BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn HỒI KÝ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn HỒI KÝ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 29 tháng 1, 2024

MAI RỪNG MỘT THỜI ĐỂ NHỚ - Trần Hữu Ngư


    Mỗi năm cứ đến 25 tháng Chạp, dạo một vòng quanh Saigon là thấy mai. Những chậu mai lớn nhỏ đủ kiểu, miền Trung xuôi  Nam, miền Tây “ghé bến Saigon”.
    Nhìn mai, tôi nhớ quê tôi da diết! Nhớ Ấp Cây Găng xã Văn Mỹ, quận HàmTân, tỉnh Bình Tuy, một vùng đất có biển, có những đồi cát trắng, có những cánh rừng cho nhiều cây trái, hoa thơm quả lạ. Một vùng đất “xôi đậu”, ban ngày thì M 16, ban đêm thi AK!
   Miền Bắc có đào, Trung, Nam có mai. Ba miền ngược xuôi, xuôi ngược, mang đào, mai đi khắp mọi miền đất nước.
  Có những chậu mai là những cây mai người chơi mướn chủ nuôi, đến Tết nhà vườn mang đến cho chủ, chơi Tết xong, nhà vườn mang về. Lại có những cây mai mướn, nghe đâu tới vài ba chục triệu “là chuyện nhỏ” đem về nhà, cơ quan… chơi trong mấy ngày Tết để gọi là “bằng chị bằng em”, khoe quyền lực. khoe tài, khoe của!
   Người nghèo thì cũng vui, nhưng “vui ké” khi nhìn cây mai ngàn hoa của nhà giàu và tiếc những bông mai rụng theo những đồng bạc triệu!

Thứ Ba, 5 tháng 12, 2023

HÒA THƯỢNG THÍCH TUỆ SỸ, MỘT BÁC THẦY UYÊN BÁC KỲ VĨ - Thích Nguyên Siêu



Miệt mài giảng dạy, dịch thuật, làm thơ, đánh đàn, viết chữ thảo và phô diễn những tư tưởng triết học của hai nền văn hóa Đông Tây từ thời thập niên 60, 70 đứng trên bục giảng của Đại Học Vạn Hạnh, cũng như Viện Cao Đẳng Phật Học Chuyên Khoa Hải Đức Nha Trang, Thầy cũng có lắm lúc mộng kiêu hùng của Phương Trời Viễn Mộng trỗi dậy, và cứ thế mà dong ruổi bằng đôi chân trần, bằng đôi vai gầy qua những rặng đồi lau, rừng già, cỏ mục, lá úa, ăn sương nằm nắng trên những cánh rừng hoang vu nơi miền cao nguyên dân dã, nơi miếu cô hồn, hay lưng đèo heo hút. “Bất đắc chí độc hành kỳ đạo”. Chỉ đi một mình và một mình để xới lên những luống đất mới trồng những dãy cà non, vòng rau, liếp cải mà vui niềm đạo vị, dưới mái am tranh, độc cư Thiền định. Dù ai xuôi ngược bôn ba cái danh, cái lợi, cái huyễn mộng của cuộc đời, nhưng riêng mình thì sinh ra giữa lòng quê hương, dù có đắng cay chồng chất, dù có nghiệt ngã đủ điều, giữa dòng đời phế dưng dâu bể, Thầy vẫn chẳng hề lay động, mà còn khẳng định với chính mình là sinh ra ở đâu, thì chết ở nơi đó. Sinh ra giữa lòng đất mẹ Việt Nam thì lúc nhắm mắt cũng lấy nắm đất Mẹ Việt Nam mà phủ lấp thân ngũ uẩn này. Sá chi những tù đày, keo cư gian khổ, chỉ là chất liệu nuôi lớn chí hùng, của bậc Đại Trí. Đại Từ, Đại Hỷ, Đại Xả.
 

I. Cảm Niệm Ân Đức Của Bậc Thầy Giáo Thọ
 
Sau khi mãn niên Khóa 69-70 nơi Tu Viện Nguyên Thiều, Quy Nhơn, Bình Định, lớp học tăng được chuyển vào Phật Học Viện Nha Trang, tiếp tục học phổ thông trường Bồ Đề niên Khóa 70-71 đệ tam lúc bấy giờ. Chương trình này, anh em học tăng học được nửa niên Khoá thì không học nữa, vì Phật học viện mở lớp Phật học Trung đẳng Chuyên khoa, do vậy mà cả lớp đệ tam, học trường Bồ Đề lúc bấy giờ đều chuyển qua học Trung Đẳng Chuyên Khoa Phật Học, Hải Đức Nha Trang. Đây là một bước ngoặt đáng kể cho sự tô bồi kiến thức Phật học, mà người trực tiếp giảng dạy – thân giáo sư, chính là Hòa Thượng Thiện Siêu, Hòa Thượng Trí Nghiêm, Hòa Thượng Đỗng Minh, Thầy Tuệ Sỹ…
 

Thứ Bảy, 2 tháng 12, 2023

CHÀO VĨNH BIỆT THIỀN SƯ THI SĨ TUỆ SỸ - Trần Thoại Nguyên



THẾ LÀ KHÔNG CÒN ĐƯỢC GẶP LẠI NGƯỜI! 
CHÀO VĨNH BIỆT THIỀN SƯ THI SĨ TUỆ SỸ TẠI CHÙA PHẬT ÂN.
 

“Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Húy thượng NGUYÊN hạ CHỨNG, đời thứ 44 Dòng Lâm Tế Chánh Tông và đời thứ 10 Thiền Phái Liễu Quán, Chánh Thư Ký kiêm Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống GHPGVNTN đã viên tịch đúng 16:00 giờ ngày 24-11-2023 (12-10-Quý Mão)
Trụ thế: 81 năm”
                                                                    (Theo tin Hoằng Pháp)
 
Đón đọc tin, lúc tôi đang hóa trị tại BV Gia Định Sài Gòn do BS Trần Trọng Lễ, Phó Khoa Ngoại Thận & Tiết Niệu, trực tiếp theo dõi điều trị, như đã từng trực tiếp theo dõi điều trị cho Sư Tuệ Sỹ tại nơi đây, nên tôi cảm nhận được những cơn đau và tinh thần "chiến binh" của Sư Tuệ Sỹ trước đây qua chuyện trò cùng BS.

Vài tuần trước, tôi có ghé thăm sư Chơn Nguyên ở Thiền viện Vạn Hạnh, xin cùng Hòa thượng đi thăm sư Tuệ Sỹ, nếu được, tôi nhờ Sư Tuệ Sỹ viết cho mấy dòng TỰA cho TUYỂN THƠ TTN sắp in. Nhưng Sư Chơn Nguyên nói: "Thầy Tuệ Sỹ giờ yếu hơn anh nhiều, đang chăm sóc canh giữ rất đặc biệt, không cho ai thăm viếng đâu!". Tôi lặng lẽ ra về và luôn cầu nguyện Phật tổ hộ trì Sư Tuệ Sỹ chóng khỏe lại để phụng hiến Phật sự.
 
Tôi muốn được Sư Tuệ Sỹ viết lời TỰA vì chính những bài thơ thơm hương Thiền tôi làm trên giấy bao thuốc lá Bastos Xanh thời trai trẻ, qua tay người bạn thân Trần Nhơn thông minh đau điên tài hoa, đã lọt vào mắt xanh Sư Tuệ Sỹ và Sư cầm về cho đánh máy lại để thợ sắp chữ in trên Tạp chí TƯ TƯỞNG của ĐH Vạn Hạnh, SG, 1970 - 1971.

Thứ Ba, 14 tháng 11, 2023

TÂM TÌNH CỦA DIỄN VIÊN, ĐẠO DIỄN LÊ CUNG BẮC (1946-2021) QUA TẬP HỒI KÝ "BỤI CÁT CHÂN MÂY" – Đỗ Tư Nhơn



Đại thi hào Nguyễn Du đã viết bài thơ Độc Tiểu Thanh Ký nhằm bày tỏ mối thương cảm, tri âm cùng người con gái đời Minh, tài hoa bạc mệnh, oan khiên, đau đớn. Khi kết thúc, ông đã không khỏi ngậm ngùi tự hỏi:
 
“Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”
 
Sự đồng cảm, tri âm là điều cần thiết vô cùng đối với văn nghệ sỹ, nghệ thuật. Hơn 70 năm sống giữa cuộc đời, gần 40 năm dấn thân, đam mê đi vào con đường sân khấu, điện ảnh, diễn viên - đạo diễn Lê Cung Bắc như chưa muốn dừng bước. Nhưng căn bệnh trầm kha, đột ngột cắt đứt dự phóng nghệ thuật của anh. Một tập hồi ký cuối đời đã được vội vàng kể ra bằng lời, đứt quãng, hụt hơi vì hóa trị, nhức nhói, đuối sức. Nhưng anh vẫn kiên cường chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng. Đó là tác phẩm BỤI CÁT CHÂN MÂY, được nhà văn Hồ Sĩ Bình trân quý biên tập để nhà xuất bản HNV ấn hành vào tháng 5 năm 2023, gần đến ngày giỗ lần thứ 2 của anh.
Chính trong thời gian ngắn, từ ngày 5-4-2021 cho đến trước khi anh từ giã trần gian, chỉ hơn hai tháng quằn quại trong cơn đau, anh đã kể lại cho diễn viên Hồng Ánh, Võ Sông Hương và chị Bùi Thị Giang (vợ anh) ghi âm.

Thứ Hai, 13 tháng 11, 2023

TÔI ĐỌC HỒI KÝ “BỤI CÁT CHÂN MÂY” CỦA ĐẠO DIỄN LÊ CUNG BẮC (1946 – 2021) – Hoàng Đằng



Gia đình anh Lê Cung Bắc gởi tặng tôi tập hồi ký “BỤI CÁT CHÂN MÂY” qua Ban Liên Lạc cựu học sinh trường Nguyễn Hoàng tại Quảng Trị.
 
Tôi đã nhận sách cách đây mấy ngày.
Tôi được tặng vì tình Nguyễn Hoàng - Lê Cung Bắc có học Nguyễn Hoàng từ Đệ Thất đến Đệ Tam (lớp 6 đến lớp 10 – 1959 - 1963) và tôi có dạy Nguyễn Hoàng từ 1965 đến 1970.
Tôi lấy làm tự hào và trân quý quà tặng.
Tôi đọc và viết ra mấy dòng này.

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2023

LON SỮA GUIGOZ TRONG CUỘC SỐNG Ở MIỀN NAM TRƯỚC 1975.... - Đinh Trực



Từ năm 1965 trở về sau, miền Nam đã nhập cảng nhiều loại sữa bột khác nhau dành cho trẻ em; nhưng chiếc lon sữa Guigoz vẫn còn tồn tại trong hầu hết mọi gia đình vì nó bền, chắc, khó móp méo hay hư hỏng...
 
Không biết ai là người thiết kế ra chiếc lon sữa thon dài, có những đường viền nổi bên hông lon, nó khó bóp méo, chịu được một trọng lượng nặng hay bị và chạm... bởi nhờ lực phân tán của môn vật lý học, cái nắp đậy thật kín này với kim loại nhôm thật tốt thật bền...
 
Nhưng chắc rằng, khi sáng tạo ra loại lon đặc biệt này với dung tích 0.75 lít, có chiều cao 18cm, cho nhãn sữa Guigoz, người chế tạo chắc chắn cũng không thể ngờ được rằng, nó rất hữu dụng, và làm ra nhiều công cụ hữu ích đến như vậy với người dân ở nơi xa xôi như vùng đất như nước Việt ta...!
 

THƯƠNG NHỚ TRÁI RỪNG BÌNH TUY – Ngô Văn Tuấn


Tác giả bài viết Ngô Văn Tuấn

Ở La Gi (Bình Thuận) vào những năm 70, 80 rừng với biển nằm sát bên nhau. Rừng trù phú núi Nhọn, rừng bạt ngàn núi Bể. Đứng ở biển nghe cả tiếng thở của rừng. Ấy vậy nên dân gian mới có câu : “Ai muốn nghỉ mát lên Đà Lạt/Ai muốn hốt bạc về Bình Tuy”. (Bình Tuy là tên tỉnh trước Giải Phóng, sau Giải Phóng nhập 3 tỉnh thành một, gồm Bình Tuy, Bình Thuận, Ninh Thuận gọi chung là tỉnh Thuận Hải. Thời gian sau thấy Thuận Hải nó dài, nó rộng quá lại tách ra thành hai tỉnh, tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận. La Gi là một Thị xã của tỉnh Bình Thuận.) Tôi nghĩ người ta nói “Muốn hốt bạc về Bình Tuy” chắc là muốn nói đến sự giàu có tài nguyên của rừng, của biển ở vùng đất này.
 

Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2023

TÔI ĐI BỤI ĐỜI - Chu Tất Tiến



Hồi đó, Mẹ tôi làm ăn thất bại, bị lừa mất hết vốn, nên thành “Tặc Dăng Nổi giận”, cứ mắng la lũ chúng tôi hoài làm các anh chị tôi từ từ chuồn hết. Anh Cả thì đang phục vụ Quân Đội, không nói làm gì. Chị Hai lấy chồng, nên ở tít Chợ Lớn. Anh Ba tôi biến đi làm giám thị công trường ở Đà Nẵng. Chị Năm thì kiếm việc làm thư ký ở Qui Nhơn. Riêng Chị Tư tôi lẳng lặng trốn đi tu làm Mẹ tôi giận nhất. Bà đoán chừng là có vị linh mục nào quyến rủ, nên lặn lội đi khắp các xứ đạo Biên Hòa, Hố Nai, Gia Kiệm, Long Khánh… mà Mẹ tôi quen biết từ lâu để kiếm, nhưng không ai nói. Mẹ tôi phờ phạc cả người, đi về, không nói không rằng, kiếm cớ đánh tôi. Mẹ quát:“Ai cho mày vẽ Ma vẽ quỷ thế hả, thằng ranh con kia?” Tôi có vẽ ma quỷ gì đâu, lợi dụng Mẹ đi vắng, nên vẽ nàng tiên Brigitte Bardot ở trần, tóc vàng bay che nửa ngực, mắt liếc đa tình; vẽ nàng Sophia Loren có hai quả bưởi to đùng, nàng Marilyn Monroe vừa sở hữu bưởi Biên Hòa vừa làm chủ bộ mông thật cong, giống mông ngựa… Ngoài mấy người đẹp khoe của này, tôi cũng vẽ Audrey Hepburn gầy nhom, không có ngực nghẽo gì, chỉ có đôi mắt phù thủy, nhìn thấu tim thiên hạ. Thế mà Mẹ tôi đánh tôi bất tỉnh luôn. Nhưng mà thật ra, tôi chẳng thấy đau thịt, mà đau lòng. Bao công lao ngồi gò lưng, cầm những cục Pastel vẽ từng ly từng tý với hết tâm hồn mình, mà rồi Mẹ tôi tống hết vào bếp lửa. Nhìn ngọn lửa thiêu từ từ những bức tranh vẽ trên các tờ giấy Croquis, tim tôi nhỏ máu ròng ròng. Thật sự, tôi không có máu dê đâu, tôi nhìn ngực nghẽo phụ nữ như nhìn ngực đàn ông vậy thôi, nhưng chỉ có sắc đẹp kinh người, cặp mắt lẳng lơ, thăm thẳm làm tôi mê man. Chỉ có ngày đầu đi học vẽ tại Lớp Hội Họa Thế Hệ đường Phan Thanh Giản, tôi mới cứng cả người vì thân hình phụ nữ. Mới đóng tiền (chị tôi cho) học xong, Thầy dẫn tôi vào trong, cho mượn cái giá vẽ, đưa cho tôi cây bút chì, giấy vẽ và bảo tôi chờ người mẫu. Chừng vài phút sau, một cô thiếu nữ mặc áo dài trắng bước vào, lẳng lặng tiến lên bục, rồi…từ từ bấm nút bấm, cởi tung áo ngoài ra, rồi với tay ra sau, móc cóc xê bỏ sang bên cạnh, sau đó thì tụt quần ngoài, quần trong ra, đoạn ngồi banh cà-na trên ghế, hai tay để lên đùi, nhìn xa xăm. Thằng bé mới lớn, tuổi xuân phơi phới mà trông thấy người đẹp trần như nhộng, thì các bắp thịt cứng ngắc, mắt hoa lên, tay cầm bút chì thật chặt, chết dí, không cử động được. Ông Thầy tiến lại, gõ “cóc” lên đầu, cười: “Mới thấy lần đầu hả? Đứng đực ra đấy làm gì? Vẽ đi!” Rồi ông lấy bút chì, giang thẳng tay ra, cầm bút chỉ dựng đứng lên, nheo mắt nhìn theo cây bút, giảng cho tôi: “Này nhé, em lấy chuẩn từ đầu xuống cổ là một đốt ngón tay, từ cổ xuống đầu vú một đốt nữa, từ vú tới rốn một nữa, từ rốn xuống ngã ba chưa tới môt đốt,  từ mông xuống đùi…” Ông cứ nói thao thao mà không để ý đến hồn tôi đang phiêu lưu trong một tâm thức tê dại… Rồi ngày trôi qua, tôi đã quen nhìn thiếu nữ ở trần, và vẽ liên miên, và chỉ lựa người đẹp xi-la-ma mà vẽ, vì biết Mẹ ghét thứ này, nên vẽ xong thì dấu ở nhà bạn. Không ngờ thằng bạn xấu, nó chôm luôn vài bức rồi đem cho bồ. Tôi tức mình, mang về nhà dấu dưới chiếu nằm. Đến khi Mẹ đi vắng, mới lôi ra trưng. Ai ngờ Mẹ về bất ngờ.. thế là đau cả mông, cả tim, cả đầu. Đau nhất là không được đi học vẽ nữa. Giá Mẹ đừng cấm thì có thể giờ này thành đệ tử của Van Gót, Van Ghét gì đó.
 

Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2023

PHẠM XUÂN SƠN – Bài viết của Đặng Xuân Xuyến



Nó kém mình 6 tuổi, vào nghề Kinh doanh Xuất bản phẩm trước mình khá lâu, từ khi nó còn là cậu học sinh cấp 3. Bố nó là Biên tập viên cứng cựa của Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin, cũng là đầu nậu có tiếng trong làng sách Việt Nam nhưng không may mất sớm, nó là con trưởng nên phải gồng lên phụ mẹ kiếm tiền nuôi các em, rồi trở thành trụ cột chính của gia đình khi bước chân vào Đại học. Nó ít nói nhưng sống thật và tử tế lắm!
 

Thứ Bảy, 8 tháng 7, 2023

CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ: OAN ÔI ÔNG ĐỊA – Từ Kế Tường


Tấm hình Từ Kế Tường ngày xưa, 
lúc gặp "Oan ôi Ông Địa".
 
Sẵn có vụ cãi nhau ông Từ Kế Tường bây giờ không phải ông Từ Kế Tường ngày xưa trên Fanpage của... Từ Kế Tường. Nên chuyện để dành viết hồi ký, đành mang ra đăng Facebook cho vui vì có liên quan tới chuyện ông Từ Kế Tường thật ông Từ Kế Tường giả trước năm 1975.

Hồi đó, Từ Kế Tường đang phụ trách Trang Tuổi Ngọc trên nhật báo Công Luận thay Đinh Tiến Luyện bị động viên.  Phòng Tuổi Ngọc ở lầu 2 tòa soạn Công Luận số 14 đường Nguyển An Ninh Q1 Sài Gòn rất đẹp. Phòng có 2 bàn làm việc, máy lạnh, màn cửa bằng vải von màu trắng thơ mộng. Một bàn Từ Kế Tường ngồi. Bàn bên cạnh nhà văn Duyên Anh ngồi. Nhưng Duyên Anh chỉ tới lúc 9 giờ sáng, ngồi viết từng kỳ truyện dài đăng "phơi-zơ-tông" khoảng 30 phút là xong, giao truyện cho sếp typo xé nhỏ chia cho thợ sắp chữ, Duyên Anh "dzọt" lẹ đi đánh xì phé với Minh Vồ bên tuần báo trào phúng Con Ong mà Duyên Anh làm tới chủ bút. Chỉ có một mình Từ Kế Tường thủ trại chờ tiếp Bạn Ngọc. Hồi đó phòng Tuổi Ngọc mỗi ngày nhận được hàng trăm thư của độc giả tuổi nhỏ, tiếp vài chục khách Bạn Ngọc tới chơi và bóc giùm thư, sắp xếp thư, viết ngắn, thơ... vào sơ-mi riêng để Từ Kế Tường đỡ mất thời gian.

Thứ Hai, 13 tháng 3, 2023

CON ĐẤU TỐ CHA - Trần Mạnh Hảo

Chuyện kể của chính tác giả trong giai đoạn "Cải cách ruộng đất".
 

Quê tôi làng Bình Hải, năm ấy có tên là xã Thúc Kháng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định được trên ưu ái cho long trời lở đất làm cuộc cải cách ruộng đất vào đông xuân 1956-1957 khi tôi đã 10 tuổi; nên tôi đã là chứng nhân, là một thành viên trong cuộc cải cách đầy máu và nước mắt này.
 

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2022

CHÙA PHẬT LỒI - Hoàng Long Hải

                                Kể chuyện Quảng Trị "tui"
 
Tác giả Hoàng Long Hải

1./ Mới đây, xem trên Youtube, tôi thấy ông Lê Mạnh Thát nói chuyện "Phật Giáo đời Hai Bà Trưng". Câu chuyện làm "tui nhớ Quảng Trị tui", thời tui còn thơ ấu, tức là thời "Tây qua giăng giây thép", tàu bay Mỹ cũng chưa đến thả bom ở Quảng Trị, làm "sập cầu Ga".
 
​Ông Mạnh Thát bảo, đạo Phật truyền vào nước ta hai ngàn năm trăm năm, nhưng người Việt ta thì đã có bốn ngàn năm lịch sử. Đạo Phật, khi vào "nước ta" thì thẳng từ Ấn Độ qua, tới với người Chàm. Trong một số di tích của người Chàm còn lại, có ghi chữ Phạn.
 

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2022

VỀ MỘT QUÃNG ĐỜI TRỊNH CÔNG SƠN (Kỳ 11) - Nguyễn Thanh Ty


Tác giả bài viết Nguyễn Thanh Ty


Ruộng Dâu Hóa Thành Biển Xanh, Tháng Tư, Bảy Lăm....
 
Những lời hứa hẹn đinh ninh trong lòng chúng tôi tưởng chừng thực hiện không có gì khó khăn. Một vé xe đò, một vé máy bay hay cà rịch, cà tang một chuyến xe lửa là chúng tôi có thể gặp nhau, tha hồ mà bù khú ít ngày. Ấy vậy mà lời hẹn ước đó đã không bao giờ có cơ hội thực hiện được.
 

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2022

VỀ MỘT QUÃNG ĐỜI TRỊNH CÔNG SƠN (Kỳ 10) - Nguyễn Thanh Ty


Tác giả bài viết Nguyễn Thanh Ty
 
Tháng sáu năm 1966, Tâm nhập ngũ. Sơn chuyển qua phòng Tâm. Hai chúng tôi ở hai phòng riêng biệt. Trừ những lúc đi ăn cơm, uống cà phê, chơi bi da chung với nhau, Sơn ở lì trong phòng. Sơn không còn thú ngồi trước hiên nhà, chờ ngắm cô Ngà đi lễ mỗi buổi chiều với chiếc áo dài lụa màu mỡ gà sáng lóa trong ánh nắng xiên khoai sắp tắt. Bây giờ chỉ còn tiếng chuông nhà thờ quyện bước chân đi và gió chiều nhẹ đuổi theo, khẽ rung tà áo. Hai bên đường, đám lau trắng đã nở hết bông chỉ còn lại những thân xương khô quắt chỉa lên trời.
 

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2022

VỀ MỘT QUÃNG ĐỜI TRỊNH CÔNG SƠN (Kỳ 9) - Nguyễn Thanh Ty


Tác giả bài viết Nguyễn Thanh Ty
 
Vẫn Ông Già Thống:
 
Nếu cứ trưa thứ sáu Sơn "dọt", sáng thứ hai về thì cuộc đời rất phẳng lặng không có gì để nói. Đằng này Sơn không có thói quen đều đặn về giờ giấc. Thời gian của Sơn chậm lại, có khi trễ từ 24 tiếng đến 48 tiếng đồng hồ mỗi tuần là thường. Cứ mỗi lần trễ như vậy, tôi lại nghe tiếng xe gắn máy cũ kỹ của ông già Thống chạy xành xạch vô ngõ. Những bận như thế, sau khi ca cẩm, than thở một lúc, ông lại nhờ tôi nói hộ với thầy Sơn, đừng đi lâu quá, khổ cho thân già ông. 

Có lần tôi phát cáu, gắt lại ông:
- Bác Thống này! Bác nhờ tôi nói hộ. Tôi đã nói với ông Sơn y như lời bác. Cớ sao khi gặp ông Sơn bác lại bảo không có gì, chuyện nhỏ mà! Thầy có công việc cứ đi, để lớp tôi trông cho. Ông Sơn lại cự nự tôi cho tôi đặt chuyện.
 
Đang lúc bực, tôi tuôn một hơi dài. Nhưng khi nhìn cái miệng méo xệch bị trúng phong từ lâu thành tật của ông cố phân bua:
- Thầy nghĩ xem! Ông ấy là "sếp" của tôi mà! Khó cho tôi nói quá!
Lòng tôi lại chùng xuống, bất nhẫn với mình, và cảm thông cho ông.
 
Dạo gần nghỉ hè niên khóa 1965, Sơn ở luôn trên Đà Lạt hơn một tháng. Ông Thống kham hết nổi. Con ngựa già "đã mỏi vó trên đồi quê hương" buộc lòng ông phải đến Ty báo cáo sự vắng mặt cuả ông sếp mình. Ông Lê Cao Lợi phải điện một công văn khẩn nhờ đài phát thanh Đà Lạt thông báo cho Sơn về nhiệm sở gấp. Hạn cho một tuần, kể từ ngày loan báo, nếu không trình diện coi như đào nhiệm.
 

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2022

THƯƠNG CÂY ĐÒN GÁNH CỦA MẠ TÔI – Đinh Hoa Lư



Đồng cảm và cám ơn một bài thơ
 
CÂY ĐÒN GÁNH
 
Lưng cây đòn gánh mòn trơn
Lời tre khô nhắc công ơn mẹ già
Chợ chiều chợ sớm bôn ba
Hái gieo tất bật đồng xa đồng gần
Bán than mua muối tảo tần
Bao lần xuống biển bao lần lên non
Da xương bào cật tre mòn
Trăm năm mẹ gánh đời con qua đèo
Gánh yêu thương, gánh khổ nghèo
Gánh mơ ước lẫn gieo neo đi - về...
Gánh bình minh lội bến quê
Gánh hoàng hôn dọc chân đê bước dồn
Gánh trăng khuya giếng đầu thôn
Gánh than lửa chạy qua cồn cát trưa...
Một đời gánh nắng và mưa
Mòn vai mà mẹ vẫn chưa yên lòng
Một đời gióng đứt đòn cong
Vì ai vai lệch lưng còng? Mẹ ơi!
 
           NGUYỄN VÂN THIÊN
                (Lớp 12C 73-74) 
*
Động Đền Hàm Tân 1980
 
Mạ thích cái đòn gánh này lắm vì nó dẻo dai, không tước gãy như những loại gỗ thuờng khác. Nhờ vào những năm "trong trại" con biết chiếc nó được làm từ cây "săng dẻo", loại cây rừng chuyên dùng làm đòn gánh.
 

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2022

NHỚ TIỆM LƯU KHÁCH Ở QUẢNG TRỊ, NHỚ MÓN CHÁO TIM CẬT – Đinh Hoa Lư


CHÁO TIM CẬT
 
Tôi hay nhắc về chuyện “ăn hàng” nơi thành phố năm xưa Quảng Trị, thế mà lại không nhắc đến tiệm ăn Tiệm ăn Lưu Khách thì quả là đáng trách. Thành phố Quảng Trị có to lớn bao la gì cho lắm đến nổi quên cái tiệm ăn có món cháo tim cật ăn ngon nhớ đời thì quả tôi phải tự trách mình sao lại vô tình
 

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2022

VỀ MỘT QUÃNG ĐỜI TRỊNH CÔNG SƠN (Kỳ 8) - Nguyễn Thanh Ty


Tác giả bài viết Nguyễn Thanh Ty


Sơn rít một hơi dài ống vố, ngửa mặt lên trần nhà từ từ nhả khói, chấm dứt câu chuyện. Tôi nghe tiếng ống vố gõ nhè nhẹ xuống mặt bàn cọc...cọc...cọc...đều đều, buồn như tiếng thạch sùng tắc lưỡi trong đêm.
 
Địa điểm ngôi trường Bảo An ngày xưa,
nơi Trịnh Công Sơn từng dạy học, nay là sân vận động.
 
Ca Sĩ Kim Vui - Người Mẫu Có Hàm Răng Đẹp Quảng Cáo Hãng Kem Đánh Răng Leyna Kem Trắng Chỉ Hồng:
 
Sơn không chịu kể gì về mối liên hệ giữa mình với cô ca sĩ Kim Vui. Gặng hỏi, cũng chỉ cười và nói - Bạn thôi- Tôi không tin. Tôi nghĩ là Sơn không muốn tiết lộ vì một lý do nào đó.

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2022

VỀ MỘT QUÃNG ĐỜI TRỊNH CÔNG SƠN (Kỳ 7) - Nguyễn Thanh Ty


Tác giả bài viết Nguyễn Thanh Ty
 

Chưa Có Lần Nào Hát Hay Như Thế !
 
Trong những ngày chủ nhật mưa dầm gió bấc, đất nhão, đường trơn, chúng tôi quây quần, có khi nhậu rượu đế với khô sặc của Trần văn Nghị đem từ quê miền Nam lên, có khi nhâm nhi cà phê làm một màn văn nghệ bỏ túi. Nhân vật chính vẫn là Trịnh Công Sơn. Anh đánh đàn, hát. Thỉnh thoảng có bài nào hợp với sáo thì tôi mang sáo ra phụ họa. Anh em cũng luân phiên mỗi người làm vài ba câu, một bản. Tuy nhiên, Sơn vẫn luôn được yêu cầu anh hát chính các nhạc phẩm của anh. Giọng Sơn không trong, không trầm. Một giọng đặc biệt, nhẹ, quyến rũ, truyền cảm, không hay nhưng cảm được người nghe. Anh hát những bài mới làm tại đây như "Chiều một mình qua phố", "Lời buồn thánh", "Vết lăn trầm", "Tiếng hát Dạ Lan" tức "Dấu chân địa đàng" Chúng tôi lặng người ngồi nghe. Không gian yên tĩnh. Thời gian ngừng lại. Ngoài trời mưa vẫn rì rào từng cơn. Không một tiếng vỗ tay, khi Sơn ngừng hát. Chúng tôi sợ tiếng động làm tan biến cái không khí đang quánh đặc lại bởi tiếng hát của Sơn và hồn chúng tôi thành một. Sơn nhẹ nhàng buông đàn. Đôi mắt mơ màng sau đôi kính cận.

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2022

XE BÒ NƯỚC QUÊ MÌNH - Nguyễn Dũng


                                   Ảnh: John Hansen chụp tại Phan Thiết năm 1965

Ngày đó lâu lắm rồi! Lâu thật lâu so với cái nhớ của một đứa bé như tôi nhớ về hình ảnh đã in sâu vào tiềm thức của một thời tuổi nhỏ. Buổi sáng sớm trời còn mờ sương, đường phố còn vắng tanh nơi cái thị xã nhỏ bé này. Chiếc xe bò đổ nước với tiếng bước chân đều nhịp khoan thai của chú bò vạm vỡ, chân guốc đã được đóng móng, nghe như tiếng sắt miết trên mặt đường. Róc, soạt. Róc, soạt, đều đặn buồn buồn, thêm với tiếng chuông đeo nơi cổ thỉnh thoảng lại leng keng mỗi khi chú bò rướn cổ về phía trước. Phải tinh ý lắm mới nghe ra được cùng một bước chân có đóng móng sắt, nhưng lại có đến 2 âm thanh được nghe khi chú bò đi trên phố. Soạt là tiếng bước chân trước, nghe nhẹ hơn nên có tiếng soạt, còn rốc là tiếng bước chân sau chịu sức nặng toàn thân, cùng với cái xe bò nước phía sau nên nghe vững chãi và chắc chắn, cương quyết hơn. Hình ảnh cái xe bò đi đổ nước ngọt lúc còn khuya của ngày ấy cứ mãi trong lòng tôi.