BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2018

TÂM TÌNH CÙNG CON CỦA MẸ TUYẾT - Hoàng Thy Tuyết


 


      TÂM TÌNH CÙNG CON CỦA MẸ TUYẾT
                                                    Hoàng Thy Tuyết

Mỗi lần mẹ mở album ảnh gia đình ra, hình ảnh đầu tiên dán vào mắt mẹ là nụ cười của ba con thật rạng ngời, thật tinh khôi, thật duyên dáng, thật thánh thiện hiền hòa.
Và đằng sau những nụ cười  đó, mẹ tìm thấy niềm hạnh phúc vô bờ của cuộc sống, niềm tự hào và nơi nương náu kỷ niệm buồn vui của một thời xa xăm, mà năm tháng không hề xóa nhòa dấu vết trong tâm trí mẹ.
Mẹ giữ mãi ba nụ cười đáng yêu đó cho riêng mình như một kho báu không thể sánh so với tiền, với vàng luôn vô thường của cõi trần gian này.

THẾ LÀ THƠ – Đức Hạnh và Thi Hữu


    


THẾ LÀ THƠ
Yêu đời xướng họa cảnh mê say
Ngặt nỗi non cơ, chỉ thợ cày
Đồng ruộng khô cằn mơ mộng cấy
Mây trời ảm đạm khát khao bay
Ra công trồng trọt chưa thành mấy
Kết bạn giao thoa cũng đặng ngày
Kiến thức văn chương thời cứ hãy…
Cùng nhau học hỏi sẽ nên hay !
                              Đức Hạnh
                           06. 08. 2011

BÀI HỌA:

THẾ LÀ THƠ
Khởi xướng Đường thi thỏa ý say
Từ gay khó giải phải siêng cày
Gieo vần thả tứ bông hồng trổ
Giữ nghĩa trao tình cánh mộng bay
Bảy chữ tưng bừng hòa suối nhạc
Tám câu rạng rỡ vọng đêm ngày
Quyết lòng học tập hoa thơ nở
Giải trí yêu đời cũng thật hay...!
                             Duc Au
                         06. 08. 2018

THƠ PHẠM HỮU QUANG (1952 - 2000) - Trần Hoàng Vy


Nguồn:


          
           Nhà thơ Trần Hoàng Vy


         THƠ PHẠM HỮU QUANG (1952 - 2000)

Ở vào cái tuổi 49 Phạm Hữu Quang đã "giang hồ" vào cõi hư vô đến nay đã 18 năm. Còn nhớ năm 1990 ở phía Nam ra tham dự Trại viết Thiếu nhi lần thứ I do Hội NVVN tổ chức gồm có mấy người : Phạm Hữu Quang (An Giang) Nguyễn Thái Nguyên (Cà Mau) Trần Thị Hoàng Anh (Đồng Tháp) và tôi. Tôi ở chung phòng với Phạm Hữu Quang. Phạm Hữu Quang người to mập khuôn mặt hợp với võ hơn văn vậy mà những bài thơ Quang viết cho thiếu nhi rất hồn nhiên ngộ nghĩnh và đáng yêu. Bên cạnh những bài thơ cho người lớn cũng rất ấn tượng nhiều bạn bè nhớ là bài "Giang hồ". Tới đâu cũng nghe anh em đọc: "Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt/ Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà". THV xin trân trọng giới thiệu lại bài thơ "Giang hồ" của anh.

                                                                                  Trần Hoàng Vy


 Nhà thơ Phạm Hữu Quang sinh năm 1952 tại Thốt Nốt Cần Thơ và mất năm 2000 tại An Giang. Ông sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm của ông đều rất có hồn.
"ta về ừ nhỉ ta về thôi
ô hay bến thuyền kèo cột gãy
qua mùa hoạn lộ chẳng còn vui"
(Trích Khúc ru, 1986)


  
GIANG HỒ

Tàu đi qua phố tàu qua phố
Phố lạ mà quen ta giang hồ
Chẳng lẽ suốt ngày bên bếp vợ
Chẻ củi trèo thang với giặt đồ

Giang hồ đâu bận lo tiền túi
Ngày đi ta chỉ có tay không
Vợ con chẳng kịp chào xin lỗi
Mây trắng trời xa trắng cả lòng

Giang hồ ta ghé nhờ cơm bạn
Đũa lệch mâm suông cũng gọi tình
Gối trang sách cũ nằm nghĩ bụng
Cười xưa Dương Lễ với Lưu Bình

Giang hồ có buổi ta ngồi quán
Quán vắng mà ta chửa chịu về
Cô chủ giả đò nghiêng ghế trống
Đếm thấy thừa ra một góc si

Giang hồ mấy bận say như chết
Rượu sáng chưa lưa đã rượu chiều
Chí cốt cầm ra chai rượu cốt
Ừ thôi trời đất cứ liêu xiêu

Giang hồ ta chẳng hay áo rách
Sá gì chải lược với soi gương
Sáng nay mới hiểu mình tóc bạc
Chợt tiếng trẻ thưa ở bên đường

Giang hồ ba bữa buồn một bữa
Thấy núi thành sông biển hóa rừng
Chân sẵn dép giầy trời sẵn gió
Ngựa về ta đứng bụi mù tung

Giang hồ tay nải cầm chưa chắc
Hình như ta mới khóc hôm qua
Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt
Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà

PHẠM HỮU QUANG

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2018

TUỔI THƠ AI CŨNG CÓ NHỮNG NỖI NIỀM - Hương Thủy


 


     TUỔI THƠ AI CŨNG CÓ NHỮNG NỖI NIỀM
                                                          Ngô Hương Thủy

Tôi là con cuối trong gia đình có bảy anh chị em, là nải chuối cặn còi của một buồng chuối. Có lẽ chính vì vậy mà từ nhỏ tôi đã mang thể trạng ốm yếu, còm nhom. Bù lại tôi đã có sự ưu ái của mẹ đối với đứa con út ít.
Mỗi lần mẹ đi chợ về, bao giờ trong giỏ cũng có một phần quà cho riêng tôi. Khi thì vài cái kẹo ú, một khúc mía tím, một củ khoai lang…Khi nào mẹ quên, tôi ngồi trên ngạch cửa nhà bếp, rên ư ử cho đến khi mẹ không chịu nổi phải cắn cho tôi một cục đường đen kho cá.

ĐÊM CHIA TAY HẠNH HOA - Thơ Lê Ngọc Phái


     
                      Nhà thơ Lê Ngọc Phái


ĐÊM CHIA TAY HẠNH HOA
                    
Tôi về thăm Hạnh Hoa thôn
Giáo đường chuông đổ giọt buồn vào sương
Gió đồng thoang thoảng mùi hương
Bước chân lữ thứ vọng thương bóng người.
Ngồi bên nhau - Hạnh Hoa ơi!
Còn đêm nay nữa mai rồi cách xa
Ai mang giấc mộng quê ta
Cùng tôi nâng chén trăng ngà long lanh.
Ngậm ngùi nhớ lại ngày xanh
Bờ sông quê nở trắng cành hoa lau
Đêm nghe tiếng cuốc trong đầu
Hỡi người năm cũ về đâu tháng ngày.
Hạnh Hoa thương nhớ vơi đầy!

                       Lê Ngọc Phái

MẠ VÀ ĐẺ... - Quang Tuyết



             Tác giả Quang Tuyết


MẠ VÀ ĐẺ...

Tôi kể cho các bạn nghe về Mạ của tôi. Một người Mạ không mang nặng đẻ đau, nhưng có công nuôi dưỡng chăm sóc chúng tôi từ nhỏ. Đó là Mạ Đích. Ai là người Huế sẽ không lạ gì với cách gọi nầy.
Ba tôi có hai người phụ nữ luôn kề cận bên người, sống hòa thuận trong gia đình cho đến sau 1972, chiến tranh làm nhà cửa tan nát hết hai người mạ mới chia ra sống với con cháu trong các trại tạm cư.

VỀ THÔI..., HOA VÀNG MẤY ĐỘ - Thơ Tịnh Đàm


       
          Nhà thơ Tịnh Đàm


VỀ THÔI...

Về thôi,
Đã nửa đêm rồi.
Loanh quanh hoài
Vẫn mình tôi... thẫn thờ !

Đường khuya,
Chiếc bóng bơ vơ
Bước chân hờ hững
Lối mờ... trăng đưa.

Về thôi,
Rớt vội cơn mưa
Giọt ngâu tháng bảy
Còn chưa hết mùa.

Chút đau tình...
Với được, thua !
Đành quên hay nhớ...
Trò đùa - phận duyên !

Về thôi,
Hạnh phúc gần bên.
Trả yêu thương cũ
Lại miền nhớ...
Xưa !

VƯỜN YÊU 1 - 2 / Thơ Lê Kim Thượng


        
     Nhà thơ Lê Kim Thượng


VƯỜN   YÊU  1 - 2

1.
“Vì Cam cho Quýt đèo bòng
Vì em nhan sắc... cho lòng anh thương...”
Em là một đóa Mẫu Đơn
Kiêu sa dáng ngọc giữa vườn sắc hương
Em là hoa đỏ Cát Tường
Tỏa hương con gái thân thương, dịu hiền
Quanh em, hoa đỏ Trạng Nguyên
Tím màu Thạch Thảo hoặc huyền, đoan trang
Hoa Huỳnh Anh rực nắng vàng
Áo em thơm nắng bàng hoàng, lung linh...
Em còn tuổi nhỏ nguyên trinh
Chớm yêu nên vướng nợ tình giăng tơ
Em nhìn tôi, mắt ngây thơ
Thế thôi, cũng đủ ngu ngơ lừng khừng
Tiếng chim ngưng hót nửa chừng
Để môi rơi xuống, ngập ngừng trên môi...
Đừng xa nhau... tối trời rồi
Chiều hoang loang tím... bồi hồi, trở trăn
Vườn tình trăng gió, gió trăng
Giọt trăng rơi rụng hoa đăng diễm kiều
Đêm trăng, vườn mộng chim kêu
Trăng rơi da trắng dấu yêu tình đầu
Tôi em hòa lẫn vào nhau
“Thương nhau cởi áo... qua cầu gió bay”...

LẠI BÀN VỀ HAI CHỮ DẠY ĐỜI - Nguyên Lạc


       
                            Tác giả Nguyên Lạc

        LẠI BÀN VỀ HAI CHỮ DẠY ĐỜI
                                                Nguyên Lạc

Lời nói đầu
Sau khi đăng bài  "Bàn Về Hai Chữ Dạy Đời" Nguyên Lạc tôi nhận được rất nhiều phản hồi đóng góp của các bạn. Tôi xin ghi ra nguyên văn vài phản hồi tiêu biểu, gợi ý cho tôi viết tiếp bài này để giải thích rõ sự nguy hại từ cách dạy đời "khôn ranh",  "khôn lỏi ", "láu cá vặt" của các ngài phía trước tên mình thường cố tình ghi thêm những chữ khác. Tôi nhớ thầy tôi, Nguyễn Hiến Lê,người nổi tiếng về các sách "Học Làm Người"  phía trước tên cụ không có ghi gì c
-- Tùng Nguyễn:
"Me-xừ TS Lê Thẩm Dương này nổi tiếng ở ngoài Bắc chuyên dạy, thuyết trình về các vấn đề kinh tế cho sinh viên và các nhà quản lý ở các công ty. Cũng có cái hay nhất định, nhưng ông ta nổi tiếng ở phong cách dạy những thủ đoạn láu cá vặt trong thương trường. Kiểu GS này trước 1975 ở Saigon thì chắc chắn bị sinh viên tẩy chay,không ai thèm dự!"
-- Huỳnh Xuân Tùng:
"Lão Tiến Sĩ đa cấp này chuyên thuyết dụ tri thức trẻ VN theo lối khôn vặt, lừa mị người khác chứ không dạy họ yêu thương, bao dung và đồng cảm nhau. Vì nếu trí thức mà đoàn kết với nhau thì chế độ này có mà... loạn!"

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2018

MỘT MÙA XUÂN - Thơ Kha Tiệm Ly


   


MỘT MÙA XUÂN

Ta bỗng thấy mặt trời nghiêng ánh lửa,
Vùng giang sơn nhỏ bé rạng huy hoàng.
Cả trăm ngàn hồn quân giặc than van:
Ôi khủng khiếp, một giống nòi uy dũng!

Tứng ánh thép, từng chiếc đầu rơi rụng,
Quân kỳ bay làm ngợp vía quân thù
Đống Đa một thuở,
Oanh liệt ngàn thu!
Ai gây hấn, mang hờn căm về nước?
Ai xâm loàn, cho xương ngất biên khu?

Áo vải cờ đào,
Hồ Thơm Nguyễn Huệ,
Ra chút uy linh , danh lừng bốn bể.
Lời ban ra, muôn tướng sĩ cúi đầu.

Sau lưng bạch tượng,
Ngàn vạn vó câu.
Quyết đem máu tẩy bao trang nhục sử.
Dựng mùa xuân hoa trăm sắc muôn màu

Trời cao ngân ngất,
Đất rộng thênh thênh,
Lũ chàng Tôn sao chẳng tìm đường chạy,
Qua chi sông Hồng cho xác nổi lênh bênh?

Hồ Thơm Nguyễn Huệ,
Áo vải cờ đào.
Người đã tạo một mùa xuân vĩ đại,
Cho bây giờ và mãi mãi về sau
Áo vải cờ đào,
Hồ Thơm Nguyễn Huệ.

Vó ngựa rung rinh trời phương bắc
Ánh gươm mờ mịt mấy tầng sao
Ngàn năm dấu ngựa dù rêu phủ,
Mà nước sông Hồng vẫn đỏ au!

                            Kha Tiệm Ly
                                   1963

TẠP CÚ 1, KẸO KÉO, TẠP CÚ 8, GIỐNG NHAU - Thơ Chu Vương Miện


       


TẠP CÚ 1

sáng nắng chiều mưa
sáng con thỏ chiều con rùa
ngồi nhiều hơn đi, nằm nhiều hơn ngồi
mọi thứ mọi chuyện
đều là gió thoảng mây trôi
từ bỏ mình
trà rượu không
chút nước lạnh trong bình
-
thân em như con cào cào
lúc ngoài đồng lúa, lúc vào nồi cơm
nồi đồng nằm cạnh ổ rơm
cũng qua một kiếp thờn bơn méo mồm
nồi đồng thỏi gạo tám thơm
mùi bay ngan ngát bốn phương quê nhà

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2018

CÁI TÊN CỦA TÔI - Đào Dân

Xin cảm ơn anh Đào Dân - người con của làng An Thái, Quảng Trị đã nhắc lại những kỷ niệm một thời thơ ấu hồn nhiên trên quê hương Quảng Trị !

   

        CÁI TÊN CỦA TÔI
                            Đào Dân

Tôi ra đời vừa sau cái mà nhiều người gọi là “cách mạng mùa thu”, nên ba tôi, một người theo cách mạng nhiệt thành, đã đặt tên cho tôi là Dân, Đào Tân Dân. Công dân mới. Vậy mà khi lớn lên tôi lại theo phe phản cách mạng, phe “ngụy”, một cách có ý thức.
Có lẽ sự đời có sự mầu nhiệm nào đó, hay chỉ là do số phận nên tôi không được làm “công dân mới”?

ĐỌC “VÀNG THU TA RỤNG…” THƠ THỤY SƠN - Châu Thạch


          
               Nhà bình thơ Châu Thạch


ĐỌC “VÀNG THU TA RỤNG…” THƠ THỤY SƠN
                                                                      Châu Thạch

Đọc cái đầu đề “Vàng Thu Ta Rụng…” chắc không ai hiểu gì. Đọc qua khổ một của bài thơ thì hiện lên trong mắt ta cả nỗi sầu hanh hao từ tiền kiếp. Lá cũng có linh hồn và lá trong thơ là hóa thân của một vị chân tu bị đọa từ kiếp trước bởi sơ hở trên con đường tu tập:

Quên choàng y áo chân tu
Qua sông để rớt kinh thư thuở nào
Đọa làm kiếp lá hanh hao
Vàng thu ta rụng xanh xao nỗi buồn

TRỞ LẠI HẠNH HOA - Thơ Lê Ngọc Phái


      
          Nhà thơ Lê Ngọc Phái


TRỞ LẠI HẠNH HOA
                   
Hạnh Hoa thôn! Giáo đường chiều chuông đổ
Bước chân về bỡ ngỡ trước thềm xưa
Bóng tà dương dần khuất nẻo xa mờ
Làn gió thoảng hằn đau từng nỗi nhớ!

Hạnh Hoa ơi! Ngày xanh không còn nữa
Khói lam buồn lối cũ vẫn còn vương
Hồn thu rơi lãng đãng giữa đêm trường
Nghe lảo đảo bàng hoàng cơn mộng tưởng.

Hạnh Hoa ơi! Men đời say ngất ngưởng
Gót giang hồ phiêu lãng chốn rừng phong
Vườn nhà ai vẫn chúm chím nụ hồng
Mà chẳng biết về đâu người năm cũ!

Hạnh Hoa ơi! Dòng sông buông tiếng thở
Con đê dài nhớ thuở trắng bờ lau
Tiếng quốc kêu đồng vắng vọng bên cầu
Tim lạnh buốt như giọt sầu hóa đá!

Hạnh Hoa thôn! Nắng vàng bay theo lá
Bao năm rồi trở lại với quê ta
Trời hoàng hôn man mác ánh trăng ngà
Bao kỷ niệm những ngày xưa yêu dấu!

                                        Lê Ngọc Phái

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2018

SOI... - Thơ Tịnh Đàm


             
                            Nhà thơ Tịnh Đàm


SOI...

Soi tôi,
Một ánh mắt buồn
Một môi điềm đạm
Vẫn luôn mỉm cười !
Một khuôn mặt
Kém sắc tươi
Gầy hao như thể...
Đợi người vuốt ve.

Soi tôi,
Cánh võng sau hè
Đong đưa...
Dỗ mộng
Mà nghe xót lòng !

Đời vui,
Được mấy ước mong ?
Trò đùa số phận
Rớt trong tay người !

Bây giờ,
Soi bóng tôi ơi...
Tuổi hoàng hôn
Đếm ...
Đầy vơi nỗi niềm !

TỊNH ĐÀM
(Hóc Môn, TP.HCM)

CHÙM THƠ HUY UYÊN VỀ QUẢNG TRỊ (tt)


 
                  Nhà thơ Huy Uyên


QUẢNG TRỊ, HẸN MỘT NGÀY VỀ

Không về đâu ơi người em Quảng-trị
biền biệt xa quê góc bể chân trời
ai bỏ đi giọt lệ tình cố-lý
để tháng ngày hoài mãi với chơi vơi.

Đã tới vụ mùa phải không em gái
nụ cười xưa còn lại chút ấm lòng
một người đi, đi hoài đi mãi
để rồi ai ở lại đợi chờ, trông.

Chiều về em có ngồi lại bên sông
nhớ ai xưa mà vọng-sầu-cố-xứ
mai độ vào xuân chín nụ
hỏi anh có về, có nhớ em không ?

Đường về Hải-lăng ngập ngừng mây kéo
phố Đông-hà nghiêng mấy quán chợ buồn
qua Cam-lộ tình mây trôi mấy nẽo
để ai đi mà hát khúc Triệu-phong thôn.

Không về đâu ơi người em Quảng-trị
mai xa người theo nổi nhớ quê-hương
em có đứng bên đường
đợi anh về không nhỉ ?
từ lúc nắng lên cho tới chiều buông.

Ơi em gái quê có trái tim thật buồn
bao năm chờ người đi không trở lại.