BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

CON RÙA LỚN ĐỘI NÚI - BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG - Đức Hạnh và thi hữu

Một bài thơ đã 5 thế kỷ qua, bây giờ càng đọc, càng thấy rất thời sự, tưởng như Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đang nói vối chúng ta hôm nay, về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển Đông

    
                             Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm


CON RÙA LỚN ĐỘI NÚI

Núi tiên biển biếc nước trong xanh,
Rùa lớn đội lên non nước thành.
Đầu ngẩng trời dư sức vá đá,
Dầm chân đất sóng vỗ an lành.
Biển Đông vạn dặm dang tay giữ,
Đất Việt muôn năm vững trị bình.
Chí những phù nguy xin gắng sức,
Cõi bờ xưa cũ tổ tiên mình.

                   Nguyễn Bỉnh Khiêm


BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG
"Thtk"

BIỂN sóng vùng lên trải sự tình
ĐÔNG vùng hải phận lắm chằn tinh
VẠN đời quyết liệt trừ quân Hán
DẶM nẻo đồng tâm diệt lũ kình
GIĂNG bẫy tiêu thù... vui tổ quốc
TAY còn khử giặc thắm bình minh
GIỮ toàn lãnh thổ ngời non nước
ĐẤT VIỆT MUÔN NĂM VỮNG TRỊ BÌNH

Đức Hạnh
27 07 2019

TÌNH BẬU DUYÊN QUÊ - Nguyên Lạc


       
                       Tác giả Nguyên Lạc


I. THƯƠNG BẬU

Tưởng bậu sâu, thả một câu
Dè đâu bậu cạn! Tiếc câu bậu chề!
Ghét người, tôi lập lời thề!
Nhưng quên tuốt luốt đêm về... bậu ơi!
Tức mình, dậm cẳng kêu trời
Thương chi cho dữ, để rồi... mọc rong!
Bậu ơi! Có biết hay không?

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2019

VĨNH BIỆT CON YÊU - Thơ Phạm Ngọc Thái



              Ảnh con Phạm Ngọc Bảo


VĨNH BIỆT CON YÊU
Kỷ niệm con Phạm Ngọc Bảo
(7.3.1992 - 14h... 22.7.2019)

Bố nhỏ lệ, nhìn con đi biệt tích
Dòng đau buồn cắt tự máu tim cha
Con ơi con ! Khi con vĩnh biệt bố, mẹ ra đi
Thế là hết đời người cha già đau khổ.

Già chưa chết mà đầu xanh đã bỏ
Ở thiên đàng, con hãy đợi cha lên !
Bố con mình sẽ ôm ấp nhau tới nghìn năm
Cha không bao giờ rời con ra nữa.

Thôi con ạ ! Kiếp người là bể khổ
Con đi rồi, trút gánh nặng vào cha
Đứa con yêu, cha thương nhất cõi sơn hà
Vài dòng thơ. Cha cầu nguyện vong hồn con siêu thoát.

Cha vẫn nói: Con là linh hồn của người cha bất diệt !
Nay linh hồn bỏ đi rồi, cha sẽ sống sao đây?
Trăm lậy con yêu !
Bố quì xuống trước vong linh con muốn nói rất nhiều
Nhưng nghẹn đắng, không thể cất lời khôn được nữa.

Viết mấy dòng thơ. Bố, mẹ tiễn con về nơi yên nghỉ
27 năm trời con sống với mẹ cha, bỗng chốc hóa tiêu tan
Cha có ở lại chốn trần gian, cũng chỉ là nắm thân tàn
Hãy đợi cha, nhanh thôi con yêu ! Sẽ đến ngày cha con ta đoàn tụ.

Thơ bố viết, lệ tuôn dòng máu đổ
Cái cõi trần khốn kiếp này, tiếc làm chi !
Thôi thì con đi trước. Bố trả nốt tí nợ đời, rồi cũng ra đi
Bố sẽ bế ẵm con như thuở còn rất nhỏ.

27 năm sống trên cõi đời. Bố nhìn vận con xấu số
Lòng người cha trăm nhát dao đâm
Khi con sống, không phút giây nào... Cha mẹ ngừng chăm sóc, thương con
Nay con mất, chỉ còn biết sụp lậy trước vong linh... oán than số kiếp...

Mấy dòng thơ vĩnh biệt con ! Bố viết ra từ máu và nước mắt
Một lần cuối trong đời, run rẩy nhìn khuôn mặt đứa con yêu
Hãy đợi bố nghe con !
Rồi bố sẽ đến bên con một sớm, một chiều...

PHẠM NGỌC THÁI
(Đọc tại tang lễ con 15h... ngày 25.7.2019 )

PHIÊN KHÚC MÙA THU - Thơ Nhã My, nhạc Trần Quang Lộc, ca sĩ Quốc Duy


                    Nhà thơ Nhã My


PHIÊN KHÚC MÙA THU

Trời miền nam đã vào thu chưa
Lá có vàng hơn thuở nào nhung nhớ
Và chuyện tình xưa bỡ ngỡ
Em có về sau cơn mưa nhỏ ướt lòng nhau
Anh nhặt những tháng ngày trôi qua
Thả trôi những mộng mơ vào phiêu lãng
Chờ đợi em về
Con đường xưa ta đi mùa thu nghiêng vai em theo mây trôi bảng lảng

Anh thả trôi chiếc lá vàng
Vào dòng sông thời gian
Chờ đợi mùa hạnh phúc
Chiếc lá trôi nhẹ nhàng vào quên lảng
Trôi theo dấu chân em về nơi xa kia
Để còn lại mình anh
Đêm bên này là ngày của bên kia
Anh vẫn thắp thêm ngọn nến hồng
Chờ đợi
Để nhớ nhau sợi tóc cũng chạnh lòng thêm trắng*
Em ơi !!!

                                                              NHÃ MY

* Mượn câu thơ của bạn Quyên Xưa (Bài thơ tháng chín)


       

Thơ: Nhã My.
Phổ nhạc: Trần Quang Lộc.
Hòa âm: Trần Nhàn.
Ca sĩ: Quốc Duy.


   

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2019

VÌ SAO PHƯƠNG TÂY “NGẢ MŨ” THÁN PHỤC CHIẾN HẠM THỜI TÂY SƠN


         Mô hình chiến hạm Định Quốc thời Tây Sơn trưng bày tại bảo tàng ở Bình Định.
         Nguồn ảnh: Wikipedia


     VÌ SAO PHƯƠNG TÂY “NGẢ MŨ” THÁN PHỤC 
     CHIẾN HẠM THỜI TÂY SƠN

Không ít nhà nghiên cứu khẳng định, hải quân Tây Sơn dưới thời Nguyễn Huệ là lực lượng hùng mạnh bậc nhất Đông Nam Á, họ có những chiến hạm mà tới cả phương Tây phải kinh ngạc và thán phục.
Chiến hạm là phương tiện cơ động và chiến đấu không thể thiếu ở các quốc gia có nhiều sông ngòi, kênh rạch, đầm hồ và vùng biển lớn như nước ta.
Suốt các triều đại lịch sử kể từ khi lập nước, thủy quân và chiến hạm luôn được các vị Vua Đinh, Lý, Trần, Lê... coi trọng phát triển. Mỗi triều đại, chiến hạm luôn có nét riêng phù hợp với yêu cầu dựng nước và giữ nước.
Tuy vậy, chiến hạm triều Tây Sơn được giới sử học đánh giá là tạo bước phát triển nhảy vọt về kỹ thuật quân sự. Thậm chí, dành được vô số sự thừa nhận, khen ngợi từ giới quân sự phương Tây thời điểm đó.

BÂNG KHUÂNG, THẮP LÁ, SINH NHỰT CUỘC TÌNH - Thơ Lê Văn Trung


       


BÂNG KHUÂNG

Người về không ? Không ! Người không về !
Nên mây buồn mây quên bay đi
Nên sương buồn sương run trên lá
Nên gió buồn, ôi gió cuồng si !

Người không về, đất trời quên thu
Sao bốn mùa tình tôi heo may
Ai nhuộm cơn mơ vàng như lá
Không nỡ rơi vì thương nhớ ai

Người không về , chiều quên hoàng hôn
Chiều cứ tan những sợi nắng vàng
Nắng quên nạm ngọc vào đôi mắt
Và lệ chiều ai lạnh mấy dòng

Người không về, tay nuối bàn tay
Nhớ từng sợi tóc ướt trên vai
Nhớ như mây nhớ chiều không gió
Nhớ như lá nhớ màu thu phai

Người chưa về ? Người không về đâu !
Đường thu xưa rêu lạnh một màu
Dấu chân xưa nhớ bàn chân cũ
Bước vào tình nhau như chiêm bao.

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2019

NỖI BUỒN BÚT MỰC - Đinh Hoa Lư


        
                                  Tác giả Đinh Hoa Lư


           NỖI BUỒN BÚT MỰC

Có lúc nào bạn ngồi nhớ lại một thời mực và giấy không? Cái thời chúng ta hay mua từng đồng mực viên hoà với nước rồi đựng trong cái chai nhỏ xong không quên 'nhém' hay vặn thật kỹ. Có mực đồng nghĩa chúng ta đang học lớp ba lớp tư niềm hãnh diện này khiến chúng ta  nâng niu những bình mực này chẳng khác chi báu vật? Làm sao chúng ta quên được hình ảnh xin mạ vài đồng rồi chạy ù ra cái quán đầu kiệt mua cho ra cái lưỡi viết rồi về nhà cắm vào cái cán viết. Nếu mua chưa ra cán, chúng ta cột tạm vào đầu cái đũa gãy hay cái que tre nào đó cũng xong.

      

HƯƠNG BẬU ĐẦY TRÊN ÁO - Thơ Trần Mai Ngân


    

     
HƯƠNG BẬU ĐẦY TRÊN ÁO

Buông Bậu khỏi vòng tay
Hương Bậu đầy trên áo
Bến nước chiều chao đảo
Thuyền đưa Bậu ngược dòng...

Ta ở lại mênh mông
Nghe sóng xô ngập lòng
Dáng Bậu hiền... thương quá
Cớ gì sao cách xa!

Đôi mắt Bậu nhạt nhoà
Đau nghẹn trái tim ta
Mới hôm qua hôm qua
Còn cười và mơ ước...

Cuộc tình dẫu biết trước
Đến lúc Bậu phải đi
Ta chẳng biết làm chi
Để ngăn chân đừng bước...

Phận duyên là vết xước
Quên nhau cố quên nhau
Xưa cũ đã phai màu
Sao ta còn thiết tha...

Buông Bậu khỏi vòng tay
Hương Bậu đầy trên áo!

            Trần Mai Ngân
                    7-6

ĐÁNG NGẠI VỀ “VĂN HÓA” NÓI TỤC Ở LỚP TRẺ - Vũ Thị Hương Mai


  


        ĐÁNG NGẠI VỀ “VĂN HÓA” NÓI TỤC Ở LỚP TRẺ

"Nói tục chửi bậy" tưởng chừng như một chuyện nhỏ, chẳng có gì đáng bàn, nhưng thực chất nó đang là vấn đề khá bức xúc trong giới trẻ ngày nay. Ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào, chúng ta cũng có thể nghe được những lời tục tằn được phát ra từ những cô, cậu nhìn bề ngoài thì rất "bảnh choẹ" và lịch sự. Nhiều khi chính bản thân người nghe còn cảm thấy xấu hổ nhưng người phát ra nó thì lại tỉnh bơ như không. Nói hài hước nhưng lại là sự thật, đứng trên xe bus khoảng 20 phút, bên cạnh 4 cậu sinh viên nhìn rất đẹp trai, lịch sự nhưng tôi đã đếm được không dưới 30 câu nói tục. Tần suất nói những câu tục tĩu ấy của mấy cậu sinh viên lớn đến mức mà hành khách cùng chuyến xe đều phải để ý và lắc đầu, còn phụ xe thì phải nhắc nhở. Những câu đại loại như "đéo" đối với dân chuyên nói tục có lẽ còn là quá nhẹ, còn vô số những câu mà người nghe được không thể tưởng tượng nổi.

LỤC BÁT EM XƯA - Thơ Tịnh Đàm


       
                          Nhà thơ Tịnh Đàm



LỤC BÁT EM XƯA
(Để nhớ về một thời áo trắng)

Từ em xưa
Ngõ trúc về
Theo chân áo trắng
Mải mê nẻo đường.
Tóc dài em
Sợi vấn vương
Phất phơ trong gió
Gửi hương cho người.

Ngẩn ngơ anh...
Với nụ cười
Em đưa mắt liếc ...
Rụng rời tim anh .

Trên trời,
Mây trắng xây thành
Đâu hay dưới đất...
Có anh chàng khờ.
Lòng riêng,
Mang mối tình thơ.
Đã bao năm cũ
Ơ hờ...
Nhớ, quên.

TỊNH ĐÀM
(TP. HCM)

LAN MAN VỀ CA KHÚC “VÀ TÔI CŨNG YÊU EM” CỦA ĐỨC HUY - Phạm Đức Nhì


           
                        Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì

LAN MAN VỀ CA KHÚC “VÀ TÔI CŨNG YÊU EM” CỦA ĐỨC HUYMột Bình Luận Độc Đáo


Dưới bài viết Lỗi Kỹ Thuật Trong Hai Bản Nhạc Của Đức Huy của tôi trên Facebook (Tủ Sách Thi Văn Việt) có một bình luận như sau:
Theo em, cảm nhận của mỗi người ở mỗi tầng khác nhau. Trong mỗi tầng lại có nhiều ngăn khác nhau, nghĩa là góc nhìn. Vậy nên, nhiều người sẽ có góc nhìn đơn giản, người khác lại có góc nhìn nghiêm khắc. Người hiểu biết nhiều lại càng nghiêm khắc hơn.
Từ lâu, khi 2 bài hát này ra đời, đại đa số người yêu dòng nhạc này đều yêu và “chấp nhận”, chứ không phải bị “đầu độc”.
Thuyết nhà Phật cũng cho rằng: “Đời tương đối mà!”
Bản thân em, dù rất yêu mến anh qua bao nhiêu bài bình, nhưng lần này em đứng về phía Đức Huy. Muốn yêu dài lâu, yêu đậm sâu, yêu nồng nàn, yêu chứa chan..... cũng chỉ là một cách dành tình cảm hết lòng cho đối phương.
Em chúc anh luôn khoẻ và cũng rất mong đọc được nhiều những lý lẽ của anh trong chuyện này để em có dịp nâng tầng cảm nhận của mình. (1)

VỀ CẢI CÁCH CHỮ QUỐC NGỮ - Đỗ Trinh Huệ


       
                             Tác giả Đỗ Trinh Huệ


          VỀ CẢI CÁCH CHỮ QUỐC NGỮ

​Đọc bài viết của Ông Nguyễn Hải Hoành “Sao lại nói chữ quốc ngữ rất nực cười ?” (đầu đội nón chân đi giày) đăng trên tạp chí Văn Hóa Nghệ An, cảm thấy tâm đắc nên xin mạn phép trở về câu chuyện 117 năm trước (tài liệu tham khảo: Indochine Số 207 tháng 7.1944 tr.17-21).

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2019

CHUYỆN TRỞ VỀ CỦA CÂY VIẾT MÁY TRONG MÙA GIÁNG SINH - Đinh Hoa Lư


        
                                  Tác giả Đinh Hoa Lư

    
        CHUYỆN TRỞ VỀ CỦA CÂY VIẾT MÁY 
        TRONG MÙA GIÁNG SINH

Có thể bạn và tôi lâu lắm rồi đã xa rồi một thời GIẤY MỰC. Nhất là hiện nay mọi liên lạc thư từ, văn thơ báo chí đều nhờ vào đầu các ngón tay hơn ba ngón cầm ngòi viết mực như trước.
Mực ở đây đúng là mực trong chai (lọ) đàng hoàng nếu rủi ro mà nghiêng đổ thì quả là phiền toái  lắm?
Không biết phần đông chúng mình giã từ ngòi viết máy bao lâu rồi nhỉ? Có thể từ thời còn học dưới mái trường Trung Học Nguyễn Hoàng chăng?

           

Nếu đúng thế thì chúng ta xa ngòi viết máy qua mấy thập niên rồi! Sau này phần đông người ta dùng nguyên tử BIC hay viết bấm không cần phải hút mực mất công.
Nhập đề lung khởi này xem chừng “vòng voTam Quốc”, người viết xin vào chuyện ngòi viết máy Parker hôm nay tới các bạn.

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2019

NỖI NHỚ MÊNH MÔNG - Thơ Phan Quỳ, nhạc Võ Triêm


   
                 Tác giả Phan Quỳ


NỖI NHỚ MÊNH MÔNG

Người đi. Tình bỗng nhớ.
Người về. Tình bỗng quên.
Ta chào nhau giữa phố.
Phôi pha những êm đềm.

Ơi tia nắng vừa lên.
Ơi cơn mưa chợt xuống
Ơi mùi hương cỏ mật
Ơi tóc đẫm sương đêm.

Có cồn cào hiển hiện
Có sâu lắng trong tim
Có im lìm bão nổi
Có ồn ào,  dịu êm?

Biết bao lần ta hỏi
Con sóng nào qua mau
Cuốn trôi về tất cả
Xô dạt lòng biển sâu?

Có hay lòng ta đau
Cơn mưa dài nỗi nhớ
Cơn nắng đẫm chờ mong
Ngày đìu hiu im vắng
Đêm quạnh quẻ bên song
Đêm chìm lắng mênh mông
Đêm
 trăng tàn nguyệt tận
Đêm
hun hút vô cùng...
Nhập tin nhắn...

                           Phan Quỳ


     

Thơ: Phan Quỳ.
Nhạc: Võ Triêm.
Trình bày: Ca sĩ Hồng Nhiên.
Thu âm: Nhạc sĩ Võ Công Diên.

TÌNH “ẢO” LÀ “MỐT” HAY LÀ “HỌA” - Vũ Thị Hương Mai


     


TÌNH “ẢO” LÀ “MỐT” HAY LÀ “HỌA” 

Bé hàng xóm chạy về tíu tít khoe với tôi: “Chị ơi, em đánh đổ hắn rồi, hắn đổ thật rồi chị ạ”. Tôi cứ ngẩn người ra và chẳng hiểu gì cả. Nó cười một hồi rồi kể: “Em quen hắn qua mạng chị ạ. Hắn nói chuyện tuyệt lắm, em thấy webcam của hắn rồi, hắn đẹp trai lắm, lại học giỏi, con nhà tử tế. Bố hắn làm ở Bộ tài chính, mẹ hắn là giáo viên, hắn học đại học Giao thông vận tải...” Nó cứ thao thao bất tuyệt bên tôi mà đầu tôi lại nghĩ lan man sang một chuyện khác. Thì ra, nó đã yêu người qua mạng thật, nhìn nó mà tôi lại thấy day dứt về chuyện một thời: Giá như ngày ấy tôi tỉnh táo hơn, quan tâm đến bạn tôi hơn thì bây giờ tôi và Hạnh có lẽ không phải kẻ Bắc, người Nam thế này và biết đâu đời Hạnh cũng không khổ như thế.

MẤY DÒNG TÂM TƯ - Thơ Tịnh Đàm


       
                           Nhà thơ Tịnh Đàm



MẤY DÒNG TÂM TƯ

Thắp đêm
Cùng ngọn nến vàng
Chập chờn hư ảnh...
Mênh mang tình sầu !

Ngoài hiên
Rả rích mưa ngâu
Rưng rưng nỗi nhớ
Từ đâu tìm về !

Mình tôi
Hồn nửa tỉnh, mơ
Thấy trong tâm tưởng bốn bề...
Mộng giăng !

Người ơi
Có biết cho chăng ?
Tình tôi
Lệ nến thắp bằng lửa tim !

TỊNH ĐÀM
(TP. HCM)

MỘT TRƯỜNG HỢP CHUYỂN NGỮ THƠ, NHẠC - Nguyên Lạc


     
                        Tác giả Nguyên Lạc

     MỘT TRƯỜNG HỢP CHUYỂN NGỮ THƠ, NHẠC
                                                                    Nguyên Lạc                                 
BÀI THƠ L' ADIEU
Trong bài thơ nổi tiếng L’Adieu của thi sĩ người Pháp: Guillaume Apollinaire L’Adieu:

L’Adieu
J'ai cueilli ce brin de bruyère
L'automne est morte souviens-t'en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t'attends

Bùi Giáng dịch:

Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo
Em nhớ cho Mùa Thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ chẳng tương phùng được nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian, mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé, ta vẫn chờ em đó…

Phạm Duy phổ nhạc:

MÙA THU CHẾT

Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi
Đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa
Trên cõi đời này
Từ nay mãi mãi không thấy nhau
Ôi ngát hương thời gian mùi thạch thảo
Em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em.[1]

SAO LẠI NÓI CHỮ QUỐC NGỮ VIỆT NAM ‘RẤT NỰC CƯỜI’ ? - Nguyễn Hải Hoành

      
         

Nguyễn Hải Hoành là tiến sĩ chuyên ngành tự động hóa GTVT, Học viện Kỹ sư GTVT Moskva, MIIT. Ông là dịch giả và nhà nghiên cứu tự do hiện sống tại Hà Nội. Một phiên bản của bài viết đã được đăng trên tạp chí Văn hóa Nghệ An số 353 (24/11/2017).

SAO LẠI NÓI CHỮ QUỐC NGỮ VIỆT NAM RẤT NỰC CƯỜI? 
                                                                           Nguyễn Hải Hoành



Trung Quốc thời hiện đại có một học giả rất nổi tiếng là Quý Tiễn Lâm (季羡林Ji Xian-lin, 1911-2009), người được dư luận chính thống nước này tôn vinh là “Quốc học đại sư”, “Học giới Thái đẩu” (Siêu sao trong giới học thuật), “Quốc bảo” (Báu vật của nước nhà)… Cụ Quý chủ trương đề cao nền văn hóa truyền thống TQ, từng đưa ra thuyết “30 năm nước chảy bên Tây, 30 năm nước chảy bên Đông”, khẳng định trong thế kỷ XXI văn hóa TQ sẽ thay thế văn hóa phương Tây trở thành dòng chính trong văn hóa thế giới, chiếm địa vị lãnh đạo toàn cầu. Cụ còn đứng đầu phái chống lại việc cải cách chữ Hán ở TQ và vì thế càng được những người Hoa theo chủ nghĩa dân tộc hết lời ca ngợi.