BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Bảy, 8 tháng 7, 2023

SẦU CA, thơ Trần Văn Lương - THÁN CA, thơ Đỗ Chiêu Đức




Dạo:
    
Lời xưa trối lại còn đây,
Sao ta vô dụng thế này, hỡi ơi!
 

 
,
.

.
         
 
Âm Hán Việt:
   
SẦU CA
 
Bi văn tỏa thạch bi,
Di mệnh vĩnh nan di.
Lệ chí, duy hồng lệ
Y tiền tí lạn y.
  
Trần Văn Lương
 
Dịch nghĩa:
 
KHÚC CA SẦU
 
(Bài) văn buồn khóa chặt bia đá,
Lời (người xưa) trối lại vĩnh viễn khó thay đổi.
(Dù) gắng sức (nhưng) chỉ có lệ máu
Thấm (ướt manh) áo rách như trước.
 
Phỏng dịch thơ:
 
KHÚC CA SẦU
 
Hằn bia đá vết sầu dâu bể,
Di mệnh buồn há dễ đổi thay.
Trọn đời dẫu cố loay hoay,
Trên manh áo rách lệ nay vẫn hồng.          
 
                             Trần Văn Lương
                             Cali, 7/2023
 
Lời than của Phi Dã Thiền Sư:
 
Mộ bia buồn vẫn còn đó, di mệnh của người xưa vẫn còn đó.
Nhưng, than ôi, vì tấm thân vô dụng, bất tài vô tướng nên dù gắng gỏi thế nào cũng chỉ làm lệ máu rơi trên manh áo rách!  
Hỡi ơi!
 
HỌA VẬN:
 
Dạo:
               
Trăm năm bia đá thì mòn,          
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ!
 
                 
歎歌                    THÁN CA
            
啤酒就口碑,     BI tửu tựu khẩu BI,             
迤邐總不移。     DI lệ tổng bất DI.            
厲鬼灑愁淚,     LỆ quỷ sái sầu LỆ,              
伊誰還有衣?     Y thùy hoàn hữu Y?!                     
 
     杜紹德                Đỗ Chiêu Đức
 
Có nghĩa:
        
- Rượu BIA làm nên BIA Miệng (Bia vào nói năng lung tung!).
Nhưng...        
- Lòng vòng rồi cũng không có thay đổi gì hết.        
- Qủy dữ thì vẫn chuyên rải ra những giọt lệ sầu mà thôi!...       
- Thử hỏi người nào còn có (cơm ăn) áo mặc đây?!
 
Diễn Nôm:
 
 * Song thất lục bát:
              
Nốc rượu bia, làm nên bia miệng,              
Lòng vòng rồi có tiếng nhưng không...             
Lệ sầu qủy dữ đừng mong...              
Ai người còn có áo hòng mặc đây?!
 
 * Lục bát:
              
Rượu bia bia miệng trơ trơ,              
Lòng vòng cũng rứa khó chờ đổi thay.              
Lệ sầu qủy dữ xưa nay,             
Khắp nơi cơm áo mấy ai đủ đầy!?
                                        
              Đỗ Chiêu Đức kính họa

Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2023

LỠ CHUYẾN TÀU QUÊ - Thơ Phan Quỳ


  
                           Nhà thơ Phan Quỳ


LỠ CHUYẾN TÀU QUÊ
 
Ta hẹn em một chiều thu tháng bảy
Lối đường xưa ta lần bước quay về.
Hành trang đây, cõi lòng ta rất vội
Bởi lâu rày ta lỡ chuyến tàu quê.
 
Đôi mắt em ta nghe chừng cay đắng,
Tràn lên mi niềm tủi nhớ mong chờ.
Hẹn một chiều hai mình hết bơ vơ.
Mặc ngày sau quanh ta tràn gió bão.
 
Nhắm mắt lại ta nghe đời hư ảo
Cháy trong hồn xao xác mấy vần thơ.
Nhớ thương ơi bao giây phút tình cờ
Bàn chân mộng, em vào đời diễm tuyệt.
 
Ta chờ em lúc trăng đầy trăng khuyết,
Em đợi ta thôi đã mấy mùa hoa.
Lời chưa nói đến bao giờ nói hết
Ta ngập ngùng bởi ngại những phôi pha.
 
Rồi ta xa, trên dặm dài gió bụi,
Em quay về khâu vá những buồn vui.
Đem bướm hoa thêu vào đời hoang vắng.
Đem tơ trời dệt áo mộng tinh khôi.
 
Ta bặt tin nơi quê người biền biệt
Em âm thầm giữa phố cũ im hơi
Làm sao níu một quãng đời đã mất
Lối đi về rộn rã bước chân vui...???

Chiều nay nhớ, em ơi, ta thật nhớ
Má môi hồng, áo trắng, thuở xinh tươi.
Tay lần đếm, tờ lịch sao nhiều quá
Nao nức chờ giây phút được trùng lai.
 
Đường về quê, thơm ngát tóc mây cài...
 
                                           Phan Quỳ

ĐÃ LÂU RỒI – Thơ Khê Kinh Kha


   
                       Nhà thơ Khê Kinh Kha

 
ĐÃ LÂU RỒI
 
đã lâu rồi hồn mình quên xao động
như cánh diều không còn gió thoảng bay
như lá vàng im lìm trong mưa lạnh
chết âm thầm trên thảm cỏ xác xơ
 
như mùa đông về đây không hẹn trước
tuyết vô tình phủ kín lòng quạnh hiu
và cô đơn giăng đầy trên cánh gió
dưới hiên đời nhìn tuổi mộng ra đi 
như mặt trời tủi hờn trong mắt lạnh
như vòng ôm chưa trọn đủ ước mơ
như kỷ niệm xa mờ trong trí nhớ
những dại khờ bao lần ướt bờ môi
những mặn nồng của hai đứa mình thôi
  
anh đã quên những con đường phượng nở
tuổi học trò em đã nói yêu tôi
anh quên luôn những đêm dài thơ thẩn
những trăng vàng chen giữa bước chân em
nhớ làm sao những sao trời sáng quá
những sao trời rơi rớt trong mắt đen
những lần hôn, vội vã dưới mưa dầm
và hơi ấm mình truyền nhau vụng dại
 
anh quên bẵng dòng sông xưa nước cuốn
những ngọn đồi mây gió vẫn luyến thương
những suối ngàn trọn đời thương mưa lại
lúa lên mầm như hạnh phúc lứa đôi
bởi vì em mái tóc quá dịu mềm
bởi vì em tình mộng như cánh sen
nên anh đã trăm ngàn lần ước vọng
 
đã lâu rồi anh như mây lạc hướng
đi giữa đêm sâu không ánh trăng vàng
không thấy được hiện tại trên đôi tay
cũng không biết về đâu một ngày mai 
những buổi cơm anh cố ăn để sống
mà trong lòng nước mắt cứ như canh
và hồn mình thổn thức nỗi cô đơn
bao đêm dài không tìm ra giấc ngủ
bởi muộn phiền khô đắng cả tâm tư
 
đã lâu rồi anh không nhìn ra sự thật
bởi nơi đây sự thật quá tủi lòng
đến bao giờ anh tìm được niềm tin 
cho anh được ngủ vùi trong mái tóc
của một thời tuổi mộng ngát tình em
 
                                  Khê Kinh Kha
 

BIỂN MUỘN, THỊ TRẤN CHIỀU MƯA – Thơ Tịnh Bình


   
                   Nhà thơ Tịnh Bình


BIỂN MUỘN
 
Thôi biển đừng khóc
Sóng về đâu
Và gió về đâu...
 
Thăm thẳm xanh gợi muôn trùng da diết
Biển triệu tuổi rồi
Liệu có già chăng ?
 
Bạc đầu sóng gối đầu vai đá núi
Trăm năm ư ?
Chưa vãn cuộc mê tình
 
Chiều mọc muộn
Xóa mờ cơn dư ảnh
Ốc mượn hồn lẻ loi đời cát
Khua khoắng gì nhọc kiếp mê hoang...
 

NUỐI TIẾC, ĐÊM CÔ LỮ, TÌM ĐÂU THƠ? – Nguyên Lạc


   
                     Nhà thơ Nguyên Lạc

 
NUỐI TIẾC
 
Người đã đến đã đi như định mệnh!
Ta bên trời nuối tiếc mộng thời gian
Chiều cổ độ mây trắng bay thăm thẳm
Cố nhân ơi bi thiết nỗi điêu tàn!
 
 
ĐÊM CÔ LỮ
 
Trăng ơi! Lạnh lắm trăng ơi!
Phải trăng là Nguyệt mà tôi truy tầm?
Còn đâu! Thôi đã hư không!
Bên trời viễn mộng ngất lòng cố hương
 

ĐẤT CHUỒI – Thơ Lê Phước Sinh


   
                          Nhà thơ Lê Phước Sinh


ĐẤT CHUỒI 
 
Gió vần Cát ra xa
Biển xanh muốn thành vũng
Dương Liễu xây bờ bao
Sóng vỗ vi vu hát.
 
Chân Sông tạo Hầm ếch
Nước ngầm luồn tận trong
Khai cát bùn sỏi đá
Chuyển dòng chảy lỏm lồi.
 
Rừng xanh bóc quy đầu
như Giang hồ rạch mặt
Chân tay xăm lở loét
huyết tương chảy từng hồi.
 
tưởng là "Chùm Khế Ngọt"
ngờ đâu sâu rụng đầy.
 
                  Lê Phước Sinh

Thứ Hai, 3 tháng 7, 2023

NHỮ DƯƠNG VƯƠNG PHỦ - Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện



Đây nói về Nhữ Dương Vương phủ, một bộ phận công cụ tối cần thiết cho chính quyền nhà Nguyên thời vua Thuận Đế, tài liệu về cá nhân của Nhữ Dương Vương cũng rất là sơ sài, chỉ biết ông là bà con xa trong hoàng tộc Mông Cổ, dù rằng cũng mang giòng họ Thiết Mộc Nhĩ, ở đây cũng xin nói vòng vo một chút kẻo người mến mộ văn tài Kim Dung ít hiểu lầm hơn. Về âm chữ cuả người Hán, chữ thì nhiều nhưng âm thì ít, đôi khi lại trùng âm trùng nghĩa nữa là đằng khác, chả hạn:
- Hãng [Xưởng], Hàng [Ngân Hàng], Hành [bộ Hành], Hạnh [Đức hạnh] cũng chỉ đều là một chữ
- Cố Nhằn, Cù Lẻng, Cu Lờ cũng đều là Cô Nương [姑娘]
 

Thứ Bảy, 1 tháng 7, 2023

CHỮ TRUNG – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức


      
TRUNG là Ở GIỮA, Ở BÊN TRONG. Như Trung Tâm 中心 là ở ngay chính giữa và Tâm Trung 心中 là ở ngay trong lòng. TRUNG là chữ viết được hình thành theo phép Chỉ Sự với diễn tiến của chữ viết như sau:
 
     Giáp Cốt Văn    Kim Văn        Đại triện        Tiểu Triện     Lệ Thư
 

GHI CHÉP TỪ TRUNG TÂM CỨU HỘ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ HÀ NỘI – Việt Khôi

Gấu ngựa mang cái bụng chi chít sẹo sau hàng trăm lần bị hút mật, hay bị cắt cụt chi để phục vụ những kẻ có khẩu vị khác thường. Hổ, rắn, tê tê… bị tiêm vào người đủ hóa chất tăng trọng độc hại. Có con hổ, da bị thối rữa vì chất tăng trọng... Đó là tình cảnh của những “bệnh nhân” đến với trung tâm này.


Màn tiêm vắc-xin cho “chúa sơn lâm”
 
Chúng tôi đến Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội) lúc 9 giờ sáng. Rảo bước cùng các nhân viên trung tâm tới khu vực chuồng hổ, tôi khấp khởi vì hôm nay là ngày tiêm vắc-xin phòng các bệnh bạch cầu, hô hấp… cho những “chúa sơn lâm”. Có thể, chúng tôi sẽ được chứng kiến chúa tể núi rừng “ngoan như cún” dưới bàn tay của các nhân viên y tế.
 

PHẠM DUY: NỖI BUỒN U UẨN VÀ ĐÁM CƯỚI CỦA THÁI HẰNG - Hà Đình Nguyên

Phạm Duy là con bướm đa tình, khi đã 'tạm' mỏi cánh, con bướm này chọn nơi dừng chân: lập gia đình với một người con gái tài sắc- CS Thái Hằng. Nhưng nàng lại đang mang một nỗi buồn u uất, chưa hề tỏ bày cùng ai…
 
Phạm Duy và Thái Hằng

Quen biết với gia đình Thăng Long từ dạo còn tản cư ở Chợ Đại-Cống Thần (Hà Đông, 1947), rồi cùng nhau về Liên khu VI ở Chợ Neo (Thanh Hóa, đầu năm 1949), lúc nào Phạm Duy cũng thấy vương vất trong đôi mắt của Thái Hằng một nỗi buồn...
         Thái Thanh cùng Hoài Trung (trái) và Hoài Bắc trong ban Hợp ca Thăng Long
 
Có lẽ chính vì thế mà những “cây si” tầm cỡ như: thi sĩ Huyền Kiêu, thi sĩ Đinh Hùng, họa sĩ Bùi Xuân Phái, nhạc sĩ Ngọc Bích (ở Chợ Đại), thêm Đoàn Phú Tứ, Bửu Tiến, Bửu Kỉnh (ở Thanh Hóa)… cũng không lay động được con tim của nàng. Thái Hằng rất kín tiếng, ít khi tâm sự với ai. Chỉ đến sau này, khi giữa nàng và Phạm Duy đã trở nên thân thiết thì nàng mới thổ lộ nỗi niềm sâu kín ấy:
 
Vào năm 1945, Thái Hằng đính hôn với một sinh viên trường Luật tên là Trần Văn Nhung. Nhung là một thanh niên yêu nước nhưng có khuynh hướng thân Nhật. Vào đầu thập niên 40, cũng như rất nhiều thanh niên khác, anh tin rằng Nhật Bản thực sự muốn giúp cho Việt Nam thoát ra khỏi ách thực dân Pháp.
 
Cảm tình của anh đối với Nhật Bản khiến cho anh được tặng một học bổng để đi du học nhưng anh chưa kịp đi thì xẩy ra vụ Nhật đảo chính ngày 9/3/1945. Trước giờ đảo chính, một sĩ quan Nhật hỏi một nhóm sinh viên Hà Nội do họ triệu tập xem có ai muốn xung phong cùng đi với lính Nhật vào hạ thành Hà Nội? Họ sẽ được dành cho vinh dự là tự tay giật lá cờ tam tài của Pháp xuống.
 
Mọi người còn đang do dự thì Trần Văn Nhung và một sinh viên đứng lên nhận lời. Hai sinh viên này đi tiên phong trong đám lính Nhật và bị bắn chết ngay trên bờ tường thành Cửa Bắc trong phút đầu tiên của vụ đảo chính. Ngày 11 tháng 3 năm 1945, một buổi lễ truy điệu những người đã hi sinh cho nền 'thịnh vượng chung của Đại Đông Á' được tổ chức rất long trọng tại Nhà Hát Lớn Hà Nội. Thái Hằng đầu chít khăn trắng tới dự lễ truy điệu này.
 
Cái chết của vị hôn phu đã ảnh hưởng rất lớn đến Thái Hằng. Từ ngày đó trở đi, Thái Hằng đắm đuối trong nỗi niềm riêng. Trong suốt một năm lúc chưa đi tản cư, tuần nào nàng cũng mang hoa tới đặt trên mộ Nhung và ngồi khóc…
 
Đi theo gia đình ra vùng kháng chiến, nàng vẫn mang theo tấm ảnh và tập nhật ký của người đã chết, trong đó Nhung có những câu nói vừa gở vừa thiêng như: “Nếu anh chết thì em phải lấy chồng và cố tìm ra một người nào như anh nhé”.
 
 Khi ra sống ở Chợ Đại và Chợ Neo, trong hai năm liền, Thái Hằng vẫn chưa nguôi được nỗi buồn. Suốt ba năm dài, coi như để tang cho người tình, nàng đóng chặt tâm hồn, sống với một nỗi buồn không che dấu. Một hôm, cha mẹ nàng đã tìm cách đốt tấm ảnh và tập nhật ký của Nhung đi.
 
Biết được tâm sự của Thái Hằng, Phạm Duy tuy thực tâm nể phục thái độ anh hùng của Trần Văn Nhung cũng như sự chung tình của Thái Hằng nhưng vẫn cố làm cho nàng khuây khỏa và dần dần thay thế được hình ảnh của người hùng đã khuất trong trái tim nàng ca sĩ.
 
Sau sáu tháng quen biết, Phạm Duy chính thức hỏi Thái Hằng làm vợ. Ông bà Thăng Long có chút lưỡng lự nhưng lúc đó có hai người rất uy tín là tướng Nguyễn Sơn và nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh nói giúp vào, lại nữa con trai lớn của ông bà là Phạm Đình Viêm (Hoài Trung) cũng nhiệt tình ủng hộ nên cuối cùng ông bà Thăng Long cũng ưng thuận.
 
Sau khi chọn được ngày tốt, bà Thăng Long ra cái chợ ngay trước quán phở của mình mua một nải chuối, một buồng cau, một gói trà để tiến hành “lễ hỏi”. Phạm Duy kể lại rằng: “Bên nhà trai không có ai ngoài tôi ra, đành phải nhờ người em của điêu khắc gia Lê Thị Kim là Bạch Bích tới bưng hộ khay trầu. Hôm đó, từ trong Quán Thăng Long đi ra tôi còn là một kẻ độc thân rồi tức khắc từ ngoài cửa đi vào, sau khi ra đứng lễ ông bà ông vải xong, từ nay trở đi tôi trở thành người chồng chưa cưới của Phạm Thị Thái Hằng. Một cái lễ hỏi nhẹ tênh, so với sự nặng nhọc và kiên trì của sáu tháng khổ công vận động của tôi…”.
 
Tuy nhiên vì cũng muốn tỏ ra anh hùng trong mắt hiền thê nên Phạm Duy tình nguyện vào chiến trường Bình Trị Thiên trong 6 tháng, vừa biểu diễn phục vụ vừa sáng tác (những ca khúc nổi tiếng Bà mẹ Gio Linh, Bao giờ lấy được đồn Tây - sau sửa lại là Quê nghèo, được Phạm Duy sáng tác trong thời gian này)…
 
6 tháng sau, khi Phạm Duy từ chiền trường trở về, lễ cưới của đôi vợ chồng quê này mới được cử hành dưới sự chủ hôn của Tướng Nguyễn Sơn. Lễ hỏi giản dị như thế nào thì lễ cưới cũng đơn sơ như thế. Áo cưới của cô dâu là chiếc áo dài mầu xanh thẫm mang theo từ ngày xa Hà Nội, bây giờ mới có dịp dùng đến. Chỉ có chiếc quần vải trắng vừa mới may xong.
 
Hằng ngày Thái Hằng đi dép Nhật hiệu 'con hổ' thì hôm nay cô dâu xỏ đôi guốc mới toanh. Chú rể mặc bộ đồ quân phục bằng kaki Mỹ, đội mũ ca lô bằng dạ mầu xanh, chân đi giầy cao cổ…chẳng khác chi hình ảnh cô dâu chú rể trong bài thơ Màu tím hoa sim của Hữu Loan: “Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo cưới. Tôi mặc đồ quân nhân. Đôi giầy đinh bết bùn đất hành quân...”
 
Phạm Duy kể lại: “Tướng Nguyễn Sơn, chính trị ủy viên Nguyễn Kiện, văn sĩ Nguyễn Đức Quỳnh, nhiếp ảnh gia Nguyễn Giao (ông thân sinh của ca sĩ Thúy Nga, vợ của Hoàng Thi Thơ), kỹ sư Nguyễn Dực con của nhà văn hào Nguyễn Văn Vĩnh và là bạn đồng học của tôi trong trường Kỹ Nghệ Thực Hành cùng với dăm ba người nữa... đó là những vị khách quý đã từ nơi xa hay nơi gần, leo lên xe đạp từ sáng sớm để phóng tới Chợ Neo dự lễ cưới của chúng tôi…”
 
Lễ cưới khởi sự lúc nào không biết. Mẹ vợ ra khấn vái trước bàn thờ vừa mới được dựng lên. Rồi tới phiên chú rể lên gối xuống gối, cô dâu ngồi xụp xuống đất, làm lễ gia tiên. Khấn vái ông bà ông vải xong, chúng tôi xin ra lễ sống cha mẹ vợ theo phong tục Việt Nam, nhưng ông bố vợ xua tay: 'Thôi. Đời sống mới mà. Không phải lạy Ba Mợ nữa.'
 
Sau khi đã làm xong bổn phận với người chết là tổ tiên và với người sống là cha mẹ rồi, bây giờ tới thủ tục hành chính. Nhân viên ủy ban hành chính của xã được mời tới để làm giấy giá thú. Trước mặt mọi người, cô dâu chú rể cúi xuống mặt bàn còn thơm mùi phở, ký giấy hợp hôn, tay cô dâu run run. Bây giờ mới lòi ra tên cô dâu là Phạm Thị Quang Thái. Không phải chỉ có Phạm Thị Thái….
 
Hai mâm cơm thịnh soạn hơn ngày thường đã được bầy ra trên hai cái bàn ở trong quán. Gần hai chục người đã ngồi vào bàn ăn. Ông bố vợ đứng lên mời mọi người cầm đũa, sau khi đã cám ơn quý khách. Tướng Nguyễn Sơn đứng lên nói vài câu chúc mừng. Giản dị đến độ không có được một cái nhẫn cưới để tặng cô dâu, nhưng tôi có thể nói ngay ra đây là kể từ hôm nay cho tới 40 năm sau, chưa bao giờ đôi vợ chồng này to tiếng với nhau một lần.
 
Ăn xong bữa 'tiệc' cưới, trước khi quý khách ra về, chúng tôi ra trước cửa Quán Thăng Long đứng xếp hàng cho anh Giao chụp một bức ảnh kỷ niệm. Riêng cô dâu và chú rể còn có thêm một bức ảnh chụp riêng, hai người nắm tay nhau đứng ở trong vườn chuối bên cạnh quán. Bức ảnh chụp mọi người trong đám cưới, khi chúng tôi về thành, ông bố vợ đã cắt bỏ hình tướng Nguyễn Sơn vì sợ lính Tây khám mà thấy ảnh ông tướng Tư Lệnh thì nguy hiểm lắm…
 
Đám cưới vừa cử hành xong thì đã thấy ông bố vợ vào trong làng mua lại một cái ghế dài để ghép vào giường của cô dâu cho hai người nằm, không quên nói câu nói nằm trong phong tục Việt Nam: ‘Ba giải chiếu cho các con, để vợ chồng con sinh năm đẻ mười như Ba Mợ nghe'. Thế là từ đêm nay trở đi, tôi không phải kê hai cái bàn ăn làm nơi ngủ nữa rồi”.
 
Phạm Duy, Thái Hằng và Thái Thảo trên một sân khấu
 
Cưới vợ được 4 tuần thì Phạm Duy được điều về Việt Bắc. Phạm Duy phải đưa vợ mới cưới cùng đi. Khoảng đường từ Thanh Hóa lên Việt Bắc hơn 800 cây số phải…đi bộ, nhưng mới đi được nửa đường thì Phạm Duy phát hiện vợ mình có thai. Lỡ rồi, đi luôn…
 
Đúng một tháng sau, họ đặt chân lên đất Thái Nguyên. Liên lạc viên dẫn tới Yên Giã, một khu rừng nằm gần ranh giới hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Ở chung quanh đây không có một gia đình thường dân nào cả. Khu thung lũng rộng lớn và có núi bao quanh này là An toàn khu (ATK) của tất cả các cán bộ làm việc trong các cơ quan khác nhau của Trung ương. Mỗi gia đình cán bộ đều được cơ quan của mình phát cho một mảnh đất rồi có người tới phụ giúp để dựng lên một cái nhà bằng nứa.
 
Yên Giã là nơi dành riêng cho các gia đình văn nghệ sĩ. Lúc này họ đều trở thành hội viên của các Hội Nhà Văn, Hội Hoạ Sĩ, Hội Nhạc Sĩ, Hội Sân Khấu cả rồi…Vợ chồng Phạm Duy là thượng khách của Nguyễn Xuân Khoát, Chủ Tịch Hội Nhạc Sĩ Kháng Chiến. Họ được cất cho một mái nhà tranh vách nứa nằm không xa nhà của vợ chồng Văn Cao là mấy.
 
Phạm Duy viết trong hồi ký: “Tưởng như là căn nhà bên suối đang nằm ở trong bài một hát bỗng nhảy ra đây. Đây cũng là cái tổ ấm đầu tiên trong đời tôi, của một gia đình có đôi vợ chồng son và đứa hài nhi nằm trong bụng mẹ. Nhà có tới ba phòng, phòng ngủ có cái giường nứa, phòng bếp có cái bếp nứa, phòng tắm có tấm phên cũng bằng nứa.
 
Thiếu phòng vệ sinh, nhưng chúng tôi có cả một khu rừng ở đằng sau nhà rồi. Căn nhà nứa này, tuy có phòng tắm đó nhưng có bao giờ chúng tôi chịu tắm ở trong nhà đâu? Ai chịu khó vác nước từ suối lên đây? Bà Phạm Duy đi tắm suối là kéo bà Văn Cao đi cùng. Đi mua thực phẩm hơi xa cho nên cứ cách dăm ba ngày là các bà rủ nhau cùng đi chợ.
 
Gạo ở đây là gạo kháng chiến, khi ăn mà không nhằn miếng cơm cho kỹ là dám sứt răng vì những hòn sạn. Cũng mua được thịt để ăn nhưng kho xong nồi thịt, chỉ cần một đêm là thịt kho trở thành thịt đông ngay. Bởi vì ở trong vùng rừng núi này, mỗi khi đêm xuống thì dù là mùa Hạ, trời cũng trở lạnh như trong mùa Đông…”.
 
Phạm Duy, Thái Hằng và các con
 
Ở Yên Giã, Phạm Duy gặp lại hầu hết các bạn bè văn nghệ cũ như vợ chồng Văn Cao, vợ chồng Văn Chung, các nhạc sĩ Lê Yên, Nguyễn Đình Phúc, Xuân Tiên, Xuân Lôi, Lê Văn Vũ Bắc Tiến, Thế Lữ, Võ Đức Diên, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi, Xuân Diệu... và cả người bạn thân Hoàng Cầm. Đặc biệt là gặp lại anh bạn cùng học trường Mỹ Thuật khi xưa: Mai Văn Hiến. Hoạ sĩ Mai Văn Hiến rất chiều chuộng Thái Hằng, anh thường tìm hái trong rừng những quả chua như me, sấu, là những thứ mà người đang có thai rất thèm ăn.
 
Những ngày ở ATK đã ghi đậm dấu ấn trong hồi ức Phạm Duy, ông viết: “Đời sống ở Yên Giã quá đẹp. Bõ công chúng tôi đã rời bỏ một nơi 'an ninh thịnh vượng' là Thanh Hoá để lên đây ở…”
 
                                                                              Hà Đình Nguyên
 
Nguồn:
https://tintuc.vn/pham-duy-noi-buon-u-uan-va-dam-cuoi-cua-thai-hang-post107405

SƠ LƯỢC VỀ NGUỒN GỐC MỘT SỐ ĐỊA DANH MIỀN NAM - Hồ Đình Vũ



Có nhiều nơi ở miền Nam mình đã đi qua, đã ở đó, đã nghe nói tới hoặc đã đọc được ở đâu đó... riết rồi những địa danh đó trở thành quen thuộc; nhưng chắc ít khi mình có dịp tìm hiểu tại sao nó có tên như vậy?
 
Bài viết này được hình thành theo các tài liệu từ một số sách cũ của các học giả miền Nam: Vương Hồng Sển, Sơn Nam và cuốn “Nguồn Gốc Địa Danh Nam Bộ” của Bùi Đức Tịnh, với mục đích chia sẻ những hiểu biết của các tiền bối về tên gọi một số địa phương trên quê hương mình. Xin mời các bạn cùng tham khảo và đóng góp ý kiến từ các nguồn tài liệu khác - để đề tài này được đầy đủ và phong phú hơn. Đất Nam Việt mà trước đây người ta còn gọi là Nam Kỳ, người Tây Phương khi đặt chân lên xứ mình hồi thế kỷ 16, 17 đã gọi bằng tên Cochinchine hay Đằng Trong.
 

HÒA CẢ LÀNG – Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện



Võ Lâm Trung Nguyên thời nhà Nguyên sắp mạt, thì có một thông cáo thông chồn được phổ biến trên tivi trên đài phát thanh cho toàn thể các Bang, các Phái, các Đảo, các Động, các Giáo, các Trại nếu có nhã hứng thì tới đạo quán Võ Đang ở quận Tương Dương tỉnh Hồ Bắc để thảo luận “vấn đề Chính Tà hợp nhất”. Bang Phái nào loe ngoe vài mống thì khỏi, đồng ký tên trong ban vận động là Chơn Nhơn Trương Tam Phong chưởng môn phái Võ Đang, Thiền sư Không Văn phương trượng chùa Thiếu Lâm,Trương Vô Kỵ giáo chủ Minh Giáo đời thứ ba mươi tư. Ghi chú “đây chỉ là những người tự nguyện ăn cơm nhà vác ngà voi ký tên đứng ra mời gọi, không có nhiệm vụ trách nhiệm gì sứt cả gì cả”, các chức vụ sau này hoàn toàn không ăn lương nếu có thì sau khi họp toàn thể các vị lão hiệp, nam hiệp, nữ hiệp, trung hiệp và thiếu hiệp giới thiệu đề cử ra. Cuộc họp mặt là nhằm vào ngày Trung Thu năm nay còn tám tháng nữa, địa điểm là núi Võ Đang.
 

NHỚ QUÊ, QUẢNG TRỊ QUÊ TA – Thơ Hương Xuân


   
                  Tác giả Hương Xuân             


NHỚ QUÊ
 
Tôi ở Bình Tuy vẫn nhớ quê
Làm sao có dịp để mà về!
Thăm quê một chuyến cho thoả dạ.
Cả nỗi lòng đau, dạ tái tê
 
Xa ngái quê hương đã lâu rồi.
Tình thương ấp ủ mãi trong tôi
Nhớ thời niên thiếu xa xưa ấy.
Hình ảnh quê hương chợt thấy về
 
Tôi nhớ quê tôi buổi hè về
Hàng cây râm rã tiếng ve kêu
Nắng vàng cháy rám màu da thịt
Gió Nồm thổi mát dạ đê mê
 
Tôi nhớ quê tôi buổi xế chiều
Từng đàn trai trẻ đông vui quá.
Lội, bơi, đùa giỡn giữa dòng sông
Ngâm mình dưới nước cho thoả dạ
Tắm mát con sông của quê nhà.
 
Món ăn đặc sản của quê ta
Cá bống kho tiêu quá mặn mà
Hoa quả đầy vườn thơm đỏ trái
Ngọt bùi nhớ mãi bưởi thanh trà
 
Nhớ tiết Thanh Minh đi tảo mộ
Bà con Nội, Ngoại rủ đầy vui.
Đến ngày tết, giỗ đông đúc ấy
Ghi đậm lòng tôi khó quên nguôi
 
Ai đã xa quê sao không nhớ
Nhưng tôi nhớ mãi, mãi không thôi
Hình ảnh quê hương khắc đậm rồi.
Đã in hằn vết ở trong tôi.
 
Tôi viết lời thơ để gởi về
Tỏ tình thương nhớ đến quê ta
Để ai củng hiểu cho tôi nhỉ.
Sống tha phương vẫn nhớ quê nhà.
                                            
                                 Hương Xuân
                                     9/1974

HÀNG PHƯỢNG VỸ - Truyện ngắn của Khê Kinh Kha


Tác giả Khê Kinh Kha

 
– Mưa lớn quá, làm sao em về lại trường được, chắc em …
– Không sao em. Tôi cắt ngang câu nói của nàng. Anh sẽ đưa em về, và bảo đảm, em sẽ về đến nơi đến chốn an toàn, không bị sứt mẻ gì cả.
– Sao anh lúc nào cũng đùa được. Năm giờ rưỡi Bác em đến đón mà không thấy em…
Nàng bỏ lững câu nói của mình, nhìn lên chiếc đồng hồ treo trên tường, gần quày trả tiền.
– Chỉ mới hai giờ thôi, còn hơn ba giờ nữa. Em không trễ đâu.
Tôi nói để trấn an nàng.
 

TRĂNG NON – Thơ Lê Phước Sinh


   
TRĂNG NON
 
Như con Liềm gặt Lúa
Gió lùa từng lọn Mây
không khéo để hạt rơi
Lúa chét vàng tung toé...
 
            Lê Phước Sinh