BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn LA THỤY. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn LA THỤY. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2021

VÌ SAO GỌI LÀ “MƯA NGÂU”, “ÔNG NGÂU BÀ NGÂU” MÀ KHÔNG GỌI THEO CÁCH KHÁC? - Phiếm luận của La Thụy



Hôm nọ, anh em khi trà dư tửu hậu có người thắc mắc vì sao gọi là “mưa ngâu”, vì sao gọi là gọi là “ông ngâu bà ngâu”. Tất nhiên, truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ được đưa ra để giải thích. Người thắc mắc lại hỏi vậy sao không gọi là “mưa ngưu”, “ông ngưu bà ngưu”. Một ông bạn cho rằng “ngâu” là cách đọc chệch chữ Ngưu. Thế là một ông bạn khác cười chế nhạo: “mưa ngưu”“mưa trâu” “ông ngưu bà ngưu”“ông trâu bà trâu” à !?!  Vì sao có sự đọc chệch như thế ? Mà vì sao không đọc chệch theo cách khác đi ?

Ông bạn khác lại cho rằng:
Gọi là “mưa ngâu”, “ông Ngâu bà Ngâu” vì loài hoa ngâu gắn liền với câu chuyện tình Ngưu Lang – Chức Nữ từ xa xưa. Hoa ngâu mang ý nghĩa về một tình yêu thủy chung, với khát vọng tự do trong tình yêu.  Nhưng ông bạn lại không nêu được sự liên quan giữa Ngưu Lang Chức Nữ và hoa ngâu như thế nào trong truyền thuyết.


Tôi nghĩ ông bà của ta xưa gọi là “mưa ngâu”, “ông ngâu bà ngâu” chắc có lý do, mình thử tra tìm tiếng “NGÂU” trong chữ Nôm (chữ viết của ông bà ta hồi xưa) xem sao! Chữ Nôm vốn mượn âm và chữ của Hán Tự mà, nên chắc chắn có liên quan về cách viết, cách đọc thôi.

Chủ Nhật, 1 tháng 8, 2021

TRONG CƠN ĐẠI DỊCH COVID-19 HOÀNH HÀNH Ở THỊ XÃ LA GI, TÔI VÀO TRẠI CÁCH LY TẬP TRUNG – La Thụy


Quán phở Hồng Phong trước mặt nhà tôi bị phong tỏa

Những ngày đầu tháng 7/2021, đại dịch Covid-19 ập đến thị xã La Gi. Một trong những điểm xuất phát là tiệm phở Hồng Phong ngay trước nhà tôi. Anh con rể tiệm phở là tài xế xe tải chở hải sản vào quận Bình Chánh, Sài Gòn xét nghiệm dương tính. Thế là xe bịnh viện đến chở anh ta (F0) đi ngay. Toàn bộ thành viên gia đình anh ta ở tiệm phở Hồng Phong (những người tiếp xúc trực tiếp với F0 là F1) ngay sau đó cũng được chở đi vào trại vào trại cách ly tập trung. Bà con nhốn nháo bu quanh xem và bàn tán.

Thứ Năm, 11 tháng 2, 2021

CHÚC XUÂN TÂN SỬU 2021

KÍNH CHÚC QUÝ THÂN BẰNG QUYẾN THUỘC NĂM MỚI TÂN SỬU 2021 AN KHANH THỊNH VƯỢNG !


                 












Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2021

CUỐI NĂM ÂM LỊCH – Thơ La Thụy


  


CUỐI NĂM ÂM LỊCH
(Cảm đề thơ Đá Ngây Ngô)
 
Xuân về lâng lâng nào nhờ gió chở
Đáy cốc vênh hay rượu ngấm ngã nghiêng
Thèm trái cấm lòng vướng bận nghiệp duyên
Loan phụng múa tình ai đang khép mở.
 
Mắt xanh trắng tri âm còn níu mộng
Bến xuân ơi lưu luyến cõi trời xưa
Sương khói phủ bâng khuâng xuân không mùa
Thầm nguyện ước cho nguồn yêu mở rộng.
 
Ngọn nến ấy lung linh trời ảo diệu
Hương xưa nào thoang thoảng ủ tình mơ
Để ngây ngất tình tràn thơm men rượu
Hào sảng cười đồng vọng đá ngây ngô.
 
                                               La Thụy

TÀN NIÊN CẢM TÁC – Thơ La Thụy


 

                                                          
TÀN NIÊN CẢM TÁC
 
I.
Tơ xuân vương vấn đất trời
Hồn xuân bảng lảng thoảng lời mê hoa
Suốt đời mộng mị là ta
Mắt xanh nhẹ chớp nhạt nhòa tri âm.
 
II.
Chưa say nhưng dáng dật dờ
Hồn mê trí tỉnh mệt phờ xác thân
Chào nhau nửa tiếng ân cần
Khóe môi hé nụ bộn lần nhớ thương.
 
III.
Thôi xin đừng nói tỉnh mê
Thế nhân mắt trắng mệt mề đớn đau
Mơ say quên lấy nỗi sầu
Rộn ràng thế sự dãi dầu lo toan.
Cho ta ít phút thanh nhàn
Câu thơ bất chợt xuất thần thăng hoa.
 
                                            La Thụy

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2020

BÀN VỀ “ĐỌC LẠI NGƯỜI XƯA, BÀI 1”; THƠ VŨ HOÀNG CHƯƠNG – Châu Thạch

 

Thi sĩ Vũ Hoàng Chương

I - Sơ lược về nhà thơ Vũ Hoàng Chương:

Vũ Hoàng Chương (1916-1978) ở Nam Ðịnh, nguyên quán ông là làng Phù Ủng, huyện Đường Hào nay là huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên. 

Thi phẩm của Vũ Hoàng Chương được nổi tiếng nhất là tập Thơ Say (xuất-bản năm 1940). Sau tháng Tám 1945, nhà thơ họ Vũ đã cho ra đời thêm mấy tập thơ nữa là: Mây (1943), Rừng Phong (1954); một tập kịch thơ Vân Muội, Trương Chi, Hồng Diệp (1944). 

Sau năm 1954, nhà thơ di cư vào Nam, ông tiếp tục sáng tác không ngừng cho đến khi ông mất. Các tác phẩm giai đoạn này là các tập thơ Tâm Sự Kẻ Sang Tần (1961), Lửa Từ Bi (1963), Ta Đợi Em Từ 30 Năm (1970), Chúng Ta Mất Hết Chỉ Còn Nhau (1973)... Ông từng được vinh danh là "Thi bá" Việt Nam.

Sau 1975 bị bắt giam ở Chí Hòa, do bệnh nặng Ông mất ngày 6 tháng 9 năm 1976 tại Sài Gòn. 

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2020

CHIỀU - Thơ La Thụy


   


CHIỀU

       Chiều buông nhè nhẹ thoảng hồn say
       Chiều gợn bâng khuâng toả mộng này
       Chiều đến ươm xanh tình hạ ấy
       Chiều đi dệt biếc ý thu đây
       Chiều gieo nỗi nhớ tràn ly đắng
       Chiều rót niềm thương đẫm chén cay
       Chiều xuống - hồn hoa rưng giọt lệ
       Chiều về chếnh choáng rượu nồng say

                                                      La Thuỵ

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020

TÌNH XƯA - La Thuỵ, Thảo Nguyên, Trần Nhàn, Thanh Hoa


   


        TÌNH XƯA

         Sầu thu mênh mang thương rừng phai
         Tương tư bâng khuâng nhiều canh dài
         Lời trăng vương gieo hờn lên môi
         Đêm đêm mơ ai nhìn mây trôi.

         Đêm đêm mơ ai nhìn mây trôi
         Chừ đây uyên ương không còn đôi
         Rồi em sang ngang trên thuyền hoa
         Giang hồ phiêu bồng ru đời ta.

         Giang hồ phiêu bồng ru đời ta
         Lênh đênh trùng khơi đùa phong ba
         Vàng trăng giăng tơ khơi tình xưa
         Tình ơi! Tình ơi! Đừng đong đưa.

                                                La Thuỵ


         

Ý thơ: La Thuỵ.            
Nhạc: Thảo Nguyên.                
Trình bày: Ca sĩ Thanh Hoa.               
Hoà âm: Trần Nhàn.


         

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2020

MÙA THI VIẾT CHO EM - Thơ La Thụy, nhạc Thanh Chương


   

       

Thơ: La Thuỵ                           
Nhạc: Thanh Chương.                          
Trình bày: Hoàng Thuý.     
        

MÙA THI - VIẾT CHO EM              

Nhành phượng thắm chào em: mùa thi đến              
Tiếng ve ran rộn rã gọi hè về              
Các em yêu, vườn hồng đang chớm nụ              
Ngoan chăm lên, hương dậy ngát trăm bề              

Em yêu ạ! Ngày xanh đang dịu sáng              
Sự biếng lười sẽ huỷ lá nhành non              
Dù vất vả, sách bài như đá tảng              
Cứ kiên trì dần nhẹ chuyển mây bông              

Gạo trắng đẹp chính nhờ xay xát kỹ              
Sắt thép kia mài riết cũng thành kim              
Này em hỡi! Chớ nản lòng em nhé              
Ước mơ hồng rồi tung cánh như chim              

Từng mái đầu nghiêng nghiêng trên giấy trắng              
Mắt xoe tròn ngời sáng tuổi thơ ngây              
Nét mực tím trải đều đang múa lượn              
Trán thiên thần nhíu khẽ - Dáng thơ bay              

Ơi em yêu, chồi xanh ươm hy vọng              
Thầy mãi lặng chèo đẩy nhịp đò đưa              
Dù buồn vui nhấp nhô từng vỗ sóng              
Vẫn dịu lòng chở khách cập bờ mơ                                                         
                                          La Thuỵ                                             
                                           (1990)                 


Thứ Tư, 3 tháng 6, 2020

CHỚM NỤ TÌNH ĐẦU - Thơ La Thuỵ, nhạc Bùi Tuấn Anh, tiếng hát Thanh Hoa

               
   


CHỚM NỤ TÌNH ĐẦU

Em có biết rằng anh đã yêu   
Nhìn em anh đã vấn vương nhiều   
Tơ lòng sao cứ ngân vang mãi   
Thổn thức reo lên tiếng hắt hiu.   

Cũng muốn cùng em tỏ nỗi niềm   
Trao bao tơ tưởng trút tình điên   
Nhưng lòng e ấp ươm tình mãi   
Đành dấu trong tim một bóng hình.   

Nếu được ngày kia em biết cho   
Mối tình câm nín - Mối tình thơ   
Xin đừng cô phụ tình anh nhé!   
Đừng để hồn anh phải dại khờ.  

Thôi thế chúng mình sắp cách xa  
Em ơi mắt ướt thấm lệ nhòa  
Bao nhiêu thương tưởng bao sầu nhớ  
Cùng bóng hè sang ám ảnh ta.  

Hè đến rồi đây em biết không?  
Vắng tiếng ve ran, vắng phượng hồng  
Về ta, em nghĩ gì chăng nhỉ!  
Hay chỉ thờ ơ xem như không?

                                             La Thuỵ                                        
                                            (Hè 1973)  


           

Thơ: La Thuỵ
Nhạc: Bùi Tuấn Anh
Hoà âm: Trần Nhàn
Trình bày: Thanh Hoa


   

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2020

VIDEO CLIP THƠ NHẠC DÁNG HOA - La Thụy, Mộc Thiêng

 
           


DÁNG HOA                        

Thuỳ mị trong chiều                          
Bên cầu soi bóng                         
Ta như lóng ngóng                        
Tim đập liên hồi                         
Thoáng nhìn đôi môi                       
Thắm trời hạ đỏ                        
Rặng mi biếc cỏ                        
Khoé mắt hồ thu                        
Hồn ta vỗ sóng                        

Chiều đông gió lộng                        
Đồng vọng âm ba                        
Diễm tuyệt dáng hoa                        
Bến bờ viễn mộng                        
Trùng khơi tình động                        
Man mác u hoài                         
Trầm mặc liêu trai ...  
                                     
               La Thuỵ


        
     Thơ: La Thụy                                    
     Nhạc: Mộc Thiêng                            
     Ca sĩ: Quốc Duy                         

    

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2020

VĨNH BIỆT NHẠC SĨ VŨ ĐỨC SAO BIỂN “THU, HÁT CHO NGƯỜI” - La Thụy


     
             Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển qua nét vẽ của họa sĩ Lê Sa Long


   VĨNH BIỆT
   NHẠC SĨ VŨ ĐỨC SAO BIỂN “THU, HÁT CHO NGƯỜI”

Anh Vũ Đức Sao Biển trút hơi thở cuối cùng vào 23h25 tối 6/5 tại nhà riêng ở TP.HCM, hưởng thọ 72 tuổi, để lại nỗi tiếc thương trong lòng thân quyến, bạn bè và người mến mộ.
Vũ Đức Sao Biển là nhà văn, nhà báo với nhiều bút danh: Đồ Bì, Đinh Ba, Mạc Đại… Anh còn được gọi là “Nhà Kim Dung học Việt Nam”, đã xuất bản bộ “Kim Dung giữa đời tôi” được bạn đọc yêu mến, ủng hộ... 
Nhưng âm nhạc mới là lãnh vực mà anh được nhiều người biết và hâm mộ hơn cả. Vũ Đức Sao Biển là tác giả của nhiều ca khúc như: “Thu, hát cho người, Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang, Đau xót lý chim quyên, Điệu buồn phương Nam, Trên đồi xưa, Trở lại Bạc Liêu, Trên sóng Cửu Long, Huyền thoại Ngũ hành sơn…”. Trong đó, ca khúc “Thu, hát cho người” để dấu ấn sâu đậm nhất.

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2020

VIDEO CLIP DÁNG XƯA - La Thuỵ, Bùi Tuấn Anh, Thanh Chương, Trần Nhàn, Quốc Duy


   


DÁNG XƯA               
(Cảm đề “Dáng ai” thơ VTT)               

Em đi gót nhỏ kiêu sa               
Nghiêng che vành nón, nắng pha má hồng               
Se se bấc lạnh chớm đông               
Chân chim nhẹ bước gió bồng tóc em               

Dáng xưa tóc mượt cài trâm               
Lòng gương ý lược em thầm mơ ai?               
Ờ, em kiều diễm trang đài               
Để ta xanh mộng dệt hoài tương tư                

Gởi hồn theo với ngàn mây               
Dáng xưa thoáng hiện vơi đầy trời mơ               
Chừ đây sóng đã xa bờ               
Nụ tình ươm thắm hoá thơ tặng người

                                              La Thuỵ


      

Thơ: La Thuỵ               
Nhạc: Bùi Tuấn Anh &Thanh Chương.               
Ca sĩ trình bày: Quốc Duy               
Hoà âm: Trần Nhàn.               
Video clip: Phú Đoàn.           
     
               
      


      

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

THUỲ HIÊN - Thơ: La Thuỵ / Nhạc : Bùi Tuấn Anh

Bài thơ bình thanh THUỲ HIÊN, mình làm từ thời tuổi đôi mươi, được nhạc sĩ Bùi Tuấn Anh phổ nhạc, nhạc sĩ Trần Nhàn phối âm, ca sĩ Châu Thuỳ Dương trình bày.





     THÙY HIÊN

     Chiều tàn sương lung linh
     Vườn hồng mơ chim xanh
     Thùy Hiên, em trong vườn
     Bừng lòng bao là thương.

     Môi hồng gieo buồn vương
     Mơ hồ chờ anh hôn
     Lâng lâng và chơi vơi
     Yêu em không còn lời.

     Hồn chiều in lên mi
     Thuyền tình xuôi mây đi
     Ồ nàng hay sao trời
     Thiên hà hay trùng khơi ?

     Hồn anh dâng bâng khuâng
     Đàn lòng sao ngân vang
     Cung trầm rung miên man
     Lời trên môi thì thầm.

     Lời chiều muôn năm xưa
     Òa tràn trăm sông thơ
     Mênh mang tà huy bay
     Thùy Hiên vàng trăng gầy

                                La Thuỵ


    

Thơ: La Thụy.
Nhạc: Bùi Tuấn Anh.
Ca sĩ trình bày: Châu Thùy Dương.


     

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2020

TIẾNG HỒ CẦM GIEO CẢM XÚC VÀO THƠ TÔI - La Thụy


Đàn tỳ bà

Đại thi hào Nguyễn Du tả tài nghệ đánh đàn Thúy Kiều :

Cung, thương, làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương

Các cụ Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim và Nguyễn Văn Vĩnh… đều chú giải: “Hồ cầm là cây đàn Tỳ Bà, vì đời xưa, vua Hán Nguyên Đế có bà Chiêu Quân phải đi cống rợ Hồ, thường hay đánh cây đàn ấy, nên mới gọi là Hồ cầm”.
Nhà thơ Tản Đà lại cho rằng: “Hồ cầm là cây đàn của rợ Hồ, nguyên chính là cái nhị; vì có kiểu nhị làm giống như cây Tỳ Bà, cho nên Tỳ Bà người ta cũng gọi là Hồ cầm”.

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2020

VIDEO CLIP TRANH TỐ NỮ - La Thuỵ, Trần Nhàn, Minh Tiến


    


TRANH TỐ NỮ           

Người đứng đó vai gầy tóc liễu rũ           
Môi bồng bềnh chao cánh võng nghiêng lơi           
Mắt thẳm đọng sóng hồ thu nhẹ vỗ           
Chớm u hoài mộng tỏa vút ngàn khơi          

Thân đọng gió lung linh ngàn phấn bướm          
Dưới sương mờ diễm ảo nét mi lay          
Xiêm áo mỏng ủ men tình thắm đượm          
Tiếng hồ cầm huyền hoặc dáng liêu trai          

Ta níu mộng để lòng hoài phơi mở          
Thoáng ơ thờ, tình vẫn mãi đong đưa          
Trăng xế bóng, thời gian đành hẹn lỡ          
Cung tơ trầm đồng vọng nuối âm thừa.

                                               La Thụy


        

Thơ: La Thuỵ.                 
Nhạc và hoà âm: Trần Nhàn.               
Trình bày: Ca sĩ Minh Tiến.