BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Hai, 31 tháng 7, 2023

ĐỌC LẠI "Ý THỨC MỚI TRONG VĂN NGHỆ VÀ TRIẾT HỌC" CỦA PHẠM CÔNG THIỆN (2) - Nguyên Lạc


Phạm Công Thiện
 
VỀ PHẠM CÔNG THIỆN

1. Viết về Phạm Công Thiện
 
– Nguyễn Hưng Quốc
 
“… Mà cảm hứng của Phạm Công Thiện thì hình như bao giờ cũng dào dạt. Nó cuồn cuộn. Nó tràn bờ; nó vượt ra ngoài mọi khuôn khổ quen thuộc. Nó tạo nên đặc điểm đầu tiên và rất dễ nhận thấy trong văn phong Phạm Công Thiện: nồng nhiệt. Trong văn như có lửa. Lúc nào ông cũng ném hết tâm hồn và nhiệt huyết vào câu chữ. Không cần dè dặt. Đã tin, tin hết lòng. Đã thích, thích hết mực. Khen ai, ông khen không tiếc lời. Những từ ngữ như “đại thi hào”, “đại văn hào” “hay nhất”, “lớn nhất”… được dùng một cách thật hào sảng. Năm 1967, trong cuốn Im lặng hố thẳm, ông xem Nguyễn Du là một trong năm nhà thơ vĩ đại nhất của phương Đông; năm 1996, trong cuốn Nguyễn Du, đại thi hào dân tộc, ông đi xa hơn một chút nữa, cho Nguyễn Du là một trong ba nhà thơ vĩ đại nhất của nhân loại, bên cạnh Hoelderlin và Walt Whitman. Ngoài ba nhà thơ ấy, có còn ai đáng kể nữa không? Hình như là không. Đó là “ba thiên tài lớn nhất của nền thi ca nhân loại trong hai ngàn năm hoang vu trên mặt đất.” Với Nguyễn Du, viết thế, dù sao, cũng được: Ở Việt Nam, Nguyễn Du là một biểu tượng; mà đối với một biểu tượng, người ta không cần đặt ra những giới hạn. Nhưng với nhiều nhà thơ khác, Phạm Công Thiện cũng hào sảng như thế. Trong cuốn Hố thẳm của tư tưởng, xuất bản năm 1967, Phạm Công Thiện viết về Quách Tấn: “Quách Tấn là thi sĩ vĩ đại nhất của Việt Nam hiện giờ; Quách Tấn là người đã đánh dấu thi ca tiền chiến và thành tựu thi ca hậu chiến qua hai tập thơ

ĐỌC LẠI "Ý THỨC MỚI TRONG VĂN NGHỆ VÀ TRIẾT HỌC" CỦA PHẠM CÔNG THIỆN (1) - Nguyên Lạc


 Phạm Công Thiện
 
VỀ PHẠM CÔNG THIỆN

1. Tiểu sử Phạm Công Thiện:
Phạm Công Thiện ra đời (01/6/1941) bên dòng Cửu Long thơ mộng, khởi đi từ cao nguyên Tây Tạng ngút ngàn chảy xuống dọc ven bờ phố thị Mỹ Tho, một thị xã nhỏ nhắn, lặng lẽ hiền hòa ở miền Nam.
Ông xuất hiện trên văn đàn Việt Nam như một thần đồng, một thiên tài lỗi lạc biết nhiều thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hán, Phạn, Pali, Tây Tạng, Tây Ban Nha…
 

Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2023

HAI TẬP THI ẢNH "DƯ ÂM NGHÌN TRÙNG", "GIẤC THỤY DU" CỦA NHÀ THƠ TRẦN MAI NGÂN

                        Video tập thi ảnh “Dư Âm Nghìn Trùng”


                  

                         Album tập thi ảnh “Giấc Thụy Du”


                  
                                              ẢNH BÌA


                 

                

                

                

                

                

                

                

                

                

                

                

                

                

                

                

                

                

                

                

                

                

                

                

                

                

                

               

                

               

               

                

Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2023

THƯ GỬI NGƯỜI THI SĨ TRẺ TUỔI - Rainer Maria Rilke, Phạm Công Thiện dịch



Kim chỉ nam không những cho những thi sĩ, dù trẻ hay già. Mà là cho tất cả những ai suốt đời lầm lũi trên con đường tịch liêu: Con Đường Sáng Tạo.
 
************

 LỜI MỞ ĐẦU CỦA DỊCH GIẢ

Mười bức thư sau đây của thi sĩ Rainer Maria Rilke là một kiệt tác trong văn nghệ hiện đại Đức quốc. Không ai còn lạ với thiên tài và tên tuổi của Rainer Maria Rilke, ông là thi sĩ nổi tiếng nhất và cô đơn nhất trong văn nghệ Đức ở thế kỷ XX. Những người quen thuộc với tư tưởng của Heidegger đều biết rằng Heidegger đã dành cho Rilke một vị thế trang trọng ưu liệt trong cuộc song thoại giữa tư tưởng (Denken) và thi tưởng (Dichten). Trong sự suy tưởng về Rilke, Heidegger đã viết những câu quyết định như vầy:
“Trong thời đại đêm tối của thế giới, hố thẳm của thế giới phải được học và học cho cạn. Mà muốn thế thì phải có người với tới hổ thẳm”.
Heidegger đã nói như trên trong buổi kỷ niệm ngày giỗ R.M. Rilke. (Rilke chết ngày 29, tháng chạp, năm 1926).
Cuộc đời của Rilke, nỗi cô đơn của ông những bước chân lang thang cô tịch của ông, đôi mắt diệu vợi sâu thẳm hừng lửa của ông, tất cả những cử chỉ ấy nói lên những gì cho con người trẻ tuổi Việt Nam hiện nay?
Mỗi một người trẻ tuổi của Việt Nam đều là một thi sĩ; mười bức thư sau đây của Rilke là mười tiếng nói được gửi về bất cứ người thi sĩ trẻ tuổi nào đang sống trên mặt đất trần trụi này. Sống và sống một cách thơ mộng trên thế giới sâu kín này, phải chăng đó là tiếng ca của con chim không tên, đồng vọng lên một sớm mai hồng đang nằm phong kín trong đêm tối sinh ly?

Thứ Năm, 27 tháng 7, 2023

CẢM XÚC, LỜI NGƯỜI ĐI XA – Thơ Phan Quỳ


  
                            Nhà thơ Phan Quỳ

CẢM XÚC
 
Mưa về trên lá, mưa reo hát.
Nắng toả quanh đồi, nắng xuống chơi.
Mây nước trong veo cùng tiếng nhạc.
Mấy note trầm, cao thánh thót rơi.
 
Một cánh chim ngang liệng giữa trời
Bay về đâu đó, biển xa khơi?
Bóng núi chiều hôm sương lam phủ,
Có nghe trời lộng tiếng đàn lơi?
 
Thuyền ai đứng lặng, mái chèo vơi.
Xiêm áo bâng khuâng chợt nhớ người.
Đàn ơi khúc vắng, dòng sông vắng,
Bóng ngả bên trời, chiếc bóng tôi.
 
Phan Quỳ

CẠN LÒNG – Thơ Đặng Xuân Xuyến


   


CẠN LÒNG
(Viết tặng 1 người)
 
Ta trở về làng buổi chớm Đông
Đường xưa nhạt nắng vẹt gió đồng
Gió chiều xưa đấy sao mà lộng
Mướt cả triền đê, mướt cả sông.
 
Ta ngẩn ngơ lòng đến bến đông
Hỏi dò từ đấy có về không?
Chín năm, ờ nhỉ, bao biến động
Người ấy giờ sao chửa lấy chồng?!
 
Ta lặng lẽ tìm giữa thinh không
Ngược nắng mưa xưa ngược gió đồng
Chợt hiểu lòng người sâu hơn rộng
Nửa đời ngờ nghệch sắc sắc không.
 
Ta đành tạ lỗi với hư không
Tạo hóa trớ trêu nợ vợ chồng
Người ấy vì yêu mà sầu mộng
Vét cạn tơ lòng đốt cháy sông.
 
Hà Nội, 08:08 ngày 23/07/2023
Đặng Xuân Xuyến
 

TÌM LẠI MỘT DÒNG SÔNG – Thơ Nguyên Lạc


   
                            Nhà thơ Nguyên Lạc


TÌM LẠI MỘT DÒNG SÔNG
 
Tôi về tìm lại một dòng sông
Chảy suốt tâm tư tuổi xuân hồng
Chỉ thấy đục ngầu bờ bồi lở
Lạnh lùng hoa tím biếc mênh mông
 
Tôi về tìm lại một dòng sông
Chảy suốt trong tôi ký ức hồng
Lau lách hắt hiu chiều nắng quái
Thiết thê điệp khúc vọng muôn trùng!
 
Ngậm ngùi sông nước nỗi mông lung
Đỏ mắt tà dương rụng muộn phiền
Cổ độ nhấp nhô mờ khói sóng
Tìm đâu nhân ảnh thuở hồn nhiên?
 
Tôi về tìm lại một dòng sông
Tìm lại ngây thơ tuổi mơ mòng
Buốt lạnh gió luồn lau lách nhớ
Dòng đời sao níu được mà mong?
 
Tôi về tìm lại một dòng sông
Tìm lại tôi xưa thuở mộng cuồng
Cổ độ chiều nay hồn mơ thấy
Bóng người trầm mặc sóng mờ sương
 
Siddhartha - "Câu chuyện dòng sông" [*]
Thanh xuân cùng ý nghĩ lên đường
Thênh thang rộn bước trời muôn hướng
Luân lạc điêu tàn quy cố hương!
 
Tìm lại làm chi dòng sông cũ?
Để khóc tàn phai cổ độ chiều
Để thấy điêu linh đời dâu bể
Tà huy nghiêng bóng nỗi cô liêu!
 
Nguyên Lạc

.................

[*] Siddhartha: tiểu thuyết của Hermann Hesse (Nobel Prize 1946)

Thứ Ba, 25 tháng 7, 2023

CÓ “SÓNG CUỒNG” TRONG THƠ TRẦN MẠNH HẢO? – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì
 
Lời Nói Đầu:
 
Bạn bè chuyển cho bài viết của nhà thơ Chu Mộng Long nói về thơ Trần Mạnh Hảo. Chỉ riêng cái tựa của bài viết cũng dễ làm những người yêu thơ giật mình: Trần Mạnh Hảo: Sóng Cuồng Xô Dạt Đền Thơ. Ghê gớm quá! “Ấn Tượng” quá!
 
Muốn viết mấy dòng bình luận nhưng gặp lúc “vợ đẻ con đau nhà nước ngập” nên cứ nấn ná hoài. Mấy bữa nay con cái lấy “vacation” (phép) đưa các cháu đi chơi xa nên được ở nhà thảnh thơi, chợt nổi hứng, lấy máy ra gõ lóc cóc mấy đoạn góp vui với bạn bè yêu thơ.
Phải công nhận bài viết của nhà thơ Chu Mộng Long vóc dáng bề thế (2552 chữ), được viết trong lúc hứng khởi nên tuy là văn, mà lại khá nhiều cảm xúc, đọc cũng đỡ ngán. Đáng tiếc, có một chút hiểu lầm “nho nhỏ”.
 

NGỠ NGÀNG – Thơ Lê Phước Sinh


   
            Nhà thơ Lê Phước Sinh


NGỠ NGÀNG
 
Mùa Thu đến rồi nhỉ,
Nai vàng chạy trốn tận rừng sâu
Tiếng Mang tác vọng, đó đâu, khắc khoải
Giọt lá Mưa sầu, điệu ngắn ngân nhịp dài
 
Lê Phước Sinh

Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2023

“HOÀI THU”, BẢN NHẠC ĐƯỢC CẢM TÁC TỪ TÙY BÚT “CẢM THU” – La Thụy



Có một bài hát được những người yêu Đà Lạt thường hát với cảm xúc dạt dào nhưng lại thấm đẫm vào sâu tâm hồn. Không ít người cho rằng bài hát này do chính tác giả sáng tác. Tuy nhiên, một số người khác cho rằng bài hát này phổ nhạc từ thơ. Đó là bản nhạc “Hoài thu” được cho là của nhạc sĩ Văn Trí. Thậm chí có người cho rằng tác giả chính thức của bản nhạc “Hoài thu” không phải là Văn Trí mà là một người khác. Theo tôi, bản nhạc “Hoài thu” được nhạc sĩ cảm tác từ bài tùy bút “Cảm thu” của thi sĩ Đinh Hùng

Bài tùy bút của thi sĩ Đinh Hùng (lúc đó có bút danh là Hoài Điệp Thứ Lang) mang tên là CẢM THU, được đăng trong giai phẩm “Mùa Gặt Mới” xuất bản tại Hà Nội năm 1940. Đây cũng là sáng tác đầu tiên của Đinh Hùng được đăng trên báo. Lời bài “Cảm thu” êm mượt như thơ nên nhiều người gọi là “thơ văn xuôi”
 
CẢM THU
                         Tùy bút Đinh Hùng
 
Thu năm nay, tôi lại đi trên con đường vắng này nghe từng chiếc lá rơi trên bờ cỏ… Nước trong như một cặp mắt tuyệt vời. Những cây liễu xanh đứng buồn như những nàng Cung nữ thời xưa, và trong vườn nhà ai thấp thoáng, hoa phù dung nở trắng như một linh hồn còn trẻ?
Nắng ở đây vẫn là nắng vàng ngày xưa và linh hồn tôi vẫn là linh hồn tôi năm trước. Tôi vẫn ngờ như không sự thay đổi, vì lại thấy mình đi trên con đường này, thu năm nay, giữa lúc cây vàng rơi lá. Đường này hiu hắt, tôi đem lòng về để gặp mùa thu thương nhớ cũ, và nay cũng thấy thu về để nước hồ xanh. Chân ai đi xa vắng đằng kia, hay đó chỉ là gió thoảng mong manh? Và gió nào vương vấn hồn tôi, hay cũng chỉ là Chân ai đi xa vắng? Chao ôi! Buồn lại nhiều rồi, nhưng chỉ buồn như năm trước. Lòng tôi chẳng biết tìm ai mà nhớ, hôm nay nhớ lại buồn qua mới thấy nắng kia nhiều dĩ vãng.
Tôi nhớ một người lữ khách nào xưa, ra đi từ một mùa thu… Thế rồi cũng một mùa thu trở lại những bước đầu tiên trên con đường bạn, mắt buồn như nước, mảng tìm hồn mình hiu hắt trong hồn thu mới… Thu đã về đây, tôi làm lữ khách đi hết sông này, sông khác, cả núi, cả đèo và lại cả rừng cả suối, bây giờ tôi cũng về đây để buồn thêm một ít, nhớ thêm một ít, và yêu thêm rất nhiều.
…Từ hôm rời chân ở bến sông vàng.
Từ biệt con thuyền phiêu bạt, tôi đã hết nhớ dãy núi xanh phơn phớt đằng xa và bâng khuâng trở lại con đường quê thân mật.
Đi trên đất đó, giữa hai ruộng ngô thơm nghe ngào ngạt… Hương này có phải hương xưa? Ôi! Những dây đậu vẫn còn non mà luống khoai lang đã xanh tươi rồi nhỉ? Đi trên đất đỏ, bên những luống rau cải cúc và dẫm lên cỏ may vàng. Đây là những con bướm cũ, những cánh hoa xưa. Và này đây tất cả Ngày xưa: từng cơn gió nhỏ, từng sợi dây buồn…
 
Thôi! Thôi! Tôi không còn trẻ thơ nữa để say sưa đuổi bắt bướm đồng, và chẳng ngắm gió sầu mây, chỉ hoa lòng nở cũng nhiều bông trắng!
Thương nhớ vì sao! Tôi sớm giã từ hồn niên thiếu, hôm nay đi giữa cánh đồng lại thấy tuổi nhỏ của mình tản mạn trên từng cánh bướm, sắc hoa, và chân bước đi những bước ngậm ngùi, bởi chưng lòng tưởng con đường tan tác cánh hương của đóa xuân hồng thuở cũ.

                                                                                      Đinh Hùng
 

TRỐN THOÁT – Truyện ngắn của Dũng Nguyên


Tác giả Dũng Nguyên
                  
Có phải Tân xóm Ghẹ không? Tân giựt nẩy người khi nghe có người gọi đúng tên mình. Cái tên mà anh xem như đã chết từ lâu, cách 18 năm trước khi anh bỏ quê hương miền Trung trốn thoát đến Vùng Sông Dốc, nơi tận cùng đất nước để ẩn thân! Tân giả vờ không nghe. Nhưng không giữ được bình tĩnh, anh lạng quạng làm giỏ cá trên vai anh đang đưa từ dưới ghe lên bến cảng rơi xuống đất. Tân hơi lúng túng cúi xuống kéo vội giỏ cá sang một bên để tránh lối đi cho mấy người bạn bốc xếp đang đi bên sau, lòng anh vô cùng lo sợ!

Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2023

MÈO LẠI HOÀN MÈO - Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện


Chu Nguyên Chương xưng Đế, đặt quốc hiệu là Minh, 
trở thành Minh Thái Tổ
 
Chu Nguyên Chương đăng cơ lên ngôi, đặt quốc hiệu nước là Đại Minh có nguồn gốc xuất xứ từ Minh Giáo] niên hiệu là Hồng Vũ, đóng đô ở Kim Lăng [Nam Kinh Chiết Giang] ngày nay gọi là Ứng Thiên Phủ. Trong buổỉ chiêu đãi dạ yến trong hoàng cung, rất giới hạn chỉ một số người đặc biệt ngoại lệ mới dự tiệc mà thôi. Bàn rất rộng hình vuông, trải khăn lụa vàng, có tất cả các vị sau đây: Chu Nguyên Chương, bên cạnh là Mã Hoàng Hậu, kế đó là Hồng Nhân Lưu Cơ, Giáo chủ Trương Vô Kỵ, quận chúa Triệu Mẫn, Định Quốc Công Từ Đạt, Thượng Tướng Quân Thường Ngộ Xuân, Đại tướng Thang Hoà, Đại Tướng Mộc Anh, Tể tướng Thiết Mê Khuê  có nghiã là ngồi bên trái cuả Chu nguyên Chương]. Để mở đầu khai mạc buổi dạ yến, Đại Minh Hồng Võ cùng Mã Hoàng Hậu trân trọng đứng lên, mọi người trong bàn tiệc đứng lên theo cả. Chu Trọng Bát hồi hộp nói:
- Kính xin gửi đến Quận chúa Triệu Mẫn bốn lậy [chỉ nói thôi] vì nhờ có quận chúa buông cung tên xuống mà dân tộc đại Hán được độc lập, và cũng xin gửi đến giáo chủ Minh giáo Trương Vô Kỵ bốn lậy [chỉ nói thôi] vì đã không có ý muốn làm vua mà nhường cho Chu Trọng Bát làm vua giùm, xin dùng chén rượu này kết nghĩa anh em huynh đệ với Quận chúa và giáo chủ, không cần chết cùng ngày cùng giờ, ai già chết trước ai trẻ chết sau, ngoài ra ai đã là huynh đệ uống máu ăn thề rồi thì cũng vẫn như cũ. 

PHẠM XUÂN SƠN – Bài viết của Đặng Xuân Xuyến



Nó kém mình 6 tuổi, vào nghề Kinh doanh Xuất bản phẩm trước mình khá lâu, từ khi nó còn là cậu học sinh cấp 3. Bố nó là Biên tập viên cứng cựa của Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin, cũng là đầu nậu có tiếng trong làng sách Việt Nam nhưng không may mất sớm, nó là con trưởng nên phải gồng lên phụ mẹ kiếm tiền nuôi các em, rồi trở thành trụ cột chính của gia đình khi bước chân vào Đại học. Nó ít nói nhưng sống thật và tử tế lắm!
 

Thứ Tư, 19 tháng 7, 2023

ĐÁM GIỖ CHA VÀ “CHỊ TÔI CHƯA LẤY CHỒNG” - Huỳnh Văn Diệp



Hôm nay đám giỗ Cha. Chị Hai lọ mọ từ dưới quê lên thật sớm, tay xách nách mang nào là chuối nào là rau và con gà, vừa bước tới cổng thì thấy vợ thằng Út đi ra. Chị Hai cất tiếng:
- Tui mới lên. . .Mợ út khỏe không?
Không trả lời trả vốn, vợ thằng Út đi thẳng ra cổng, chị Hai tiu nghỉu đi thằng vào trong nhà, thấy Mẹ đang ngồi xếp giấy tiền vàng mã, chị Hai sa vào lòng:
- Thưa Mẹ, con mới lên
Mẹ xoa đầu chị Hai:
- Uhm. . .Hai mới lên đó hả con? Mùa màng lúc này sao rồi, cả tháng nay không thấy bay lên chơi, ta nhớ quá chừng chừng. Thôi con Hai đi rửa mặt rồi xuống phụ mọi người tay chân.
Thằng Út nảy giờ đứng đó, không thèm nhìn lấy chị hai một cái, liền lên tiếng:
-  Không còn bộ đồ nào tươm tất nữa hay sao mà ăn mặc lôi thôi lết thết thế! Cứ ở yên dưới đó, rảnh tui chở Mẹ xuống thăm, chứ lên đây chi.

Thứ Ba, 18 tháng 7, 2023

TIẾNG VỌNG KINH CHIỀU, MƯA THÁNG BẢY, CHĂN TRÂU, KIẾP BỤI – Thơ Tịnh Bình


     
                Nhà thơ Tịnh Bình

 
TIẾNG VỌNG KINH CHIỀU
 
Chiều ơi cá nhỏ lội đâu?
Sông quê nước ròng nước lớn
Thương nhánh lục bình mắc cạn
Hoàng hôn tím cả dỗi hờn
 
Phác họa cánh diều thơ ấu
Ngỡ như ngày cũ vọng về
Gió chiều phất phơ áo lá
Đâu rồi đám trẻ triền đê
 
Thèm nghe câu chuyện mùa màng
Quê mình hai mùa mưa nắng
Tảo tần nương khoai rẫy sắn
Nhọc nhằn lúa trải đầy sân
 
Cánh cò bay vào ráng đỏ
Nao nao tiếng vọng kinh chiều
Lòng ơi nỗi niềm quê xứ
Thuyền trăng gối bãi cô liêu...
 

TRÒN TRĂNG – Thơ Lê Kim Thượng


    
TRÒN TRĂNG
 
Em mười sáu tuổi tròn trăng
Vầng trăng huyền thoại... vui giăng đêm rằm
Tình ngây thơ... đến âm thầm
Mắt nhìn trong mắt... tay cầm trong tay
Nhẹ nhàng chút gió thoảng bay
Lá vàng chao rụng... rụng đầy hoa đăng
Tay thon thon, ngón búp măng
Vuốt ve mái tóc... giăng giăng tơ tình
Chiều rơi nắng... nắng thủy tinh
Muôn ngàn hoa nắng lung linh dập dìu
Gió lùa hương tóc hiu hiu
Hương trầm ấp ủ, nâng niu một thời
Chìm trong đáy mắt mây trôi
Má nghiêng chạm má, bồi hồi tình thơ
Nụ hôn ngày ấy dại khờ
Hương trinh đọng mãi đến giờ chưa rơi
Bên nhau tình cũng lả lơi
Bờ sông cát trắng... trắng phơi da màu
Gió bay mất áo qua cầu
Cho trăng với gió... với nhau cận kề
Mưa khuya giăng lối em về
Đường tình trơn trợt... bốn bề mưa sa...
*                      
Em về bên ấy... không qua
Một ngày không gặp... như ba, bốn ngày
Làm sao quên được vòng tay
Nhớ đêm lạnh giá đong đầy nụ hôn
Giờ như núi Mẹ - Bồng - Con
Mờ xa ánh mắt héo hon ngậm ngùi
Em đi mang hết ngọt bùi
Em đi khép lại ngày vui xuân thì
Em đi ngày ấy phân ly
Lặng im... dù có nói gì... cũng xa...
Em đi về với người ta
Có người ngậm đắng, xót xa nỗi niềm
“Tìm em như thể tìm chim...”
Bóng em sóng nước lạc chìm sầu miên
Em đi xa xứ, xa miền
Ai đem nhung nhớ vá liền... cách chia...
Nếu tình không cách, không chia
Thì đâu có cảnh xa lìa... sang sông
Đưa tay nâng chén rượu nồng
Mừng em áo cưới, pháo hồng vu quy
Em về xứ lạ biệt ly
Tôi ngồi dưới gốc cây si... tọa Thiền...
       
               Nha Trang, tháng 07. 2023
                        Lê Kim Thượng