công ty lại tên là Phong Lan. Điềm chắc?". Tôi vơ vẩn mỉm cười...

BIỂN KHÓC - Nhạc Khê Kinh Kha, Bảo Yến Trình Bày