BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn BIÊN KHẢO. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn BIÊN KHẢO. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 24 tháng 10, 2023

THƠ ĐƯỜNG SÁU CHỮ - Biên khảo của Đỗ Chiêu Đức


          
LỤC NGÔN THI, thơ 6 chữ, cũng là một thể loại thi ca từ thời cổ đại của Trung Hoa. Mỗi câu thơ đều có 6 chữ, toàn bài thường là 4 câu trở lên, tuy không được lưu hành rộng rãi như thơ Ngũ ngôn (5 chữ) và thất ngôn (7 chữ), nhưng cũng là một thể thơ "Lục Ngôn" có nét độc đáo riêng, như bài "Điền Viên Lạc 田園樂" của Thi Phật Vương Duy đời Đường sau đây:
                
桃紅複含宿雨,   Đào hồng phục hàm túc vũ,               
柳綠更帶朝烟。   Liễu lục cánh đái triêu yên.               
花落家僮未掃,   Hoa lạc gia đồng vị tảo,                
鳥啼山客猶眠。   Điểu đề sơn khách do miên!
  
Có nghĩa:
                   
Hoa đào hồng vì mưa tối,                   
Sương sớm đưa cành liễu bay.                  
Hoa rụng gia đồng chưa quét,                   
Chim ca khách núi còn say

Thứ Bảy, 1 tháng 7, 2023

SƠ LƯỢC VỀ NGUỒN GỐC MỘT SỐ ĐỊA DANH MIỀN NAM - Hồ Đình Vũ



Có nhiều nơi ở miền Nam mình đã đi qua, đã ở đó, đã nghe nói tới hoặc đã đọc được ở đâu đó... riết rồi những địa danh đó trở thành quen thuộc; nhưng chắc ít khi mình có dịp tìm hiểu tại sao nó có tên như vậy?
 
Bài viết này được hình thành theo các tài liệu từ một số sách cũ của các học giả miền Nam: Vương Hồng Sển, Sơn Nam và cuốn “Nguồn Gốc Địa Danh Nam Bộ” của Bùi Đức Tịnh, với mục đích chia sẻ những hiểu biết của các tiền bối về tên gọi một số địa phương trên quê hương mình. Xin mời các bạn cùng tham khảo và đóng góp ý kiến từ các nguồn tài liệu khác - để đề tài này được đầy đủ và phong phú hơn. Đất Nam Việt mà trước đây người ta còn gọi là Nam Kỳ, người Tây Phương khi đặt chân lên xứ mình hồi thế kỷ 16, 17 đã gọi bằng tên Cochinchine hay Đằng Trong.
 

Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2023

NGÀY XUÂN VÀ NGÀY TẾT BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU - Nguyễn Châu


Giáo sư Nguyễn Châu (tác giả bài viết)
 
Dường như hầu hết thơ văn, ca nhạc... trên khắp năm châu của thế giới đều dành rất nhiều đề tài cho mùa xuân. Văn nhân, thi sĩ Á đông, đặc biệt là Trung Hoa và Việt Nam, cứ mỗi độ xuân về thì hồn thơ lai láng...
 
Tất cả những gì tốt đẹp, thắm tươi, nồng nàn của cuộc đời đều được hiển hiện bằng mùa xuân: Lòng xuân phơi phới, tình xuân nồng nàn, lượng xuân (1) vân vân.
 
XUÂN LÀ GÌ?
 
Thế nhưng Xuân là gì? Xuân là mùa đầu tiên trong năm. Cũng là một trong bốn mùa, sao người ta lại ưu ái mùa Xuân như thế? Vì mùa Xuân đẹp chăng? Mùa Thu đâu có kém gì?
 
Phải chăng mùa Xuân thường đem lại hạnh phúc cho cuộc đời như người xưa đã ghi nhận:
 
“Thiên tăng tuế nguyệt, nhân tăng thọ
Xuân mãn càn khôn, phúc mãn đường!”

(Trời thêm năm, tháng, người thêm tuổi
Xuân đầy vũ trụ, phúc đầy nhà)

Trong thực tế, điều này còn tùy vào tâm tư, tâm trạng và hoàn cảnh của con người ở-đời, bởi vì đã có một số người không chờ đợi mùa Xuân...
 
“...Tôi có chờ đâu, có đợi đâu?
Mang chi Xuân lại gợi thêm sầu!”
             (Chế Lan Viên - Xuân)

“Mùa xuân khó chịu quá đi thôi!
Cảnh đẹp làm em thấy lẻ loi...”
              (Xuân Diệu - Ðơn Sơ)

Nhân lúc mọi người rộn rã chuẩn bị đón xuân, tôi muốn tìm hiểu mối tương quan giữa cái Tết truyền thống Á đông với mùa Xuân của vũ trụ để góp phần đáp ứng những băn khoăn, thắc mắc nơi nhiều người.
 

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2022

QUỐC GIA UKRAINE (УКРАÏНА) – Biên khảo của Từ Vũ

Loạt bài này nhằm mục đích tìm hiểu về những cuộc đấu tranh của người dân Ukraine trên đường gian nan tìm tự do thoát ách nô lệ của đế quốc láng giềng Nga.
Điển hình thật gần đây, ngày 24 tháng Hai năm 2022, ngày Vladimir Poutine, Tổng Thống Nga đã dã tâm xua quân sang xâm chiếm nước Ukraine, mưu đồ lật đổ chính phủ Dân Chủ của Tổng Thống Volodymyr Zelensky để thành lập một chính quyền tay sai bất chấp những phản kháng, phẫn nộ của nhân dân yêu chuộng công lý hòa bình các nước trên toàn thế giới.
 
                                                                                             Từ Vũ
                                                                                           14.3.2022
 
Mặt trận xâm lược nước Ukraine của quân đội Nga


Молитися... А до того –
Я не знаю бога.
Поховайте та вставайте.
Кайдани порвіте
І вражою злою кров'ю
Волю окропіте.
І мене в сім'ї великій,
В сім'ї вольній, новій
Не забудьте пом'янути
Незлим тихим словом.
1845
TARAS CHEVTCHENKO
(9.3.1814 - 10.3.1861)
 
..............................

Nhưng cho tới lúc này
Tôi chưa biết Chúa là ai !
Hãy chôn tôi và hãy đứng thẳng lên!
Bẻ gãy những xích xiềng quanh bạn,
Rồi tưới rải đi máu không tinh khiết của kẻ thù
TỰ DO !
Sau đó, trong đại gia đình ta,
Đại gia đình mới , đại gia đình tự do,
Đừng quên hoà nhịp trong kỷ niệm về tôi
Một lời hoàn mỹ ! (*)
 
 
PHẦN I
 
U kraine là một quốc gia rộng lớn nằm ở phía Đông Âu Châu với diện tích 603.550 Km2. Ukraine lớn hơn Pháp một chút và là quốc gia lớn nhất ở châu Âu, ngoại trừ Nga (nằm nửa châu Á, nửa châu Âu).
 
Nổi tiếng với các nhà thờ Chính thống giáo, các bãi biển nằm dọc Biển Đen (Mer Noire) và những ngọn núi với rừng cây rậm rạp những cánh đồng hướng dương hay lúa vàng rực .
 
Phía Bắc giáp Biélorussie, phía Đông Bắc và Đông giáp Nga, phía Nam giáp Biển Azov sau đó là Biển Đen (Mer Noire) và các nước Moldavie và Romanie, phía Tây Nam giáp Hongrie (Hung Gia Lợi), phía Tây giáp Slovaquie và Pologne (BaLan).
 
Tổng sản phẩm quốc nội (PIB) bình quân trên mỗi đầu người dân Ukraine là 3726,93 dollars (năm 2020) đứng hàng thứ 118 trong số 192 nước (theo bảng sắp hạng 2017 của Qũy Tiền Tệ Quốc Tế – Việt Nam đứng hàng thứ 129).
Vào năm 2020 nợ quốc gia của Ukraine là 82.831 triệu Euro, (94.610 triệu đô la) hay nói một cách khác tỷ lệ nợ / PIB là 60,78%), và nợ công tính theo đầu người là 2.000 € euro (2.284 đô la) (PIB=Tổng sản phẩm quốc nội )
 

Hryvnia là đồng tiền của Ukraine.

Ukraine đặt thủ đô tại Kiev.
 
Thủ đô của Ukraine nhìn ra dòng sông Dnepr, Kiev là "Mẹ của các thành phố Nga", một trong những thành phố lâu đời nhất ở châu Âu, thành phố lớn nhất của Ukraine với gần 3 triệu dân và là một trung tâm tôn giáo, công nghiệp, khoa học, học thuật và văn hóa quan trọng của Đông Âu.

Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2022

TUỔI DẦN ÔNG CỌP QUÁ GHÊ – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức




Tuổi DẦN ông cọp quá ghê                               
Bắt người ăn thịt tha về non cao
       
Tý Sửu Dần... DẦN là ngôi thứ 3 của Thập nhị Địa Chi là... Ông Cọp, như 2 câu ca dao Nam bộ trong bài vè về 12 con giáp nêu trên. Ngoài việc được gọi là ÔNG CỌP, cọp còn được giới bình dân xưa gọi là Ông Hổ, Ông Hùm, hay Ông Ba Mươi nữa. CỌP chữ Nho là HỔ , theo “Chữ Nho Dễ Học” Hổ thuộc dạng chữ Tượng Hình theo diễn tiến của chữ viết như sau:
 
             
   Giáp Cốt Văn    Kim Văn      Đại Triện     Tiểu Triện         Lệ Thư
                   
Ta thấy:
           
Giáp Cốt Văn là hình tượng của một con cọp được vẽ đầy đủ từ đầu cho đến đuôi, Kim Văn (còn gọi là Chung Đĩnh Văn) và Đại Triện thì được đơn giản hóa, chỉ giữ lại các nét tiêu biểu, 
đến Tiểu Triện thì các nét vẽ được kéo thẳng hay uốn cong theo như hình chữ viết và đến Chữ Lệ  đời nhà Tần thì chữ viết đã hình thành hoàn chỉnh như chữ viết hiện nay. HỔ là Cọp.
 

Thứ Năm, 13 tháng 1, 2022

NĂM DẦN 2022 NÓI CHUYỆN CỌP - Gs Nguyễn Châu



Cọp đứng ở vị trí thứ ba trong vòng Tử Vi Trung Hoa, sau Chuột và Trâu. Nói theo sách, thì Dần là Chi thứ ba trong 12 địa chi (Tý-Sửu-DẦN-Mão-Thìn-Tỵ-Ngọ-Mùi-Thân-Dậu-Tuất-Hợi), tượng hình là con cọp.
Trên La bàn Trung Hoa, về không gian, Dần ở phương vị Ðông Bắc, về thời gian Dần là tháng Giêng (trong âm lịch hiện nay), về ngày Dần khởi đầu từ 3 giờ sáng, đến 5 giờ sáng.
 

Thứ Hai, 14 tháng 6, 2021

DÒNG HAY GIÒNG – Giáo sư Trần Huy Bích

Mời quý anh chị và các bạn đọc một bài viết khá thú vị của giáo sư Trần Huy Bích luận bàn về hai chữ "dòng" và "giòng", cách viết nào đúng chính tả hơn.

 
Giáo sư Trần Huy Bích (Việt Báo)


Chúng ta cùng biết các nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn viết “giòng sông, giòng nước”:
 
Nhất Linh: Giòng Sông Thanh Thủy
Tú Mỡ: Giòng Nước Ngược
Thạch Lam: Theo Giòng
 
Các nhà văn, trí thức lớp sau viết “dòng sông, dòng nước”:
 
Doãn Quốc Sỹ: Dòng Sông Định Mệnh (1959)
Nhật Tiến: Tặng Phẩm Của Dòng Sông (1972)
Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy: Dòng Nước Sông Hồng (viết 1945, in vào thi tập 1985) Ngô Thế Vinh: Mekong, Dòng Sông Nghẽn Mạch (2007)
 

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2020

THỬ “GIẢI MÔ LẠI TRUYỆN KIỀU – Lê Nghị

TTO - 'Dựa vào các văn bản, chúng tôi phát hiện ra rằng Truyện Kiều mới là gốc của Kim Vân Kiều truyện ở Việt Nam. Rồi từ Kim Vân Kiều truyện của Việt Nam người ta mới phóng tác Kim Vân Kiều truyện ở Trung Quốc'.

 

Nhà nghiên cứu Lê Nghị trình bày nghiên cứu mới về Truyện Kiều ở hội thảo - Ảnh NVCC

Truyện Kiều có trước Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Tử Việt Nam, Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân Trung Quốc chỉ là sản phẩm ăn theo, tên tác giả cũng là tự đặt.

Nhà nghiên cứu Lê Nghị mở đầu bản tham luận Nguồn gốc Truyện Kiều, tại Hội thảo Minh họa Kiều dưới góc nhìn minh triết Việt, do Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội vừa tổ chức làm cả khán phòng ngỡ ngàng...

 

Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2020

SƠ LƯỢC NGUỒN GỐC MỘT SỐ ĐỊA DANH MIỀN NAM - Hồ Đình Vũ




SƠ LƯỢC NGUỒN GỐC MỘT SỐ ĐỊA DANH MIỀN NAM
                                                                                    Hồ Đình Vũ

Có nhiều nơi ở miền Nam mình đã đi qua, đã ở đó, đã nghe nói tới hoặc đã đọc được ở đâu đó...riết rồi những địa danh đó trở thành quen thuộc; nhưng chắc ít khi mình có dịp tìm hiểu tại sao nó có tên như vậy ?
Bài viết này được hình thành theo các tài liệu từ một số sách cũ của các học giả miền Nam: Vương Hồng Sển, Sơn Nam và cuốn Nguồn Gốc Địa Danh Nam Bộ của Bùi Đức Tịnh, với mục đích chia sẻ những hiểu biết của các tiền bối về tên gọi một số địa phương trên quê hương mình.
Xin mời các bạn cùng tham khảo và đóng góp ý kiến từ các nguồn tài liệu khác - để đề tài này được đầy đủ và phong phú hơn.

1.- Tên do địa hình, địa thế 
Bắt đầu bằng một câu hát dân gian ở vùng Ba Tri, Tỉnh Bến Tre: “Gió đưa gió đẩy, / về rẫy ăn còng, / về bưng ăn cá, / về giồng ăn dưa…’’

         


 - Giồng: Là chỗ đất cao hơn ruộng, trên đó nông dân cất nhà ở và trồng rau, đậu, khoai củ cùng một số loại cây ăn trái. Bởi vậy nên mới có bài hát:“trên đất giồng mình trồng khoai lang…’’ 
Một con giồng có thể bao gồm một hay nhiều xã. Ở Bến Tre, Giồng Trôm đã trở thành tên của một Quận (Huyện). Lại nhắc đến một câu hát khác:“Ai dzìa Giồng Dứa qua truông. Gió rung bông sậy, bỏ buồn cho em…’’ Giồng Dứa ở Mỹ Tho, khoảng từ chỗ qua khỏi ngã ba Trung Lương đến Cầu Long Định, ở bên phải Quốc Lộ 4Giồng Dứa. Sở dĩ có tên như thế vì vùng này ở hai bên bờ sông có nhiều cây dứa. (Dứa đây không phải là loại cây có trái mà người miền Nam gọi là thơm, khóm. Đây là loại cây có lá gai dáng như lá thơm nhưng to hơn và dày hơn, màu xanh mướt. Lá này vắt ra một thứ nước màu xanh, có mùi thơm dùng để làm bánh, đặc biệt là bánh da lợn). Vừa rồi có nhắc đến truông, hồi xưa về Giồng Dứa thì phải qua truông, vậy truông là gì ?
Truông: Là đường xuyên ngang một khu rừng, lối đi có sẵn nhưng hai bên và phía trên đầu người đi đều có thân cây và cành lá bao phủ. Ở vùng Dĩ An có Truông Sim. Ở miền Trung, thời trước có Truông nhà Hồ.
 “Thương em anh cũng muốn vô. Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang’’. Tại sao lại có câu ca dao này ? Ngày xưa Truông nhà Hồ thuộc vùng Vĩnh Linh, Tỉnh Quảng Trị, còn gọi là Hồ Xá Lâm. Nơi đó địa hình trắc trở, thường có đạo tặc ẩn núp để cướp bóc nên ít người dám qua lại.

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020

TRỌNG THUỶ, MỴ CHÂU: GÓC NHÌN SỬ HỌC VÀ VĂN HỌC, CHÍNH SỬ VÀ DÃ SỬ - Lê Nghị


               
                               Tác giả Lê Nghị
                                                

1.   Đặt vấn đề:

Có bạn hỏi tôi vì sao đưa nhiều truyền thuyết huyền thoại vào Sử Việt Cho Cháu nhưng không thấy đưa truyện Trọng Thủy - Mỵ Châu?
Xin trả lời tóm tắt: cần phân biệt huyền thoại, chính sử và dã sử.
Huyền thoại lịch sử là tái tạo hình ảnh thời chưa có sử. Dã sử là phóng tác chính sử, là tác phẩm văn học. Truyền thuyết Thần Kim Quy có yếu tố lịch sử: cải tiến thành trì và vũ khí trong lịch sử dân tộc nên đưa vào bài sử. Riêng nội dung Trọng Thủy Mỵ - Châu thuộc về dã sử nên không đưa vào bài sử.

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2019

ĐIỂN TÍCH VĂN HỌC: “CON CUỐC GỌI HÈ” – Đỗ Chiêu Đức


         Ã„á»— Chiêu Đức
                           Tác giả Đỗ Chiêu Đức
 
                
        ĐIỂN TÍCH VĂN HỌC: “CON CUỐC GỌI HÈ” 
                                                                       Đỗ Chiêu Đức
                               
          Ai xui con cuốc gọi vào hè,
          Cái nóng nung người nóng nóng ghê

     Con Cuốc, ta còn gọi là Con Chim Quấc, đồng âm với chữ Quốc là Nước; tên chữ Nho là Chim Đỗ Quyên với thành ngữ Đỗ Quyên Đề Huyết như sau :

    ĐỖ QUYÊN ĐỀ HUYẾT  杜鵑啼血: là Chim Đỗ Quyên kêu đến mửa máu miệng ra vì nhớ nước thương dân. Chim Đỗ Quyên còn có tên là Đỗ Vũ, Tử Quy, Tử Quyên, giới bình dân Miền Bắc gọi là Con Quốc, Miền Nam gọi là con Cuốc.
Đỗ Quyên kêu suốt ngày đêm từ đầu xuân cho đến cuối hạ, sang thu thì tắt tiếng. Tiếng cuốc kêu đều đều trầm buồn gợi nhiều cảm xúc trong những đêm hè và khi há miệng ra kêu thì da bên trong miệng toàn một màu đỏ, nên mọi người lầm tưởng là chim kêu đến thổ huyết mà chết.
Khoảng thời gian chim cuốc kêu lại nhằm lúc có một loại hoa đỏ thắm nở rất đẹp khắp núi đồi, nên dân gian lại truyền tụng rằng : Hoa có màu đỏ thắm là do nhuộm máu của chim Cuốc thổ ra, vì thế mà gọi loài hoa đẹp đó là Hoa Đỗ Quyên. Theo như bài thơ Ngũ Ngôn của Thành Ngạn Hùng 成彦雄 đời Đường như sau :
                 
          杜鵑花與鳥, Đỗ Quyên hoa dữ điểu,
          怨艷两何賒, Oán diễm lưỡng hà xa.
          疑是口中血, Nghi thị khẩu trung huyết,
          滴成枝上花.  Trích thành chi thượng hoa !

Có nghĩa :

      *  Đỗ Quyên là tên của hoa và của cả chim,
      *  Một bên là oán hờn, một bên là đẹp rực rỡ, hai bên cũng
          không xa cách là mấy, nên...
      *  Ngờ là máu ở trong miệng (của con chim) đã...
      *  Nhỏ xuống nở thành hoa đẹp ở trên cành !

Diễn Nôm :

         Đỗ Quyên chim với hoa,
         Oán đẹp có nào xa.
         Ngờ là máu trong miệng,
         Nhỏ xuống cành nở hoa ! 

Thứ Hai, 11 tháng 2, 2019

NĂM MỚI 2019 GIỞ LẠI HỒ SƠ CŨ… ĐANG ĐE DỌA TƯƠNG LAI CỦA HÀNG TRIỆU CON EM THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM - Trần Kiêm Đoàn


      
                           Tiến sĩ Trần Kiêm Đoàn


NĂM MỚI 2019 GIỞ LẠI HỒ SƠ CŨ… ĐANG ĐE DỌA TƯƠNG LAI CỦA HÀNG TRIỆU CON EM THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM

Tại sao hai ông Nghè bị ném đá

Nước Việt Nam ta tự hào có bốn nghìn năm văn hiến, nhưng mãi đến thế kỷ thứ 11, đời vua Lý Nhân Tông (1072-1076) mới có thi cử để chọn nhân tài với khoa thi đầu tiên gọi là Bác Học. Từ đó, khoa cử là con đường vinh hiển nhất để tiến thân. Bậc học cao nhất là Tiến sĩ. Người thi Đình để chính thức xếp hạng tiến sĩ được ngồi dưới mái “nghè” thường là văn phòng tứ bảo của Vua nên được vinh dự gọi là ông Nghè. Ông Nghè được vinh quy bái tổ có quyền chọn năm mẫu đất bất cứ nơi nào mình thích trong Tổng để làm nhà nên dân gian có câu: “Chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng Tổng”!

Việt Nam ta ngày nay có khoảng 120.000 ông bà Nghè (trung bình 800 người dân mới có một người có học vị tiến sĩ; so với Mỹ trung bình 130 người dân có một tiến sĩ). Nhưng chưa nghe ai sợ bị “đe hàng tổng” mà chỉ nghe tin các ông Nghè bị “ném đá”. Hai ông Nghè bị ném đá gần đây nhất là hai nhà giáo đã đưa sáng kiến “cải cách tiếng Việt” đang diễn ra trong nước.

Hai ông Nghè bị ném đá đó là hai vị Giáo sư Tiến sĩ Hồ Ngọc Đại và Phó giáo sư Phó tiến sĩ Bùi Hiền. Nhị vị nầy có chung niềm… thú vị là cùng tuổi đời 83, cùng tốt nghiệp đại học Liên Xô trong những năm đầu 1970 và cùng bỏ ra hơn 40 năm để nghiên cứu và trình làng công trình cải cách tiếng Việt mà theo sự thâm tín của hai ông là tối tân, khoa học, hợp lý cho sự “chuẩn hóa” tiếng Việt.
Xin lần lượt “vấn an” hai vị:

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2019

NHÀ THƠ TƯỜNG LINH - Võ Phiến

Thi sĩ Tường Linh tên thật là Nguyễn Linh, sinh ngày 12.12.1931 tại làng Trung Phước, huyện Quế Sơn (nay là Quế Trung, Nông Sơn). Ông xa quê từ năm 1954, ra sống ở Huế, Quảng Trị. Đến năm 1956 thì ông vào ở hẳn tại 
Sài Gòn cho đến nay. Tường Linh thuộc lớp các thi sĩ Quảng Nam xuất hiện vào những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp. Bài thơ “Chị Điện Hòa” (1950) và “Năm Cụm Núi Quê Hương” (1954) của ông được nhiều người thuộc lòng, mãi cho đến nay.

Thơ Tường Linh đã xuất bản:

“Thơ Tập Làm Thuở Nhỏ” (in thạch bản, Tam Kỳ-1950)
“Mùa Di” (in thạch bản, Bồng Sơn – 1953)
“Mùa Hoa Cải” (Huế – 1955)
“Mây Cố Quận” (Tao Đàn, Sài Gòn -1962)
“Nghìn Khuya” (Tao Đàn, Sài Gòn – 1965)
“Thu Ơi Từ Đó” (Tao Đàn, Sài Gòn – 1972)
“Giọt Cổ Cầm” (Đà Nẵng-1998)
“Về Hỏi Lại” (Đà Nẵng – 2001)
“Thơ Tường Linh Tuyển Tập” (Văn học – 2011).


NHÀ THƠ TƯỜNG LINH

Tường Linh là một quân nhân. Tôi có gặp ông đôi lần, và nghĩ bâng quơ: Lính đâu có lính trông hiền lành đến thế!
Ngay đến cảnh đói khổ của mình, Tường Linh nói đến cũng không hề cay đắng, hằn học:

“Đất Quảng thân yêu, một thời tuổi nhỏ
Mẹ thèm cơm, còn thiếu áo long đong
Nhà bên sông năm tháng nước xuôi dòng
Vách nứa lung lay trưa nồm thổi mạnh.”
                             ("Vọng tình chim”)

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2018

CÁC LOẠI RƯỢU TRUNG HOA - Phạm Đình Khuê

Nguồn:
https://nghiathuc.wordpress.com/2011/03/12/cac-lo%E1%BA%A1i-r%C6%B0%E1%BB%A3u-trung-hoa-ph%E1%BA%A1m-dinh-khue/


      
                 Rượu Mao Đài, một loại rượu trắng của Trung Hoa

      CÁC LOẠI RƯỢU TRUNG HOA
                                          Phạm Đình Khuê

Một trong những bài thơ nổi tiếng có nói về rượu nho, Bồ Đào Tửu, là bài Lương Châu Từ [凉州] của Vương Hàn.  Bài thơ như sau:

凉州
葡萄美酒夜光杯,
欲飲琵琶馬上催.
醉臥沙場君莫笑,
古來征戰幾人回?

LƯƠNG CHÂU TỪ
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
Dục ẩm tì bà mã thượng thôi.
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi?

Đây là một bài thơ Thất Ngôn Tứ Tuyệt [thể thơ 4 câu và mỗi câu có 7 chữ] được sáng tác theo một điệu hát cổ của người Trung Hoa.
Theo ý của bài thơ thì rượu Bồ Đào ngon được rót và trong ly dạ quang, và người tướng sĩ đang muốn uống rượu thì chợ tiếng đàn tỳ bà vang lên thôi thúc người binh sĩ xông ra sa trường.  Và do vậy, nếu cho say ngoài trận mạc cũng xin mọi người đừng cười chê vì trong chiến trận có mấy người xưa nay còn sống để trở về.
Tửu [Rượu – ] là chữ Trung Hoa được sử dụng đển gọi rượu.  Chữ này thường được diễn dịch sai trong ngôn ngữ tiếng Anh như chữ rượu Nho; với ý nghĩa gần với rượu cồn hay rượu mạnh.  Đây là một cách gọi sai trong vấn đề ngôn ngữ.  Chữ Tửu gần với chữ Rượu Mạnh [Liquor] hơn là với chữ Rượu Nho. Cái sai này cũng nằm cả trong tiếng Việt, tiếng Nhật, và tiếng Hàn. Cái sai này có lẽ  bắt nguồn từ gốc tiếng Việt, tiếng Nhật, tiếng Hàn đều dịch từ chữ Tửu trong tiếng Hán vào trong ngôn ngữ của mình như người Việt gọi là Rượu, người Nhật gọi là Sake hay Shu, và người Đại Hàn gọi là Ju.  Các chữ đó để chỉ chữ Rượu Mạnh Liquor chứ không phải để chỉ chữ Rượu Nho.

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2018

VỀ MỘT NGƯỜI VIỆT NAM ĐI TÌM CÁC ẨN SỐ CHÍNH TRỊ TRONG TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG - Cao Tuấn

Nguồn:
https://boxitvn.blogspot.com/2018/12/ve-mot-nguoi-viet-nam-i-tim-cac-so.html

          
                     Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy


VỀ MỘT NGƯỜI VIỆT NAM ĐI TÌM CÁC ẨN SỐ CHÍNH TRỊ TRONG TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG
                                                                           Cao Tuấn
                            
Người Việt Nam nói ở đây là ông Nguyễn Ngọc Huy, tác giả quyển sách “Các Ẩn Số Chánh Trị Trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung” xuất hiện ở Hải Ngoại vào khoảng 1985, 1986 nhưng tác phẩm này không được biết đến nhiều như các tác phẩm “chính thống” khác của ông. Tuy vậy, theo thiển ý, đó là một tác phẩm đứng đắn, độc đáo, đáng đọc và đáng suy nghĩ. Nếu ông Huy chứng minh  nhà văn Kim Dung, người Trung Hoa, có những hậu ý chính trị khi viết các bộ tiểu thuyết võ hiệp nổi tiếng thì có thể chính ông Huy, một nhà chính trị Việt Nam cũng có những thông điệp chính trị riêng khi bỏ thì giờ viết sách về Kim Dung.

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2018

TÌM HIỂU NHỮNG BÀI THƠ, CA DAO LIÊN QUAN TỚI “CANH GÀ THỌ XƯƠNG” - Vương Trung Hiếu

Nguồn: https://damau.org/archives/27920

        
                           Tác giả Vương Trung Hiếu

Vương Trung Hiếu sinh 1959 tại Long Xuyên, sống bằng nghề cầm bút ở Sài Gòn từ năm 1987. Năm 2011, ông cùng vợ sang học tập và làm việc tại Bangkok, Thái Lan. Trong giai đoạn đầu viết lách, Vương Trung Hiếu chủ yếu viết báo, sáng tác truyện ngắn và tiểu thuyết. Về sau ông chuyển dần sang biên soạn và dịch sách. Tính đến nay ông đã trình làng trên 200 đầu sách.

         TÌM HIỂU NHỮNG BÀI THƠ, CA DAO 
         LIÊN QUAN TỚI “CANH GÀ THỌ XƯƠNG”

Trước đây nhiều nhà nghiên cứu đã tranh luận sôi nổi về nguồn gốc, dị văn, dị bản của những câu ca dao và bài thơ có liên quan đến “canh gà Thọ Xương”. Năm 2012, thêm một lần nữa, xuất hiện rầm rộ những bài viết liên quan đến vấn đề này, đặc biệt là quan điểm cho rằng “canh gà” là một món ăn, điều này trái ngược với nhận định truyền thống: “canh gà” chỉ thời gian (tiếng gà báo canh). Thật hư thế nào, chúng ta thử tìm hiểu các quan điểm, phân tích và minh định đôi điều, bởi vì đây là một tác phẩm đã từng xuất hiện trong sách giáo khoa trung học và đại học, đã từng được ghi nhận, đánh giá trong những công trình nghiên cứu có trọng lượng như “Lịch sử văn học Việt Nam” (NXB Khoa Học Xã Hội, 1980), “Văn học dân gian” (NXB Đại Học Và Trung Học Chuyên Nghiệp, 1973) hay “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” của Vũ Ngọc Phan (1956, tái bản nhiều lần)….

Về cơ bản có ba bài như sau:

Trong ca dao Hà Nội:

Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khói tỏa làn sương
Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ.

Bài thơ “Hà Nội tức cảnh” của Dương Khuê:

Phất phơ ngọn trúc trăng tà,
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mùng khói tỏa ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây hồ.

Và trong ca dao Huế:

Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương.
Thuyền về xuôi mái dòng Hương,
Biết đâu tâm sự đôi đường đắng cay.