BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn BÌNH THƠ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn BÌNH THƠ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2019

PHẢN HỒI BÀI "BÀN VỀ BA BÀI BÌNH THƠ" “NGHIÊNG” CỦA CHÂU THẠCH - Nguyên Lạc


       
                             Tác giả Nguyên Lạc


PHẢN HỒI BÀI "BÀN VỀ BA BÀI BÌNH THƠ" “NGHIÊNG” CỦA CHÂU THẠCH
                                        Nguyên Lạc

Lời nói đầu
Tôi đã hứa với một người sẽ bỏ qua, không tiếp tục chuyện vô bổ này nữa, nhưng tôi bắt buộc đành phải thất hứa lần cuối vì ông Châu Thạch vẫn tiếp tục tấn công, nhầm hạ uy tín tôi bằng cách dán (paste) những bài viết chủ quan đầy sân si, đầy tính chia rẽ,  đầy tính hơn thua, không xây dựng vào trang Facebook tôi . Những bài viết  rất ít tính lý luận văn hc, ch "vch lá tìm sâu" để cố tình tấn công cá nhân người khác. Dưới bài là những đường links dẫn đến những bài ca ông Châu Thạch.

TÌNH VÀ XUÂN TRONG THƠ TÌNH YẾN LAN – Lâm Bích Thủy


        
                 Tác giả Lâm Bích Thủy


       TÌNH VÀ XUÂN TRONG THƠ TÌNH YẾN LAN
                                                                  Lâm Bích Thủy

Từ trước tới nay, nói về “thơ tình” hay “mùa xuân” thì người ta chỉ nhắc tới Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Xuân Quỳnh... chứ mấy ai biết đến tình và xuân trong thơ linh Lân tức Yến Lan của Bàn Thành tứ hữu của miền đất vang lừng thế võ.

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2019

BÀN VỀ BA BÀI BÌNH THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THỤY - Châu Thạch


            
                  Nhà bình thơ Châu Thạch


   BÀN VỀ BA BÀI BÌNH THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THỤY
                                                                                      Châu Thạch
                              
NGHIÊNG

Ai từng chao nghiêng
Chắt lắng hết hương mê
Chừ hoài niệm
Len lỏi ngoằn ngoèo trong ký ức
Tình xưa hẹn ước
Chông chênh rơi mất ánh trăng thề?

                                       La Thụy

Đọc được bài thơ “Nghiêng” rất hay của nhà thơ La Thụy, Châu Thạch tôi nổi máu văn chương cũng muốn viết đôi dòng cảm nhận của mình. Thế nhưng thấy trên diễn đàn đã có nhiều bài bình luận về nó, mình có viết nữa cũng bằng thừa. Thôi thì chơi trội một chút, bình các bài bình viết về bài thơ ấy. Nói chữ “bình” cho oai thế thôi, chứ thật ra con dế hèn mọn nầy chỉ xin có đôi lời bày tỏ cảm giác của mình khi đọc các bài bình mà thôi, mục đích cũng là gáy bá vơ, góp một chút âm thanh trong hương thơm của hương đồng cỏ nội dưới ánh trăng nghiêng của nhà thơ La Thụy.

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2019

ĐỌC BÀI THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THỤY - Phạm Đức Nhì


       
                      Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


       ĐỌC BÀI THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THỤY

NGHIÊNG

Ai từng chao nghiêng
Chắt lắng hết hương mê
Chừ hoài niệm
Len lỏi ngoằn ngoèo trong ký ức
Tình xưa hẹn ước
Chông chênh rơi mất ánh trăng thề?

                                        La Thụy

Tứ thơ chỉ là một câu hỏi của tác giả “Có ai từng đang ngắm trăng, hồn bỗng chao nghiêng, hương mê lắng đọng, tình xưa hẹn ước, kỷ niệm hiện về, để cuối cùng trời đất cũng chao nghiêng, ánh trăng thề chông chênh rơi mất, chỉ còn ta với những bóng hình xưa?”

Với tôi, La Thụy làm thơ đều tay và chắc tay. Đọc một số thơ anh tôi có cảm tưởng anh “thích” lối dàn quân của Thơ Mới... Nhưng không hiểu sao mấy bài sau này trên VNQT (Hòn Chồng, Mẹ) anh đã mạnh dạn thay đổi số chữ trong câu. Đặc biệt đến bài Nghiêng thì anh lại nổi hứng bứt phá hết những sợi dây trói buộc của thơ truyền thống và Thơ Mới.

Có lẽ khi “chao nghiêng” tâm hồn thi sĩ đang bồng bềnh chơi vơi ở một nơi xa nào đó - đủ xa để “quên hết lời em dặn dò”, ở đây là quên hết luật tắc của thơ và “rơi mất ánh trăng thề”. Nhưng chẳng phải quên như vậy lại là cái hay hay sao?

Có thể nói Nghiêng của La Thụy là bài thơ phá hết mọi lề luật - chỉ giữ lại chút vần. Vần không chỉ thoang thoảng rất vừa độ ngọt mà vị ngọt cũng khác lạ. Không phải cái ngọt bình thường của đường mía hay đường thốt nốt mà hình như là vị ngọt của mật ong nguyên chất từ chốn rừng sâu núi thẳm.

Cách ngắt dòng, dàn trận của Nghiêng, theo tôi cũng rất tuyệt, chứng tỏ tác giả đã nắm trong tay toàn quyền tự do sắp xếp, điều khiển đội quân chữ nghĩa của mình. Chữ “mê” đang lơ lửng trong không gian; “Chừ hoài niệm”“Tình xưa hẹn ước” nên đọc khe khẽ, hơi lướt qua để câu “len lỏi ngoằn ngoèo trong ký ức” được sóng đôi với câu kết “Chông chênh rơi mất ánh trăng thề”. (Cả 2 câu đều 7 chữ). Chữ “mê” đang thơ thẩn đợi chờ, thấy bóng chữ “thề” ở cuối đường, chạy bay lại như gặp người tình trong mộng. “Mê” “thề” ôm ghì chặt nhau trong niềm hạnh phúc vô biên.
Người đọc nào đọc hết bài thơ mà không lây cái niềm hạnh phúc ấy!

Một đặc điểm nữa của Nghiêng là sự cô đọng. Bài thơ chỉ có 30 chữ, nhưng để “tóm tắt” đại ý của tứ thơ tôi đã phải “gói gọn” trong 45 chữ. Sức nén của ngôn ngữ thơ trong Nghiêng thật đáng nể.
Cảm xúc từ tầng 1 (câu chữ) và tầng 2 (thế trận) - đặc biệt là tầng 2 - khá mạnh. Độc giả thật sảng khoái khi bài thơ – lúc ấy cũng là bản nhạc – đi đến giai kết hoàn toàn (cadence parfaite). Chữ “thề”, có âm vang của chữ “mê” trợ lực, trở về chủ âm hết sức ngọt ngào. Vì bài thơ quá ngắn, có cảm xúc ở tầng 3 nhưng rất nhẹ.

Tóm lại, Nghiêng là bài thơ ngắn, ngắn nhưng hoàn chỉnh. Thi ảnh đẹp, thi pháp mới lạ, Chỉ thế thôi cũng đủ làm thi sĩ nở mày, nở mặt với đứa con tinh thần của mình. Hy vọng La Thụy nhận ra thế mạnh từ thi pháp của Nghiêng để khi có tứ thơ hay, cảm xúc dạt dào sẽ cho ra đời những bài thơ bề thế hơn. Và dĩ nhiên, còn hay hơn nữa.

                                                                             Phạm Đức Nhì

BÀN VỀ BÀI BÌNH THƠ “THUYÊN NEO BẾN LẠ” CỦA ĐĂNG XUÂN XUYẾN - Châu Thạch


              
                    Nhà bình thơ Châu Thạch

         BÀN VỀ BÀI BÌNH THƠ “THUYÊN NEO BẾN LẠ”
         CỦA ĐĂNG XUÂN XUYẾN

Nhân được nhà thơ Đặng Xuân Xuyến báo tin cho tôi đọc bài viết “Tưng Tưng bảy chuyện cùng…Nguyễn Đăng Hành” tôi tò mò tìm đọc thêm một vài bài của anh trên trang web dangxuanxuyen.blogspot.com. Nhờ vậy bài bình thơ “Vài suy nghĩ khi đọc Thuyền Neo Bến Lạ của Phúc Toản” đập vào mắt tôi. Cái khiến cho tôi dừng lại để đọc không phải là bài bình mà chính là bài thơ “Thuyền Neo Bến Lạ” của nhà thơ Phúc Toản. Đọc bài thơ xong, xúc cảm với bài thơ đưa tôi đọc tiếp bài bình. Xin mời thưởng bài thơ trước:

THUYỀN NEO BẾN LẠ
          (Gửi NTPT)

Lạnh lùng cơn gió chiều đông
Xô con thuyền nhỏ theo dòng về xa ...
Dây đời buộc tím nhành hoa
Ngày vui ...mà lệ ướt nhòa câu thơ ...

Thật rồi... vẫn ngỡ là mơ
Lấy chồng! Em lấy chồng! Ơ! Lấy chồng...
Gừng cay, muối mặn xát lòng
Nỗi buồn cứ nhói vào trong nỗi mừng...
Một luồng gió thổi sau lưng
Tân bao kỷ niệm, đoạn từng nhớ thương...
Mùa xuân phía trước dâng hương
Đằng sau lạnh buốt một phương trời buồn...

                            Tân Yên, tháng 01.2001
                                  PHÚC TOẢN

Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến đã viết lời bình ngắn, trình bày lướt qua vài cảm nhận mà anh đã có khi đọc bài thơ nầy. Để bài viết không dài, Châu Thạch xin nêu những ý chính trong bài bình của Đặng Xuân Xuyến và đóng góp những ý kiến của mình như là một cuộc trò chuyện văn chương, hầu góp vui cho bạn đọc thư giản năm, mười phút mà thôi.

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2019

VÀI KHÁI NIỆM VỀ VIỆC DÙNG CHỮ TRONG THƠ - Nguyên Lạc


         
                               Tác giả Nguyên Lạc

      VÀI KHÁI NIỆM VỀ VIỆC DÙNG CH TRONG THƠ
                                                                                  Nguyên Lạc
Lời nói đầu:
Trong bài viết CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THỤY (http://vannghequangtri.blogspot.com/2019/02/cam-nhan-ve-bai-tho-nghieng-cua-la-thuy.html) được nhiều độc giả đồng cảm, tôi đã bị nhà bình thơ Châu Thach- Tran Trương Văn và fans tấn công bằng "ngôn ngữ văn hóa đường phố", tôi bắt buộc phải trả lời ông, nếu không thì "thất kính". Đây là vài lời của "văn hóa chửi, văn hóa đường phố" của ông:"Với lại những người dốt nát mà háu danh thì tự kiêu tự đại, diễn đàn có góp ý đúng cũng cho sai". (Trạn Trương Văn - Châu Thạch)
Để trả lời những "chủ quan" về phê bình của ông Châu Thạch, cũng như nói rõ tiêu chí của riêng tôi về thơ, giải thích thêm rõ về cảm nhận bài thơ "Nghiêng" của La Thụy tôi -  "người dốt nát" như ông CT đã chửi - post bài này lên các web trong và ngoài nước. Bài này đã được in trong tạp chí văn học nghệ thuật VĂN HỌC MỚI xuất bán tại California tháng nầy 2/2019. Đây là web side của VĂN HỌC MỚI (https://vanhocmoi.com/)
                                                                    Trân trng - Nguyên Lạc

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2019

CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THỤY, CÁI TÔI TRONG SÁNG TÁC THƠ VĂN - Nguyên Lạc


     
                                Tranh Nguyen Son


     CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THỤY
     CÁI TÔI TRONG SÁNG TÁC THƠ VĂN
                                                                                Nguyên Lạc 

Theo quan niệm riêng tôi về thơ văn, trong con người có hai cái tôi: Cái tôi lý trí và cái tôi cảm xúc:
1. Cái tôi lý trí do lý trí chi phối, mang tính hơn thiệt, đúng sai, được thua vân vân... Trong cái tôi này có chứa cái tôi "teo chim", có nghĩa là cái tôi sợ hãi. Biết rằng mình không thích, biết rằng dối gian... nhưng vẫn phải làm, phải lèo lách... Đây là cái tôi không thực trong thơ văn.
2. Cái tôi cảm xúc: Đây là cái tôi thực sự, cái tôi nhân bản, cái tôi của thương yêu, cái tôi cảm nhận sự thua thiệt, không cần danh tiếng tiền tài ... vân vân và vân vân. Nhà thơ cần cái tôi này
Một bài thơ hay khi nào cái tôi cảm xúc lên làm chủ, đè cái tôi lý trí xuống. Do đó người ta thường nói: Tình yêu thường "mù quáng", nghĩa là lý trí "đi chỗ khác chơi". Thơ mà chỉ có lý trí, chỉ sắp xếp chữ, không có cảm xúc thì thơ chắc không gây một hiệu ứng nào đối với người đọc và chắc sẽ bị mau quên.

*
Tình cờ tôi đọc được một bài thơ tôi rất thích, một bài thơ đầy cảm xúc. Một bài thơ mà "cái tôi cảm xúc, cái tôi đích thực" lên làm chủ, dành quyền “đạo diễn”, đuổi "cái tôi văn hóa / lý trí" vào bóng tối. Bài thơ "Nghiêng" của La Thụy. Một bài thơ ngắn chỉ ba mươi chữ. Đây là bài thơ:

NGHIÊNG

Ai từng chao nghiêng
Chắt lắng hết hương mê
Chừ hoài niệm
Len lỏi ngoằn ngoèo trong ký ức
Tình xưa hẹn ước
Chông chênh rơi mất ánh trăng thề?

                                         La Thụy

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2019

THƯA CHUYỆN CÙNG BẠN ĐỌC... VỀ BÀI VIẾT CỦA ÔNG NGUYÊN LẠC - Đặng Xuân Xuyến


              


          THƯA CHUYỆN CÙNG BẠN ĐỌC... 
          VỀ BÀI VIẾT CỦA ÔNG NGUYÊN LẠC

Thật sự là tôi không thích đọc những bài viết chuộng lối "tầm chương trích cú" nên ngày 14 tháng 02 năm 2019, khi nhà thơ La Thụy gửi qua email, ngó thấy tên tác giả bài viết là Nguyên Lạc, tôi liền nhấn chuột thoát ra để vào đọc thư khác. Sở dĩ như vậy là vì gần đây, vào cuối năm 2018, vô tình đọc 2 bài viết của tác giả Nguyên Lạc, cũng do nhà thơ La Thụy gửi qua email, tôi đã phát hãi khi phải đọc những đoạn "tầm chương trích cú" mà nhiều người đã biết hoặc không cần phải biết, được ông Nguyên Lạc sử dụng na ná kiểu "Sơn Đông mãi võ", “lên gân dạy đời” dành cho những nạn nhân không chỉ là nhà phê bình văn học Châu Thạch, nhà thơ Phạm Ngọc Thái hay Giáo sư Tiến sĩ Hồ Ngọc Đại, Phó giáo sư Phó tiến sĩ Bùi Hiền,... mà với tất cả những ai đọc 2 bài viết đó.

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

AN NHIÊN TRONG “TÂM SỰ NGƯỜI THƯƠNG BINH” THƠ TRANG Y HẠ - Lời bình Lê Liên


    
                        Tác giả Lê Liên


   AN NHIÊN TRONG 
   “TÂM SỰ NGƯỜI THƯƠNG BINH”  THƠ TRANG Y HẠ 
                                                                                           Lê Liên

Tôi được sinh ra và lớn lên ở ĐàLạt: Một Thành Phố rất đỗi bình yên!
Ngày nhỏ,
Tôi chỉ biết chiến tranh qua những câu chuyện do người lớn kể, hoặc qua những mẩu truyện mà tôi lượm lặt, hay đọc được lác đác ở đâu đó mà thôi!
Thi thoảng,
Tôi thấy những đoàn xe quân vụ dài lê thê hàng chục chiếc GMC bịt kín mít, nối đuôi nhau chạy dài trên phố; hoặc đêm đêm nhìn qua đồi pháo binh, tôi thấy có những tia ánh sáng, quét ngang bầu trời một vòng 360 độ …
…. Với tôi đó là HÌNH ẢNH của chiến tranh!
Rồi dần dà,
Tôi thấy men theo một đoạn của con mương nước chảy từ Hồ Xuân Hương dẫn ra thác Cam Ly, (bây giờ là đường Nguyễn Văn Cừ) và ven đồi trên phố, là những căn nhà nho nhỏ như những chiếc hộp quẹt lơn lớn dựng lên san sát, xập xệ bên nhau, trên con đường (bây giờ gọi là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa)…. Ba tôi nói đó là khu nhà của các anh Thương Binh
….. Với tôi, đó là DẤU VẾT chiến tranh

VÀI SUY NGHĨ KHI ĐỌC BÀI BÌNH THƠ "THUYỀN THEO BẾN LẠ" - Nguyên Lạc


         
                         Nhà bình thơ Nguyên Lạc


VÀI SUY NGHĨ
KHI ĐỌC BÀI BÌNH THƠ "THUYỀN THEO BẾN LẠ"

Lời nói đầu:
Bài viết nầy viết ra với tấm lòng yêu thương thơ văn cùng với niềm trân trọng sự chính xác và trong sáng của tiếng Việt thân yêu. Chủ ý của tác giả chỉ góp ý, đưa ra vài suy nghĩ hoàn toàn chủ quan về tính đẹp, tính chính xác của thơ văn chứ không có ý gợi ra sự tranh luận, sự đúng sai. Mong các bạn hiểu cho - Nguyên Lạc

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2019

THẦY PHONG THỦY BÙI ĐỒNG VÀ NHỮNG COMMENT BÌNH THƠ - Đặng Xuân Xuyến


         


THẦY PHONG THỦY BÙI ĐỒNG VÀ NHỮNG COMMENT BÌNH THƠ

Trên trang facebook cá nhân, ngày 28 tháng 10 năm 2018, tôi viết vài dòng kệ:

Ngẫu hứng bình thơ thiên hạ
Tấm lòng thấu cảm bật ra
Dở hay mặc người bình bán
Cứ là hồn nhiên như tiên

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2019

CẢM NHẬN BÀI THƠ “MƯA” CỦA NHÃ MY - Hoàng Yên Lynh


            
                                 Nhà thơ Hoàng Yên Lynh


            CẢM NHẬN BÀI THƠ  “MƯA” CỦA NHÃ MY
                                                                   Hoàng Yên Lynh

Tôi vẫn thường ghé trang nhà của nhà thơ Nhã My để được đọc những sáng tác thơ, văn mà theo tôi là những tâm sự rất thật, rất đời mà mỗi chúng ta thường bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày.Và tôi chú ý đến bài thơ MƯA của tác giả Nhã My, có lẽ cũng một phần bài thơ được ghi chú thời điểm sáng tác 1976.Với tôi, đó là thời gian mà tôi phải sống cách biệt với thế giới bên ngoài, chỉ hơn hai năm, thời gian không dài nhưng lại là những tháng năm đầy biến động… Tôi nghĩ, tác giả bài thơ hẳn cũng không tránh khỏi những tác động của đổi thay khi mà tình đời,tình người chìm đắm trong nhiễu nhương, khi mà mọi giá trị đều đảo lộn. Thế nhưng, đọc xong bài thơ tôi mới chợt hiểu,với thi nhân dù cuộc sống có “thương hải biến vi tang điền” thì  niềm rung động vẫn là chất thơ như đã hòa nhập vào tâm hồn mà không bị chi phối bởi hoàn cảnh nếu không nói ngày càng sâu lắng *... Để rồi, tác giả nhận ra:  ́́

 Một mình bến vắng chiều mưa
 Hạt khoan, Hạt nhặt, Hạt thưa, Hạt dày

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2019

30 BÀI THƠ HAY VÀ 70 BÀI THƠ DỞ NHẤT THẾ KỶ XX - Trần Mạnh Hảo

Nguồn:
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=9806&rb=0101

   

   30 BÀI THƠ HAY VÀ 70 BÀI THƠ DỞ NHẤT THẾ KỶ XX
                                                                                 Trần Mạnh Hảo

Tập sách 100 bài thơ hay nhất thế kỷ XX do Trung tâm Văn hoá Doanh nhân (TTVHDN) và Nhà xuất bản Giáo dục (NXBGD) vừa ấn hành đã bị dư luận trong nước và ngoài nước phản ứng. Theo lời nói đầu của TTVHDN và NXBGD cho tuyển tập này, thì đây là cuộc thi bình chọn các bài thơ hay của thế kỷ XX, diễn ra trong suốt hai năm, có hàng nghìn thí sinh khắp nước và hải ngoại tham gia; cuối cùng, qua “mắt xanh” của ban chung khảo gồm năm vị: nhà thơ Hữu Thỉnh (trưởng ban), nhà thơ Phạm Tiến Duật, nhà thơ Trần Đăng Khoa, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh và nhà thơ Bằng Việt, mới lọc ra “vàng ròng” là 100 bài thơ hay nhất thế kỷ XX này.

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2018

NGUYỄN GIA THIỀU, HỒN THƠ ẤY CHIẾC PHAO TRÊN CẠN - Trần Mạnh Hảo


      

Chưa bao giờ như hôm nay, nước Việt Nam chúng ta cần một chiếc phao cứu nạn trên cạn ( phao vật chất và cả phao tinh thần) như lúc này, để cứu thoát cả một dân tộc sắp chết đuối trên mặt đất, chết đuối trên cao nguyên, chết đuối trong chính tâm hồn mình, xin đọc bài:

NGUYỄN GIA THIỀU – HỒN THƠ ẤY CHIẾC PHAO TRÊN CẠN

Khi tiếp cận một số tác gia văn học lớn thời phong kiến như Nguyễn Trãi, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương…hầu như giới nghiên cứu văn học “quy phạm” ở nước ta đều dùng khái niệm “trung đại” (trung cổ) là phạm trù văn hóa khu biệt của phương Tây để làm hệ quy chiếu đo đạc, thậm chí còn làm phương pháp luận tiếp cận nữa.
Chính sự lầm lẫn “lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia” trong phương pháp luận ấy đã dẫn đến những đánh giá khá sai lạc về 9 thế kỷ văn học dân tộc thời phong kiến của ông cha ta. Chúng tôi xin vứt bỏ cái kính chiếu yêu trung cổ – kinh viện lầm lạc kia để nhìn nhận các tác gia văn học thời phong kiến của ta dưới một cái nhìn khác, không phụ thuộc vào những định kiến hay những bùa chú, những công cụ tiếp cận gông cùm lỉnh kỉnh ngoại lai nào. Trước hết, chúng tôi xin đề cập tới một đại tác gia: Nguyễn Gia Thiều.

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2018

GÓP Ý VỀ "ĐƯỜNG THI HẬU HIỆN ĐẠI" - Nguyên Lạc


      
                        Nhà bình thơ Nguyên Lạc

      GÓP Ý VỀ "ĐƯỜNG THI HẬU HIỆN ĐẠI"                                                                                         Nguyên Lạc
***
LỜI PHÁT BIỂU CỦA NHÀ BÌNH THƠ CHÂU THẠCH


Tình cờ vào trang THƠ ĐƯỜNG ĐẤT VIỆT, tôi đọc được bài: “XUÂN ĐỢI NHÉ” THƠ LÃNG UYỂN CHÂU: ĐƯỜNG THI HẬU HIỆN ĐẠI của Nhà bình thơ Châu Thạch [1] đăng ngày 23-05-2018, những lời phát biểu sau đây của Nhà bình thơ gây nhiều "ấn tượng" đối với tôi:
" Tôi không rành văn học sử nhưng hình như các thể thơ làm theo phong cách mới xuất hiện từ đầu thế kỷ 20, được các nhà nghiên cứu văn học cho rằng là thơ hiện đại. Ngày nay có một thứ thơ chữ nghĩa bí hiểm, ý tứ bí mật được cho là thơ hậu hiện đại. Tất nhiên thứ thơ hiện đại và hậu hiện đại nầy không có Đường thi. Từ lập luận nầy người viết nghĩ ra một ý ngộ nghĩnh, dí dỏm như sau: Đường thi cũng có hai loại, Đường thi cổ thi và Đường thi hậu hiện đại. Đường thi cổ thi là thơ Đường luật được sáng tác từ xưa đến nay, câu thơ dùng nhiều hán tự và điển tích, ý thơ gò bó trong ngữ nghĩa của ông bà để lại và đối ngẩu thì đập vào nhau chan chát như hai chiếc bánh xe song hành trên đường sắt.  Đường thi hậu hiện đại là thơ Đường luật của một số tác giả ngày nay sáng tác, không dùng chữ Hán và điển tích, ý thơ rõ ràng đọc là hiểu ngay, đối ngẫu trong thơ thanh thoát nhẹ nhàng như hai thiếu nữ đi song song bên nhau. Đây chỉ là một phát biểu vui của người viết, xin đừng ném đá nếu cho là sai.
Trong số Đường thi hậu hiện đại ấy, hôm nay tôi thấy mình thích thú với bài thơ “Xuân Đợi Nhé” của Lãng Uyển Châu" [Châu Thạch]  

Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2018

KHÍ CỤ BÌNH AN - Thơ Châu Thạch, lời bình Lê Liên


            
                      Tác giả bài viết Lê Liên


          KHÍ CỤ BÌNH AN 
                        Thơ Châu Thạch
                        Lời bình Lê Liên

Dạ thưa,
Có một điều kỳ lạ chạm đến trái tim mình khi tôi đọc câu cuối của bài thơ:
“Xin hết thảy đăng quang làm hành khất.”

Và tôi hiểu vì sao lại có tựa bài thơ là LỜI KHUYÊN KỲ DỊ của nhà bình thơ CHÂU THẠCH.
Bản thân tôi rất say mê, rất yêu quý “KINH THÁNH”. Đặc biệt khi đọc bài thơ “Lời Khuyên Kỳ Dị” của nhà thơ Châu Thạch. tôi liên tưởng đến đoạn Kinh Thánh trong sách MÁC. (Chương 6: từ câu 7 đến câu 13.) Tôi thầm cảm ơn huynh ấy, đã chuyển hóa đoạn Kinh Thánh trên thành một bài thơ rất ngộ nghĩnh, mang tính tự sự cá nhân, rồi nhẹ nhàng đi vào lòng người như một lời mời gọi… rất ư là kỳ dị !

"Hãy trang bị cho mình chiếc gậy
Như thêm chân để đi giữa cuộc đời
Và chiếc túi như chiếc hồ lô nhỏ

Bạn lên đường làm hành khất rong chơi."

TIỄN BẠN 2 - Nguyên Lạc


     
                     Nhà bình thơ Nguyên Lạc

     TIỄN BẠN 2
         Nguyên Lạc    

Lời cẩn báo:
Xin thưa: -- Tính nhân bản là một thuộc tính của thơ hay, nước nào cũng có, chỉ có trước hay sau thôi. Cái hay, cái đẹp, nhân bản là tài sản chung của nhân loại; nó không cón riêng của tác giả khi đã được công bố cho công chúng. Những bài thơ Đường tôi phóng dịch vì lẽ nầy, chứ không phải vì "sính ngoại", vi "đội Hán" hay vì muốn chứng tỏ ta đây "tót vời",  "riêng một góc trời" (tựa một bài nhạc). Hãy trân trọng cái hay, cái đẹp của tiền nhân, với điều kiện nó không phục vụ cho một ý đồ xấu. Tiền nhân chúng ta cũng có những bài thơ rất hay tôi từng phóng dịch, thí dụ của Nguyễn Du. Có gì xin các cao nhân bỏ qua cho. Trân trong - Nguyên Lạc
                                                               ***
Trong bài TIỄN BẠN 1 tôi có bàn sơ lược về bạn TRI KỶ, nay trong bài 2 tôi xin tóm lược lại để các bạn chưa đọc bài 1 khỏi tốn thời giờ truy tìm.
Tiễn bạn ở đây theo ngu ý riêng tôi là tiễn bạn TRI ÂM, TRI KỶ, chứ không phải là bạn bình thường. Bạn TRI ÂM, TRI KỶ rất khó tìm. Tôi xin mạn phép ghi ra vài dòng về các bạn này.

BẠN TRI ÂM TRI KỶ

1. Bạn Tri kỷ trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh, Tri kỷ là: Soulmate, Confidant
-- Soulmate (noun): a person ideally suited to another as a close friend or romantic partner.
[Tạm chuyển ngữ: Một người hoàn toàn phù hợp (lý tưởng) với người khác như là một người bạn thân hoặc người bạn tình lãng mạn]
-- Confidant (noun): a person with whom one shares a secret or private matter, trusting them not to repeat it to others.
[Tạm chuyển ngữ: Một người mà từ họ, ta chia sẻ một vấn đề bí mật hoặc riêng tư, tin tưởng họ không kể lại những điều này với người khác]