BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Tư, 10 tháng 5, 2023

YÊU NHAU KIẾP NÀY - Nhạc Khê Kinh Kha, Hoàng N. Minh Trình Bày


 
                       Nhạc sĩ Khê Kinh Kha


YÊU NHAU KIẾP NÀY
 
Chắc gì có kiếp sau mà em hẹn
Hãy yêu anh kiếp này nhé em yêu
vì đời này còn trăm nghin gian khó
không có em đời sẽ mãi quạnh hiu
 
Chắc gì có kiếp sau mà em hẹn
kiếp này đây anh mơ ước dài lâu
cùng bên em quá tháng ngày yêu dấu
Tình nồng say mình thề ước bên nhau
 
Chắc gì có kiếp sau mà hẹn mãi
hẹn trăm năm trong kiếp nầy nhé em
trọn đời này anh nguyện yêu em mãi
đời không em hoảng vắng như bóng đêm
tình không em giá lạnh cả đời anh
 
Chắc gì có kiếp sau mà em hẹn
hẹn thề đi kiếp nầy mình có nhau
dù tình ta có nghìn trùng cách trở
mình yêu nhau cho đến mãi nghìn sau
 
Chắc gì có kiếp sau mà hẹn ước
dù kiếp này em có là thế nào
anh cũng nguyện không thay lòng bội ước
kiếp nầy đây em nhé mình yêu nhau
 
kiếp này đây... em hỡi... mình yêu nhau
 
                                        Khê Kinh Kha   
   

        

THƯƠNG MÀU NẮNG HẠ - Thơ Tịnh Bình


   
                    Nhà thơ Tịnh Bình


THƯƠNG MÀU NẮNG HẠ
 
Thương thẩn thờ chùm phượng thắm khoe duyên
Màu lửa cháy bừng lên trong nắng hạ
Trống tan trường vô tư đàn bướm trắng
Bước reo vui dòng hư ảnh thật thà
 
Vấp môi cười hạt mưa rơi ngơ ngác
Lúng liếng mắt huyền nón lá tóc thề bay
Màu trắng trong rưng rưng chùm tuổi mộng
Nắng sân trường bẽn lẽn vụng cầm tay
 
Im khúc gió nao nao lòng khoảng vắng
Mùa hạ xưa thương mãi đến bao giờ
Đàn bướm phượng bay về miền xa thẳm
Chấp chới cánh hồng hoài niệm rắc trang thơ
 
Thương thầm lặng nghiêng nghiêng tà áo trắng
Xanh khoảng trời chợt tiếng hạ về thưa
Đường phượng xưa em giờ thành ký ức
Nắng hạ gầy chang chói tiếng ve trưa...
 
                                       TỊNH BÌNH
                                         (Tây Ninh)

KIẾP NGƯỜI, KHỔ SỞ, KHI MÌNH – Thơ Chu Vương Miện


  

 
KIẾP NGƯỜI
 
Trên gác xép nhòm đời đáng chán
Dồn người vào bể cạn mà bơi
Bon chen người lẫn với dòi
Con thì chìm nghỉm con đòi nhô lên
Bờ nhân thế đồng tiền bát gạo
Hết lộn sòng bát nháo đảo điên
Thanh Hiên rồi lại Tiên Điền
Tố Như sống lại cũng điên cái đầu
Nào đâu phải cây cầu bờ bãi
Mà chỉ là luống cải vườn rau?
Dẫu rằng toàn rặt biển dâu
Thuyền trôi trên sóng bạc đầu mà thương
 
Thủa trời đất nổi cơn mưa bụi
Thấm cả đầu cả tóc cả khăn
Giang sơn còn một chiếc quần
Đội trời đạp đất cái thân cởi trần
50 tuổi bản thân đáng ngán
Vỗ bụng rau hoạn nạn chưa qua
Văn chương thua vốn đàn bà
Thiên trời địa đất ta bà thế gian
Nào có thể tiền oan nghiệp chướng
Nào nữa là bể hoạn lênh đênh
Dọc ngang múa mãi nơi vườn
Giang san như ngọn gió nồm qua sân?
Nơi cuộc sống vô tiền đâu được
Loạn tơi bời cày cuốc bỏ đi
Thì thôi? thôi thế? thôi thì?
 

TẢN MẠN VỀ RƯỢU NHO (9b) - Nguyên Lạc

                                                 (Kỳ 9b)

VI. COGNAC – ĐỆ NHẤT MỸ TỬU (tt)
 
“Vỗ gươm mà hát, nghiêng bầu mà hỏi,
Trời đất mang mang ai người tri kỷ, lại đây cùng ta cạn một hồ trường”
Mỹ tửu hề đây chai “tửu vương”
Cỏ-nhắc hề lòng mãi vấn vương
Mỹ nhân hề ta nhớ mùi hương
 
Xin tiếp tục tôn vinh “đệ nhất mỹ tửu”, “tửu vương” cỏ-nhắc (Cognac) để làm đẹp lòng các tửu sĩ thuộc môn phái Cognac.
 

ĐỌC TẬP THƠ “CHỈ LÀ HẠT BỤI” CỦA THẾ LỘC - Châu Thạch


Nhà thơ Thế Lộc

Nhà thơ Thế Lộc - Đà Nẵng vừa xuất bản tập thơ “Chỉ Là Hạt Bụi”. Châu Thạch tôi là một trong những người hân hạnh được tác giả tặng tập thơ trước khi nhà thơ tổ chức ra mắt.
 

LẠC GIỮA TÌNH EM – Thơ Khê Kinh Kha


  
                        Nhà thơ Khê Kinh Kha


Lạc Giữa Tình Em
 
có phải mùa thu lá vàng rơi
hay em là ánh sao giữa trời
và hồn thu lạnh trong mắt biếc
nên mắt em buồn giữa thơ tôi
 
có phải nắng chiều ửng môi son
hay cánh phượng hồng trên môi ngoan
hay vầng trăng sáng rơi tơ lụa
rơi xuống môi người, nụ hôn thơm
 
có phải áo em bay giữa trời
hay cánh mây mềm theo gió trôi
hay tóc em mang đầy con gió
bay rối hồn này, rối tình tối
 
có phải cúc vàng đượm hương em
hay mùa xuân nở trên vai thon
hay em trao tình trong mắt liếc
cho cả núi đồi phải hờn ghen
 
có phải tôi lạc giữa tình em
hay em bắt giữ trái tim tôi
nên tôi dâng hiến tình say đắm
người ơi! xin mãi mình có đôi
 
                         Khê Kinh Kha

Thứ Hai, 8 tháng 5, 2023

CÁC CUNG BẬC CỦA HỒN THƠ – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì
 
 
Phân Chia Và Đặt Tên Các Tầng Bậc Cảm Xúc
 
Mới đầu để tránh nhập nhằng lẫn lộn cảm xúc từ câu chữ, thế trận với cảm xúc từ cơn cao hứng của tác giả, tôi chia cảm xúc thành 3 tầng bậc:
 
1/ Cảm xúc tầng 1 - đến từ câu chữ: Khoái cảm người đọc có được khi gặp ngôn ngữ, hình tượng đẹp, câu cú có cấu trúc gọn, mới lạ, trong sáng.
Ngôn ngữ bóng đá là sự thích thú khi thấy kỹ thuật cá nhân điêu luyện của cầu thủ.
 
2/ Cảm xúc tầng 2 - đến từ thế trận chữ nghĩa: Khoái cảm người đọc có được khi tiếp xúc với bố cục, thế trận hợp lý, hiệu quả của bài thơ.
Ngôn ngữ bóng đá là đấu pháp toàn đội.
 
3/ Cảm xúc tầng 3 - ở ngoài bài thơ: Khoái cảm không phải từ câu chữ, thế trận mà hình như từ đâu đó “giữa 2 hàng kẻ” do cơn cao hứng của thi sĩ truyền vào bài thơ. Đó là thứ khoái cảm cao cấp, luồng hơi nóng tạo cảm giác “sướng” đặc biệt.
Ngôn ngữ bóng đá là đá cao hứng, xuất thần.
 

THUỞ LÍNH YÊU EM – Thơ Huỳnh Tâm Hoài, nhạc Huỳnh Mai Hoa

         
         
                                          Nhà thơ Huỳnh Tâm Hoài

          

Thứ Bảy, 6 tháng 5, 2023

VẪN CÒN MÙA XUÂN, VẪN THÁNG NĂM – Thơ Quách Như Nguyệt, nhạc Liên Bình Định, ca sĩ Tuyết Mai Ly trình bày


   
                               Nhà thơ Quách Như Nguyệt

 
VẪN CÒN MÙA XUÂN, 
               VẪN THÁNG NĂM
 
Anh ạ bây giờ là tháng Năm
Cho em nhắn gửi với tấm lòng
Anh về nhớ mang theo chút gió
Gió mát tình ta mát cả lòng
 
Vẫn còn mùa Xuân vẫn tháng Năm
Cho em nhắn gửi mấy vần thơ
Anh về nhớ mang theo chiếc lá
Lá vàng ướp tập thuở ươm mơ
 
Ngày cuối mùa Xuân vẫn tháng Năm
Mùa Xuân ngày tháng đợi chờ trông
Anh về nhớ mang theo chút nắng
Chút nắng hây hây má em hồng    
 
Hôm nay anh ạ cuối tháng Năm
Tình hồng ngây ngất tình xa xăm
Anh về mang theo chồng thơ cũ
Thơ em thơ nhớ mộng trăm năm
 
Hôm nay là ngày cuối tháng Năm
Ngày dài đêm ngắn thuở chờ mong
Anh về nhớ mang theo mây trắng
Mầu trắng em yêu, mầu thong dong
 
Hôm nay làm thơ cuối tháng Năm
Vườn nhà nở thắm những đóa hồng
Hồng đỏ như mầu môi em đỏ
Quên hết ưu tư chuyện não lòng
 
                           May 2021
                    Quách Như Nguyệt


      

Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2023

HƯ CẤU TRONG VÕ HIỆP KIM DUNG (9) - Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức

                       (Lý thú, Hấp dẫn, Khúc Chiết, Bất ngờ.)
 
Kim Dung và tên những tác phẩm tiêu biểu  
 
Khi bị người đứng đầu "Tứ Đại Ác Nhân" là Ác Quán Mãn Doanh nhốt vào trong thạch thất chung với Đoàn Dự, Mộc Uyển Thanh mới vỡ lẽ ra là mình đã bị gạt. Sau đó, với âm mưu thâm hiễm của Ác Quán Mãn Doanh Đoàn Diên Khánh đã bỏ thuốc "Âm Dương Hòa Hợp Tán" vào trong thức ăn mỗi ngày để cho hai anh em loạn luân với nhau hầu bêu xấu gia đình Hoàng tộc của nhà vua Đoàn Chính Minh và bào đệ Đoàn Chính Thuần. Ác Quán Mãn Doanh đã phối hợp với cốc chủ Vạn Kiếp Cốc là Chung Vạn Cừu cho mời tất cả những võ lâm đồng đạo gần đó đến để chứng kiến. Làm cho anh em Đoàn Thị, nhất là Đoàn Chính Thuần vô cùng sợ hãi và lo lắng. Cả người đọc truyện cũng lo lắng dùm cho ông, mặc dù họ cũng giận ông có con riêng rơi rớt khắp nơi. Chỉ tội nghiệp cho anh em Đoàn Dự và Mộc Uyển Thanh đều là nạn nhân do hậu quả việc làm của người lớn gây nên mà phải bị nhục lây. Khi cửa thạch thất được mở ra thì Đoàn Dự áo quần xốc xếch trên tay bồng một cô gái cũng xốc xếch áo quần chạy ra. Mọi người cùng kêu Ồ lên một tiếng, trong khi gia tộc họ Đoàn đều nhắm mắt quay đầu không nở nhìn cảnh xấu hổ nhục nhã đó. Bỗng nghe Chung Vạn Cừu phu nhân kêu lên: "Chung nhi, là con sao !?". Thì ra cô gái mà Đoàn Dự bồng trên tay là Chung Linh con của Chung Vạn Cừu, chớ không phải Mộc Uyển Thanh. Bấy giờ Đoàn Chính Thuần mới hoàn hồn mở mắt ra và nói lời đãi bôi mai mĩa: "Cám ơn Chung Cốc chủ đã hậu ái mà cho Chung tiểu thơ ở chung với khuyển tử. Ta sẽ cho đem lễ vật đến cầu hôn sau!". Chung Vạn Cừu giận tím cả mặt, muốn bêu xấu người ta ngược lại tự bêu xấu mình; ông chạy đến xáng cho con gái bột bạt tai mắng rằng: "Con tiện nhân không biết xấu hổ, ngươi đi đâu trong đó cho nhục nhã vậy!". Đoạn ông chạy vào thạch thất tìm Mộc Uyển Thanh lôi ra để cùng chịu nhục với gia đình ông; nhưng trong thạch thất lại trống trơn nào có thấy bóng dáng của ai đâu !?
 

BIỂN XA – Thơ Tịnh Bình


 

 
BIỂN XA
 
Một ngày trong xa cách
Biển tím nỗi âm thầm
Cát khô và nắng bỏng
Vỏ ốc buồn trăm năm
 
Gió mơ hồ thôi hát
Những niềm gì mong manh
Ngọn đèn đường cúi bóng
Lẽ nào em nhớ anh?
 
Biển xanh và cát trắng
Trong veo đôi tình nhân
Trăng sáng và tinh tú
Trao nụ hôn thiên thần
 
Xa rồi vòng ôm biển
Sóng vỗ tiếng âm buồn
Ru lòng mình đắng chát
Tắt rồi ánh trăng suông...
 
                 TỊNH BÌNH
                  (Tây Ninh)

CƠ TRỜI VẬN NƯỚC: SÙNG TRINH, SẤM VƯƠNG LÝ TỰ THÀNH... - Nguyên Minh ngoại truyện của Chu Vương Miện



Sĩ Nông Công Thương Binh, năm giai cấp này thay phiên nhau mà lãnh đạo đất nước Trung Quốc, sau đó thì thêm một giai cấp mới toanh nưã là giai cấp quan thị, nói nôm na là hoạn quan thái giám, mà nói theo thời hại điện [hiện đại là pêđê], chúng ta cũng không  nên có thành kiến với ai cả, vì quốc gia hưng vong thất phu hưũ trách, đã là công dân thì đều có trách nhiệm ngang nhau, với đất nước, kẻ thì dựng nước, kẻ thì giữ nước, kẻ thì bán nước. Những năm cuối cùng cuả nhà Đại Minh, thì quyền yêu nước thương nòi lọt vào tay Đại thái giám Tào hoá Thuần, rồi sang tay cho đại công công Nguỵ trung Hiền. Hai vị này học lóm ở đâu được câu thành ngữ đọc nghe chơi cũng đỡ buồn:

- Thập niên chi kế mạc nhược thụ mộc,
Bách niên chi kế  mạc nhược thụ nhân.
                            [cổ văn Trung Quốc]

- Kế sách 10 năm không gì bằng trồng cây,
Kế sách 100 năm không gì bằng trồng người.
                                       [dịch ra Nôm ngữ]

LỜI TỎ TÌNH CỦA CON TIM – Thơ Khê Kinh Kha


  

 
Lời tỏ tình của con tim
 
anh yêu
xin anh hãy đưa em về thăm quê mẹ
một quê hương hình chữ S
và hơn bốn ngàn năm văn hiến
thăm những con đường đất về làng
những vầng trăng mười sáu
những tiếng gàu tát nước trong đêm
những thành phố, những tà áo, những tóc dài
những dòng sông, những ruộng vườn
những cánh đồng lúa chín
những rừng lá Trường Sơn
đứng giữa đèo Hải Vân
nhìn cánh mây chiều theo gió qua đèo
ngắm sóng Thái Bình Dương
để nhớ mắt ai trong
 
anh yêu
anh hãy đưa em về thăm quê mẹ
một quê hương của giống nòi Rồng Tiên
em sẽ đi thăm từng ngôi mộ
và đốt nén nhang để tạ ơn
bao chiến sĩ đã hy sinh cho tổ quốc mến thương
em sẽ đọc lại từng trang sử oai hùng của Nguyễn, Trần, Lê, Lý
em sẽ ngâm lại từng câu thơ Kiều lả lơi như cánh bướm
những câu ca dao trong tiếng mẹ ru
em sẽ thả những cánh diều giữa trưa hè hanh nắng
ngồi bên hiên nhà xưa của mẹ cha một thuở yêu nhau
để nghe những giọt mưa rơi xào xạc trên mái rơm
em sẽ trồng lại những cây nhãn cây xoài cho ngoại
những cụm hẹ, rau húng và vườn rau cải cho mẹ
giàn hoa bìm bịp cho đứa em gái nhỏ
chậu lan cho ba
và cây bưởi cho anh
để anh hái những bông hoa bưởi vừa mới nở
kết vào mái tóc buông dài của em
và để được nghe anh đọc câu thơ tình thuở mới yêu em
“hoa bưởi này anh tặng em
hoa trắng thơm nồng như tình đôi ta”
 
anh yêu
hãy đưa em về thăm quê mẹ Việt Nam
dù quê hương mình giờ đây quá nghèo đói
dù quê hương mình giờ đang bị ngoại xâm cướp đất
dù mẹ cha đã qua đời
dù ruộng vườn bỏ hoang
dù bao thiếu nữ tha hương theo chồng
dù bao người yêu nước phải ngồi tù
dù bạo tàn vẫn đè nặng trên vai dân lành
dù bao em thơ bỏ trường đi lượm rác
dù chị đã hủy hại đời mình ở xứ Hàn
dù anh đã chết vì nhiễm bô xít
dù cô dì chú bác đã lưu lạc muôn phương
xin cũng đưa em về thăm quê mẹ anh nhé
để em được một lần trong đời
cúi hôn lòng đất quê hương mến thương
quê hương Việt Nam
Việt Nam của em
Việt Nam của anh
Việt Nam của Tiên Rồng
 
                                         Khê Kinh Kha

TẢN MẠN VỀ RƯỢU NHO (9a) - Nguyên Lạc

                                                 (Kỳ 9a)


VI. COGNAC – ĐỆ NHẤT MỸ TỬU
“Mỹ tửu khó kiếm – Mỹ nhân dễ tìm”
 
Xin được sơ lược lại vài hàng về rượu Brandy, rồi sau đó chúng ta tìm hiểu rõ về “đệ nhất mỹ tửu” Cognac, tôn vinh nó để làm đẹp lòng các tửu sĩ thuộc môn phái Cognac (Cỏ-nhắc).
 
1. Rượu Brandy

Rượu Brandy là tên gọi chung của các loại rượu mạnh (spirit) có 35-60 độ cồn (70-120 proof của Mỹ). Rượu Brandy là loại rượu được chưng cất (distill) từ các loại nước ép trái cây đã lên men, chủ yếu là nho, táo và các loại trái cây khác; rồi sau đó ủ trong thùng gỗ sồi (ít nhất là hai năm) để lên tuổi rượu.
Quy trình sản xuất rượu mạnh Brandy thay đổi từ loại này sang nhà máy chưng cất khác. Nhưng quá trình chỉ quy lại có bốn bước cơ bản như sau:
– Đầu tiên, nước ép trái cây được lên men, sau đó được chưng cất thành rượu.
– Khi quá trình chưng cất hoàn tất, quá trình ủ bắt đầu. Bước này là chìa khóa để phân biệt cả chất lượng và chủng loại của rượu brandy.
– Bước tiếp đến là pha trộn rượu
– Cuối cùng là đóng chai, dán nhãn hiệu
Phần lớn các loại brandy được đóng chai ở mức 40% độ cồn (khoảng 80 proof của Mỹ).
 

Thứ Tư, 3 tháng 5, 2023

HƯ CẤU TRONG VÕ HIỆP KIM DUNG (8) – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức

                           (Lý thú, Hấp dẫn, Khúc Chiết, Bất ngờ)
                                                                  
Truyện võ hiệp Kim Dung còn làm cho người ta cảm thấy lý thú, hấp dẫn với những tình tiết dí dõm bất ngờ, như cách đặt tên và danh hiệu cho các nhân vật; chẳng hạn trong truyện "Thiên Long Bát Bộ 天龍八部" có "Tứ Đại Ác Nhân 四大惡人" là :
   - ÁC Quán Mãn Doanh 惡貫滿盈 là Tội Ác đầy cả trời đất : Đoàn Diên Khánh 段延慶. Ông là cha đẻ của Đoàn Dự.
   - Vô ÁC Bất Tác 無惡不作 là Không có cái ác nào mà không làm : Diệp Nhị Nương 葉二孃. Bà là mẹ của nhà sư Hư Trúc.
   - Hung Thần ÁC sát 凶神惡煞 là Ông thần hung ác dữ dằn : Nam Hải Ngạc Thần 南海鱷神. Ông muốn thu Đoàn Dự làm đồ đệ, kết cục phái bái Đoàn Dự làm sư phụ.
  - Cùng Hung Cực ÁC 窮凶極惡 là người Hung dữ ác độc hết mức: Vân Trung Hạc 雲中鶴. Rất giỏi về khinh công và cũng rất háo sắc.

CHUYỆN THUẬT SỐ ỨNG NGHIỆM VỚI MAO TRẠCH ĐÔNG – Đặng Xuân Xuyến



Tôi đã viết 3 bài về sự lặp đi lặp lại những con số trong cuộc đời của một số người như sự sắp đặt sẵn của số mệnh:
- Duyên nợ với con số 7: sự trùng hợp ngẫu nhiên hay sự sắp đặt của số mệnh
- Những con số “duyên nợ” của các danh nhân.
- Những chuyện trùng lặp khó giải thích.
 
Hôm nay, tôi lược soạn lại chuyện Mao Trạch Đông, lãnh tụ Cộng sản Trung Quốc, với những con số “định mệnh” ứng nghiệm vào cuộc đời ông ta để bạn đọc giải trí: CHUYỆN THUẬT SỐ ỨNG NGHIỆM VỚI MAO TRẠCH ĐÔNG.

HOẠT TỬ NHÂN MỘ - Nguyên Minh ngoại truyện của Chu Vương Miện



Vào khoảng thập niên thứ hai mươi, thì giáo chủ Trương Vô Kỵ cùng đại phu nhân Triệu Mẫn cho ngườì mơì vợ chồng chưởng môn phái Cổ Mộ Nga My là Đinh Mẫn Quân và phu quân là sư huynh Minh Nguyệt buổi tối xuống dùng cơm và bàn công việc riêng tư một chút, cơ ngơi đạo quán ngay bên phải Hồ điệp Cốc, bữa cơm chay gia đình hết sức là đạm bạc. Lúc moị người dùng trà nước thì chưởng môn nhân Đinh Mẫn Quân trịnh trọng nói:
- Nhờ ơn đại giáo chủ đề bạt, nên đồ đệ mới chấp chưởng được chức chưởng môn nhân và cũng do đại giáo chủ thu xếp mà có một vị lang quân, đệ tử nguyện sống để bụng chết mang theo!

TÌM TÌNH - Nhạc Khê Kinh Kha, Ánh Tuyết trình bày

   
Nhạc sĩ Khê Kinh Kha   


               

Thứ Hai, 1 tháng 5, 2023

TƯ MÃ TRỌNG ĐẠT - Tam Quốc Chí ngoại truyện của Chu Vương Miện



Đây nói về Gia Cát thừa tướng trấn nhậm ở Kỳ Sơn, thì được lính hầu vào cấp báo:
- Khải bẩm thừa tướng có ngoài cổng thành có một vị phu nhân trung niên văn sĩ xin được ra mắt thừa tướng để bàn chuyện cơ mật?
Khổng Minh Gia Cát Lượng chỉ thị cho lính hổ bôn truyền người đàn bà được phép vào trình diện, mới thoáng nhìn qua khách lạ thì cũng chả phải là ai xa lạ, mà chính là khách quen thường ngày ở mặt trận, bộ quần áo bà ba đàn bà thì chính là bộ thừa tướng vẽ kiểu, cùng đôi guốc cao gót và bóp đầm thì chính bản thân ngài đi mua ngoài siêu thị, còn kẻ hưởng dụng thì chính là đại đô đốc Tư Mã Trọng Đạt cuả nước Ngụỵ Tào, phân ngôi chủ khách an tọa đâu vào đấy thì Khổng thừa tướng lệnh rót trà mở bánh tiếp khách, sau tuần trà nước chủ nhà hỏi:
- Đại đô đốc qua đây có điều chi cần chỉ giáo?

TẢN MẠN VỀ RƯỢU NHO (8) – Nguyên Lạc

                                                   (Kỳ 8)
 


Phần II
RƯỢU BRANDY
Rượu Brandy là tên gọi chung của các loại rượu mạnh (spirit) có 35-60 độ cồn (70-120 proof của Mỹ). Rượu Brandy là loại rượu được chưng cất (distill) từ các loại nước ép trái cây đã lên men, chủ yếu là nho, táo và các loại trái cây khác; rồi sau đó ủ trong thùng gỗ sồi (ít nhất là hai năm) để lên tuổi rượu.
Theo nghĩa rộng hơn, thuật ngữ rượu Brandy cũng biểu thị các loại rượu có được từ quá trình chưng cất bã trái cây – bã trái cây là những chất rắn dư thừa còn lại từ vỏ, lõi, hạt và thân của quả, sau khi ép nước cốt của trái cây – (tạo ra rượu brandy bã trái cây), hoặc rượu nghiền hoặc rượu vang của bất kỳ loại trái cây nào khác (rượu brandy trái cây). Những sản phẩm này còn được gọi là eau de vie (có nghĩa là “nước của sự sống”).
Rượu brandy đặt tên theo gốc tiếng Hà Lan “brandewijn”: có nghĩa là “burnt wine”, hoặc “distilled wine”. Xuất phát từ một thương gia Hà Lan gốc Đức tên là Den Helkenwijk, người chuyên buôn rượu chát từ Pháp sang Hà Lan. Ông đã sáng tạo ra cách chưng cất cách thủy rượu vang chát, hình thành nên một loại rượu mạnh hơn về nồng độ. Rượu có thể tích ít hơn sau khi được chưng cất vì nước được lấy ra khỏi nước rượu.
Rượu brandy được ngâm trong thùng gỗ nhằm cho phép oxy hóa nhẹ rượu, khiến nó ngấm màu của gỗ để trở thành màu hổ phách, cùng hấp thụ hương thảo mộc từ gỗ.
 
I. LỊCH SỬ RƯỢU BRANDY
Nguồn gốc của rượu Brandy gắn liền với việc phát triển của kỹ nghệ chưng cất (distillation) rượu. Các thức uống có nồng độ cồn đã được biết đến từ thời cổ đại tại Hy Lạp và La Mã, và có lẽ đã có lịch sử từ thời Babylon cổ xưa. Loại rượu Brandy, như người ta biết đến vào ngày hôm nay, đầu tiên xuất hiện vào thế kỷ thứ 12 và trở nên phổ biến rộng rãi vào thế kỷ thứ 14.
Khởi thủy, rượu được chưng cất như một phương thức để bảo quản và cũng là cách để các nhà buôn rượu chuyển vận rượu được dễ dàng hơn, ít tốn kém hơn trong việc bị đánh thuế. Vì thuế đánh trên thể tích rượu: khi chưng cất rượu, nước được lấy ra, thể tích rượu giảm rất nhiều. Đánh thuế xong, qua trạm, rượu sẽ được trả nước ngược trở lại trước khi được tiêu thụ.
Người ta phát hiện rằng, khi rượu được giữ trong thùng gỗ, thì nước rượu thu được có chất lượng ngon hơn nước rượu nguyên thủy. Ngoài việc lấy nước ra khỏi nước rượu, việc chưng cất rượu cũng đưa đến việc tạo thành hay phân hủy các thành phần thơm trong rượu, trên căn bản đã thay đổi thành phần của rượu từ nước rượu gốc. Các thành phần không bốc hơi như màu rượu, đường trong rượu, và muối vẫn còn giữ nguyên sau khi chưng cất xong. Và kết quả là, mùi và vị của rượu sau khi chưng cất có lẽ hoàn toàn không giống như nước rượu ban đầu.
Có một điều, mang nhiều nét lịch sử về rượu Brandy ít người Việt biết đến, đó là vào buổi sơ khai, rượu Brandy là loại thức uống của giới nghèo ở nước Pháp. Bởi giới giàu sang chỉ uống loại rượu vang; và xác ép nho sau khi đã được sử dụng để làm rượu vang, có cái tên là Pomace, và các phẩm liệu nho vụn vặt trong việc sản xuất rượu sẽ được tái sử dụng để làm rượu Brandy. Hay nói cách khác, tiền thân của rượu Brandy ngày nay, và vẫn còn một số rượu Brandy được sản xuất theo cách này, được sản xuất lại từ cặn bã, xác ép trái nho đã được sử dụng, để làm ra loại rượu rẻ tiền cho người nghèo uống. Nhưng qua thời gian, và các quy trình sản xuất khác nhau, thì ngày nay, rượu Brandy đã trở thành một loại rượu đắc tiền trên thế giới, và có lẽ chỉ có giới giàu sang mới thưởng ngoạn các loại rượu Brandy nổi danh và đắt tiền.
 

MÂY LÁ, "GIA TÀI CỦA MẸ" – Thơ Lê Phước Sinh


  
           Nhà thơ Lê Phước Sinh


MÂY LÁ
 
Lồng ngực
mở ra
Mây lá
dạt dào
Nồng nhịp thở
cùng chung nỗi nhớ
À ơi...
chiều chiều
lại ngóng phương xa
Chim bầy lẻ bạn
xót xa
ơ chiều...

 
"GIA TÀI CỦA  MẸ" (*)
 
Trên xanh bạc trắng tóc
Dưới vực bạc lòng người
Vỗ tay mà ca hát
Ngồi bệt, méo miệng cười.
---
(*) Bài hát của Trịnh.
 
                 Lê Phước Sinh