BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ugno.Vn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ugno.Vn. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2022

NHỚ CHUYỆN TRÂU – Ugno.Vn (Nguyễn Phước Yên)



Đầu năm con trâu 2021, tình cờ nhẩm câu ca dao “Trên đồng cạn, dưới đồng sâu. Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa” bổng dưng có ông già nhớ lại chuyện con trâu từ những thuở nào. Dấu hiệu của người đến kì lẩn thẩn! Ông già tự nhủ thầm: "Thì ra mình cũng đã già rồi chăng"? Ông tuổi con gà. Bà tuổi con trâu. Lão thầy tướng số ngày xưa bảo tuổi ông bà thuộc cung tam hạp Dậu, Sửu, Tị... tốt lắm! tốt lắm!... Đúng là chỉ tốt phần ông. Phần bà đã hơn 70 còn phải làm kiếp "đi bừa" như trâu để phục vụ con gà lười bươi móc, nghèo xác xơ.

Thứ Hai, 11 tháng 10, 2021

CON ĐƯỜNG QUỐC HỌC, ĐỒNG KHÁNH – Nguyễn Phước Yên


 



Thuở xa xưa ấy, cả vùng Thừa Thiên – Huế chỉ có hai trường Quốc Học và Đồng Khánh  có các lớp Đệ Nhị cấp (Cấp3) công lập. Trong hai trường đó, chỉ có trường Quốc Học có các lớp Đệ Nhất (lớp 12 bây giờ). Học sinh các tỉnh phía bắc Trung phần, sau khi đến Huế thi đậu Tú Tài Bán phần (Tú Tài 1), muốn thi Tú Tài Toàn phần (Tú Tài 2) thì phải "du học" Đệ Nhất trường Quốc Học, nếm mùi học trò xứ thần kinh một năm mới đủ điều kiện và bản lĩnh dự thi. Không kể lớp Đệ Nhất, hai trường Quốc Học và Đồng Khánh, một trường chỉ dành cho nam sinh, một  trường cho nữ sinh. Học sinh khu vực nội ô ở hai bên bờ sông Hương và các vùng ngoại vi tiếp giáp Huế, mỗi sáng cứ nườm nượp xuôi dòng áo trắng về trường. Áo sơ mi trắng, quần xanh là dân Quốc Học. Bộ áo  dài, quần xa tanh trắng muốt là các nường Đồng Khánh. Con đường Lê Lợi, đoạn từ  cầu Trường Tiền  đến hai trường Đồng Khánh và Quốc Học buổi sáng như ngày trẩy hội. Muốn chờ ai, ngắm ai cứ giả bộ ngẩn ngơ dừng lại bên vỉa hè phải thì ắt thỏa mắt nhìn. Nội ô Huế ngày ấy gồm 3 đơn vị hành chánh. Phía  bờ bắc sông Hương là quận Tả Ngạn và quận Thành Nội. Vùng ngoại vi bên phía này là Kim Long, An Ninh, An Hòa, Bao Vinh, Địa Linh, Thế Lại, Bãi Dâu, và xa hơn nữa là cả vùng huyện Hương Trà … Các cô cậu không hẹn mà ai cũng đều gặp nhau ở ngõ cầu Trường Tiền (dân mạn dưới) hay Bạch Hổ (dân mạn trên) vượt sông Hương đến trường. Một số ngại đi xe đạp thì nhảy lên xe buýt ở bến xe chợ Đông Ba, dưới cầu Gia Hội, theo các tuyến xe số 3 - Bến Ngự hay số 5 - Từ Đàm. Ai thích đùa nước với mấy em nhỏ Đồng Khánh thì xuống đò ngang Thừa Phủ. Phía bờ nam sông Hương là quận Hữu Ngạn. Bên phía này thì ngoài khu vực Đập Đá, Vĩ Dạ, Chợ Cống, An Cựu, Phú Cam, Bến Ngự, Nam Giao còn Phường Đúc, Long Thọ, Nguyệt Biều và xa hơn nữa là các vùng ngoại vi thuộc các huyện Phú Vang, Hương Thủy, … Phía bên này thì có nhiều cầu, nhiều ngã đến trường, không phải qua sông, lụy đò.
 

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

TÔN VINH CHỮ QUỐC NGỮ - Ugno.Vn


          
                                   Tác giả Ugno Vn

     
       TÔN VINH CHỮ QUỐC NGỮ

Cho đến bây giờ, nhiều nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau 2 người có công đầu trong việc hình thành chữ Quốc ngữ là Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes, 2 giáo sĩ dòng Tên Paris vào nước ta truyền bá đạo Ki Tô từ những năm đầu thế kỷ XVII. Linh mục Francisco de Pina (1585-1625), người Bồ Đào Nha đến xứ Đàng Trong  năm 1617, phạm vi truyền đạo từ Hội An đến Quy Nhơn. Ông  là giáo sĩ đầu tiên thành thạo tiếng Việt và truyền giảng Phúc âm không cần người thông dịch. Ông cùng với một số giáo sĩ, dùng mẫu tự La tinh ký âm tiếng Việt. Ông  dạy thứ chữ này cho các giáo sĩ, giáo dân. Thứ chữ này phát triển hoàn chỉnh thành chữ Quốc ngữ ngày nay. Linh mục Alexandre de Rhodes (An-Đắc-Lộ-Sơn, 1591-1660) người vùng Avignon (Pháp). Ông đến Hội An năm 1624, học tiếng Việt và chữ Quốc ngữ từ ông Pina và các giáo sĩ đến trước. Ông đã có công hệ thống hóa và dùng chữ Quốc ngữ viết tài liệu "Phép giảng 8 ngày", biên soạn Từ điển Việt-Bồ-La xuất bản tại Roma năm 1651. Đây là cuốn từ điển đầu tiên đối chiếu tiếng Việt với tiếng Bồ Đào Nha và tiếng La tinh. Chữ quốc ngữ là văn tự chính thức của nước ta ngày nay. Đến nay, chữ Quốc ngữ hình thành và phát triển đã hơn 400 năm, ghi nhận nhiều thành tựu và góp phần xứng đáng trong lịch sử văn hiến, công cuộc giải phóng dân tộc, xây dựng tổ quốc hiện nay.  Là văn tự thứ 3 trong quá trình tiến hóa của văn tự nước nhà, tiếp sau chữ Hán và chữ Nôm, việc tôn vinh chữ Quốc ngữ và công lao những người sáng tạo ra nó làm nẩy sinh nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí là mâu thuẫn, gay gắt. Chỉ xét trên mặt văn tự, điểm qua sự phát triển của 3 loại văn tự Hán, Nôm, Quốc ngữ ở nước ta, những người quan tâm đến vấn đề dễ nhận ra những nét tương đồng cần lưu ý để thấy rõ hơn mặt tích cực, mặt tiêu cực trong sự hình thành từng loại, nhằm lựa chọn chừng mực nào là vừa phải, nếu không sẽ tạo nên mặc cảm phủ nhận toàn bộ những thành tựu dân tộc đã đúc kết trong 2 loại văn tự kia.

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2019

THÂN PHẬN CON RÙA - Ugno Vn


         
                                   Tác giả Ugno Vn


           THÂN PHẬN CON RÙA

Văn chương dân gian lúc nào cũng là tiếng nói bày tỏ tâm tình, thái độ của quần chúng. Ngày xưa, người dân đen thấp cổ bé miệng, ở đâu cũng bị chèn ép, áp bức, phải phục vụ cho bọn ăn trên ngồi trước. Người nghệ sĩ nhân dân đã mượn hình tượng con rùa để nói lên tiếng nói tập thể cảm thông cho số phận của đại đa số quần chúng trong vòng khổ lụy trần ai:

Cám thương thân phận con rùa
Ở đình đội hạc, lên chùa đội bia.

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2018

ĐẠP XE LÁ - Ugno.Vn


          
                                   Tác giả Ugno Vn

            ĐẠP XE LÁ

Xe lá là nông cụ người nông dân vùng Trị - Thiên sử dụng trong việc đưa nước vào ruộng. Đạp xe lá từ lâu đời đã trở thành một nếp quen của nghề nông và việc đồng áng nơi đây.
Gọi là xe lá vì  nước được kéo lên bằng những lá gầu mỏng, gắn kết mắt xích vào nhau, vận hành bằng động lực từ bàn chân đạp của người.