BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Vũ Tiềm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Vũ Tiềm. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2020

MỘT PHÁT BIỂU VỀ THƠ KIỂU “ĐIẾC KHÔNG SỢ SÚNG” CỦA ÔNG NGUYỄN VŨ TIỀM - Phạm Đức Nhì


                  
                             Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì



MỘT PHÁT BIỂU VỀ THƠ KIỂU “ĐIẾC KHÔNG SỢ SÚNG”
                                                                                    Phạm Đức Nhì

Ông Nguyễn Vũ Tiềm Trả Lời Phỏng Vấn Của Báo Giáo Dục & Thời Đại

Phóng viên (PV): Thưa nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm, trong cuốn “Nghìn câu thơ tài hoa Việt Nam” xuất bản năm 2000 và sau đó tái bản nhiều lần, ông có nêu tiêu chí của thơ là: -Xúc cảm khác thường - Suy nghĩ khác thường - Cách nói khác thường. Gọi tắt là X-S-C. Qua hơn mười năm, hiện nay phong trào sáng tác thơ phát triển rất đông đảo, tiêu chí “khác thường” này có còn phù hợp không?

Nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm (NVT): Khi đọc cuốn sách Nghìn câu thơ tài hoa Việt Nam, Giáo sư Hoàng Như Mai viết bài đăng báo Văn Nghệ, Hội Nhà Văn Việt Nam, có biểu dương bài đề dẫn của tôi trong cuốn sách ấy, trong đó có tiêu chí về thơ mà bạn vừa nói đến, tất nhiên là từ “khác thường” hiểu THEO CHIỀU MỸ CẢM. Tôi nghĩ, dù thời gian trôi đi, tiêu chí ấy vẫn nguyên giá trị.

PV: Nhưng nhiều tập thơ (nhất là ở các địa phương) được in ra nhìn chung là có sao viết vậy, hình ảnh câu chữ rất “bình thường”, tiêu chí “khác thường” sao còn phù hợp nữa?

NVT: Nếu một bài thơ mà “có sao viết vậy” thì là văn vần chứ không phải thơ, nó chỉ giống như thơ mà thôi.

PV: Ông có thể cho bạn đọc biết rõ hơn về sự khác nhau giữa thơ và văn vần?

NVT: Tôi gọi văn vần là chỉ chung những bài “giống như thơ” nhưng gần với ca dao, hò vè, tấu, diễn ca hơn là thơ. (Ca dao, hò vè, tấu, diễn ca… là những thể loại văn học mà đa phần có nguồn gốc từ thời chưa có văn học viết).

http://vanvn.net/tu-doi-vao-van/phan-biet-tho-va-van-van/1814

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

VỀ MẬT MÃ THƠ, BẢN NĂNG THƠ... CỦA NHÀ NGHIÊN CỨU NGUYỄN VŨ TIỀM - Nguyên Lạc


            
                               Nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm


VỀ MẬT MÃ THƠ, BẢN NĂNG THƠ... CỦA NHÀ NGHIÊN CỨU NGUYỄN VŨ TIỀM

                
                           Tác giả bài viết Nguyên Lạc

VÀI HÀNG VỀ NHÀ THƠ, NHÀ NGHIÊN CỨU NGUYỄN VŨ TIỀM

1. Trước khi "học tập" những lời "vàng ngọc" của nhà nghiên cứu, nhà bình luận, nhà thơ "có tiếng" trong "hội nhà văn Việt Nam" - xin ghi thêm cho rõ: Việt Nam XHCN, vì văn học miền nam Việt Nam "đồi trụy" nên đã bị "xóa sổ" - tôi xin ghi ra đây sự "nổi tiếng" của ông Nguyễn Vũ Tiềm:
- Trong giới văn chương Việt hiện đại, Nguyễn Vũ Tiềm không chỉ là nhà thơ có những tìm tòi sáng tạo, đổi mới thi pháp mà khi viết phê bình, khảo luận, ông lại là cây bút nghiêm cẩn với những nghiên cứu đào sâu và dẫn liệu khoa học, có tính thuyết phục… Viết văn hay nghiên cứu - phê bình, tâm thế nào ông cũng nhập cuộc tốt, đầy hứng khởi trên từng trang viết...
Với Nguyễn Vũ Tiềm, thơ luôn là ngôi đền thiêng. "Mở ra thế giới bí ẩn của bài thơ còn mang nội hàm nhà thơ cảm nhận và viết ra điều mà người khác không thấy, ở đó cái đẹp và sự thật ngời lên một giá trị mới mẻ" - Lời của nhà phê bình Ý Mai.
- Ông từng dạy học: Năm 1975, ông thuộc những nhà giáo thế hệ đầu vào Sài Gòn, chi viện cho miền Nam khi đất nước thống nhất.
- Ông làm báo Giáo Dục & Thời Đại, và là người sáng lập tạp chí Tài Hoa Trẻ.
- Ngoài sở trường sáng tác thơ, Nguyễn Vũ Tiềm còn nghiên cứu lý luận phê bình văn học, viết bút ký và tiểu thuyết.
- Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh.
Giải thưởng Hội Nhà văn TP.HCM với tập thơ "Minh triết đất đai", năm 2015
- Nguyễn Vũ Tiềm xếp hạng nổi tiếng thứ 74397 trên thế giới và thứ 782 trong danh sách Nhà thơ nổi tiếng - (Theo Người nổi tiếng)
- Các tác phẩm "nổi tiếng" của ông  đang được giới trẻ hâm mộ là:
 Đi tìm mật mã thơ (tiểu luận, 2015)
 Tiếp cận mật mã thơ (nghiên cứu phê bình, 2019).
Nghệ Thuật Thơ (nghiên cứu phê bình, 2020).