BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn ĐỒNG MÔN NGUYỄN HOÀNG. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ĐỒNG MÔN NGUYỄN HOÀNG. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2019

VỀ ĐI THÔI! - Thơ Phan Thạch Nhân


       
                   Tác giả Phan Thạch Nhân


VỀ ĐI THÔI!

Về đi thôi!
Tìm một chút hương quê
Để ấm lòng đời lữ thứ
Mưa nắng hai mùa mà Nam bộ mù khơi
Tìm lại tuổi thơ ngày xưa xa vời vợi
Ngắm ngọn gió Lào thổi cát trắng bay xa

Về đi thôi!
Bến sông quê vẫn chờ vẫn đợi
Câu hò nào
Ray rứt mãi người đi
Đường Gia Long
Chưa quên chuyện cũ thầm thì
Trăng vẫn sáng
Dưới đường hoa phượng đỏ

Về đi thôi!
Quảng Trị mùa này
Chim bay về hội tụ
Đất mẹ trải lòng chờ đợi những đoàn viên
Nếu một ngày...
Con tim lỡ ngủ quên
Vẫn mỉm cười đi thăm miền đất lạnh.

                            Phan Thạch Nhân
                     Cafe sáng VT, 25/6/2019

MƠ XUÂN - Nguyễn Miều


      
                           Tác giả Nguyễn Miều


           MƠ XUÂN
           (Tình yêu học trò)

Em đã trở về sau những ngày dài xa cách, hình bóng kiều diễm của em đã in hằn trong tâm trí của tôi, tôi đã mê những buổi nắng hồng lên nhè nhẹ trong một vườn hoa thơm ngát có bướm vàng bay lượn xung quanh, những buổi chiều gió heo may lành lạnh thổi đã sưởi ấm cỏi lòng của tôi sau những tháng ngày giá lạnh.
Ngày em ra đi tôi nhu một người mất trí những ngày hè nóng nực vì thiếu hình bóng kiều diễm của em, lá vàng rơi từng chiếc tôi đã đem làm nấm mồ để chôn chặt mối tình si.
Tôi mê em như một tên tục tử mơ tưởng đến một nàng tiên, hình bóng đó tôi đem làm niềm vui cho cuộc sống: những đêm dài thao thức, những đêm trăng một mình một bóng tôi thường âu yếm mơ tưởng đến hình bóng của em.
Em như ngôi sao quá xa vời trần thế, bàn tay tôi ngắn quá làm thế nào để nào để ôm trọn được em. Nhưng chính thế mới là tình yêu thánh thiện, mới muôn đời đẹp mãi với thời gian.

                                                                           Nguyễn Miều
                                                                   (Sáng tác trước 1975)

GIÀ RỒI - Thơ Lương Mùi


   
                   Tác giả Lương Mùi


GIÀ RỒI

Nhìn gương ta thấy mình già
Râu tóc nay ngả phôi pha một màu
Đời ta còn sống bao lâu ?
Vuốt râu vuốt tóc nghĩ sâu cuộc đời
Bao năm bơi lội giòng đời
Đến nay đã thấy rã rời chân chim
Một mình ta vẫn một mình
Thôi đừng suy nghĩ mặc tình thế gian

                                        Lương Mùi
                                         25/6/2019

ĐOẢN KHÚC CHO EM - Phan Quỳ


 
                Tác giả Phan Quỳ


ĐOẢN KHÚC CHO EM

Em. Biết bao lần ta tự nhủ, thôi không còn gì để nhớ để quên, để nghĩ để viết, thế mà, tháng bảy về như một lời tình tự, như một hẹn hò đầy trên mắt ta ngọt ngào những nhớ nhung, tràn lên tay ta vụng về từng con chữ với bao ngậm ngùi tiếc nuối xa xăm.

BÁNH BỘT LỌC - Quang Tuyết


             
                                    Tác giả Quang Tuyết


                BÁNH BỘT LỌC 

Quê tôi, Quảng Trị… Hay nói rộng ra là miền Trung, cứ mỗi mùa mưa lũ về, là Sắn bày bán đầy chợ. Thuở ấy, xưa thật là xưa, các bà nội trợ chế biến đơn giản thôi, nhổ về bóc hết võ mài ra rồi nhồi vắt thành từng miếng tròn đem hấp, có gđ thế bữa cơm chính luôn đó. Từ tình yêu thương chồng, con. Từ bản năng nội trợ trời phú cho người đàn bà... Nói theo ngôn ngữ trào lưu: “Tư duy được đầu tư, trí tuệ phát sinh”, dù chỉ quanh quẩn hạn chế trong bếp ăn cũng là một sáng kiến. Không biết quá trình chuyển biến thế nào mà sau đó Sắn mài ra hòa nước, nhồi vắt cho ra bột rồi lượt, lọc sạch qua dụng cụ chứa khác. Xác Sắn nuôi heo, bột lóng vài ba lần cho sạch mủ và trắng tinh tươm: Thế là Bột sắn lọc ra đời. 

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2019

ĐÊM KINH THÀNH LỬA DẬY - Thơ Văn Thiên Tùng


   
              Di tích Thành Tân Sở thuộc địa bàn làng Mai Đàn, 
              xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
                        

ĐÊM KINH THÀNH LỬA DẬY
               (23.5, Ất Dậu)

"ĐÀN ÂM HỒN" chứng tích lịch sử
Đêm kinh thành một thuở nấu nung
Nỗi đau dân tộc tột cùng
Hận Tây - Sa áp xiềng gông Nam triều ...

Ỷ thế mạnh đặt điều áp bức
Buộc triều đình tuân phục sứ Khâm
Phép vua - luật nước Đại Nam
Xưa rày tất tật rắp răm thi hành

Trước nghịch cảnh sao đành khuất phục
Nén hận ôm nổi nhục như vầy
Tôn Vua bổn quốc xưa rày
Tự quần dân định sao bày trình qua

Cửa Ngọ Môn chỉ Vua Nam được
Hành di cùng quan tước quốc gia
Cớ sao sứ quốc bỏ qua
Đi vào cửa chính… như là bổn Vua…

Bao lần nhịn bàn qua thương thảo
Sứ chẳng nhường lại lệnh triều ta
Đệ trình Pháp quốc phương xa
Tất tật mọi việc …tấu thưa ngọn ngành

Bắc - Trung - Nam đành rành một dãy
Chúng rắp tâm cướp lấy hai đầu
Nam - Bắc nuốt hận ngậm sầu
Triều đình ấm ức nát nhàu tâm can

Đêm hai hai - tháng năm - Ất Dậu
Lửa Hoàng thành nung nấu sục sôi
Chuyển nòng đại pháo điểm nơi
Từng tràng nhả hận đất trời chuyển rung…

Đồn Mang Cá đì đùng lửa dậy
Tòa Khâm kia đâu đấy siết vây
Pháo xòa thiêu rụi đồn bây
Hỏa công xáp trại bủa vây đến cùng

Rạng sáng ngày Hoàng Cung rực lửa
Súng đì đùng tứ cửa kinh đô
Vỡ thành chúng ập tràn vô
Cuồng điên đốt phá - cướp kho giết người

Lửa ngút trời, máu đào đẫm phố
Xác con thơ già cả nào phân
Tiếng gào la thét thất thanh
Kinh thành máu nhuộm - Hoàng Thành tả tơi…

Đành tạm buộc di dời vương điện
Xuất cung men rừng - biển hướng ra
Quan quân phụng chỉ giá xa
Hậu cung theo bước Hoàng gia đến cùng

Hai hướng chuyển di đồng đôi tướng*
Dừng cựu dinh** rồi hướng lên non
Kinh thành dẫu mất hay còn
Tôi trung thời mãi sắt son theo cùng

Ngược dòng Hàn lên vùng Trấm - Trái
Non Mai thiêng - sơn trại định hình
Ba Lòng nguồn thẳm đất linh
Định Thành Tân Sở (2) dụng binh khởi cờ

Nung nghĩa khí sẵn chờ đồng dậy
Hịch cần vương (2) đâu đấy Vua tuyên
Đại Nam khắp cả ba miền
Sỹ phu cùng với quần hiền chung tay...

Dựng sơn phòng đó đây vững chí
Khắp ba miền nung khí hờn căm
Nhắn cùng Pháp quốc xa xăm
Mông - Nguyên - Tàu - Hán nghìn năm ê chề

Văn Thân vọng lời thề chí sỹ
Từ Vụ Quang cho chí Ba Đình
Hương Khê - Bãi Sậy - Quảng Bình... chuyển lay

Đinh Công Tráng lũy dày cẩn mật
Phan Đình Phùng tất bật ngược xuôi
Đồng tướng Cao Thắng sục sôi
Súng trường chế tác ra đời Pháp kinh

Mai Xuân Thưởng nghĩa binh lừng thế
Nguyễn Xuân Ôn Thanh - Nghệ vẩy vùng
Tống Duy Tân dụng võ lẫy lừng
Thiện Thuật - Đề Thám trùng trùng kế hay

Lời sát thát "BÌNH TÂY SÁT TẢ"
Khắp ba kỳ bôn bả lập công
Bao phen giặc Pháp khốn cùng
Thôi đành gác mộng xăm lăng vẫy vùng...

Nổi oán hận chất chồng sông núi
"ĐÀN ÂM HỒN" điểm múi mốc son
Những ai vì nước vì non
Thác lúc binh lửa mất còn hảy hay...

Đàn Âm hồn xưa rày vẫn thế
Lệ thường niên lễ tế vong linh
Đã vì quốc sự quên mình
Hay vì đại nạn đao binh phách tầm

                Quảng Trị, 19/6/2019
            Mai Vân Văn Thiên Tùng

* Hai đại thần : Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường.
** Thành Quảng Trị.

…….

 (1) Chiếu Cần Vương.
Tên chính thức là Lệnh dụ thiên hạ cần vương, là lệnh dụ của vua Hàm Nghi nhà Nguyễn, tuyên bố ngày 13 tháng 7 năm 1885 (tức ngày mùng 2 tháng 6 năm Ất Dậu) tại căn cứ Tân Sở thuộc Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị khi phe chủ chiến của triều đình Huế thất bại trong trận chiến Kinh thành Huế ngày 5 tháng 7 năm 1885, nhà vua phải xuất bôn. Đây là lời dụ kêu gọi sĩ phu và dân chúng toàn quốc nổi dậy chống lại sự đô hộ của người Pháp lên đất nước Đại Nam sau Hiệp ước Giáp Thân (1884).
(2) https://bazantravel.com/thanh-tan-so-o-quang-tri/
(3) ĐÀN ÂM HỒN
http://www.husta.org/…/bien-co-kinh-do-hue-nam-1885-va-le-t…
(4) Bài Văn Tế Đàn Âm hồn - Nguyễn Phúc Vĩnh Ba
http://www.art2all.net/tho/vinhba/vanteamhon.html

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2019

DẪU LÌA NGÓ Ý – Ngô Hương Thủy


           
                          Tác giả Ngô Hương Thủy


     DẪU LÌA NGÓ Ý 
                           
     “Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng”
     (câu 2242 trong Đoạn Trường Tân Thanh)

Nhà thơ ngụ ngôn người Pháp La Fontaine đã nói một câu rất hay về tình bạn: “Tình yêu thật sự đã hiếm; tình bạn thật sự còn hiếm hơn”.
Cát Đằng, tên một loài hoa leo có màu xanh pha tím, mỏng mảnh. Bạn tôi cũng dịu dàng, mềm mại, quý phái như hoa.
Chúng tôi thân nhau từ thuở nhỏ, lúc còn học trường tiểu học Đoàn Thị Điểm trong Thành Nội. Hai đứa cứ thế lớn dần lên, lần lượt qua bên kia sông Hương học Đồng Khánh rồi Văn Khoa…
Nhà Cát Đằng nằm ở một góc nhỏ trên đường Mai Thúc Loan. Căn nhà cổ xưa như cuộc sống quan cách của gia đình. Ba Cát Đằng làm công chức cao cấp của Ty Ngân khố Thành phố. Ông đặt cho con những cái tên thật đẹp của các loài hoa : Cát Đằng, Đỗ Quyên, Hoàng Lan… Mấy chị em sống khép kín như những con ốc trong bốn bức tường rêu.

TÌNH BỖNG NHỚ, BỖNG QUÊN - Phan Quỳ


    
                 Nhà thơ Phan Quỳ


TÌNH BỖNG NHỚ, BỖNG QUÊN

Người đi. Tình bỗng nhớ.
Người về. Tình bỗng quên.
Ta chào nhau giữa phố.
Phôi pha những êm đềm.

Ơi tia nắng vừa lên.
Ơi cơn mưa chợt xuống
Ơi mùi hương cỏ mật
Ơi tóc đẫm sương đêm.

Có cồn cào hiển hiện
Có sâu lắng trong tim
Có im lìm bão nổi
Có ồn ào, dịu êm?

Biết bao lần ta hỏi
Con sóng nào qua mau
Cuốn trôi về tất cả
Xô dạt lòng biển sâu?

Có hay lòng ta đau
Cơn mưa dài nỗi nhớ
Cơn nắng đẫm chờ mong
Ngày đìu hiu im vắng
Đêm quạnh quẽ bên song
Đêm chìm lắng mênh mông
Đêm
trăng tàn nguyệt tận
Đêm
hun hút vô cùng...

          Phan Quỳ

GẶP DỊCH GIẢ ĐỖ TƯ NGHĨA - Võ Cẩm


        
                 Đỗ tư Nghĩa và Võ văn Cẩm tại Đà Lạt 14/6/2019


           GẶP DỊCH GIẢ ĐỖ TƯ NGHĨA

Đỗ tư Nghĩa em ruột Đỗ tư Nhơn thầy giáo trường Trung học Nguyễn Hoàng, Quảng Trị. Đỗ tư Nghĩa là một trong số học trò xuất sắc thế hệ NH 60/67, cùng lớp với Đoàn Đức, Nguyễn Thắng, Lê mậu Minh, Nguyễn Đình Hạnh, Nguyễn Văn Quang...
Cô Nguyễn Thị Nhã giáo viên chủ nhiệm gọi Đức - Nghĩa - Thắng là “3 anh em kết nghĩa sân chơi Nguyễn Hoàng Quảng Trị”.
Đoàn Đức kể: Khi học lớp 12C, Nghĩa xin nghỉ học, không đến lớp. Chỉ dự vài giờ Triết của thầy Lê mậu Tâm. Nghĩa vẫn đậu Toàn phần loại cao năm ấy. Học giỏi đến như vậy là cùng.
Nghĩa học Văn Khoa Đại học Huế, tốt nghiệp cử nhân Triết, có những lúc thầy Tâm bận việc thường nhờ nghĩa đứng lớp thay thế thầy.
Nghĩa rất giỏi Anh, Pháp. Nhiều năm dạy học ở Đà Lạt. Sau 1975 Nghĩa nghỉ dạy, chuyên dịch sách đặc biệt là loại sách Triết học, những tác phẩm nổi tiếng của những nhà văn tên tuổi. Nghĩa dịch nhiều tác phẩm của Tolstoy và cuộc đời tác giả “Chiến tranh và Hòa bình”
Cách đây hơn 10 năm gia đình Nghĩa được định cư ở Mỹ. Vợ con đi nhưng Nghĩa ở lại Việt Nam sống một mình tại Đà Lạt với cuộc sống hết sức đơn giản. Đơn giản đến mức tôi phải chịu thua. Con gái của Nghĩa tốt nghiệp Đại học ở Mỹ đang về làm việc ở Việt Nam, quản lý tập đoàn Grab tại Sài Gòn. Hàng tháng cháu lên thăm bố hai lần. Già, bệnh nhưng Nghĩa ăn uống hoàn toàn tự túc. Nghĩa đã ăn trường trai nhiều năm. Riêng khoản này tôi cũng thua.
Ai về Đà Lạt, Nghĩa thường tặng sách mà anh là dịch giả. Lúc cô Nguyễn Thị Nhã còn sống, lên thăm con gái là bác sĩ, cô trò thường gặp nhau. Không lần nào lên Đà Lạt mà tôi không gặp Nghĩa. 

                                                                                   Võ văn Cẩm

TỰ TÌNH THÁNG SÁU - Thơ Hoàng Chẩm


       
                        Nhà thơ Hoàng Chẩm



TỰ TÌNH THÁNG SÁU

Tháng sáu ơi ngọn ngành xanh vườn cũ
Sông nước chiều xưa mở lối nhớ tình xa
Tay trong nhịp thở nghe tiếng buồn rơi rụng
Bến nước ân tình sâu lắng một mùa hoa

Ta trở lại bên sông tìm giọt nắng
Tháng sáu thì thầm khúc hát gửi lòng ai
Mặt mày xưa ngó nhau buồn không nói
Sợi tóc nào bay vẻ nét tàn phai

Lưng chừng con nước như dòng đời lặng lẽ
Nhớ ngày về theo dấu nụ hồng xưa
Em đong đếm hương nồng mùa hạ trắng
Chén hương cay môi thắm như cơn mưa

Bây chừ một chỗ ngồi còn trống trải
Còn đó ngày sang sông đi ngược đường tơ
Như bắt giữ bóng đời nhau qua dâu bể
Thì thầm âm xưa vọng tiếng đôi bờ.

Đợi vầng trăng khuất mượn màu hoa tím
Thuở đi về chải chuốt một giấc mơ
Tháng sáu có nhau trong từng hơi thở
Khéo tay buộc nối em giữ kín dòng thơ.

Nước không cạn bởi mùa hoa tháng sáu
Ngậm ngùi tôi một thoáng với tóc mây
Nụ hôn muộn màng đầu đời cất tiếng
Tình ơi!
Còn tuổi nào nghe ngóng giữa vòng vây.

                Viết giữa mùa bằng lăng tím
                            Hoàng Chẩm

GIÓ BẤC - Hoàng Long Hải


               
                      Tác giả Hoàng Long Hải


              GIÓ BẤC

               “Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng nam”
                                                          (Tục ngữ)

      Chẳng ai lấy vợ đàn… ông. Cũng có nghĩa rằng chẳng ai làm nhà quay về hướng khác, nhất là hướng bắc, mà nhà thì phải quay về hướng nam.
      Hướng bắc là hướng gió Bấc thổi, lạnh lắm, nên muốn tránh cái lạnh của gió Bấc người ta phải quay mặt nhà về hướng nam.
     Câu tục ngữ nói trên là của đồng bào miền Bắc Việt Nam.
Đó cũng là kinh nghiệm sống, kinh nghiệm dựng nhà của người ngoài đó. Nhà đã quay về hướng nam, cửa chính cũng không làm rộng, cửa sổ đã nhỏ lại nằm trên cao. Dĩ nhiên, đó là những nhà tranh thuộc các gia đình trung lưu hay nghèo khó, là những nét đặc biệt của lối kiến trúc người Bắc, vừa ngăn cái lạnh của gió Bấc, vừa giữ trộm cắp, nhà lại kín đáo. Người ta thường dấu cái nghèo của mình, cháo thay cơm, hay ăn sắn khoai trừ bữa cũng không ai hay.
      Mái nhà xuống thấp, trùm kín phần trên vách để che mưa. Hơn nữa, cửa chính nhỏ và hẹp, cửa sổ nhỏ và cao để việc sinh hoạt trong nhà được kín đáo nên trong nhà thiếu ánh sáng tự nhiên.
Làm nhà hướng về phía nam có thể đón gió nồm thổi mát vào mùa hè. Hai chái phụ ở hai đầu, một hướng đông, một hướng tây chống hơi nóng mặt trời sáng và chiều.
Trước nhà trồng cau (để đón gió nam mát) sau nhà trồng chuối (lá chuối ngăn bớt gió bấc lạnh mùa đông).
Người đàn bà vắng chồng, đêm đêm ôm con, nghe tàu lá chuối bị gió đập phía sau hè, lòng buồn lắm. Đó là nguồn hứng khởi của câu ca dao:

      “Gió đưa bụi chuối sau hè
       Anh nghe vợ bé, bỏ bè con thơ.”
     
Người giàu làm nhà ngói, nhà cao cửa rộng, tác giả không bàn ở đây.

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2019

MỘT SỐ THƠ NHẠC THỦ BÚT CỦA THI SĨ PHẠM VĂN BÌNH - Hoàng Gia Độ

Xin giới thiệu cùng quý bạn đọc về  một số thơ, nhạc qua thủ bút của nhà thơ Phạm Văn Bình (đồng tác giả với nhạc sĩ Phạm Duy của các bản nhạc CHUYỆN TÌNH BUỒN, MƯỜI HAI THÁNG ANH ĐI). Anh Hoàng Gia Độ vừa gửi email đến chúng tôi:

Anh Đoàn Phú thân,
Đây là những bài thơ chính anh Phạm Văn Bình lúc trước đã tự viết tay tặng tôi làm kỷ niệm. Sắp đến giỗ đầu của Phạm Văn Bình, tôi gởi anh để có thêm chút tài liệu giới thiệu cho đồng hương, đồng môn biết qua trang web của anh.
                                                                             Chúc anh an lành.
                                                                               Hoàng Gia Độ


     

     


     

     

     

     

     

     

     

              
                      Tang lễ nhà thơ Phạm Văn Bình tại CA - USA

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2019

NGHỀ THẦY XƯA VÀ NAY - Hồ Ngọc Thanh


            
                     Thầy Hồ Ngọc Thanh


NGHỀ THẦY XƯA VÀ NAY

Sự nghiệp giáo dục nước Việt Nam ta bắt đầu hình thành và phát triển từ thời nhà Lý, khi việc học được coi trọng, được đặt làm nền tảng cho việc tuyển chọn nhân tài để kinh – bang – tế - thế. Triều đình đã cho lập Quốc tử giám để đào tạo, mở khoa thi tam trường để chọn người chăm lo việc nước, việc dân. Nối tiếp nhà Lý, các đời vua Trần, Lê, Nguyễn đã lập Văn Miếu, Văn Thánh,... ở kinh đô của các triều đại như Hà Nội, Huế để dựng bia đá khắc tên nhằm tôn vinh hiền tài, khuyến khích việc học và lưu danh hậu thế.

ĐỘC THOẠI - Thơ Phan Quỳ


       
                   Tác giả Phan Quỳ


ĐỘC THOẠI

Vì ta đợi mong
Nên người không đến.
Vì lá úa màu.
Nên xuân chẳng tươi.
Vô niệm vô cầu.
Thì duyên về đâu
Bao giờ sẽ khởi
Lúc nào tan mau???
....
Vô thủy vô chung
Ta, người thơ thẩn
Giữa cõi nhân gian
Mơ chốn địa đàng
Về trong cơn mộng
Kiếp nào vạn trước
Kiếp nào muôn sau
Bao giờ có nhau
Mái lầu phong nguyệt
Hoa bướm nghiêng chao???

                       Phan Quỳ


THẦM LẶNG - Lê Nguyên Tuấn

Bài viết này như những lời tâm sự của tôi dành cho người mẹ thân yêu của mình, không trau chuốt văn chương vì tôi không có năng khiếu đó. Tôi chỉ biết viết bằng con tim của một người con yêu thương mẹ.
Hôm nay khi cơn bệnh alzheimer quái ác đang làm cho mẹ mất đi nhiều trí nhớ, tôi chỉ ước mong khi nghe hay đọc bài nầy mẹ sẽ cảm nhận được một phần trong những gì tôi ấp ủ là tôi thật sự hạnh phúc lắm rồi.
                                                                                 Lê Nguyên Tuấn




THẦM LẶNG

Người ta hay cảm tác thơ chứ ít ai cảm tác đoạn văn hay là bút ký, nay tôi lại làm chuyện lạ lùng đó .Chung quy là tôi đang “feeling”, đang cảm nhận rất sâu lắng từ bài viết của người con gái nhà văn Doãn Quốc Sĩ viết về mẹ mình.
Thật là một sự khập khiễng khi so sánh với sự nghiệp của nhà văn Doãn Quốc Sĩ, nhưng ba mẹ tôi vẫn có những sáng ngời trong nhân cách sống và dấn thân với xã hội.
Tôi viết bài này để dâng tặng người mẹ yêu thương của tôi, đồng thời thể hiện sự đồng cảm với con gái của nhà văn Doãn Quốc Sĩ khi cả hai bà đang lâm vào căn bệnh alzheimer quái ác. Hôm nay, tôi viết với tất cả thổn thức, đau nhói trong trái tim và cay xè trên đôi mắt. Nước mắt chỉ chực trào ra khi những kỷ niệm của hàng chục năm về trước chợt tràn về.


Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019

ĐƯỜNG TÔI ĐI HỌC – Nguyễn Văn Quang


       
                 Tác giả Nguyễn Văn Quang


         ĐƯỜNG TÔI ĐI HỌC 
                     
Quê tôi - làng An cư, là một ngôi làng nhỏ thuộc xã Triệu Phước. Làng nằm cạnh một dòng sông, đoạn cuối của hợp lưu hai sông Thạch Hãn và sông Hiếu đổ ra cửa Việt. Tên làng, tên xã nghe thì bình yên, hạnh phúc thế, nhưng quả thực dân chẳng an cư và chẳng được phước lộc là bao!
Sống nơi nước mặn đồng chua, dân thuần nông không đủ gạo ăn, phải đi làm thuê khắp bốn phương trời. Nghe câu hát của Duy Khánh (một người con của làng) thì đủ thông cảm:

Quê hương em nghèo lắm ai ơi
Mùa đông thiếu áo, hè thời thiếu ăn!

Nhà tôi không đến nỗi ba đời ăn củ chuối nhưng cũng ba đời đi ở đợ, làm thuê! Ông nội tôi lên làm thuê tận trên vùng sơn cước, Cha tôi và hai chú tôi phải đi ở giữ trâu, phụ cày cho nhà giàu tại ba xã khác nhau; tôi mồ côi cha lúc bảy tuổi, hai em tôi chết từ nhỏ vì thiếu ăn và bệnh tật không có thuốc chữa. Mẹ tôi đi làm thuê, tôi đi mót lúa, mót khoai để nuôi nhau sống qua ngày! Thế nhưng không hiểu tại sao tôi vẫn ước ao được đi học!