Tác
giả Đinh Hoa Lư
CHUYẾN
TÀU XUÔI NAM
(Trích hồi ký Ra Trại của Đinh Hoa Lư)
Đây
trời bao la ánh nắng mai hé đầu ghềnh lan dần tới đồng xanh.
Ta
cùng chen vai đem tay góp sức tăng gia cho người người vui hoà.
(Nắng Đẹp Miền Nam)
Những toa tàu người đông như “nêm cối”. Tôi chạy tới rồi lại chạy lui, hốt hoảng cố làm sao để
tìm một chỗ trống đu lên? Hú hồn! cuối cùng tôi cũng đeo lên được một toa gần
cuối, nhét thân mình vào trong.
Bên trong, tuy có hai dãy ghế dài hai bên nhưng còn thấy
được, giờ đây chỉ là một đống người bẹp dí với nhau. Hành khách lên sau dĩ
nhiên là phải bị dồn ép với nhau ở giữa. Những cái đầu ngẩng lên mong cầu một
khoảng không khí để khỏi chết ngạt. Toa tàu chật đến nỗi, người ngồi trên vai,
thậm chí ngay cả 'trên đầu' người khác, khi một tay giữ túi đồ còn tay kia họ cố
níu lên cái móc đu hay cái giá ngang cho hành lý.
Tàu
bắt đầu chạy.
Thế là tôi thực sự giã từ Huế, rời xa cái ga bán vé
tàu quá nhiều xúc động. Mới hôm qua và rạng sáng nay thôi; những âm thanh chen
lấn, la hét như còn tồn tại: tiếng chói tai nhọn hoắc như cứ réo mãi trong đầu
tôi... từng lớp người bị xô dạt về sau... một mái tóc rũ rượi, cái đầu gục xuống
của người thanh niên bị xỉu khi giành mua vé tàu.
Tàu hỏa ngày xưa phun khói đen sì giờ không còn. Những
cái đầu máy diesel cũ kỹ thế vào cho những con tàu chợ. Tàu ngang Phú Lương hay
Phú Bài gì đó? tôi đoán vậy. Tay tôi mỏi nhừ vì phải níu, cái lưng còn đeo cái
ba lô may mà chẳng có gì. Tôi cố gắng để phải ngồi lên đầu một người đang ngồi
bệt giữa sàn tàu.
Tuy toa đông người nhưng không ngăn được chuyện người di
chuyển từ toa này sang toa khác. Tiếng
la phản ứng rồi lại tiếng xin xỏ, phân bua, rồi tiếng cằn nhằn của bà lão bị đạp
lên chân, tiếng ho rũ rượi của anh thanh niên ngồi gần cửa sổ...
Thỉnh thoảng tôi thấy được vài đám ruộng, vài cột điện
thoại trôi nhanh về sau. Con tàu thỉnh thoảng lắc mạnh, khi nghiêng bên này, rồi
nghiêng bên kia làm tôi có phần hồi hộp.
Lần cuối cùng tôi đi tàu tức là năm 1977. Năm đó tôi từ
Đô Lương, Nghệ An và có lên tàu hỏa để ra Thanh Hoá. Công việc của mấy trăm người
tù từ Ái Tử ra là tiếp tục chặt hạ san bằng một rừng lim làm nên Lòng Hồ Sông Mực
huyện Như Xuân. Giờ là chuyến tàu xuôi Nam, tràn đầy niềm vui, chuyến tàu cho
tôi về với gia đình bên những người thương nhớ.
Hình như con Tàu đang đến ga Truồi. Ngày kia tôi từ
Tây Lộc có về thăm lại Truồi. Làng nội tôi giờ chẳng còn ai. Chú tôi còn tù
trên Bình Điền. Ông bà nội tôi đã mất. Anh em xao lạc, người còn ‘cải tạo’ kẻ đi kinh tế mới Nam Đông.
Thím tôi, trong bữa ăn không quên món bột lọc quậy độn thêm trong mâm cơm. Chú
tôi xa nhà đã năm năm chưa về. Trong làng không biết làm gì ăn. Con cháu lớp
quá nhỏ, lớp thì đàn bà con gái? Ngày xưa còn có đồng luơng chú tôi chu cấp, giờ
thì?
Ra khỏi trại, mới Huế, Truồi, Quảng Trị, người thân bạn
bè, cảnh sinh hoạt của người dân mình. Tất cả cộng lại cho tôi cảm giác hụt hẫng,
buồn vô hạn. Một xã hội trước mắt tôi như chới với sắp rơi tòm xuống một vực thẳm
to lớn, đen ngòm. Sự chia xa của những người tôi không còn thấy mặt. Cảm giác
bơ vơ lạ lùng, tôi như bị vứt vào một cõi hoang mộng, vu vơ nào?
Giờ tôi không có khả năng nào để nhìn ra được khung cửa
sổ để xem con tàu có thật qua cầu Truồi chưa?
Nếu ngồi xe thoải mái, khi qua cầu Truồi nhìn theo con nước chếch về dưới
kia bên bờ sông lấp ló tàn phượng vĩ đỏ ối, sà cành soi bóng nước sông. Nơi đó
là bến đò thôn Xuân Lai, gần nhà Nội.
Tôi đang lo lắng cho vấn đề vé phạt ra sao? giờ thì mấy
người soát vé chắc gần tới. Họ đi toa này xuống toa khác không ai thoát được.
Lần đầu tiên trong đời tôi sắp gặp trường hợp vé phạt
trên tàu. Phạt ra sao? vé phạt là gì? tôi thật tình chưa hề biết. Khi xưa còn
nhỏ, tôi theo ba tôi vào ga Quảng Trị mua vé tàu đi Truồi hay đâu đó tôi không
còn nhớ. Ngoại trừ tôi vẫn nhớ hình ảnh cái vé tàu nho nhỏ sẽ bị người soát vé
lần lượt bấm 'cái lỗ' tròn trên đó. Hơn nữa, chuyến tàu tôi đang đi hiện giờ
đang hoạt động trong một xã hội mà tôi có cảm giác ban sơ y như trong một “thế giới khác lạ” mà người chiến thắng
'lạ hoắc' đối với tôi.
Thỉnh thoảng tôi nghe có nghe tiếng còi tàu. Không còn
là tiếng hú dài 'lê thê' từ cái đầu máy đen sì đốt bằng than, phun khói từng bụm
đậm đặc lên trời ngày xưa. Tiếng còi tàu dầu kêu rất khác, nghe toang toác, rất
ngắn rồi im.
Có tiếng người xao xác phía trước. Sự im lặng đột ngột
của một toa người đang láo nháo, ồn ào là cả một sự khác thường? Tiếng người
nói phía đó cách tôi không xa:
- Họ soát vé! họ soát vé !
“Cái
gì phải đến sẽ đến” thôi. Thật tình tôi không nghĩ đến chuyện
‘phạt tiền’ mà lo vớ vẫn họ sẽ đuổi tôi xuống giữa đường chăng? Mấy người có vé
thì mau hơn. Riêng những người không vé thì bị hạch hỏi đi đâu ? xuống đâu? tiếng
trả lời ấp úng...
- Anh kia vé đâu?
Người soát vé khá già, cái mũ cối trên đầu ông ta đã đổi
màu bạc phếch. Tôi đã trù liệu, liền đưa ngay cái giấy ra trại mang hai chữ lớn
“LỆNH THA” ngay cho ông ta và trình
bày hoàn cảnh. Tôi thấy ông ta ngạc nhiên khi tôi kêu ông ta là "cán bộ'.
Nhưng cái vẻ ngạc nhiên đó ông dấu đi rất nhanh.
- Sao anh không mua vé tàu, có Lệnh Tha này cũng ưu
tiên cho anh mà, cách mạng ta khi nào cũng khoan hồng và nhân đạo anh biết
không?
Tôi tả lại chuyện chen nhau mua vé vào rạng sáng, và “kể lể ỉ ôi” với ông ta rằng cũng tới sớm
lắm, trong loạt những người đầu tiên tới đợi tại ga. Nhưng không thể 'manh động'
(một từ tôi mới biết từ trong trại) với bà con cô bác nên bị dạt lui sau. Tôi dấu
chuyện anh thanh niên bị xỉu vì sợ rằng biết đâu ông ta cho tôi “nói xấu Cách Mạng”
cũng nên?
Giọng ông ta bất ngờ “dịu lại”
- Tàu này tới ga cuối cùng là Nha Trang không đi đến
Bình Tuy đâu nhé.
Tôi chỉ mong có thế, Nha Trang hay đâu cũng được miễn
là càng vô Nam được chặng nào hay chặng đó. Tôi lại càng mừng hơn khi ông ta lấy
phạt chỉ 'năm chục' đồng. Số tiền khá
lớn, nhưng tôi còn lại trên hai trăm làm sao không về Nam được.
Người soát vé đi rồi, giọng nói Thanh Hoá của ông ta
tôi nghe và đoán được do trong tù tôi từng có một cán bộ “quản giáo” người Thanh Hoá. Trong tôi tự nhiên dâng lên cảm giác
yêu đời. Không khí hết ngột ngạt. Quanh tôi, giờ đây mọi thứ đều đáng yêu cùng
gần gũi.
Con tàu tự nhiên chuyển động rùng rục, chậm, nặng nề.
Thì ra giờ này nó đang men theo biển bắt đầu tới chân đèo Hải Vân. Thỉnh thoảng
khung cửa sổ hơi hé ra. Tôi thấy rõ ràng đã tới xóm Lăng Cô, kỷ niệm tình yêu đầu
tiên của ba mạ tôi lúc tôi chưa có hay bắt đầu có trên đời. Vẫn viền cát trắng
muôn thưở đó.
Những ngọn sóng bạc đầu đánh vào chân núi Hải Vân. Tàu
chạy hơi dốc, trước nó là những cái hầm tàu đen ngòm đang đợi.
Đinh
Hoa Lư
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét