BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn SƯU TẦM. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn SƯU TẦM. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2019

SỰ THẬT LOÀI CHIM “BẮT CÔ TRÓI CỘT” KỲ LẠ CỦA VIỆT NAM - Hà Nguyễn

Không chỉ có tên gọi độc đáo, loài chim bắt cô trói cột còn là loài chim có nhiều đặc điểm kỳ lạ của Việt Nam. Ở Việt Nam, chim bắt cô trói cột có ở hầu hết các nơi từ vùng núi rừng đến vùng đồng bằng.


    
             Chim bắt cô trói cột có tên khoa học là Cuculus micropterus.
                                                       Ảnh: wordpress.
      

SỰ THẬT LOÀI CHIM “BẮT CÔ TRÓI CỘT” KỲ LẠ CỦA VIỆT NAM 
                                                                           Hà Nguyễn

 
Đây là loài chim cu cỡ trung bình, con trống và con mái có vẻ ngoài khá giống nhau. Ảnh: thienduongcacanh.

 
Trên thế giới, chim bắt cô trói cột phân bố ở châu Á, từ Pakistan, Ấn Độ, Sri Lanka đến Indonesia ở phía nam và Trung Quốc. Ảnh: thienduongcacanh.

 
Chim bắt cô trói cột thường sống trong rừng, ở độ cao trên 3.600m. Ảnh: blogspot.

 
Chim bắt cô trói cột có nửa thân trên màu trắng trong khi nửa dưới có nhiều vạch trắng đen. Chim non trong tổ có miệng màu đỏ cam và viền màu vàng. Ảnh: pinimg

 
Loài chim kỳ lạ này thích sống trong các khu rừng thường xanh và xanh tạm thời, tuy nhiên chúng cũng sống trong các khu vườn và bụi cây. Ảnh: birdwatchingvietnam.

 
Ở Việt Nam, chim bắt cô trói cột có ở hầu hết các nơi từ vùng núi rừng đến vùng đồng bằng. Ảnh: pinimg.

                                                                                        Hà Nguyễn


Nguồn:
https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/su-that-loai-chim-bat-co-troi-cot-ky-la-cua-viet-nam/20191201023213526  
                                                                           

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2019

VÀI DÒNG LAN MAN VỀ TỪ GHI TRÊN THIỆP CƯỚI - La Thụy sưu tầm và biên tập

Theo thiển ý của tôi, tại sao chúng ta không dùng hoàn toàn từ ngữ Thuần Việt trong những trường hợp ghi trên thiệp cưới để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Chẳng hạn như:
Con trai út (út trai), con gái út (út gái), con trai đầu, con gái đầu, ....




    VÀI DÒNG LAN MAN VỀ TỪ GHI TRÊN THIỆP CƯỚI
                                                         La Thụy sưu tầm và biên tập

Vào mùa đám cưới, tôi thường nhận được thiệp mời. Xin nêu vài trường hợp về cách ghi trên thiệp. Khi chú rể là con trai út thì thiệp mời ghi là ÚT NAM, khi cô dâu là con gái út thì thiệp mời ghi là ÚT NỮ. Nếu chú rể là con trai một trong gia đình (con trai duy nhất hoặc chỉ có chị em gái), thì thường được cha mẹ ghi trong thiệp là QUÝ NAM. Tương tự như thế, khi cô dâu là con gái duy nhất (không có anh chị em) thì thiệp mời ghi là QUÝ NỮCách ghi như vậy trên thiệp mời là không chính xác. 

- Dùng từ ÚT NAM, ÚT NỮ thì người viết thiệp vô tình tạo ra một từ kép sai về ngữ pháp, không phân biệt được tiếng Hán Việt với tiếng thuần Việt. ÚT là từ đơn thuần Việt, NAM (hoặc NỮ) là từ đơn Hán Việt (từ đơn thuần Việt không thể ghép với một từ đơn Hán Việt để thành một từ kép).

- Dùng từ QUÝ NAM với ý nghĩa là con trai một trong gia đình (con trai duy nhất hoặc chỉ có chị em gái) hay QUÝ NỮ với ý nghĩa là con gái một (không có anh chị em) thì lại thiếu chính xác vì chưa hiểu rõ gốc Hán Việt, sai vì cố ý sửa gốc của từ.

Xét từ QUÝ trong tiếng Hán Việt ta thấy:

QUÝ:

1. nhỏ, út (em), non (chưa thành thục).
2. tháng cuối một quý
3. mùa

Về:
* QUÝ có nghĩa là nhỏ, út (em), non (chưa thành thục). Ta có những từ Hán Việt sau:

- Con gái út: quý nữ 季女
- Con trai út: quý nam 季男, vãn nam 晚男, ấu nam , ấu tử .
- Dâu út: quý tức 季媳
- Nhỏ, em bé gọi là quý đệ 季弟

Ghi chú:

- Nếu gia đình chỉ có một TRAI hoặc một GÁI, thì chúng đều là trưởng gia đình thế hệ sau, nên cách ghi thiệp cưới đều là TRƯỞNG NAM, TRƯỞNG NỮ (nói vui: còn phòng hờ “bậc trưởng thượng” có thể hạ sinh quý tử tiếp)

Để phân biệt QUÍ là “út” và QUÝ là “quý giá” thì có người trong giới Hán Nôm góp ý: khi ghi thiệp QUÍ NAM, QUÍ NỮ có nghĩa là “con út” với chữ  I làm âm cuối để phân biệt QUÝ NAM, QUÝ NỮ có nghĩa là “người con quý” với chữ Y làm âm cuối

Về:

* QUÝ có nghĩa là cuối, tháng cuối mùa gọi là quý. Ta có những từ Hán Việt sau:

- Tháng ba âm lịch (cuối xuân) gọi là quý xuân 季春
- Tháng sáu âm lịch (cuối hạ) gọi là quý hạ 季夏
- Tháng chín âm lịch (cuối thu) gọi là quý thu 季秋
- Tháng chạp âm lịch (cuối đông) gọi là quý đông 季冬
- Ðời cuối cùng cũng gọi là quý thế 季世.

Về:
* QUÝ có nghĩa là mùa, ba tháng là một quý, nên bốn mùa cũng gọi là tứ quý 四季.

Người ta thường dùng từ MẠNH để đối lập với từ QUÝ

Xét từ MẠNH trong tiếng Hán Việt ta thấy:

MẠNH:

Lớn, con trai trưởng dòng đích gọi là bá , con trai trưởng dòng thứ gọi là mạnh .
Mới, trước, tháng đầu mỗi mùa (còn gọi là mạnh nguyệt 孟月)

- “mạnh xuân” 孟春 tháng giêng âm lịch (đầu mùa xuân)
- “mạnh hạ” 孟夏 tháng tư âm lịch (đầu mùa hè),
- “mạnh thu”  孟秋 tháng bảy âm lịch (đầu mùa thu).
- “mạnh đông” 孟冬  tháng mười âm lịch (đầu mùa đông)

QUÝ và MẠNH còn nhiều nghĩa khác nữa. Tôi chỉ nêu vài ý nghĩa có liên quan đến nội dung bài.

Vài dòng lan man, trao đổi cùng bạn bè cho vui vào mùa cưới cuối năm. Nếu được quý bạn góp ý trao đổi thì càng vui…

                                                                                             La Thụy

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2019

DÂN TỘC HUNG NÔ TẠI TRUNG QUỐC BÂY GIỜ RA SAO?


    
                                          Người Hung Nô ở Trung Quốc


DÂN TỘC HUNG NÔ TẠI TRUNG QUỐC BÂY GIỜ RA SAO?

Nguồn:
http://danviet.vn/dong-tay-kim-co/ket-cuc-cua-dan-toc-hung-no-tai-trung-quoc-ra-sao-1026960.html

Về dân tộc Hung Nô tại Trung Quốc lâu nay vẫn có người cho rằng sau khi dân tộc này bị nhà Tây Hán Trung Quốc đánh bại, một bộ phận trở thành “đế quốc Hung Nô” của châu Âu sau này. Thế nhưng gần đây thông qua phân tích DNA mấy chục thi thể người Hung Nô cổ, người ta đã chứng minh bằng khoa học được rằng, người Hung Nô châu Âu và người Hung Nô Trung Quốc không hề có liên quan gì hết!

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2019

Ý NGHĨA BÀI ĐỒNG DAO “CHI CHI CHÀNH CHÀNH”

Nguồn:
https://tintuc.vn/tuoi-tho-ai-cung-biet-chi-chi-chanh-chanh-nhung-co-ai-hieu-y-nghia-bai-dong-dao-nay-post1234544

Thuở thơ bé, chắc hẳn đã nhiều người từng chơi trò “Chi chi chành chành” và thuộc lòng bài đồng dao này nhưng lại không nhiều người biết được ý nghĩa thực sự của nó.


        


Ý NGHĨA BÀI ĐỒNG DAO “CHI CHI CHÀNH CHÀNH”

Sở dĩ vì sao ý nghĩa của bài đồng dao này không được nhiều người biết đến là do trong quá trình truyền miệng, “Chi chi chành chành” đã có có sự biến tấu về nội dung khá đa dạng và gần như hoàn toàn khác so với bản gốc.

Phiên bản mà có lẽ nhiều người từng nghe nhất là:

Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Ba vươn bú tí
Bắt dế đi tìm
Ù à ù ập

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

“CHỢ QUÁN, CHỢ CẦU, CHỢ DINH,…” TRONG KHÚC HÁT RU VÙNG TRỊ THIÊN - La Thụy sưu tầm và biên tập



                                      Vườn cau ở làng Nam Phổ (Huế)


“CHỢ QUÁN, CHỢ CẦU, CHỢ DINH, NAM PHỔ…” TRONG KHÚC HÁT RU VÙNG TRỊ THIÊN 

                                                              La Thụy sưu tầm và biên tập

Hầu như những ai từng sinh ra và lớn lên từ mảnh đất Quảng Trị, Thừa Thiên đều thuộc lòng “Điệu Hò Ru Em” hay “Khúc Hát Ru Em” đặc trưng vùng Trị Thiên, một bài ru thân thương quen thuộc thường được bà, mẹ hoặc chị đưa trẻ vào giấc ngủ khi nằm nôi. Bản thân tôi từng được say muồi giấc ngủ trẻ thơ, những khi bà nội tôi đong đưa những tao nôi cất giọng hò ru ngọt ngào, êm ái… như ngày xưa bà đã từng ru ba tôi, các cô chú tôi và chị em tôi. Đặc biệt hơn, bà lại hát ru những đứa con tôi – chắt nội của bà tròn giấc ngủ ngon. Giọng hò ru của bà lắng đọng và thấm đượm vào sâu thẳm tâm hồn chúng tôi.

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2019

MỘT SỐ TỪ NGỮ CỔ VIỆT NAM HIỆN NAY VẪN CÒN DÙNG CẦN HIỂU

Từ thời xa xưa, ngôn ngữ Việt Nam đã rất đa dạng, phong phú. Nhất là những từ ngữ cổ bởi chúng có thể diễn tả sâu sắc nội tâm của con người, diễn tả chi tiết về sự vật, hiện tượng…. Cho đến ngày nay, chúng vẫn tồn tại nhưng lại thường bị mất nghĩa hoặc bị hiểu sai.
Dưới đây là một số từ cổ tưởng chừng vô nghĩa nhưng lại có ý nghĩa rất bất ngờ và thú vị.

       MỘT SỐ TỪ NGỮ CỔ VIỆT NAM 
       HIỆN NAY VẪN CÒN DÙNG CHÚNG TA CẦN HIỂU



           
 * YÊU DẤU

Chúng ta vẫn thường nói, em yêu dấu, ‘yêu’ thì hiểu rồi, nhưng ‘dấu’ nghĩa là gì?
‘Dấu’ là một từ cổ, sách Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của giảng: ‘dấu’ nghĩa là ‘yêu mến’. Từ điển Việt-Bồ-La của Alexandre de Rhodes (1651) cũng giải thích ‘dấu’ là một từ cổ để chỉ sự thương yêu. Ông cho ví dụ: Thuốc dấu là ‘bùa để làm cho yêu’.

Tục ngữ Việt Nam nói ‘Con vua vua dấu, con chúa chúa yêu’, còn Hồ Xuân Hương trong bài thơ Cái quạt giấy (bài hai) thì viết ‘Chúa dấu vua yêu một cái này’. Có thể thấy, ‘dấu’ và ‘yêu’ là hai từ có ý nghĩa tương đương, ngày xưa dùng hai từ độc lập, nhưng bây giờ ta có thể thấy từ ‘yêu’ vẫn còn được viết hay nói một mình, còn từ ‘dấu’ thì không ai dùng một mình nữa. Giờ đây, thay vì ‘anh yêu em’ mà nói ‘anh dấu em’ thì không khéo lại bị hỏi ‘anh giấu cái gì?’.

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2019

BÀN VỀ CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG 5G



                           Thế giới đang bước vào giai đoạn công nghệ viễn thông 5G


            BÀN VỀ CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG 5G

Trước tiên, xin mạn phép giải nghĩa cho những người bình thường, ít quan tâm đến những thuật ngữ. Chữ G trong 2G, 3G, 4G và 5G mà chúng ta thường nghe gần đây, là viết tắt của chữ Generation, nghĩa là thế hệ. 5G là thế hệ thứ 5 của công nghệ điện thoại di động. Mạng 5G, nếu hiện giờ được phát triển ở VN thì cũng không khác nào việc xây dựng đường cao tốc cho bò đi như một số nơi ở ngoài Bắc hiện nay. Có bao nhiêu người VN hiện nay đang có nhiều hơn một chục thiết bị thông minh, luôn kết nối với internet tại nhà? Không phải tôi có ý xem thường người dân Việt, nhưng đây lại là sự thật.

            

             

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2019

CỘNG ĐỒNG THIỂU SỐ DÂN TỘC KINH Ở QUẢNG TÂY

Nguồn:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Kinh_Tam_%C4%90%E1%BA%A3o_(Qu%E1%BA%A3ng_T%C3%A2y)

                       Vị trí Tam Đảo (Quảng Tây) mà thiểu số dân tộc Kinh sinh sống


  CỘNG ĐỒNG THIỂU SỐ DÂN TỘC KINH Ở QUẢNG TÂY

Đối với chúng ta, rất ít người biết có một cộng đồng rất nhỏ (khoảng 22,000) người Jing (người Kinh) sống ở Tam Đảo (Quảng Tây, Trung Cộng) là một “khám phá” gây nhiều cảm xúc. Rồi lúc được biết họ đã rời xa Việt Nam 500 năm mà vẫn cố gắng duy trì bản sắc văn hóa dân tộc Việt trước sức đồng hóa rất mạnh của Trung Cộng, xem những điệu múa, đánh đàn bầu, nghe họ hát tiếng Việt làm ta xúc động…

Vào khoảng thế kỷ 16, có một số người Việt di cư lên phía bắc lập nghiệp ở vùng Trường Bình – Bạch Long. Vùng đất đó bấy giờ thuộc Đại Việt nhưng theo Công ước Pháp-Thanh ký năm 1887 giữa Pháp và nhà Thanh thì Trường Bình bị sáp nhập vào nước Trung Hoa. Người Kinh tại đây là một trong số 56 dân tộc được công nhận tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2019

VỊ VÕ QUAN TRIỀU NGUYỄN CỦA LÀNG ĐIẾU NGAO (ĐÔNG HÀ, QUẢNG TRỊ) - Hoàng Triêm sưu tầm


   
                Đền thờ Ngài Phó Vệ uý Cẩm y Hoàng Văn Quý


VỊ VÕ QUAN TRIỀU NGUYỄN CỦA LÀNG ĐIẾU NGAO (ĐÔNG HÀ, QUẢNG TRỊ)

Ngài Phó Vệ uý Cẩm y Hoàng Văn Quý thuộc chi Đệ Nhị, họ Hoàng Phái Nhất, làng Điếu Ngao, nay là Phường 2, Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị.
Nhân kỷ niệm 178 năm ngày mất của Ngài, để tỏ lòng ngưỡng vọng đối với vị Võ quan triều Nguyễn đã “Vị quốc vong thân”, chúng tôi xin trích dẫn những tư liệu lịch sử có liên quan đến hành trạng của Ngài được sách Đại Nam Thực Lục (Phần chính biên), bộ sử ký viết theo thể biên niên của triều Nguyễn ghi chép:
• Tháng 9 năm 1833 (Minh Mạng thứ 14) “Cho Cai đội vệ Cẩm y Hoàng Văn Quý làm Quản cơ, Thự Phó vệ uý vệ Định Võ, Tả dinh quân Thần Sách phải đi ngay Sơn Tây đốc suất vệ binh và đóng lại đồn thú ở đó”. ( Đại Nam Thực Lục, NXB Giáo Dục, tập 3, trang790).
• Tháng 2-1834 ( Minh Mạng 15 ) “Nhân việc Đề Đốc đạo Trấn Tĩnh, tỉnh Nghệ An đánh nhau với giặc Xiêm bị thua. Thự Phó vệ uý vệ Định Võ Hoàng văn Quý được lựa phái mang 100 quân đến Tấn Sở, Quy Hợp, Nghệ An đóng giữ quân lương làm thanh thế cứu viện từ xa” (Sách đã dẫn, tập 4, trang 80).
• Tháng 3-1840( Minh Mạng 21) “Cho Phó vệ uý vệ Hậu dinh Long Võ Hoàng Văn Quý đổi bổ làm Phó vệ uý vệ Cẩm Y chuyên quản các đội quân Thường Trực và Trường Trực”. (Sách đã dẫn, tập 5, trang 812).
• Tháng 9-1840( Minh Mạng 21).
“Vua sai Phó vệ uý Cẩm y Hoàng Văn Quý đi An Giang, đều theo thượng ty sở tại sung đem lính dõng tới nơi quân thứ đánh dẹp”. (Sách đã dẫn, tập 5, trang 675).
• Tháng 10-1840( Minh Mạng 21).
“Chuẩn cho Tổng Đốc Dương Văn Phong rút về An Giang, đốc suất với Thự Lãnh Binh Nguyễn Duy Tráng và Quản Vệ ở Kinh phái ra Hoàng Văn Quý chia đi các huyện Thượng Phong, Phong Nhương ở Nghi Hoà và Hà Âm, Hà Dương ở Tịnh Biên, tìm bắt bọn giặc đều có chuyên trách”. (Sách đã dẫn, tập 5, trang 820).
• Tháng 11-1840( Minh Mạng 21).
“Vua dụ: Xem lời tâu thì Lê Quang Huyên tựa hồ có ý sợ khó, tránh chỗ nọ tới chỗ kia, không nghĩ đến việc nước. Chuẩn cách bỏ hàm Tham Tri Bộ Binh. Còn Dương Văn Phong thì lập tức cùng với Lãnh Binh Nguyễn Duy Tráng và Quản Vệ Hoàng Văn Quý đi ngay đến Tịnh Biên đánh dẹp, nhận việc ấy làm trách nhiệm của mình”. (Sách đã dẫn, tập5, trang 845).
• Tháng 11-1840 (Minh Mạng 21).
“Dương Văn Phong về đến An Giang, thương lượng và uỷ cho Nguyễn Duy Tráng mang 300 quân đi đến phủ hạt Tịnh Biên đánh dẹp, còn mình và Hoàng Văn Quý quản lĩnh 700 binh dõng thẳng đến phủ hạt Nghi Hoà. Lúc này ở huyện Phong Nhương có bon giặc đang tụ họp, Tổng Đốc Dương Văn Phong và Quản Vệ Hoàng Văn Quý đã đánh tan bọn thổ phỉ, số còn lại đều chạy trốn vào rừng”. ( Sách đã dẫn, tập 5, trang 851).
• Tháng11-1840. “Tin thắng trận tâu lên, Vua khen ngợi, thưởng cho quan quân đi đánh chuyến ấy Cấp, Kỷ, tiền bạc có thứ bậc. Lại dụ rằng, chuẩn cho Dương Văn Phong liệu lượng để lại cho Hoàng Văn Quý cùng 300 đến 400 biền binh chuyên ở Nghi Hoà còn Dương Văn Phong lập tức quay về Tịnh Biên đốc suất cùng Nguyễn Duy Tráng đánh dẹp cho yên mặt ấy”. (Sách đã dẫn, tập 5, trang 852).
•T háng 1-1841 (Thiệu Trị thứ nhất). “Bọn giặc tụ họp ở xứ Liệt Điệt, Hà Tiên. Tổng Đốc Dương Văn Phong cùng Cẩm Y Phó vệ uý Hoàng Văn Quý cùng chia đường tiến đánh, lấy luôn được bốn đồn, thừa thắng chuyển sang ở Cần Sư. Phong cùng Lãnh Binh Nguyễn Duy Tráng và Phó Vệ Uý Cẩm Y Hoàng Văn Quý, Quản Cơ Trần Tri và Trần Văn Hoằng đẵn phá nơi đường tắt hiểm trở, đánh phá được sào huyệt của bọn giặc ở hai núi Chân Chiêm và Tham Đăng. Lại phục binh ba mặt đánh ập lại, chém ngay ở mặt trận được ba tên đầu mục và 20 tên đồng đảng, còn thì bắn chết đâm chết cũng nhiều, lấy được khí giới các hạng. Vua thấy quân ta thắng luôn mấy trận rất khen ngợi, thưởng cho các loại nhẫn vàng, kim tiền Phi Long hạng to, nhẫn vàng mặt thuỷ tinh cùng gia thưởng Quân công kỷ lục có thứ bậc”. ( Sách đã dẫn, tập 6, trang 44).
• Tháng 2-1841(Thiệu Trị thứ nhất).
“Nghe tin bọn giặc có 2000 đứa tụ họp ở cổ thành Lò Gò, Phong lập tức chia quân làm 3 đạo sấn lên trước đánh dẹp rất dữ, các đạo quân chém được mười thủ cấp, đâm và bắn chết vài chục tên giặc, giặc bỏ thành chạy trốn. Dương Văn Phong lại dâng tập Thỉnh An: đến như vùng Nghi Hoà thần xin tự mình cùng Quản Vệ ở Kinh phái ra là Hoàng Văn Quý tự đem binnh dõng đi đến nã bắt bọn thổ phỉ (giặc Chân Lạp, giặc Man). Vua chuẩn y, thưởng cho Phong và Quý tiền, áo quần và nhẫn vàng”. (Sách đã dẫn, tập 6, trang 94 và 95)
•Tháng 3-1841 (Thiệu Trị thứ nhất). “Bọn giặc Thổ và giặc Thanh trốn vào các xứ Mã Tộc và Sóc Trăng, đồ đảng đến hơn 6000 tên. Phong tập hợp binh dõng được hơn 1200 quân, chia làm 3 đạo. Phó vệ uý Thần cơ Trung vệ Phạm văn Đại, Phó cơ Chu văn Tuyên, Nguyễn văn Nội đốc suất quân Trung đạo. Phó quản cơ Nguyễn văn Tuấn, Thí sai (tập sự) Phó cơ Nguyễn văn Niên, Bang biện ( trợ lý ) Phó cơ Nguyễn văn Nhạn, Lê văn Thú đốc suất quân Tiền Đạo. Phó vệ uý Cẩm y Hoàng văn Quý, Thí sai Phó cơ Trần văn Nguyệt, Bang biện Phó cơ Nguyễn văn Long đốc suất quân Hậu Đạo, định ngày tiến quân đi đánh. Đến ngày tiến quân Tráng ra hiệu cho quân các Đạo tiến vào. Lúc ấy bọn giặc đương mở tiệc uống rượu, đều bỏ chạy trốn. Các binh dõng đi đấy đều tranh nhau xông vào, người thì cướp lấy tài vật, kẻ thì ngồi xuống ăn uống, ngã cờ, vất khí giới, không chuẩn bị một chút nào. Bọn giặc thừa cơ đánh úp toán quân Hậu Đạo, giết hại quân lính, cướp lấy súng và khí giới. Hoàng văn Quý kêu gọi quân cứu viện, Tráng nói truyền đi là không có quân nào cứu viện được. Bọn giặc nghe thấy nói thế, càng đánh gấp. Văn Quý và Văn Nguyệt đều bị bọn giặc đâm chết, quân Hậu Đạo bị tan rã, quân hai đạo Trung và Tiền vất cả khí giới mà chạy” .
Ngoài những trích dẫn từ sách Đại Nam Thực Lục ở trên, một số thông tin có liên quan đến ngài Hoàng văn Quý từ những nguồn khác được trích dẫn lại:
“Trấn thủ Nam Định Lê Mậu Cúc, Phó Vệ uý Trang võ Phạm văn Toản, Phó Vệ uý Cẩm y Hoàng văn Quý, Cai đội Nguyễn văn Hoà, Hồ văn Vạn, Mai văn Biên, Nguyễn văn Phú, Thành Thủ uý Dương Phúc Tứ, Án sát Thái Nguyên Nguyễn Mưu đều người huyện Đăng Xương và lần lượt chết trận được liệt thờ ở đền Trung Nghĩa”. ( Đại Nam Nhất Thống Chí, NXB Thuận Hoá, Tập 1, trang 289).
• Trong văn tế hàng năm ở đình làng Điếu Ngao, “Trước năm 1972, sau tiên tổ 5 Họ, danh sách mời kế tiếp là:
- Đinh Tri phủ quý công.
- Cai tổng nhị vị.
- Chánh phó lãnh binh Hoàng quý công tam vị: đây là ba ngài thuộc họ Hoàng 1, theo ông Hoàng văn Dự, chỉ hai ngài làm chánh phó lãnh binh thật, còn một ngài được triều đình phong tặng vì đã sinh hạ ra quan. Các vị này, vì có công đức với làng, được làng đưa vào thờ ở đình làng, gọi là hâu thần.” ( Hoàng Đằng, Chuyện Làng Tôi, trang 19).
“Ngài được Triều đình Huế tặng Phấn Dũng Tướng Quân. Sau khi hy sinh Ngài được phong tặng Phó Lãnh Binh, có án thờ tại đình Trung Nghĩa từ năm 1847 ở kinh thành Huế. Thân phụ ngài có Sắc tặng Tín Nghĩa Đô Uý, thân mẫu có Sắc tặng Vi Cung Nhơn. Sau khi Ngài hy sinh, con trai trưởng của Ngài được Tập ấm Phó Quản Cơ, cháu nội trưởng của Ngài được Sắc tặng Tùng Tinh Anh- Danh Giáo Dưỡng”. (Gia phả gia đình) .
• Gia phả viết: “Ngài hy sinh tháng 3 năm 1841, thi hài không mang về được quê nhà, gia đình làm mộ gió và nhờ thầy Pháp chiêu hồn liệm cốt”.
Chúng ta cùng kính cẩn nghiêng mình trước anh linh ngài Phó Vệ uý Cẩm y Hoàng văn Quý nhân kỷ niệm 178 năm ngày mất của Ngài, Người đã hy sinh thân xác của mình để giữ vững cương thổ và mở rộng bờ cõi ở vùng đất phương Nam của Tổ Quốc.

                                                                    Hoàng Triêm sưu tầm
                                                                         (Tháng 3 / 2019)

            


Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2019

VIẾT CHÍNH TẢ VIỆT NAM THEO QUY ƯỚC CƠ BẢN: DÙNG DẤU HỎI - NGÃ

Nguồn:
http://khanh3721.blogspot.com/2018/08/viet-chinh-ta-vietnam-qui-uoc-co-ban.html

 

    VIẾT CHÍNH TẢ VIỆT NAM THEO QUY ƯỚC CƠ BẢN:
    DÙNG DẤU HỎI – NGÃ

Chỉ nhắc cái cơ bản dễ nhớ để viết chính tả tương đối ổn và hạn chế lỗi ở mức thấp nhất.

1. DÙNG TỪ LÁY THEO QUI ƯỚC :

– Dấu Hỏi đi với Sắc và Ngang.
– Dấu Ngã đi với Huyền và Nặng.

HỎI + SẮC :

– Gởi gắm, thổn thức, rải rác, khoảnh khắc, rẻ rúng, tử tế, cảnh cáo, sửng sốt, hảo hán, phản phúc, phản kháng, rửa ráy, quả quyết, khủng khiếp, khỏe khoắn, nhảm nhí, lở loét, lảnh lót, bảo bối, thưởng thức, thẳng thắn, thảng thốt, hiển hách, nhỏ nhắn, chải chuốt, rả rích, phảng phất, lả lướt, bổ báng, sản xuất.

– Mát mẻ, sắc sảo, mắng mỏ, vất vả, hối hả, hớn hở, xối xả, bóng bẩy, nóng nảy, sắp sửa, sắm sửa, hớt hải, lấp lửng, khúc khuỷu, tá lả, rác rưởi, trống trải, cứng cỏi, sáng sủa, sến sẩm, xấp xỉ, lém lỉnh, láu lỉnh, ngắn ngủi, chống chỏi, hốt hoảng, rắn rỏi, tức tưởi, chúi nhủi, nhắc nhở, nức nở, sấn sổ, ngất ngưởng, thắc thỏm, thấp thỏm, trắc trở, tráo trở, béo bở, ngái ngủ, gắt gỏng, kém cỏi, khấp khểnh, cáu kỉnh, kháu khỉnh, thất thểu, khốn khổ, tán tỉnh, ngúng nguẩy.

HỎI + NGANG :

– Nhỏ nhen, nhởn nhơ, ngẩn ngơ, vẩn vơ, lẳng lơ, lẻ loi, hỏi han, nở nang, nể nang, ngổn ngang, dở dang, giỏi giang, sửa sang, thở than, mỏng manh, chỉn chu, dửng dưng, trả treo, tả tơi, bỏ bê, mải mê, chở che, bảnh bao, hẩm hiu, phẳng phiu, khẳng khiu, rủi ro, mỉa mai, trẻ trung, nghỉ ngơi, ngủ nghê, tỉ tê, xỏ xiên, ngả nghiêng, đảo điên, hiển nhiên, lẻ loi, thảnh thơi, sản sinh.

– Dư dả, chăm chỉ, năn nỉ, thư thả, thon thả, thoang thoảng, trong trẻo, trăn trở, vui vẻ, thơ thẩn, thanh thản, mơn mởn, xăm xỉa, lêu lổng, hư hỏng, căng thẳng, dai dẳng, xây xẩm, san sẻ, xoay sở, hăm hở, xa xỉ, ngoe nguẩy, phe phẩy, đông đủ, tanh tưởi, chưng hửng, tiu nghỉu, sang sảng, nham nhở, chao đảo, gây gổ, sơ hở, cơ sở, tin tưởng, năng nổ, cưa cẩm, thăm thẳm, đưa đẩy, tưng tửng, say xỉn

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2018

THƠ TÌNH “IT” (INFORMATION TECHNOLOGY'S LOVE POEM)


    


THƠ TÌNH “IT”
(INFORMATION TECHNOLOGY'S LOVE POEM)

Anh đã viết thư tình trên Net
Gửi em yêu nhưng không thấy Reply
Và mỗi lần anh thử Retry
System hỏi User name và password......
Em vội bước ra đi quên Logoff
Chẳng một lời dù chỉ tiếng Standby
Em quên hết kỷ niệm xưa đã Add
Quẳng tình anh vào khoảng trống Recycle Bin.
Anh vẫn đợi trên nền xanh Desktop
Bóng em vừa Refresh hồn anh
Từng cú Click em đi vàonỗi nhớ
Trong tim anh... Harddisk... dần đầy.
Anh ghét quá, muốn Clean đi tất cả
Nhưng phải làm sao khi... chẳng biết Username
Hay mình sẽ một lần Full Format
Em đã change... Password cũ còn đâu!
Anh sẽ cố một lần anh sẽ cố
Sẽ Retry cho đến lúc Error.
Nhưng em hỡi làm sao anh có thể ..
Khi Software anh dùng... đã hết Free Trial
Hình bóng em vẫn mãi Default...
Trái tim anh, em Select bằng Mouse
Chốn hẹn hò: Forum - Internet
Lời yêu thương truyền bằng phương thức Get
Nhận dáng hình qua địa chỉ IP
Nếu một mai em vĩnh viễn ra đi
Anh sẽ chết giữa muôn ngàn biển Search
Lời tỏ tình không dễ gì Convert
Lưu ngàn đời vào biến Constant
Anh nghèo khó mang dòng máu Sun
Em quyền quý với họ Microsoft
Hai dòng Code không thể nào hoà hợp
Dẫu ngàn lần Debug em ơi
Sao không có một thế giới xa xôi
Linux cũng thế mà Windows cũng thế

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018

PHỤ NỮ THẬT SỰ MUỐN GÌ?


baomai.blogspot.com

PHỤ NỮ THẬT SỰ MUỐN GÌ?

Vua Arthur trẻ tuổi của nước Anh, bị quân Pháp phục kích và bắt giữ. Lẽ ra vua nước Pháp sẽ giết ngài, nhưng vẻ trẻ trung dễ mến của Arthur đã làm cho vua Pháp cảm động. Ông hứa sẽ trả tự do cho Arthur nếu giải được câu đố vô cùng khó. Thời hạn trả lời là một năm, không giải được Arthur sẽ phải chết.

Câu đố là: PHỤ NỮ THẬT SỰ MUỐN GÌ?

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2018

NHỮNG MỐI TÌNH LÃNG MẠN - Nguyên Lạc


       
                   Tác giả Nguyên Lạc


       NHỮNG MỐI TÌNH LÃNG MẠN
                                             Nguyên Lạc

       Sụt sùi tình lệ giãi bày
       Khốc văn một bức tuyền đài gởi em!
       (Viết giùm Phạm Thái gởi Quỳnh Như - Nguyên Lạc)

VỀ CHỮ ROMANCE

Romance (danh từ)
- Câu chuyện tình lãng mạn; mối tình lãng mạn.
- Sự mơ mộng, tính lãng mạn.
Romantic
(Tính từ): - Lãng mạn, xa thực tế,
-Viển vông, hão huyền,
(Danh từ): Người lãng mạn
Romantic love tiếng Pháp là Romance d’amour
@_Về âm nhạc
Về âm nhạc, Romance thường được hiểu là “Tình ca” , là loại nhạc viết cho guitar, xuất phát từ Tây Ban Nha . Thuật ngữ Romance thoạt đầu mang ý nghĩa “Bài hát thế tục” để phân biệt với các ca khúc Tôn giáo bằng tiếng Latinh. Dần dần, ngôn từ Romance được phổ biến, phát triển rộng rãi ra ngoài biên giới Tây Ban Nha và trở thành tên gọi cho một thể loại "thơ ca trữ tình" Đến đầu thế kỷ 19, Romance mới được khẳng định như thể loại ca khúc nghệ thuật hàn lâm, phổ biến trong giới quý tộc.

*
Người Việt chúng ta hình như mang tính vọng ngoại, cái gì của người khác, nhất là của Trung Quốc, của Tây Phuơng đều hít hà khen ngợi, chê cái của riêng mình.  Khi liên hệ đến tình lãng mạn (Romance, romantic love) ai cũng thường cho là chuyện "ông Tây bà Đầm" Romeo & Juliet hoặc "Phượng Cầu Hoáng" - Tương Như & Trác Quân, Thôi Hộ... của Tàu là nhất. Họ đâu biết chúng chỉ là hư cầu, hoặc có "ý đồ", chưa lãng mạn "tới bến" làm người đầy lệ cảm thương như những chuyện của Việt Nam : Trương Chi & Mị Nương , Phạm Thái & Trương Quỳnh Như...
Ta thử lần lượt xét từng chuyện tinh lãng mạn

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2018

TẠI SAO NGƯỜI BÌNH ĐỊNH, PHÚ YÊN GỌI LÀ "DÂN NẪU" ?


       

           TẠI SAO NGƯỜI BÌNH ĐỊNH, PHÚ YÊN  
           GỌI LÀ "DÂN NẪU" ?

Năm 1578, chúa Nguyễn Hoàng cử Phù nghĩa hầu Lương Văn Chánh làm Trấn biên quan có bổn phận đưa lưu dân nghèo không sản nghiệp khai khẩn vùng đất mới từ nam đèo Cù Mông đến đèo Cả (tỉnh Phú yên bây giờ). Sau 33 năm khai phá vùng đất mới, hình thành làng mạc, năm 1611 chúa Nguyễn Hoàng thành lập phủ Phú Yên gồm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa. Năm 1629, chúa Nguyễn Phúc Nguyên nâng cấp phủ Phú Yên thành dinh Trấn Biên. Do đặc điểm của vùng đất mới còn hoang hóa, dân cư thưa thớt nên các đơn vị hành chính của vùng biên viễn có những nét đặc thù. Dưới cấp huyện có cấp Thuộc, dưới Thuộc là các đơn vị hành chính nhỏ hơn như Phường, Nậu, Man.
Phường là các làng nghề có quy mô như phường Lụa, phường Sông Nhiễu.
Nậu là tổ chức quản lý một nhóm nhỏ cùng làm một nghề, người đứng đầu gọi là đầu Nậu.
Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm...
Do sự phát triển của xã hội Đàng Trong, năm 1726, chúa Nguyễn Phúc Chu (1697-1738) cử Đại ký lục chính danh Nguyễn Đăng Đệ quy định phạm vi, chức năng của các đơn vị hành chính. Các đơn vị hành chính như “Thuộc”, “Nậu” bị xóa bỏ.
Khái niệm thành tố chung cấp hành chính “Nậu” được biến nghĩa dùng để gọi người đứng đầu trong đám người nào đó và sau này dùng để gọi đại từ nhân xưng ngôi thứ ba.
Từ “Nậu” không xuất hiện độc lập mà chỉ có mặt trong các tổ hợp danh ngữ. Ví dụ:

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2018

THỪA THIÊN TỨ BẤT, BẮC NINH TỨ VẬT, ỨNG HÒA TỨ VẬT, SƠN TÂY TỨ MẠC, NGHI XUÂN TỨ VẬT... - La Thụy sưu tầm


       

Tất cả những câu dưới đây đều là lời truyền miệng trong dân gian, không có lời nào do tôi hoặc ai đó bịa đặt ra. Và việc ghi chép lại đây chỉ nhằm trước là hầu chuyện, sau là để chư vị bổ sung các“tứ vật”,“tứ bất”,“tứ mạc” nữa mà các vị được biết, hoặc các cách lý giải khác về các “tứ vật”,“tứ bất”,“tứ mạc” dưới đây.


      *1- THỪA THIÊN TỨ BẤT


          Bất giao Nguyệt Biều hữu
          Bất thú Dạ Lê thê
          Bất ẩm Thạch Hàn thủy
          Bất thực Lương Quán kê.

         (Chớ kết bạn với dân Nguyệt Biều
         Chớ lấy con gái Dạ Lê
         Chớ uống nước ở Thạch Hàn
         Chớ ăn thịt gà Lương Quán.)