BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn THƠ TỨ TUYỆT.. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn THƠ TỨ TUYỆT.. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2022

VÀI GỢI Ý VỀ THƠ TỨ TUYỆT – Nguyên Lạc

Trước khi vào phần chính của bài viết, tác giả xin được sơ lược vài điều về thể thơ Tứ Tuyệt Đường Luật; chỉ sơ lược để độc giả tham khảo, để đẫn đến phần chủ yếu của bài viết. Có gì xin bỏ quá cho.


                               
                                              Nhà thơ Nguyên Lạc


SƠ LƯỢC VỀ THƠ TỨ TUYỆT ĐƯỜNG LUẬT
 
1. Thế nào là Tứ Tuyệt Đường Luật
 
Theo Dương Quảng Hàm thì tứ là bốn, tuyệt là đứt,
Tên gọi Tứ Tuyệt là vì thể này ngắt bảng vần luật Bát Cú Đường Luật (tám câu) ra rồi lấy bốn (tứ) câu, mà hình thành bảng vần luật Tứ Tuyệt Đường Luật.
  
2. Các cách ngắt câu làm thành thể thơ Tứ Tuyệt Đường Luật
 
Theo cách hiểu Tứ Tuyệt này thì ta có một số cách ngắt lấy bốn câu của một bảng vần luật Bát Cú để thành một bảng vần luật Tứ Tuyệt sau đây (theo niêm luật của một bài Bát Cú).
 
Có nhiều cách ngắt nên cũng có nhiều cách làm thơ Tứ Tuyệt Đường Luật:

Ngắt lấy 4 câu trên hoặc 4 câu dưới
Ngắt lấy 4 câu giữa
Ngắt lấy hai câu 1-2 với hai câu 5-6
Ngắt lấy 2 câu đầu và 2 câu cuối

Cách “ngắt lấy 2 câu đầu và 2 câu cuối” thành ra bài thơ Tứ Tuyệt 3 vần, cả 4 câu không đối. Cách này nhiều người sử dụng nhất, từ xưa cho đến nay. Ta thử xét thêm: