BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bún giấm nuốt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bún giấm nuốt. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2022

PHÂN BIỆT "SỨA" VÀ "NUỐT", BÚN SỨA VÀ BÚN GIẤM NUỐT – La Thụy sưu tầm và biên tập



Nói đến SỨA nhiều người biết, nhưng NUỐT thì chỉ người dân Huế, Quảng Trị, Quảng Bình và Hà Tĩnh biết thôi.
 
SỨA và NUỐT đều là những sinh vật biển nhuyễn thể, không xương cùng họ, nhưng có khác nhau về kích thước và vùng sinh sống. Nhiều người cho rằng SỨA và NUỐT đều là một. 

SỨA có kích thước lớn, cá biệt có có con lại dài lên tới 3 mét. Trên xúc tua của sứa có chứa chất độc có thể gây ngứa, thậm chí là bỏng da. SỨA có thể được tìm thấy trên khắp các vùng biển, vì nước là nơi chúng sinh sống nên được coi là nơi sinh sống của chúng khá rộng rãi vì chúng có thể được tìm thấy ở hầu hết các đại dương.
 
NUỐT cùng họ với sứa, nhưng nhỏ hơn nhiều, chỉ bằng khoảng trái tắc. Nhiều người lầm tưởng nuốt là sứa, nhưng không phải vậy. Nuốt lành và ăn ngon hơn sứa rất nhiều. Nuốt chỉ là một loài cùng họ với sứa, nhưng sứa sống trong nước mặn của biển, có quanh năm trên khắp mọi vùng biển; còn con nuốt chỉ hình thành trong vùng nước lợ từ những “bớn” (váng) nước, nhỏ hơn con sứa nhiều, trong xanh và chỉ có một mùa trong năm. Đặc biệt, con nuốt chỉ có ở vùng đầm phá của Huế, vùng đầm Cầu Hai (Thừa Thiên) vì ở đây độ mặn trong nước lợ mạnh hơn, hoặc ở vùng ven biển như Cửa Tùng, Cửa Việt, Gia Đẵng (Quảng Trị), vùng ven biển Quảng Bình và vùng ven biển Hà Tĩnh...

 Người Huế đọc và viết là NUỐC (phụ âm cuối C)