BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tường Linh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tường Linh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2024

ĐỌC “BÓNG NÚI VÀ ANH” THƠ VẠN LỘC - Châu Thạch


   

 
BÓNG NÚI VÀ ANH
(Nhớ nhà thơ Tường Linh!)
 
Duyên thơ mới được gặp anh
Bốn mươi năm nhớ thời xanh một thời
Yêu thơ lại được gặp người
Khiêm nhường bóng núi, dáng ngồi cao hơn
 
Nhớ anh, nhớ Ngũ Hành Sơn
Nhớ mây đầu ải Hải Vân, Sơn Trà
Mỗi làng, mỗi xóm anh qua
Quảng Nam đâu chỉ ruột rà yêu thương
 
Nhúm nhau mẹ chôn sau vườn
Quế Sơn, Trung Phước nương hồn về quê
Chim vịt kêu chiều đèo Le
Trà My, Tiên Phước, sơn khê chín chiều
 
Thơ anh từng chữ chắt chiu
Nỗi niềm xa xứ luôn neo tim người
Lúc vui đọc nghe thơ vui
Khi buồn thơ cũng ngậm ngùi với ta
 
Bây giờ vời vợi chiều xa
Ngó bóng núi, thương quê nhà thơ anh                     
  
                                              Vạn Lộc

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2019

NHÀ THƠ TƯỜNG LINH - Võ Phiến

Thi sĩ Tường Linh tên thật là Nguyễn Linh, sinh ngày 12.12.1931 tại làng Trung Phước, huyện Quế Sơn (nay là Quế Trung, Nông Sơn). Ông xa quê từ năm 1954, ra sống ở Huế, Quảng Trị. Đến năm 1956 thì ông vào ở hẳn tại 
Sài Gòn cho đến nay. Tường Linh thuộc lớp các thi sĩ Quảng Nam xuất hiện vào những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp. Bài thơ “Chị Điện Hòa” (1950) và “Năm Cụm Núi Quê Hương” (1954) của ông được nhiều người thuộc lòng, mãi cho đến nay.

Thơ Tường Linh đã xuất bản:

“Thơ Tập Làm Thuở Nhỏ” (in thạch bản, Tam Kỳ-1950)
“Mùa Di” (in thạch bản, Bồng Sơn – 1953)
“Mùa Hoa Cải” (Huế – 1955)
“Mây Cố Quận” (Tao Đàn, Sài Gòn -1962)
“Nghìn Khuya” (Tao Đàn, Sài Gòn – 1965)
“Thu Ơi Từ Đó” (Tao Đàn, Sài Gòn – 1972)
“Giọt Cổ Cầm” (Đà Nẵng-1998)
“Về Hỏi Lại” (Đà Nẵng – 2001)
“Thơ Tường Linh Tuyển Tập” (Văn học – 2011).


NHÀ THƠ TƯỜNG LINH

Tường Linh là một quân nhân. Tôi có gặp ông đôi lần, và nghĩ bâng quơ: Lính đâu có lính trông hiền lành đến thế!
Ngay đến cảnh đói khổ của mình, Tường Linh nói đến cũng không hề cay đắng, hằn học:

“Đất Quảng thân yêu, một thời tuổi nhỏ
Mẹ thèm cơm, còn thiếu áo long đong
Nhà bên sông năm tháng nước xuôi dòng
Vách nứa lung lay trưa nồm thổi mạnh.”
                             ("Vọng tình chim”)