Để
định hướng vấn đề nguồn gốc người Việt và tiếng Việt theo tiêu chí : trung thực-
dân tộc - nhân văn, bổ sung cho bài số 1 mở đầu, chúng tôi xin trích một đoạn
biên khảo khá dài, nhưng thiễn nghĩ cần thiết truyền đạt cho trẻ em khi giảng sử.
Tác giả Lê Nghị
Tác giả Lê Nghị
SỬ
VIỆT CHO CHÁU
Theo luận thuyết thiên di chủng tộc tự nhiên (out of
Africa: rời khỏi châu Phi) và di dân nhân tạo kéo theo biến đổi ngôn ngữ thì:
- Chủng tộc Việt là hậu duệ của Nam Á.
- Chủng tộc Hoa nam ( M122) là hậu duệ người Việt cổ (M175)
- Chủng tộc Hạ là hậu duệ của chủng Việt Hoa nam và chủng
Mongoloid. (M122+M174)
Dẫn tới:
- Tiếng Hoa Nam
là hậu duệ của tiếng Việt bao gồm cả lời nói và chữ viết.
- Tiếng Trung
ngày nay là hậu duệ của tiếng Việt Hoa Nam và tiếng của tộc Hạ. Trong đó tiếng
Việt Hoa Nam chiếm đến 80%
- Tiếng Việt ngày nay bao gồm cổ ngữ và kim ngữ. Kim
ngữ, tiếng Nôm hay thuần Việt là bộ phận tiếng Trung ngày nay không sử dụng.
- Cổ ngữ Việt là tập hợp giao của tiếng Việt và tiếng Trung (tức ngày nay ta gọi Hán- Việt, bị hiểu
lầm là gốc từ Hán. Sự thật thì đa phần là ngược lại). Nói cách khác tiếng
Việt ngày nay có cổ ngữ, kim ngữ và một phần rất nhỏ Hoa ngữ. Quá trình ngàn
năm nô lệ và giao lưu văn hoá người Việt cũng có sử dụng một ít Hoa ngữ có nguồn
gốc người Hạ là không thể chối cãi.
Vùng ảnh hưởng tiếng Việt rõ nhất hiện nay. (Vốn là xứ Bách Việt xưa)
Đồng thời nói tới nguồn gốc dân tộc truy cho tận cùng
thì cũng chỉ là những cặp Adam - Eva tại châu Phi. Tổ tiên của Kinh Dương Vương
người Việt hay Tam Hoàng của người Hoa cũng chỉ là một, nhân loại dù tên gọi sắc
tộc là gì, cũng chỉ từ một gốc cha mẹ mà ra. Qua bao nhiêu biến đổi của lịch sử,
từ thiên di do sinh tồn, đến di dân nhân tạo có tính toán của các quốc gia, làm
cho nhân loại càng xa rời tổ tiên của mình và ngộ nhận dân tộc mình không mang
dòng máu chung với dân tộc khác. Nhưng ngày nay kết hợp mọi tri thức thì loài
người nhận biết cùng một gốc, và cùng hướng tới một thế giới hoà nhập là xu thế
đương nhiên. Nhưng trong khi tiến tới hoà nhập vẫn khẳng định bản sắc của mình,
dân tộc mình cũng là lẽ đương nhiên không gì phải tranh cãi. Vì bản năng sinh vật
luôn tồn tại tư duy phân biệt giữa ta và khác ta.
Thiên Di Chủng Tộc. Bản đồ của tổ chức quốc tế gien loài người HUGO, chú ý số 175 là gien người Việt:35.000 năm
Vấn đề chính là so với cổ thư, trước đây tạo ấn tượng
người Việt và tiếng Việt từ Tàu qua không còn giá trị mà cần hiểu ngược lại.
Người Việt thời huyền sử đã lan tỏa tới nam Hoàng Hà, chứ không phải nam Dương
Tử. Quá trình xâm nhập của tộc người Hạ, khoảng 3700 năm phía Bắc Ngũ Lĩnh, hậu
duệ người Việt đã hoà nhập vào lịch sử Trung Hoa đầy biến động.
Người Bách Việt sống hoà bình ở phía nam dãy Ngũ Lĩnh,
không tham gia gì lịch sử phía Bắc cho tới năm 222 TCN nhà Tần vượt dãy Ngũ
Lĩnh bắt đầu cho tiến trình xâm lược phương Nam.
Nhìn lại lịch sử và nguồn gốc, như nhà dân tộc học
Bình Nguyên Lộc nói :
“không sắc tộc nào phải tự thẹn và cũng không
cho phép khinh bỉ bất kỳ sắc tộc nào. Cho nên việc tìm hiểu chính xác là trọng
tính trung thực trong kiến thức, chứ không nhằm cổ võ cho một sự phân biệt chủng
tộc. Đồng thời trên cơ sở khoa học loại bỏ tư tưởng cực đoan ai đó cho rằng dân
tộc mình là dân tộc cao cả nhất, là trung tâm tinh hoa nhân loại, có quyền khai
sáng văn hoá và cai quản các dân tộc khác”.
Lê Nghị
1 nhận xét:
Đăng nhận xét