BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2020

TÌM NHAU - Thơ Khang Hồ


   


TÌM NHAU

Anh sẽ chẳng bao giờ biết ngày tháng gian lao,
Nếu ngày đó không đi tìm em-tìm bạn.
Tưởng đã quên rồi, một thời xa vắng,
Ruộng đồng, mồ hôi, nước mắt thuở nào.

Dạo ấy, áo trắng em bay, mùa thơ ngây,
Gió Đời xô ngã - em giã từ lớp học
Không một lời từ biệt, chỉ âm thầm khóc,
Xa mái trường xưa, ôm mộng ước đong đầy.

Em trở về với mạ, lúa, vồng khoai,
Với nắng mưa hai mùa, đụn rơm bó củi,
Khơi dòng nước xanh tận xa trong rừng núi.
Trao tuổi thanh xuân, quên cả tháng ngày.

Rồi một chiều, như qua được cơn say,
Em chợt hiểu vì sao lúa vàng không trĩu hạt,
Nước chảy về mà sao đất vẫn khát.
Đêm đó đầy sao, em cất bước dạ hành.

Đoàn người lặng đi mang theo niềm tin.
Tìm áo cơm và miền đất sống mới,
Nhọc nhằn, đắng cay, nhiều năm mòn mõi.
Đất phương nam, mây trời xanh. Em nhớ lại cuộc đời.

Nhớ hàng cây, dòng sông đào, con nước trôi,
Có vũ điệu gánh nước, đẹp mê hồn người chị,
Bạn bè trong lớp, em chép từng tên rất kỹ.
Anh đọc rất nhiều lần, vẫn không thấy tên anh.

Và chợt hiểu rằng: ngày ấy thật mong manh,
Ta mới gặp nhau giữa sân trường lộng gió,
Giữa cát trắng, nắng vàng. Anh chỉ là dấu chấm nhỏ,
Làm sao lưu được vào trong ô nhớ hồn em?

                                                         Hồ Kháng
                                           Nha Trang, nắng tháng 3.

TRANH VẼ CỦA HỌA SĨ HOÀNG HƯƠNG TRANG (1)



                       Nụ cười của mẹ (tranh lụa)



                            Đàn tỳ bà (tranh lụa)



                            Mẹ và con (tranh lụa)



                            Tắm suối (tranh lụa)



                             Chùa Cầu Hội An (tranh sơn dầu -1958)



                                                    Ao nhà (tranh lụa)



                                          Đi lễ chùa (tranh lụa)



                                                    Nữ tu (tranh lụa)



                                     Hoa (Tổng hợp khổ 80-90)
  

CHUYỆN VUI THƯỜNG NGÀY: CHỮ VÀ NGHĨA - Đình Hy


  

CHUYỆN VUI THƯỜNG NGÀY: CHỮ VÀ NGHĨA
                                                                           Đình Hy

Trong cuộc sống thường ngày, ngôn ngữ có chức năng giao tiếp, biểu đạt những ý nghĩ của chủ thể ra khách quan bên ngoài để truyền thông tin với ý định, mục đích nào đó. Đó là sự kỳ diệu ngôn ngữ của muôn loài, (ở loài người ban đầu là tiếng nói và sau đó đạt một trình độ nhất định là chữ viết hình thành).

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2020

CA SĨ THÁI CHÂU THỔ LỘ LÝ DO KHÔNG DÁM HÁT NHẠC LÊ UYÊN PHƯƠNG - Thạch Anh

Trong tập 7 “Người kể chuyện tình”, danh ca Thái Châu thổ lộ lý do không dám hát nhạc của Lê Uyên Phương. 

   Danh ca Thái Châu chia sẻ về các sáng tác của nhạc sĩ Lê Uyên Phương. ẢNH: BTC


CA SĨ THÁI CHÂU THỔ LỘ LÝ DO KHÔNG DÁM HÁT NHẠC LÊ UYÊN PHƯƠNG

Trong Người kể chuyện tình chủ đề nhạc sĩ Lê Uyên Phương (nghệ danh của nhạc sĩ Lê Văn Lộc), danh ca Thái Châu tiết lộ những tác phẩm của nam nhạc sĩ mang tính đặc thù riêng như ca từ đẹp và những đoạn melody thử thách ca sĩ. Hầu hết các sáng tác của Lê Uyên Phương là viết về cuộc tình của chính ông với người vợ Lâm Phúc Anh, về những trăn trở và lo lắng cho cuộc sống hai người.

“Bất cứ bài hát nào anh Lê Uyên Phương cũng cho vào những nốt đặc thù như thăng, nốt giáng, ca sĩ thể hiện đến đoạn đó phải cố gắng hát đúng nốt, giữ cảm xúc của nhạc sĩ, lẫn tinh thần bài hát xuyên suốt. Đây là thử thách đặt ra cho bất cứ ai thể hiện dòng nhạc của Lê Uyên Phương. Ngoài ra, các bài hát hầu như đều về chuyện tình Lê Uyên và Phương”, ông chia sẻ.

                               Chân dung nhạc sĩ Lê Uyên Phương. ẢNH: BTC
                   
Thái Châu thú nhận tuy nghe nhiều ca khúc của Lê Uyên Phương nhưng chưa bao giờ dám “chạm” đến nhạc của ông vì sợ không làm hài lòng nhạc sĩ và không chuyển tải đúng bài hát với khán giả về dòng nhạc Lê Uyên Phương. Vì thế, trong Người kể chuyện tình tập 7, ông hạnh phúc khi được nghe các ca sĩ trẻ thể hiện những tình khúc nổi tiếng của nam nhạc sĩ với sự đầu tư, nghiên cứu về dòng nhạc có tính đặc biệt này.

        Chuyện tình đẹp của nam nhạc sĩ từng khiến nhiều người ngưỡng mộ. ẢNH: BTC
             
Được biết nhạc sĩ Lê Uyên Phương sinh ngày 2.7.1941, tại Đà Lạt. Tên khai sinh của ông là Lê Văn Lộc. Trước đó cha mẹ ông đặt là Lê Minh Lập, nhưng do sự nhầm lẫn của nhân viên hộ tịch mà trở thành Lê Minh Lộc. Nhạc sĩ bắt đầu sáng tác năm 1960 với ca khúc đầu tiên Buồn đến bao giờ, được viết tại Pleiku, khi ông dạy học tại đó và ký tên là Lê Uyên Phương. Bút danh này được ông lấy chữ lót tên mẹ, ghép với tên người tình đầu tiên là Uyên mà thành. Tuy nhiên, vợ ông là Lê Uyên tiết lộ Uyên là tên một người họ hàng mà người nhạc sĩ yêu quý, không phải tên của cô gái là mối tình đầu của ông.

Trong đêm thi, Châu Ngọc Hiếu hóa thân thành Lê Uyên Phương, thời điểm người nhạc sĩ dạy môn Triết tại Đà Lạt và được cô nữ sinh Lâm Phúc Anh (ca sĩ Lê Uyên sau này) thầm thương trộm nhớ. Dù cách nhau 11 tuổi nhưng họ trở thành người trong mộng và chia sẻ nhiều niềm vui nỗi buồn. Châu Ngọc Hiếu thể hiện ca khúc Tình khúc cho em cùng phần trợ diễn của ca sĩ Duyên Quỳnh. Trong khi đó, ca sĩ Bảo Đăng hóa thân thành người nhạc sĩ đang say đắm trong tình yêu, trình diễn sáng tác nổi tiếng Buồn đến bao giờ. Dạ khúc cho tình nhân là ca khúc được Nguyễn Kiều Oanh lựa chọn thể hiện trong đêm thi lần này.
Người kể chuyện tình tập 7 với chủ đề những tình khúc của Lê Uyên Phương sẽ phát sóng ngày 23.7 trên kênh THVL1.

                                                                             Thạch Anh

Nguồn:
https://thanhnien.vn/giai-tri/thai-chau-tho-lo-ly-do-dac-biet-khong-dam-hat-nhac-cua-le-uyen-phuong-1254545.html

XUÂN HẠ THU ĐÔNG, MỘT, XUÂN QUÊ, VẬT VỜ, XUÂN ĐÃ SANG, CÁ NƯỚC - Thơ Chu Vương Miện


        


XUÂN HẠ THU ĐÔNG

mai vàng mai trắng mọc trên đất
mọc lưng đồi và mọc cuối non
mai trắng tưởng lầm là mơ trắng
ở nam nhưng gốc vốn động đình
mai vàng mai trắng ngủ trong thơ
thơ đường tàu truyền mãi tận giờ ?
có xuân có mai tươi thắm mãi
thiếp lan đình nét chữ hư chu
mai vàng mai trắng ngời thơ việt
bát cơm phiếu mẫu cuả mai đình
ân nghĩa xưa nay tìm mỏi mắt
người về huyệt lạnh gửi mắt xanh
thời cở còn có nhị độ mai
ta cũng còn mai mai tứ thời
đông xuân thu hạ hoa trĩu lá
tiến lục huyền theo liêu trai ?

CHÙM THƠ THÁNG BẢY CỦA NHÓM SÔNG QUÊ - Nguyễn Thị Vĩnh Phước, Phan Thạch Nhân, Nguyễn Thị Liên Hưng


   


LỐI CŨ TÌM VỀ

Tôi trở lại quê nhà
Ngày cuối hạ mặt trời nung hơi nóng
Hành lý mang theo là một trái tim hồng
Bạn bè, thầy cô... bao ước vọng chờ mong
Niềm hạnh phúc tỏa lan về mấy ngả

Khóa 71 hôm nay đông vui quá!
Tay cầm tay mà cứ tưởng đang mơ
Gọi tên nhau như cái thuở còn thơ
Nở nụ cười mà môi sao nghe mặn
Mấy mươi năm tưởng chừng như rất ngắn
Lớp 9 ngày xưa…
Ôi ngày xưa (thương nói mấy cho vừa)

Ngày Hội khoá cho chúng mình hạnh ngộ
Niềm hân hoan choáng ngợp cả đất trời
Mặc gió Nam Lào… mình vẫn vui chơi
Lối cũ ta về…
Con đường xưa vẫy gọi
Bóng mát đời nhau âm vang giọng nói
Tháng 7 yêu thương! Tháng 7 tuyệt vời!
Quên hết tháng ngày xa xót, chơi vơi
Bạn hát, tôi ca
Chúng mình vui
Như chưa từng vui thế!
Ngồi bên nhau bỗng quên đời chớp bể
Bỏ lại sau lưng phiền muộn mưa nguồn
Chỉ còn đây tình thân ái trào tuôn
Giữa trời quê hương trong xanh vời vợi
Người đã đến vì người đã đợi
Nên phượng hồng tươi thắm lối đi về
Phố thị Đông Hà sực tỉnh cơn mê
Đêm Cửa Việt lao xao sóng vỗ
Mình bên nhau ôn bao chuyện cũ
Của một thời mơ mộng tuổi mười lăm…
Bất chợt nhìn nhau
Mắt xưa giờ đã phai màu
Tóc xanh điểm bạc
Áo nhàu thời gian
45 năm?
hay đã 48 năm?
Chuyện hàn huyên làm sao nói hết

(Ngày vui ngắn chẳng tày gang)
Chiều mưa đến sớm nắng vàng ngủ quên
Thế rồi
Hoàng hôn lên
Tàu rời sân ga
Hồi còi chia xa cho đất trời nghiêng ngửa
Xin gởi hồn một nửa
Ở lại bên người với áo trắng ngày xưa

Trời khuya đỏ mắt sao thưa
Soi vầng trăng khuyết nghe mưa dặm dài

                         Nguyễn Thị Vĩnh Phước

CHẠY LOẠN NĂM 1975 - Nguyễn Thị Thu Sương


     
                    Tác giả Nguyễn Thị Thu Sương


         CHẠY LOẠN NĂM 1975

Trong chiến tranh loạn lạc, con người chạy theo đám đông, thấy người này chạy, mình cũng chạy, người này sợ giặc chạy, người thì né tránh những vùng bom đạn. Tuy nhiên, trong đó vẫn có nguời chạy về sum họp với gia đình. Gia đình tôi thuộc trong nhóm người đó.

TRĂNG VỀ SUỐI ĐÓ, TỰ TRÀO, CHÉN SAY NHỚ BẠN, TẠ ƠN, ĐỂ LẠI, CHUÔNG SỚM, CỔNG TRỜI - Thơ Hoàng Hương Trang


   
          Nhà thơ Hoàng Hương Trang


TRĂNG VỀ SUỐI ĐÓ                    
(Tặng nhà thơ Đinh Hồi Tưởng)

Vầng trăng chừng quạnh quẽ
Suối Đó thoáng mây xa
Bóng nâu sồng thấp thoáng
Gậy trúc ngập ngừng qua

Rừng trăng loang ánh bạc
Nước cuốn suối lung linh
Mái chùa cong rêu phủ
Phải chùa Đây u minh?

Chuông xa còn ngân vọng
Mõ xa còn bùi ngùi
Người còn mãi xa người
Ai về lần chuỗi hạt

Ngửa tay hứng trăng nhạt
Chắp tay niệm Nam
Mô Cầu tám cõi hư vô
Uống suối nguồn vi diệu.

2013

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2020

NGỘ - Thơ Hồ Minh Tuấn


    


NGỘ

Ngoài kia lại mưa gió
Ai giẫm nát vườn thiền
Muôn cành buốt sầu miên
Đồi thông chiều lệ đắng...

Còn không vườn hoa trắng
Cơn lũ quét sạch rồi
Mọi thứ giờ xa xôi
Ngọn sóng nào vô ý...

Một giấc nồng tơ chỉ
Niềm vui chẳng trọn đầy
Một thoáng tựa cơn say
Mộng tan ta tỉnh dậy...

Ta bà vốn dĩ vậy
Sân si hóa cuồng phong
Tĩnh lặng và mênh mông
Thả trôi miền băng giá...

Thì thôi buông tất cả
Lấp lánh sự bình yên
Một nỗi niềm của riêng
Mỉm cười và an lạc !

Hồ Minh Tuấn

ĐỌC THƠ CỔ NHỚ NGƯỜI XƯA: LÝ THƯỜNG KIỆT - Nguyên Lạc




ĐỌC THƠ CỔ: NAM QUỐC SƠN HÀ

  I. Bài cảm xúc 1

“Kẻ sĩ phương Nam ai đâu hở ?
Trực chỉ theo ta phận má đào
Biển Đông ngày hội non sông mở” [*]
Cùng giữ giang sơn hỡi đồng bào

 1.
Kẻ sĩ phương Nam ở nơi nào?
Rượu bia bóng đá luận anh hào!
Khóc la mê đắm ca sĩ lạ!
Quên mất cha ông đổ máu đào!

Kẻ sĩ phương Nam ở nơi nào?
Tào lao ngất ngưởng hút thuốc lào!
Biệt phủ bồ đào quên nhiễu sự
Đâu biết ngư dân khổ thế nào!

  2.
Kẻ sĩ phương Nam vẫn thét gào
Chỉ vào giặc Bắc nước của tao
Nghịch ý trời phân, bây dám phạm
Toi đời, tiêu mạng với dân tao

"Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư" [**]

.………....

[*] Thơ Phạm Thanh Vân
[**] Nam quốc sơn hà - Lý Thường Kiệt

KIM ĐÂU, CHỢ SÒNG: LÀNG TÔI ! - Hà Huy Hoàng


       
                Tác giả bài viết Hà Huy Hoàng


KIM ĐÂU, CHỢ SÒNG: LÀNG TÔI!
                                        Hà Huy Hoàng

Tận cùng trong ký ức, Làng đối với tôi chỉ là một xóm nhỏ: Xóm Bún, cũng có con sông uốn lượn ven làng, cũng có tiếng nhạc kẻo kẹt trưa hè oi bức của luỹ tre xanh bao bọc xung quanh như bao làng quê nghèo khó của vùng đất Quảng Trị. Nơi tôi đã được sinh ra, dưới bàn tay của Bà Mụ miệt vườn, cái thời xa xưa ấy làm gì có nhà hộ sinh, làm gì có bệnh xá và những điều kiện đầy đủ như bây giờ.

ĐOẢN KHÚC CHO EM - Phan Quỳ


            
                                        Tác giả Phan Quỳ


ĐOẢN KHÚC CHO EM.

Em. Biết bao lần ta tự nhủ, thôi không còn gì để nhớ để quên, để nghĩ để viết, thế mà, tháng bảy về như một lời tình tự, như một hẹn hò đầy trên mắt ta ngọt ngào những nhớ nhung, tràn lên tay ta vụng về từng con chữ với bao ngậm ngùi tiếc nuối xa xăm.

Em. Ta xa nhau ngàn trùng từ dạo ấy. Buổi biệt ly não nùng theo chiến cuộc tràn lan. Ta mang hình em vào trong biển nhớ, dáng em buồn theo mỗi cánh phượng rơi, tiếng ve sầu nhắc mãi chuyện chia phôi.

Em. Ta ra đi theo dòng đời trôi nổi, em trở về bồng bế những buồn vui. Rồi những lúc tĩnh lặng giữa ồn ào bươn bã, em có nghe lòng thương nhớ xa xôi???

Em. Những ngày xưa mây trắng, đường Gia Long ngập nắng ven sông. Áo trắng môi hồng và tình ta sáng trong thuở ấy. Buổi đăng trình ta trao vội dòng thư. Ta mang theo một khoảng trời tiếc nhớ, có mắt em vời vợi những chiều thu.

Em. Đã bao mùa ta gói trọn tâm tư, giữa cuộc đời theo nước đẩy mây đưa. Ta trôi dạt qua bao miền viễn xứ, vẫn mang trong lòng một tháng bảy ngày xưa.

Em. Ta nao nức một lần quay trở lại, giữa muôn trùng thương nhớ dáng hình em. Chắc em buồn tay với tuổi xanh êm, làn tóc mộng nay điểm màu sương khói, má môi hồng in dấu vết chân chim. Ta vẫn thương như thương tình mình thuở ấy. Em ngại ngùng gì phai nhạt bởi thời gian.

Em. Ta lại về bên sông như lần đầu hò hẹn, thuở ban sơ còn mãi đến bây giờ. Em cười nhẹ cho lòng anh bối rối, khẽ cầm tay cho mây lặng ngừng trôi.

Em. Tháng bảy về bao ấp ủ trong tôi...
                                                                                       Phan Quỳ

LÀ EM... - Thơ Quách Như Nguyệt


        
                              Nhà thơ Như Nguyệt     


LÀ EM...

Là em đó hả áo vàng?
Anh về anh nhớ áo nàng kiêu sa
Là em đó hở hằng nga?
Anh tương tư mãi trăng ngà mỗi đêm
Là em giọng nói êm êm
Là em nguyệt lạnh bên thềm đẫm sương
Em người yêu dấu anh thương
Thương mà chẳng nói, vô thường tình xa
Là em cứ mãi lạ xa
Tương tư anh mãi ôm trăng thế mà

                                    Như Nguyệt
                                     20-7-2020

TỪ KHI CÓ LOÀI NGƯỜI, TRÀ RƯỢU THƠ, TÌNH NGHĨA, BA CON - Thơ Chu Vương Miện


       


TỪ KHI CÓ LOÀI NGƯỜI

Nghe nhàm tai tiếng khóc
Chả mấy ai được vui
Trong ta bà thế giới
Xuất thế cũng chả cười
Nhìn xuông hồ nước lạnh
Cá nuốt nhau thường ngày
Chim trời bay mỏi cánh
Dừng chân nơi nào đây
Cái tóc là cái tội
Trọc đầu chả thảnh thơi
Đọc bài kinh sám hối
Lòng dạ những u hoài ?
Chuông từng hồi vang đổ
Gọi mãi linh hồn ai ?
Cõi tạm bao khốn khó
Thao thức mắt đêm dài
Biết thế nào chữ ngộ
Nhìn trời toàn trăng sao
Cát ơi toàn là cát
Tiền thân tự kiếp nào ?
Đường Thiên Sơn vạn nẻo
Đầu giòng tự chốn nao ?
Cội nguồn bao sông lớn
Theo nhau về biển sâu
Kiếp này hay kiếp trước
La đà tận kiếp sau ?

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2020

“TÔI CHO TÔI” THƠ VÕ THỊ NGUYÊN: NẮNG MƯA VÀ NỖI NHỚ ÊM ĐỀM! - Châu Thạch


    
                    Nhà thơ Võ Thị Nguyên


TÔI CHO TÔI

Trời cho nắng, trời cho mưa
Tôi cho tôi nhớ ngày xưa của mình.
Ngày xưa tóc mây hoe vàng
Trắng đôi tà áo, chân ngoan đến trường.

Có ai níu giữ mùi hương
Sầu đông tim tím ngát đường tuổi hoa.
Có ai đếm bước chân thơ,
Cột từng sợi gió cho mưa thưa về.
Hạt mưa bụi, vạt tóc thề,
Nhẹ nâng guốc gỗ bên lề phố xưa.

Ngày xưa, Quảng Trị ngày xưa
Mộng đời yên ả trong mùa chiến chinh.
Đường phượng hồng, dòng sông xanh,
Hàng dương gọi gió ru tình hồn nhiên.
Bến xưa bờ cỏ non hiền,
Bước cao bước thấp... một miền tuổi thơ.

Trời cho nắng, trời cho mưa,
Tôi cho tôi nhớ... ngày xưa của mình.

                                   Võ Thị Nguyên


         
                 Nhà bình thơ Châu Thạch


“TÔI CHO TÔI” THƠ VÕ THỊ NGUYÊN: NẮNG MƯA VÀ NỖI NHỚ ÊM ĐỀM!
                                                     Châu Thạch

Võ Thị Nguyên là đồng môn, là bạn facebook của tôi. Tôi chưa gặp Võ Thị Nguyên lần nào, nhưng có lẽ chúng tôi đã xem nhau là anh em thân tình.

ĐÔI ĐIỀU VỀ THÂN THẾ HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG - Tô Như

Sử ta chép Hưng Đạo Đại vương mất tháng 8 năm Canh Tý (1300), nhưng không thấy ghi chép ngài thọ bao nhiêu tuổi. Nghĩa là năm sinh của ngài chưa xác định được.
Các nguồn tư liệu cũng không thống nhất được vấn đề năm sinh này mà đưa ra các suy đoán khác nhau, từ 1225, 1226... đến 1232 và thậm chí còn cho rằng ông sinh sau năm 1237 (thời điểm Thuận Thiên công chúa vợ của Trần Liễu bị ép gả cho Trần Thái Tông). Phần đa số thì cho rằng Trần Hưng Đạo sinh năm 1232, dựa trên năm sinh của Trần Tung (được cho là anh trai ông) là 1230.
Để khoanh vùng vấn đề này, chúng ta cần xem xét mối tương quan với một số nhân vật như Trần Liễu, Trần Tung, Thuận Thiên công chúa... và một vài mốc thời gian được ghi chép lại trong sử.



ĐÔI ĐIỀU VỀ THÂN THẾ HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG

Vấn đề này tương đối rõ ràng, nhưng vẫn nhiều người còn nhầm lẫn mà cho rằng Trần Quốc Tuấn là con của Thuận Thiên công chúa khi bà còn là vợ của Trần Liễu.
Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Kỷ Hợi (1299) mùa Xuân, tháng 4, ngày 12, xuống chiếu cấm chữ húy của Khâm Minh Đại vương và Thiện Đạo quốc mẫu (Khâm Minh tên húy là Liễu, Thiện Đạo tên húy là Nguyệt; Thiện Đạo là phu nhân của Liễu) khi làm văn không được dùng. Các chữ Ngụy, Thấp, Nam, Càn, Tô, Tuấn, Anh, Tảng khi làm văn phải viết bớt nét. Nhà Trần kiêng tên húy họ ngoại bắt đầu từ đây”.

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2020

LA GI ĐẤT CỰC NAM TRUNG BỘ - Phan Chính


            

La Gi trở thành Thị xã từ cuối năm 2005 và nay vừa được nâng lên đô thị loại 3 của tỉnh Bình Thuận. Nếu tính theo địa bàn cũ khi chưa thành lập huyện Hàm Tân (mới) thì La Gi là phần đất duyên hải phía cực nam miền Trung, giáp với Xuyên Mộc, Long Khánh thuộc miền Đông Nam bộ. Địa danh La Gi/ La Di từ xa xưa gắn liền với địa danh hành chính huyện Hàm Tân sau này, đã trên trăm năm.