BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2022

THƯƠNG TIẾC CHA TRẦN NGỌC THANH! – Thơ Đức Hạnh


  


THƯƠNG TIẾC CHA TRẦN NGỌC THANH!
 
Cha gieo hạt giống nở hoa
Cha hòa biển ái bao la đất trời
Cha khai chân lý rạng ngời
Cha tình sáng tỏ gọi mời yêu thương
 
Cha là hạt giống tái sinh
Cha vừa nằm xuống vườn tình nẩy sinh
Cha khai đạo nghĩa niềm tin
Cha xây cuộc sống quên mình vì con
 
Cha nguồn Thánh lễ mùa xuân
Cha hòa Thập giá thấm nhuần tình yê
Cha là ruộng tốt phì nhiêu
Cha gieo hạt giống sinh nhiều hồng ân…
 
Tình Cha thấm đượm tinh anh
Tâm hồn nhiệt huyết biến thành tình yêu
Tình yêu rạng rỡ muôn chiều
Tin Mừng Phụng vụ trổ nhiều đóa hoa
 
Tây nguyên Thánh lễ giao hòa
Tình Ngài giảng dạy đậm đà yêu thương
Tình Ngài dâng hiến ngát hương
Tình Ngài Sứ điệp yêu thương nhân loài
 
Thanh [1] Cha giã biệt lên đường
Trần gian nhỏ lệ tiếc thương vô vàn
Tình yêu Thiên Chúa chứa chan
Thiên Thần đón rước Thiên đàng hiển vinh…
 
                                                   Đức Hạnh
                                                  06 02 2022
 
[1] LM Giuse Trần Ngọc Thanh - đã giã biệt cõi thế (29 01 2022) tại giáo họ Saloong, giáo xứ Đăk Mót (tỉnh Kon Tum)
 
https://hddmvn.net/cao-pho-linh-muc-giuse-tran-ngoc... 
https://youtu.be/idWgUME7t9A?t=11 
https://www.youtube.com/watch?v=ifI7FAE4pZY 
https://youtu.be/FrfwlQhPglY?t=115
 

Thứ Năm, 10 tháng 2, 2022

CÚNG SAO GIẢI HẠN - Tiểu Lục Thần Phong



Lớp lớp người đội sớ ngồi chật sân tràn ra cả ngoài đường, xe cộ chạy không được bóp coì inh ỏi, tiếng quát tháo, la hét chat chúa:
- Tiên sư nó! Cúng sao mẹ gì mà cản trở giao thông thế này!
Tiếng loa xướng danh oang oang, khói nhang mù mịt… một cảnh tượng đầy âm thanh sắc tướng vô cùng quái lạ. Một đoàn khách du lịch phương Tây trố mắt nhìn và hỏi anh thông dịch chuyện gì vậy. Anh ta giải thích:
- Hằng năm sau tết âm lịch, người ta tổ chức dâng sớ cúng sao để giải hạn. Họ tin các ngôi sao xấu như: La Hầu, Kế Đô…sẽ chiếu mạng họ, làm cho họ đau yếu, xui xẻo… nếu không chịu cúng để hoá giải cái hạn của năm tuổi.”

CUỘC ĐỜI HÙNG CƯỜNG, TỪ MỘT NGHỆ SĨ TÀI HOA ĐẾN NGÔI MỘ NHỎ VEN ĐƯỜNG LÀNG BẾN TRE - Mẫn Nhi



Nghệ sĩ Hùng Cường (1936 – 1996), tên thật là Trần Kim Cường, sinh năm 1936 tại Bến Tre. Lúc mới lên 4 tuổi, ông cùng với gia đình chuyển lên Sài Gòn sinh sống. Ngay từ khi còn nhỏ, lần đầu tiên ông bước chân lên sân khấu là khi đang là học sinh của trường Trung học Trần Hưng Đạo, ông đã có thể tự sáng tác và trình diễn nhiều bài hát về học trò trong những lần biểu diễn tại trường. Qua nhiều lần thể hiện tài năng thiên phú của mình, Hùng Cường được các thầy cô và bạn bè trong trường rất yêu mến và dành cho ông rất nhiều lời khen ngợi. Sau khi hoàn thành xong chương trình học “tú tài”, ông chính thức bước chân vào con đường ca hát tại các vũ trường Kim Sơn, Baccara,…
 

LỤC BÁT THÁNG GIÊNG, XUÂN BÌNH YÊN – Thơ Tịnh Bình


    
           Nhà thơ Tịnh Bình


LỤC BÁT THÁNG GIÊNG
 
Xanh mùa hoa cỏ mênh mang
Trời cao đất rộng thênh thang mây ngàn
Đầy sân rộn tiếng ríu ran
Đàn chim tha cọng nắng vàng đùa chơi
 
Trên cành lộc biếc sương rơi
Gọi mùa vui tới rợp trời én bay
Nàng xuân tha thướt gót hài
Vườn xuân sẵn lối mở bày thiên thanh
 
Rót xuân giọt giọt long lanh
Say mùa hương phấn ướt vành môi Giêng
Thơ xuân bầy chữ huyên thuyên
Vay vần lục bát chạm miền xuân neo...
 

BÁC SĨ NGUYỄN HI VỌNG VÀ HỌC GIẢ AN CHI – Lê Nghị


Tác giả bài viết Lê Nghị


Tự Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt: Vietnamese Cognatic Dictionary

Tôi được ông anh trân quý Lai Quangnam, chuyển cho tôi 2 đĩa VCD, thu các tài liệu và những cuộc giới thiệu về cuốn: Tự Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt: Vietnamese Cognatic Dictionary của bác sĩ Nguyễn Hy Vọng. Anh chuyển khi đọc bài viết tôi đăng lần đầu trên fb cá nhân cuối năm 2018: Thiên di chủng tộc dẫn tới biến thiên ngôn ngữ. Đó là bài mở đường cho một loạt bài tiếp theo nằm trong phạm vi sử học mà tôi quan tâm: nguồn gốc dân tộc Việt và quan hệ ngôn ngữ Mã- Việt- Hoa. (Xin xem thêm trang cá nhân mới đăng lại 3 bài tuần trước)
 

Thứ Tư, 9 tháng 2, 2022

CHÙM THƠ XUÂN CỦA CÁC DANH SĨ CHU VĂN AN, NGUYỄN VĂN SIÊU, LÊ CẢNH TUÂN, NGUYỄN TỬ THÀNH, THÁI THUẬN – Đỗ Chiêu Đức


             
                                         Tác giả bài viết Đỗ Chiêu Đức          
             
                       


1. Bài thơ NGUYÊN NHẬTcủa Lê Cảnh Tuân:   
   
Lê Cảnh Tuân 黎景詢 (?-1416?) tên chữ là Tử Mưu, hiệu là Tỉnh Trai, người làng Mộ Trạch, huyện Đường An (nguyên trước ở làng Lão Lạt phủ Thanh Hoá). Không rõ ông sinh năm nào. Lê Cảnh Tuân đỗ Thái học sinh vào năm Canh thìn (1400), dưới triều Hồ. Ông là danh sĩ dưới triều Hồ. Hiện chỉ còn lưu lại 12 bài thơ chép trong Toàn Việt thi lục. Dưới đây là bài Ngũ Ngôn tuyệt cú của ông làm khi Tết đến mà không dám về quê.
 
元日                   NGUYÊN NHẬT
 
旅館客仍在,    Lữ quán khách nhưng tại,
去年春復來。    Khứ niên xuân phục lai.
歸期何日是?    Quy kỳ hà nhật thị ?
老盡故園梅。    Lão tận cố viên mai!
         
     黎景詢                      Lê Cảnh Tuân
 
 
* Chú thích:
    
- Nguyên Nhật 元日 : là Ngày đầu, ta phải hiểu là Ngày Đầu Của Một Năm, như chữ Nguyên Đán Là TẾT NGUYÊN ĐÁN của ta đó.   
- Nhưng : là Vẫn, Vẫn Cứ...   
- Phục : là Lại, là Trở lại.   
- Quy Kỳ 歸期 : Cái kỳ hạn trở về, là Ngày Về.  
 - Lão Tận 老盡 : là Già đến tận cùng, là Già khú, già chát, già khằng!
 

LỮ THỨ ĐÓN XUÂN 2 – Thơ Nguyên Lạc


 


LỮ THỨ ĐÓN XUÂN 2
 
Lữ thứ đón xuân pha ấm trà
Tìm mùi hương cũ từng thiết tha
Nhớ về một thuở thân thương đó
Tuyết lạnh ngoài song cắt thịt da
 
Cô lữ đón xuân nhắp tách trà
Đâu mùi hương cũ? Chỉ phôi pha!
Bao năm rồi đó xuân xa xứ
Xuân của người ta, riêng xót xa!
 
Viễn xứ đón xuân đắng tách trà
Quê hương vời đó có nhớ ta?
Người ơi thương nhớ, thương nhớ lắm
Xuân có gì đâu? Mắt lệ nhòa!
 
                                        Nguyên Lạc

NHỮNG PHONG TỤC ĐÓN TẾT NGUYÊN ĐÁN CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở NƯỚC TA


Các cô gái Pà Thẻn trong trang phục truyền thống

Những phong tục độc đáo để chào đón Tết Nguyên Đán của các dân tộc thiểu số ở nước ta mang những ý nghĩa sâu xa, góp phần làm phong phú thêm nét đẹp văn hóa dân tộc. Chúng tôi sưu tầm môt số phong tục độc đáo tới độc giả.
 

XUÂN TỰ CƯỜNG NHÂM DẦN 2022 – Thơ Vĩnh Hoàng


   


XUÂN TỰ CƯỜNG NHÂM DẦN 2022
 
E ấp trong sương thắm nụ đào
Mở toang cánh cửa nắng xôn xao
Trâu đi ngoảnh cổ nhìn lưu luyến
Cọp đến vươn mình nhảy bước cao
Dũng khí một thời vang bóng cả
Uy danh muôn thuở nhớ ngàn sau
Đã từng mang tiếng oai hùng đấy
Xin chớ mượn danh cái thuở nào.
                    
                                 Vĩnh Hoàng
 

Thứ Ba, 8 tháng 2, 2022

DỰNG NÊU, ĂN CHÈ NGÀY 30 TẾT - Lê Đại Anh Kiệt


Ngọn nêu với các vật cúng và lá phướng dài 5 m có biểu tượng thái cực, lưỡng nghi, bát quái và hàng chữ Mừng Xuân Nhâm Dần.

Cây nêu là hình ảnh đặc trưng của ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Cây nêu dựng lên là dấu hiệu chính thức ngày Tết bắt đầu, hạ nêu là nghi thức kết thúc lễ Tết. Cây nêu Bắc Nam đều có, nhưng cây nêu Nam Kỳ có nét duyên riêng, ẩn chứa bản sắc văn hóa địa phương.
 
Cây nêu dựng lên là báo hiệu ngày Tết chính thức bắt đầu. (Hình minh họa: Dân Huỳnh/Người Việt)
 
Do những điều kiện đặc thù về tự nhiên, xã hội và ý thức tạo lập bản sắc văn hóa cho vùng đất mới, các chúa Nguyễn và các vua triều Nguyễn lần lượt xây dựng những nếp sinh hoạt riêng cho xứ Đàng Trong: Từ các nghi lễ cho đời người quan hôn tang tế, đến nghi lễ thờ cúng tổ tiên, tảo mộ và dựng cây nêu ngày Tết.

CHÙM THƠ XUÂN CỦA ÁI NHÂN



  Nhà thơ: ÁI NHÂN
  ĐT: 0984470914
  Hội viên Hội VHNT - HY
  Hội viên Hội nhà văn Hà nội
  Đã in riêng 10 tập thơ tình
  Ngọc Lâm – Long Biên – HN


 



DỊU DÀNG XUÂN
 
Lả lơi én liệng lưng trời
Hân hoan nắng mới hát lời gió Đông
Giọt sương tỉnh giấc mơ hồng
Long lanh bẩy sắc cầu vồng… lãng du
 
Mưa li ti hạt sương mù
Bồ câu nựng bạn gật gù ngoài hiên
Đầu làng rộn rã chợ phiên
Lộc non tíu tít lên miền… mùa xuân
 
Má hồng đương độ thanh tân
Mắt đen lúng liếng phân vân bao người
Hội xuân Quan họ gọi mời
Thơ yêu mắc cạn lưng giời tương tư
 
Dịu dàng từ thuở chân như
Đa đoan thi sĩ say từ… muôn năm
 

XUÂN HY VỌNG – Thơ Nhật Quang


  


XUÂN HY VỌNG
 
Cơn gió miên man
vùi ta vào giấc mộng…
đằng đẵng chuỗi ngày giá đông
quẩn quanh nỗi trầm mặc 
chật chội cõi lòng…
chờ ban mai cửa bật tung nắng ấm
 
Khẽ lay dậy làn hương Xuân
hoà vaò gió sớm
áng mây hồng sẽ bay qua
gọi những cánh én về rong chơi
báo tin Xuân vọng vang tiếng cười
gieo phiến nắng áo trời thiên thanh lãng đãng
 
Tay nâng niu nụ hồng
ươm vào diễm mộng…
nguyện bình an nở đoá phúc, lộc yêu thương
quên đi những âu lo…
biến chủng đại dịch khôn lường
cho nhân gian hái mùa Xuân hy vọng
 
Thắm ngời lá hoa
bừng tươi ươm nhựa sống
treo ước mơ lên những nhánh mai vàng
mở lòng người
tiệc chúc tụng hân hoan
uống cạn Xuân vui, mơ say miền hạnh phúc.
 
                                                  Nhật Quang

Thứ Hai, 7 tháng 2, 2022

CỔ ĐỘ - Thơ Trần Mai Ngân


  


CỔ ĐỘ
 
Hư hao về cổ độ
Tìm lại hình hài tôi
Trải lòng xưa tuế nguyệt
Dẫu đời bạc như vôi!
 
Khách lữ hành si ngây
Dáng hoa hình vô lượng
Vẫn hết ý hết lòng
Tình con sóng bềnh bồng...
 
Biết hư vô hoài mong
Đá mòn bên bến sông
Vạn nghìn năm tuyệt vọng
Sinh tử cũng một dòng
 
Cổ độ thôi tôi về
Trên đầu vòng nguyệt quế
Lỡ thủy chung câu thề
Nên chìm bến sông mê!
 
 Lỡ thủy chung câu thề
 Nên chìm bến sông mê!
 
Trần Mai Ngân
Chiều mùng 4 năm Nhâm Dần 2022

LỮ THỨ ĐÓN XUÂN 1 – Thơ Nguyên Lạc


  



LỮ THỨ  ĐÓN XUÂN 1
 
Giao thừa thắp nến đón xuân sang
Lữ thứ trầm tư nỗi lụi tàn
Thoảng trong thinh vắng mùi hương cũ
Một chút xuân thừa tuổi hoa niên
 
Còn gì đâu nữa tóc màu sương
Phai nhạt thời gian nỗi muộn phiền
Cố xứ nhớ về lòng ngấn lệ
Thôi nhé một thời xuân yêu thương!
 
                                    Nguyên Lạc

THƠ ĐÓN GIAO THỪA CỦA ĐỖ PHỦ, LẠC TÂN VƯƠNG, MẠNH HẠO NHIÊN – Đỗ Chiêu Đức


                     
                                   
Nhâm Dần Thủ Tuế


1. Bài thơ ĐỖ VỊ TRẠCH THỦ TUẾ  杜位宅守 :    
      
Năm Đường Thiên Bảo thứ mười (751), Đỗ Phủ đã 40 tuổi, đang ở trọ nhà của người em chú bác Đỗ Vị. Vị là Khảo Công Lang Trung, đang giữ chức Thứ Sử Hồ Châu là rể của Lý Lâm Phủ, Tể Tướng đương thời nên cuộc sống rất xa hoa. Đỗ Phủ làm bài thơ cảm khái nầy trong buổi tiệc của đêm giao thừa năm đó.
 
杜位宅守         ĐỖ VỊ TRẠCH THỦ TUẾ
 
歲阿戎家,       Thủ tuế A Nhung gia,
椒盤已頌花。       Tiêu bàn dĩ tụng hoa.
盍簪喧櫪馬,       Hạp trâm huyên lịch mã,
列炬散林鴉       Liệt cự tán lâm nha.
四十明朝過       Tứ thập minh triêu quá,
飛騰暮景斜       Phi đằng mộ cảnh tà,
誰能更拘束,       Thùy năng cánh câu thúc,
爛醉是生涯。       Lạn túy thị sinh nha.
          
      杜甫                                     Đỗ Phủ
 

* Chú thích:

    - ĐỖ VỊ TRẠCH THỦ TUẾ 杜位宅守 : TRẠCH là Nhà; THỦ TUẾ là Đón Giao Thừa; nên ĐỖ VỊ TRẠCH THỦ TUẾ là Đón Giao thừa ở nhà của Đỗ Vị. ĐỖ VỊ 杜位 là em chú bác của Đỗ Phủ và là Rể của Lý Lâm Phủ, Tể tướng đương triều.
    - A Nhung 阿戎 : Cách gọi thân mật người anh em họ lúc bấy giờ.
    - Tiêu Bàn 椒盤 : Cái mâm đựng hạt tiêu là một loại hương liệu lúc bấy giờ dùng để bỏ vào rượu uống trong ngày Tết. Nên TIÊU BÀN có nghĩa là Tiệc rượu.
    - Tụng Hoa 頌花 : Theo Tấn Thư 晉書, Vợ của Lưu Trăn là Trần Thị ngày Tết làm bài Tụng Tiêu Hoa để chúc Tết cho cha mẹ chồng; nên TỤNG HOA có nghĩa là nói những lời chúc tết cho nhau.
    - Hạp Trâm 盍簪 :Hào thứ tư trong quẻ DỰ của Kinh Dịch《易-豫》四爻:Vật nghi, bằng HẠP TRÂM 勿疑朋盍簪 : Không nghi ngại gì nữa , là bạn bè hội họp.
    - Lịch Mã 櫪馬 : Máng cỏ của ngựa ăn, chỉ Chuồng ngựa.  
    - Liệt Cự 列炬 : LIỆT là Bày ra; CỰ là đuốc; LIỆT CỰ là bày những ngọn đuốc ra trong sân cho sáng sủa.
    - Lâm Nha 林鴉 : Những con qụa ở trong rừng.
    - Phi Đằng 飛騰 : là Bay vút lên không, chỉ thành đạt đắc chí.
    - Lạn Túy 爛醉 : là Say khước, say mèm, say túy lúy.
 
* Nghĩa bài thơ:
                          
ĐÓN GIAO THỪA Ở NHÀ ĐỖ VỊ
     
Ta đón giao thừa ở nhà thằng em họ. Tiệc rượu đã bày ra với đầy đủ lời chúc Tết; Khách khứa bạn bè cũng đã tới đông đủ nên tiếng ngựa trong chuồng cũng huyên náo hẵn lên; Những ngọn đuốc được bày ra trong sân sáng rực làm kinh động những con qụa trong rừng cây bay tán loạn. Sáng ngày mai ta đã qua 40 tuổi rồi, chuyện thành đạt đắc chí như cảnh nắng chiều sắp tắt. Ai còn có thể gò bó câu nệ nữa đây, thôi thì cứ say khướt cho qua cuộc sống nầy mà thôi.
 

PHƠI ĐÓA MAI VÀNG, MÙA LỘC MỚI, TIẾNG XUÂN – Thơ Tịnh Bình


  


PHƠI ĐÓA MAI VÀNG
 
Thôi nhé đám mây buồn màu khói
Thả xuống lòng ta dăm giọt sầu
Sớm mai mở cửa chào gió lộng
Phơi đóa mai vàng dưới tân xuân...
 
 
MÙA LỘC MỚI
 
Đâu rồi tiếng chim
Thanh âm ngày cũ
Vườn xưa gió lặng
Lời cỏ sương thu
 
Đông gieo hạt nắng
Ấp ủ mùa màng
Dòng sông quê mẹ
Phù sa dịu dàng
 
Cánh đồng thiêm thiếp
Chợt thức giấc xuân
Hạt mầm hé mắt
Búp xanh reo mừng
 
Sớm mai gió lộng
Nắng chợt trong ngần
Trở mùa lộc mới
Đôi nhành thanh tân...
 
 
TIẾNG XUÂN
 
Rủ rê bầy nắng ấm
Tiếng xuân rộn hiên nhà
Xôn xao phiên chợ tết
Hân hoan khúc tình ca
 
Ta say cùng phiến gió
Ngây ngất chớm hương mùa
Trời xanh cùng mây trắng
Lời én dịu dàng thưa
 
Sớm mai xuân thức dậy
Vang tiếng trẻ nô đùa
Nụ hoàng mai bung nở
Lấp lánh cánh vàng khua...
 
                   TỊNH BÌNH
                     (Tây Ninh)

Chủ Nhật, 6 tháng 2, 2022

TẾT LÀ GÌ - Bs Nguyễn Hy Vọng



Tết là tên riêng (nom propre) gọi ngày lễ mừng đầu năm mới của rất nhiều dân tộc và sắc dân ở khắp miền Đông Nam Á, còn tiết chỉ là tên thường (nom commun) của Tàu gọi những thời tiết thay đổi trong một năm.
Chỉ có người Việt gọi là Tết, trong khi cả ngàn triệu người Tàu gọi ngày đó là duỳn tản (nguyên đán) hay là xin nển (tân niên). Tại sao họ không gọi là Tết? Vì Tết không phải là tiếng của họ.
 

QUÁN HỚT TÓC - Nguyễn Đức Tùng



Quán hớt tóc là nơi bọn thanh niên trong làng tụ tập tán dóc, bàn chuyện chiến tranh hòa bình, các nhân vật Xuân thu Chiến quốc, chuyện cô nào sắp lấy chồng, phim cao bồi Viễn Tây, mùa khoai mùa lúa, chuyện đi quân dịch, vui buồn thi cử. Khi tôi còn bé, mỗi tháng phải trình diện quán ấy một lần, lệnh của ba tôi. Ông rất ghét bọn con trai để tóc dài, mà chẳng cứ gì ông, người lớn, thầy cô giáo của tôi, đều thế. Tôi lò dò bước vào quán, vách đất trộn phân trâu quét vôi trắng mái tranh có dàn mướp bò qua, nhìn quanh tìm chỗ ngồi, dỏng tai nghe chuyện khách, dân cày cấy, học sinh, viên chức.
 

TRẢ LỜI CHÂU THẠCH VỀ BÀI THƠ NHỚ RỪNG – Phạm Đức Nhì



Cuốn phim tôi thích nhất, xem đi, xem lại nhiều lần nhất là Bố Già (The Godfather). Khi phát hành (năm 1972) Bố Già đã trở thành bộ phim ăn khách nhất tính cho đến thời điểm đó với doanh thu hơn 5 triệu USD trong tuần đầu và hơn 81 triệu USD cho lần phát hành đầu tiên, 134 triệu USD cho lần phát hành tiếp theo. Bố Già đã giành được 3 giải Oscar, 5 giải Quả Cầu Vàng, 1 giải Grammy và nhiều giải khác. Sau này bộ phim được coi là một trong những tác phẩm hay nhất của lịch sử điện ảnh.
 

BÀI TỚI – Đỗ Duy Ngọc


Tác giả bài viết Đỗ Duy Ngọc

Những ngày Tết nhớ Mạ lại nhớ món bài Tới. Trò này thấy chỉ có ở miền Trung, nhất là xứ Huế. Ngày xưa, Tết nào nhà tôi cũng trải chiếu mấy Mạ con chơi với nhau, vui lắm.
 

Bộ bài Tới thường có 30 cặp quân bài và được chia làm 3 pho, gồm pho văn, pho vạn, pho sách và 3 cặp yêu. Pho văn gồm các quân bài gối, trường hai, trường ba, voi, rún, sáu tiền, liễu, tám tiền, xe. Pho vạn gồm các quân bài trò, tám cẳng, ba đấu, xơ, quăn, nhọn, bồng, thầy.