BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

“CHỢ QUÁN, CHỢ CẦU, CHỢ DINH,…” TRONG KHÚC HÁT RU VÙNG TRỊ THIÊN - La Thụy sưu tầm và biên tập



                                      Vườn cau ở làng Nam Phổ (Huế)


“CHỢ QUÁN, CHỢ CẦU, CHỢ DINH, NAM PHỔ…” TRONG KHÚC HÁT RU VÙNG TRỊ THIÊN 

                                                              La Thụy sưu tầm và biên tập

Hầu như những ai từng sinh ra và lớn lên từ mảnh đất Quảng Trị, Thừa Thiên đều thuộc lòng “Điệu Hò Ru Em” hay “Khúc Hát Ru Em” đặc trưng vùng Trị Thiên, một bài ru thân thương quen thuộc thường được bà, mẹ hoặc chị đưa trẻ vào giấc ngủ khi nằm nôi. Bản thân tôi từng được say muồi giấc ngủ trẻ thơ, những khi bà nội tôi đong đưa những tao nôi cất giọng hò ru ngọt ngào, êm ái… như ngày xưa bà đã từng ru ba tôi, các cô chú tôi và chị em tôi. Đặc biệt hơn, bà lại hát ru những đứa con tôi – chắt nội của bà tròn giấc ngủ ngon. Giọng hò ru của bà lắng đọng và thấm đượm vào sâu thẳm tâm hồn chúng tôi.

KÝ ỨC CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC NGUYỄN HOÀNG - Thái Mộng Hùng

                           Trường Trung Học Nguyễn Hoàng Quảng Trị năm 1958

    KÝ ỨC CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC NGUYỄN HOÀNG
                                                                              Thái Mộng Hùng      
Giới thiệu tác giả:

Ông Thái Mộng Hùng sinh năm 1928 tại Cam Lộ, Quảng Trị.
+ 1951-1952: Giáo sư trường Trung Học Tư Thục Quảng Trị.
+ 1953-1957: Giáo sư trường Trung Học Nguyễn Hoàng Quảng Trị.
+1957-1973: Hiệu trưởng trường Trung Học Nguyễn Hoàng  Quảng Trị.
+ 1973-1974: Chánh Sự vụ Sở Học chánh Quảng Trị.
+ 1974-1975: Chủ Sự vụ Phòng Học vụ Viện Đại học Quảng Đà.

                 

Trước năm 1945, dưới thời Pháp thuộc, tại Quảng Trị cũng như hầu hết các tỉnh khác chưa hề có trường trung học. Tình trạng này vẫn tiếp diễn cho đến năm 1950. Học sinh sau khi học xong bậc tiểu học đành phải xếp bút nghiên ở nhà phụ giúp cha mẹ trong công việc mưu sinh hàng ngày. Chỉ những con em nhà khá giả mới có điều kiện vào Huế tiếp tục bậc Trung học.

THÀNH NGỮ ĐIỂN TÍCH 38: CỬU - Đỗ Chiêu Đức


               Ã„á»— Chiêu Đức
                                     Tác giả Đỗ Chiêu Đức


               THÀNH NGỮ ĐIỂN TÍCH 38: CỬU
                                                              Đỗ Chiêu Đức
                            
CỬU NGŨ CHÍ TÔN
                                  
   Theo quan niệm bình dân, Trung Hoa xưa chia các chữ số thành hai loại : Số Lẻ là DƯƠNG; Số Chẵn là ÂM. Trong các số DƯƠNG, số 9 (Cửu) là số cao nhất; số 5 (ngũ) là số ở giữa, nên mới lấy số 9 và số 5 tượng trưng cho uy quyền của một đế vương, gọi là CỬU NGŨ CHÍ TÔN 九五至尊.

           
                                           Cửu Ngũ Chí Tôn                                                                                                                                                                   

HỒI TƯỞNG VỀ NGƯỜI ANH, NHÀ THƠ PHAN PHỤNG THẠCH. - Phan Ngọc Bích


              
              Nhà thơ Phan Phụng Thạch


HỒI TƯỞNG VỀ NGƯỜI ANH - NHÀ THƠ PHAN PHỤNG THẠCH
                                                                        Phan Ngọc Bích

Anh tôi sinh năm 1942, là anh  trai thứ ba trong  gia đình có  bảy anh chị em .Tên khai sinh là Phan Ngọc Thạch, nhưng mọi người quen gọi Phan Phụng Thạch - bút hiệu của những bài thơ được yêu thích trên tạp chí Văn, Bách Khoa, Nghệ Thuật ở Sài Gòn từ năm 1964 đến 1972…Thuở nhỏ, trong nhà gọi anh một cách thân thương là Vinh. Cha tôi và  nhà thơ Phan Văn Dật là anh em chú bác lạị, học cùng khóa ở trường Khải Định. Về sau cha tôi làm trợ-giáo rồi tham gia mặt trận chống Pháp, bị giặc bắt và bắn chết năm 1948 lúc anh Thạch vừa sáu tuổi, còn tôi ba tuổi. Quê hương chìm trong khói lửa, gia đình chúng tôi vào  Huế một thời gian nhờ sự giúp đỡ của bà con họ tộc. Sau hiệp định Geneve , anh Thạch về Quảng Trị học trường trung học Nguyễn Hoàng từ năm 1955 cho đến đỗ tú tài 1. Anh học để thi tú tài 2 ở Trường Petrus Ky - Sài Gòn. Sau đó anh theo học Khoa Sử-Địa thuộc Đại Học Văn khoa - Huế và xin dạy hợp đồng ở trường cũ, cho đến khi tốt nghiệp khóa Khả năng sư phạm mở tại Sài Gòn anh được vào biên chế, vừa dạy vừa làm quản thủ thư viện nhà trường.                                                                 

VỀ NGHE CHIM HÓT VƯỜN XƯA - Thơ Lê Văn Trung


       


VỀ NGHE CHIM HÓT VƯỜN XƯA

Anh về vườn cũ nghe chim hót
Ngắm nắng chiều rơi những sợi vàng
Mây trôi về những phương trời hạ
Ôi nhớ ai mà mây lang thang

Về nghe xao xuyến gió hoàng hôn
Áo trắng hay sương nhuộm cuối vườn ?
Có phải hồn thu từ vô tận
Vừa giăng lụa mỏng áo tình nhân

Anh về vườn cũ nghe chim hót
Chợt nhớ ngày xanh buổi nguyệt rằm
Em chải tóc mềm như suối nhạc
Ai ngờ chảy suốt cuộc trăm năm

Đôi bướm vàng say bài luân vũ
Nhịp cánh vờn theo khúc Phượng Cầu
Ai biết lòng ai lòng Tư Mã
Tình biết tình ai tình Tương Như

Anh về vườn cũ nghe chim hót
Xao xuyến như lời thương nhớ ai.

                                      Lê Văn Trung

AI ĐIẾU CHO TÌNH ĐÃ CŨ - Thơ Hạt Cát Diệu Sinh

 
    
              Nhà thơ Hạt Cát Diệu Sinh


AI ĐIẾU CHO TÌNH ĐÃ CŨ

Cảnh cũ không còn như cũ xưa
không cầu vồng mộng lấp lánh mưa
không mây ngũ sắc huyền ảo gió
không dịu nồm nam im ắng trưa

Ta trả người về nơi lãng quên
về nhàn nhạt xám sắc đêm đen
về mờ mịt bụi miền chát đắng
về cõi vô hình, chốn không tên.

Ta đã cố khêu đốm than hồng
mà hoang vu quá, bến hư không'
cạn rồi, cạn sạch ân tình cũ.
con nước thờ ơ... con nước ròng.

Thuyền lạc ngàn sâu dạt bãi bờ
bùn rêu dập nát cọng rong mơ.

Ừ thì người muốn,
ừ như thế!
ừ cứ hồn buông những xác vờ.

Ai điếu cho tình, cho gió mây
Khóc cho da diết mấy ngàn ngày.
...
Người về rậm rịt đầm lau lác
Ta ngược nguồn trong xanh biếc cây.

                           Hạt Cát Diệu Sinh

LÀNG QUÊ QUẢNG TRỊ VÀ BƯỚC CHÂN BẠN TÔI QUA NHỮNG MIỀN TỐI SÁNG - Khang Hồ


         
                             Tác giả Khang Hồ


LÀNG QUÊ QUẢNG TRỊ 
VÀ BƯỚC CHÂN BẠN TÔI QUA NHỮNG MIỀN TỐI SÁNG.
                  (Gởi tặng các bạn bè NH 71-75 yêu thương)

 Chúng tôi rời xa ngôi trường Trung Học Nguyễn Hoàng chỉ sau 6 tháng ngồi học. Vì chỉ có một thời gian quá ngắn, nên khi nghĩ về trường, những học sinh NH 71-75 chúng tôi hay nhớ nhiều về làng quê và phố thị đặc biệt  này. Đó là một thị xã bao quanh một ngôi làng quê Thạch Hãn. Phố nhỏ nửa thành thị nửa nông thôn này đã gắn bó bao đời với những miền quê thôn dã.
  Mỗi lần bạn bè Nguyễn Hoàng gặp lại, câu chuyện được chú ý nhất vẫn là kể về quê cũ ngày xưa. Khi nghe những câu chuyện như vậy, những đứa “con nít” lớn lên trong thị xã như chúng tôi, cứ há hốc mồm lạ lẫm, vì đồng quê của các bạn ấy có nhiều màu sắc, nhiều hương vị, nhiều cung bậc cảm xúc cho dù đó là những tháng ngày đầy gian lao và khổ cực.

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2019

UỐNG RƯỢU VỚI ANH HÙNG? - Nguyên Lạc


       


          UỐNG RƯỢU VỚI ANH HÙNG?
                                                                                       Nguyên Lạc

Sáng hôm nay tình cờ đọc được bài thơ “hết ý” UỐNG RƯỢU VỚI KINH KHA của nhà thơ có tiếng Kha Tiệm Ly, tôi “hứng khởi” quá, vội vàng chúc mừng thi sĩ những lời sau, không biết thi sĩ có hài lòng và giữ lại những lời này trên FB của ngài không?

Đây là những lời “khen ngợi” của tôi:

Chúc mừng bạn “được” uống rượu với Kinh Kha - Chinese, riêng tôi thích uống rượu với Đặng Dung - Vietnamese hơn.
Xin mạn phép ghi ra đây trích đoạn bài viết của tôi: Hai Chữ Anh Hùng - Nguyên Lạc:

[ ...Nguyễn Du chê Kinh Kha không bằng Dự Nhượng. Dự Nhượng hy sinh thân mình báo thù cho chủ, còn Kinh Kha đi thích khách Tần Thủy Hoàng chỉ vì có người biết đến mình, và vì sự đối đãi thừa mứa. Kinh Kha chỉ là một con rối, hành động không vì tấm lòng trung dũng (diệt kẻ tàn bạo, phò người đức độ) đâu có hy sinh vì dân tộc, mà hành động chỉ vì sự mua chuộc và kích động của Điền Quang, của Thái tử Đan. Hành động của Kinh Kha không có Trí, mà chỉ vì Danh. Không có lòng Nhân, mà chỉ có Bạo lực đối với Bạo lực. Cái Dũng của Kinh Kha chỉ là cái dũng của kẻ bị mồi ngon thừa mứa, cám dỗ mà hành động.

ĐỌC HAI BÀI THƠ HAY VỀ “CANH MẠNH BÀ” CỦA LANG TRƯƠNG VÀ VUA ĂN MÀY - Châu Thạch


                
                            Nhà bình thơ Châu Thạch


ĐỌC HAI BÀI THƠ HAY VỀ “CANH MẠNH BÀ” CỦA LANG TRƯƠNG VÀ VUA ĂN MÀY
                                                                                         Châu Thạch

 “Mạnh Bà là một nhân vật của nhiều truyền thuyết Á Đông gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam... Mạnh Bà là người chế tạo Chén Canh Mạnh Bà ở dưới Địa Phủ giúp các vong hồn quên hết mọi chuyện kiếp trước, trước khi đầu thai kiếp sau.
Người ta nói rằng, sau khi con người chết đi, linh hồn sẽ phải đi qua một con đường gọi là Hoàng Tuyền lộ. Cuối đường có dòng sông Vong Xuyên, nước chảy không ngừng. Bắc ngang qua sông là cầu Nại Hà, đi hết cây cầu này sẽ đến Vọng Hương Đài. Những linh hồn được đầu thai làm người đều phải qua Vọng Hương Đài này, rồi uống bát canh quên lãng của một bà lão tên là Mạnh Bà.
Bất cứ ai uống bát canh Mạnh Bà ấy thì mọi chuyện trong quá khứ đều trôi theo dòng nước Vong Xuyên mà chìm vào quên lãng. Những hỷ nộ ai lạc, những ân oán tình thù, hết thảy đều tan đi như làn khói, chỉ còn lại ký ức trống rỗng cùng một gương mặt yên bình.
Tuy nhiên, trên thế giới có rất nhiều trường hợp, có lẽ vì không uống bát canh Mạnh Bà này, nên đã nhớ được hết thảy những chuyện của đời trước, và những câu chuyện được kể lại hết sức chân thực, khiến người ta không thể không hoài nghi rằng, luân hồi chuyển thế phải chăng là chuyện chân thực.”

VẮNG NHƯ CHÙA BÀ ĐANH - Đức Văn

Chùa Bà Đanh hay còn gọi “Bảo Sơn Nữ”, tọa lạc trên một vùng đất tại thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Chùa có diện tích khoảng 10ha, được xem là một trong những ngôi chùa đẹp và cổ kính nhất Hà Nam nói riêng và của miền Bắc nói chung.

Nguồn:
https://dantri.com.vn/doi-song/chua-ba-danh-ngoi-chua-menh-danh-de-nhat-vang-khach-2017111007051498.htm



                                               Chùa Bà Đanh nằm cạnh sông Đáy


               VẮNG NHƯ CHÙA BÀ ĐANH 
                                                                                      Đức Văn

Nhắc đến Hà Nam, nhiều người có thể biết đến ngôi làng sinh ra “Chí Phèo – Cụ Bá Kiến”, và là quê hương của cố nhà văn Nam Cao, nhà thơ Nguyễn Khuyến… Nhưng ít ai biết rằng, một địa danh đã nổi tiếng là chùa Bà Đanh với câu cửa miệng được truyền trong dân gian “Vắng như chùa Bà Đanh”, cũng tọa lạc ở Hà Nam.
Nằm cách thành phố Phủ Lý gần 7km chạy hướng QL21B về phía Tây Nam, chùa Bà Đanh hay còn gọi “Bảo Sơn Nữ”, tọa lạc trên một vùng đất tại thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam.

KHÚC TÌNH MƠ, TÌNH KHÚC KHÔNG TÊN - Thơ Phan Quỳ


   
                       Tác giả Phan Quỳ


KHÚC TÌNH MƠ

Em mơ
câu kinh tình yêu
về trên môi người.
Một sáng mai thức dậy
mùa gió chướng
đã qua.
Và hoa cỏ bên ta
cùng mộng ước.

Em mơ
một làn tóc mượt
quấn quýt bên đời
líu lo
đàn chim sẻ
trước hiên nhà
một buổi sớm
hồng tươi
quên đi mọi triền phược
đời người...

Em mơ những trái tim
nhân ái
biết thương đời
thương người
biết quên đi cái tôi
quá nhiêù
để bù đắp
dấu yêu.

Em mơ những vòng tay
rộng mở
để chở che
phận người
điêu linh
để san sẻ
chân tình.

Em mơ những đám mây
thanh thản
về trên bầu trời
trong mắt em
êm đềm
mỗi sáng mai lên
và những giọt nước mắt
muộn phiền
sẽ không còn rơi
trên đôi má
nhạt nhoà
theo năm tháng
triền miên...

Phan Quỳ

VỀ MỘT BÀI THƠ NGƯỜI TA “CỐ TÌNH” GÁN CHO NHÀ THƠ DU TỬ LÊ – La Thụy


     
                                 Nhà thơ Du Tử Lê


VỀ MỘT BÀI THƠ NGƯỜI TA “CỐ TÌNH” GÁN CHO NHÀ THƠ DU TỬ LÊ 
                                                                                          La Thụy

Nhằm thu hút, phát huy sự đóng góp của trí thức kiều bào “khúc ruột nghìn dặm” về đầu tư, kinh doanh ở trong nước, một trong những việc đầu tiên, Nhà nước CHXHCNVN mời một số chính trị gia, thiền sư và văn nghệ sĩ miền Nam nổi tiếng ở hải ngoại về thăm lại cố quốc. Lần lượt từng người như cựu PTT VNCH Nguyễn Cao Kỳ, thiền sư Thích Nhất Hạnh, nhạc sĩ Phạm Duy, ca sĩ Khánh Ly… về Việt Nam diễn thuyết hoặc tham gia một vài hoạt động văn nghệ gây xôn xao một thời.
Nhà thơ Du Tử Lê cũng được chính quyền Việt Nam cho phép ông về nước ra mắt tập thơ “Giỏ Hoa Thời Mới Lớn” (tranh minh họa do Lê Thiết Cương vẽ), cũng như gặp gỡ giao lưu cùng các văn nhân, thi sĩ trong nước vào năm 2014. Buổi ra mắt thơ nói trên của ông bình lặng, không ồn ào, gây nhiều tiếng vang, không có gì đáng nói.


        
        

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019

BÀI THƠ “CHIỀU LẠ” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN VÀ NHỮNG CẢM NHẬN


           
              Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến


BÀI THƠ “CHIỀU LẠ” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN VÀ NHỮNG CẢM NHẬN


CHIỀU LẠ
(Tặng L.L)

Sợ đêm về
quẩn gió
xáo xác khuya
Cố vét vớt nắng chiều rơi trên lá
Chênh chao thể nụ cười nhòe áo lạ
Te tẻ chiều
nhớn nhác
nhón chân qua.

Hà Nội, chiều 02 tháng 10.2016
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

1.
Cảm nhận của nhà Nghiên cứu Văn hóa Bùi Đồng:

MỘT CÁI NHÓN CHÂN… THẬT LẠ!

Sợ đêm về quẩn gió, xáo xác khuya!

Cái lo thường tình của người đa cảm, thi tâm; bởi trong sự cô tịch, vắng vẻ của màn đêm người ta hay hoài niệm, mơ hồ và lòng trắc ẩn được giấu kín ban ngày thì đêm về dễ òa ra, trào dâng một cách khó kiểm soát.
Chính bởi lẽ ấy mà tác giả chín hơn, khôn hơn, rón rén mà: “nhón chân” qua cái “te tẻ chiều”!
Mặc dù vậy nhưng tâm nào có an, vẫn bị cái điều mơ hồ, không thể đặt tên kia làm cho tâm trạng: nhớn nhác.

Cố vét vớt nắng chiều rơi trên lá
Chênh chao thể nụ cười nhòe áo lạ

HALLOWEEN VÀ EM... - Thơ Trần Mai Ngân


   


HALLOWEEN VÀ EM...

Em giấu sau chiếc mặt nạ qủy lạnh lùng
Là đôi mắt buồn đẫm lệ
Bởi tình yêu và cuộc đời đâu phải thế
Không như em nghĩ và mơ...

Em giấu sau đôi môi cười gian ác
Là tiếng gọi anh - dấu yêu...anh biết không
Halloween đêm hoá trang - đêm mênh mông
Em nhập vai... Tay nanh vuốt cấu cào tình rướm máu...

Em giấu cõi lòng đau đáu
Trong vai chú hề Joker
Nghìn năm thù oán một Battman hoàn mĩ
Nụ cười hoen rỉ... có được chi!

Sau chiếc mặt nạ, lệ ướt mi
Em vẫn thế là em đắm đuối
Chạy theo người - trò chơi rượt đuổi
Trượt chân dài quỵ ngã trăm năm

Vướng sợi tóc rơi vực sâu... vết lăn trầm
Ôi! Ma quỷ linh hồn sao đau đớn...
Em giấu em, giấu một tình yêu lớn
Vụt vỡ tan khi lộng lẫy xuân tình

Halloween thần thánh cũng một mình
Và ma quỷ hiện nguyên hình hung tợn
Giết con tim... máu tràn ghê rợn
Một tình yêu cũng chết theo cùng...

Lễ hội Halloween trời lạnh buốt, đêm mịt mùng
Em giấu em, giấu mình sâu thăm thẳm
Chiếc mặt nạ qủy hiện thân loài hung ác
Mà tim em là của thiên thần

Gọi người xa bằng cả ân cần
Mắt đẫm lệ phía sau đôi mắt quỷ...

                                               Halloween 2019
                                                Trần Mai Ngân

ĐỌC “TÌNH TỰ” THƠ CỦA TIM TÍM: TÂM HỒN NHẬP VÀO CÕI THU VÔ BIÊN - Châu Thạch


           
                       Nhà bình thơ Châu Thạch


ĐỌC “TÌNH TỰ” THƠ CỦA TIM TÍM: TÂM HỒN NHẬP VÀO CÕI THU VÔ BIÊN 
                                                                                    Châu Thạch

Một hôm ngồi uống cà phê với nhà văn Nguyễn Khắc Phước, Phước nói với tôi: Thơ của Tim Tím, một nữ tác giả trên facebook thật hay. Tôi liền mở facebook đọc thử vài bài, thấy hay tôi xin kết bạn. Về nhà đọc lại nhiều lần thơ của tác giả nầy, bài thơ “Tình Tự” của Tím Tím đã đã gây cho “con ma” trong lòng tôi cảm xúc, và nó bắt tôi phải viết.
Trước hết ta hãy đọc khổ thơ đầu của bài thơ ‘Tình Tự”

Mùa thu ướp hương hoa nồng lên tóc
Tóc thơm tho vừa đắm giấc say mê
Dòng tóc chảy như dòng thơ tình tự
Vừa cho ai vùi cơn mộng, quên về

HÔM QUA VÀ HÔM NAY - Thơ Hạt Cát Diệu Sinh

     
    
              Nhà thơ Hạt Cát Diệu Sinh


HÔM QUA VÀ HÔM NAY

Hôm qua “họ ấy” bên mình
Xuyến xao những bóng với hình.
Ngác ngơ
Khi ngày nhớ đến thẫn thờ
Khi đêm chiếu cuốn, chăn xô lệch giường
Vương chiều lam khói mở sương
Tải ban mai nắng dậy hương sắc đời .

Hôm nay “họ ấy” đi rồi
Mình ta xới đất xáo giời với ta
Ngắm mùa xanh lá, đỏ hoa
Thong dong núi thẳm, khơi xa vẫy vùng
Thả hồn đến chốn mênh mông
Tựa vàng thu, ngóng lạnh đông dãi dề...
Yên bình phố, rộn ràng quê
Thảnh thơi ta giữa bộn bề sắc không.

Nhặt hương quế ủ rượu hồng
Nghiêng trăng cạn chén mặn nồng cùng khuya

Mây đê mê, gió đê mê
Rủ hư không cuốn ta về cõi yêu ...

                                           Hạt Cát Diệu Sinh
                                                26/10/2019

VỀ THÔI - Thơ Lê Văn Trung


       


VỀ THÔI

Thôi về gặp lại nhau lần cuối
Những bến sông buồn buổi tiễn đưa
Những ga tàu quạnh mùa sương cũ
Những quán đêm vàng hiu hắt khuya

Về để mà thương những dặm buồn
Con đường gió xõa tóc hoàng hôn
Con đường có lá rơi không hết
Trăng khuyết từ khi lá rụng vàng

Về để mà nghe từng nhịp gõ
Xưa người rao bán những cơn mơ
Về để mà nghe lời dang dở
Ta ngồi chắp vá từng câu thơ

Về đi
Tô lại màu son cũ
Dù áo tình xưa có nhạt nhàu
Về đi
Thắp lại mùa trăng vỡ
Cho ái ân chìm trong nỗi đau.

                       Lê Văn Trung

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2019

TRỐN - Thơ Nhã My, nhạc Thảo Nguyên, ca Sĩ Thanh Hoa; nhạc Vĩnh Điện, ca Sĩ Quốc Duy, hòa âm Trần Nhàn; nhạc và trình bày Nguyễn Hữu Tân


       
                      Nhà thơ Nhã My


TRỐN

Em trốn vào trong gió
Gió một đời lãng du
Bỏ trời xanh mơ ước
Em trốn vào trong mây
Mây giăng đầy nỗi nhớ
Quyến chặt vào đời đau
Em trốn vào trong nắng
Nắng thoi thóp chiều tà
Không đưa về điểm hẹn
Em trốn vào trong mưa
Mưa vội vàng trút nước
Cuốn cả tình bảo giông
 Em trốn vào trong anh
Anh chỉ gánh tình chung
Bỏ lòng riêng em lạnh
Em trốn vào chính em
Nghe cô đơn xám ngắt...

                   NHÃ MY


       

Thơ: Nhã My.
Nhạc: Thảo Nguyên.
Hòa âm: Trần Nhàn.  
Ca sĩ: Thanh Hoa.


       
                        Nhà thơ Nhã My


       

Nhạc: Vĩnh Điện.
Hòa âm:Trần Nhàn.
Ca sĩ : Quốc Duy.


         
                           Nhã My                            Nguyễn Hữu Tân và Huỳnh Tâm Hoài


        

Thơ: Nhã My.
Nhạc và trình bày: Nguyễn Hữu Tân.
Video clip: Huỳnh Tâm Hoài.

CHỈ TẠI CHIỀU THU - Thơ Nguyên Lạc


    


CHỈ TẠI CHIỀU THU

Chỉ là một chiếc lá
Sao nỗi niềm trong ta?
Chỉ hanh làn gió thoảng
Sao mắt ta lại nhòa?

Chỉ là một chiếc lá
Dĩ nhiên... vì mùa qua
Chỉ là một nỗi nhớ
Cô lữ sao xót xa?

Chiếc lá nào héo úa?
Chiếc lá nào lìa xa?
Tiếng thu nào se sắt?
Mùa thu nào thiết tha?

Tình thu nào vệt khói?
Tan mờ xa mờ xa
Đời quay cuồng lốc xoáy
Quê hương rồi chỉ là!

Chỉ là một chiếc lá
Sao thấy cả mùa thu?
Chỉ sợi chiều rất mảnh
Sao thấy thiên thu sầu?

               Nguyên Lạc