BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trần Thương Bá. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trần Thương Bá. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2022

NÉN HƯƠNG LÒNG CHO ANH – Đỗ Tư Nghĩa

                   (Thương gửi hương hồn Anh Trần Thương Bá)
 

Trong bài viết của mình, chị Trần Thị Thu Tâm đã phân vân không biết nên nói về Trần Thương Bá như là một nhà thơ, hay một người anh. Và sau cùng, chị đã quyết định chọn phương án thứ hai. Còn tôi, tôi cũng phân vân không biết nên viết về Trần Thương Bá như một người Thầy, một nhà thơ, hay là một kẻ tri âm. Lần này, tôi xin chọn phương án thứ ba – tôi muốn viết về Anh như một kẻ tri âm.
 
Cuối năm 1999 của thế kỷ trước, tôi đã in một tập “thơ” mang tên Gởi Tình Yêu – Gởi Cuộc Đời. Để tạm gọi là “chia tay thế kỷ 20”. Tác giả “bao sân” từ A đến Z trên computer. Xong đưa đi in lụa 200 bản, chỉ dành tặng bạn bè và thân hữu.
 

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2022

HÀNH TRÌNH THƠ TRẦN THƯƠNG BÁ, CHẶNG 3: “TẬP VÔ NGÔN KINH” – Đỗ Tư Nhơn

Như một lời cám ơn gởi về miền thiên thu vĩnh hằng – nơi yên nghỉ của nhà thơ Trần Thương Bá, người đã để lại cho cuộc đời những tập thơ có sức ngân vọng, gõ cửa trái tim những người đồng điệu tri âm. Ba tập thơ của anh hãy còn đây trên “Hành Trình Thơ Trần Thương Bá”, nén tâm hương tưởng nhớ Anh muộn màng, sau 20 năm anh xa lìa trần gian.

Nhà giáo - nhà thơ Trần Thương Bá
(1940- 2002)
 
Từ tập Tình Huế đến tập Thơ Ngây Ngô, hai chặng trên con đường thơ Trần Thương Bá trải qua 2 thi pháp: thi pháp của chủ nghĩa Lãng mạn đến thi pháp của chủ nghĩa Tượng trưng đều mang sắc thái phương Tây.
 
Giờ đây tập thơ Vô Ngôn Kinh (VNK) đang mở ra trước chúng ta một chặng mới, từ hình thức đến nội dung.
 

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2022

HÀNH TRÌNH THƠ TRẦN THƯƠNG BÁ 2 “LA POESIE CANDIDE, THƠ NGÂY NGÔ” – Đỗ Tư Nhơn


Nhà giáo - nhà thơ Trần Thương Bá
(1940- 2002)

Có thể nhận định rằng hành trình thơ Trần Thương Bá được thể hiện qua ba tập thơ, đánh dấu mốc thời gian chín muồi cho cảm hứng sáng tạo, từ đó câu chữ bắt đầu.
 
Tập thơ TÌNH HUẾ là chặng đầu của dàn hợp xướng, nhà thơ chọn thủ pháp, giọng điệu của chủ nghĩa lãng mạn. Qua đó nhằm biểu hiện “cái tôi trữ tình” rất đỗi yêu thương cảnh vật,  con người xứ Huế nên thơ, kiều diễm. Đồng thời trong phần cuối, tác giả đã tạc nên một tượng đài bằng ngôn ngữ thơ đầy xót xa thương tiếc ban đầu, sau đó đã hóa giải bằng cái nhìn đầy thăng hoa khiến cho hình tượng người vợ quá cố trở nên lung linh mầu nhiệm như thiên thần giữa thiên nhiên đất trời “Áo em mờ ảo màu hoa, Tóc em bay giữa bao la cõi trời”, và anh tin vào thuyết luân hồi của Phật Giáo “Anh biết rồi em sẽ trở về”.
 

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2022

TÌNH HUẾ, TRONG HÀNH TRÌNH THƠ TRẦN THƯƠNG BÁ – Đỗ Tư Nhơn


Nhà giáo - nhà thơ Trần Thương Bá
(1940- 2002)
 
I. Lời trao gởi tin yêu.
 
Nhà thơ Trần Thương Bá quê ở Huế, đã có thời gian dạy Việt văn tại trường trung học Nguyễn Hoàng Quảng Trị (1964-1969). Anh đã để lại những tình cảm sâu đậm và thân quí trong lòng học trò thuở ấy. Thời gian chập chùng, cuộc đời dâu bể, kiếp người nổi trôi…
 

Thứ Hai, 5 tháng 2, 2018

THẦY TRẦN THƯƠNG BÁ, GIÁO SƯ DẠY VIỆT VĂN TRƯỜNG TRUNG HỌC NGUYỄN HOÀNG - Đoàn Đức

 
           

Thầy Trần Thương Bá
Dạy văn lớp Tam C (lớp 10) – Niên Khóa 1964 – 1965

Trường Nguyễn Hoàng từ khi có Đệ Nhị Cấp thì học sinh Đệ Nhất Cấp đeo bảng tên màu đỏ, học sinh Đệ Nhị Cấp bảng tên màu xanh đậm, biên giới giữa 2 cấp là bằng Trung học Đệ Nhất Cấp, còn gọi là bằng Thành Chung, bằng Diplôme; (với bằng này có thể đi thi cán sự y tế và ra trường dư sức nuôi vợ con, nếu đi lính thì mang cấp bậc Trung sĩ.) Vì thế học sinh bảng đỏ chúng tôi kính ngưỡng học sinh bảng xanh Đệ Nhị Cấp là đàn anh hay bậc thầy, vì họ đã đậu Diplôme, và Tú Tài I.
Chúng tôi sau khi thi đậu Diplôme, như qua một thế giới khác – Đệ Nhị Cấp với bảng tên màu xanh dương đậm và được phân ban theo sở thích, năng lực. Ban A: Sinh vật và lý, hóa là môn chính, Ban B: Toán và lý, hóa là môn chính, Ban C: Văn, sinh ngữ 1 là môn chính, hệ số 3, sinh ngữ phụ và sử địa hệ số 2.
Ba đứa bạn thân chúng tôi đành chia lìa: Tôi và Đỗ Tư Nghĩa cùng vào ban C vì kém Toán, Lý, Hóa. Còn Nguyễn Thắng chọn ban B vì giỏi Toán, Lý, Hóa. Thế nên tôi viết về một vị thầy dạy văn có nhiều ấn tượng đối với tôi ở cái tuổi hình thành nhận thức của mình đó là thầy Trần Thương Bá.
Tôi chỉ được học với Thầy về Ca daoChinh Phụ Ngâm hơn một học kỳ, bởi sau đó Thầy phải lên đường nhập ngũ.