BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tỉnh Quảng Trị. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tỉnh Quảng Trị. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2022

THẠCH HÃN GIANG – Thơ Nguyễn Khuyến

Chép lại bài anh Tam Ngng đăng trên trang facebook Đồng Môn NguyễnHoàng.

Mời mọi người đọc một bài thơ của cụ Nguyễn Khuyến viết về dòng sông Thạch Hãn, Quảng Trị.
 
Sông Thạch Hãn (Ảnh trên internet)
 

THẠCH HÃN GIANG
石澣江
 
石澣江流一棹橫,
夕霞晻曖遠山明。
西風何處吹塵起,
不以年前徹底清。
阮勸
 
Âm Hán Việt:
 
THẠCH HÃN GIANG
 
Thạch Hãn giang lưu nhất trạo hoành,
Tịch hà yểm ái viễn sơn minh.
Tây phong hà xứ xuy trần khởi,
Bất dĩ niên tiền triệt để thanh.
                    Nguyễn Khuyến.
 
NGHĨA:
 
SÔNG THẠCH HÃN
 
Trên dòng Thạch Hãn một chiếc đò đang sang ngang,
Ráng chiều lấp lóa làm sáng dãy núi xa.
Gió tây từ đâu thổi tới làm bụi bay lên,
Không còn nữa [dòng nước] trong tới đáy như lúc trước nữa.
 
Nguyễn Khuyến đỗ tam nguyên năm 1871, lúc 36 tuổi, khi Pháp đã chiếm xong 6 tỉnh miền tây, chuẩn bị thôn tính Bắc Hà. Năm 1882 Hà thành thất thủ, năm 1883 Nam Định tiếp tục rơi vào tay Pháp. Năm 1884, Nguyễn Khuyến cáo lão từ quan về sống ẩn dật nơi quê nhà. Bấy giờ ông mới 49 tuổi.
Bài thơ hẳn được viết lúc ông còn làm quan, nhân một lần trên đường từ kinh về quê qua đò ngang trên sông Thạch Hãn. Bài thơ nặng trĩu tâm sự của ông đối với thời cuộc.

TẠM DỊCH:
 
Một chuyến đò ngang Thạch Hãn giang,
Non xa lấp lóa ráng chiều vàng.
Bỗng đâu ngọn gió tây mù bụi,
Hết một dòng sông tận đáy trong.
 
Ghi chú:
 
- 石澣: tên con sông ở Quảng Trị. Trong nhiều tài liệu chữ Hán xưa, tên sông thường được ghi là 石捍Thạch Hãn. Dân gian thì thường hiểu thạch hãn = mồ hôi đá, tức “hãn” là chữ hãn này . Chữ trong nhan đề đúng ra đọc là cán/hoán/hoãn (胡玩切). Bản chữ Hán chép lại từ trang thivien.net, ở đó có ghi chú:

Nguồn: Tuyển tập thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến, Trần Văn Nhĩ, NXB Văn nghệ, 2005

- 一棹 nhất trạo: một mái chèo, một chuyến đò. Trạo (như trạo ) = mái chèo, cũng mượn chỉ chuyến đò. còn đọc là "trác" = cái bàn nhỏ (như chữ trác ).
- 晻曖 yểm ải: nhiều, mù mịt; lúc bị che lúc lộ ra.
- 西風 tây phong: gió tây, tức gió tây nam, gió Lào.
- 年前 niên tiền: năm trước, thời gian trước.
- 徹底 triệt để: [nước trong] đến tận đáy.
 

Thứ Tư, 2 tháng 3, 2022

SỰ THÀNH LẬP CÁC LÀNG CỔ Ở QUẢNG TRỊ - Linh mục Nguyễn Văn Ngọc



Linh mục Stanislao Nguyễn Văn Ngọc sinh năm 1910, quê ở làng Dương Lộc (Triệu Phong), tốt nghiệp chủng viện An Ninh (Cửa Tùng) và Đại chủng viện Huế, là một nhà cổ học hiểu biết sâu rộng về truyền thống văn hóa – lịch sử Quảng Trị, suốt đời gắn bó với mảnh đất quê hương.
Bài này được ông viết và đăng trên tạp chí Cửa Việt năm 1990 và cho đến nay, các thông tin về làng trong bài có thể đã đổi khác. Tuy nhiên, để rộng đường trao đổi, Huyhoang Design xin đăng nguyên văn bài viết của tác giả.
 
1.CÁCH TỔ CHỨC THÔN XÃ THỜI XƯA
 
Tác giả Phạm Văn Sơn trong cuốn Việt Sử Tân Biên II trang 320 đã viết: Đối với xã hội Việt Nam thời xưa, một xã hội hoàn toàn nông nghiệp, xã thôn là nền tảng. Chế độ và tổ chức xã thôn xuất hiện từ thời Trần theo nguyên tắc dân chủ vì xã thôn có những quy lệ riêng do các phong tục, tập quán được nhân dân tôn trọng, cấu tạo. Nó là ý dân ở từng địa phương một. Nó đã gây nên một chế độ tiểu quốc gia trong một quốc gia và đã xây dựng được nền tự trị của nó về kinh tế, chính trị, cũng như văn hóa. Câu “phép vua thua lệ làng” đủ tỏ cái uy tín của xã thôn đối với nhân dân Việt Nam….Xã thôn có nhiều uy quyền nên đã phát triển được mọi sáng kiến, mà vì đó, nhiều tục lệ của xã thôn mặc nhiên được nhà nước công nhận.
 

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2020

NHỚ PHƯỜNG ĐỆ NHẤT, TỈNH QUẢNG TRỊ – Đinh Hoa Lư

Lâu nay trên các trang online Quảng Trị, ngoài cái PHƯỜNG ĐỆ TỨ của bác Tuệ Chương Hoàng Long Hải, ít ai nhắc đến cái Phường Đệ Nhất nơi có trung tâm thành phố mà cái NGÃ TƯ bà con chúng ta hay thấy.