BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phanxipăng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phanxipăng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 15 tháng 3, 2023

BÍ MẬT HÀN MẠC TỬ (KỲ 12) VÀI BẢN DỊCH BÀI THƠ “Ở ĐÂY THÔN VỸ DẠ” – Phanxipăng


Chân dung Hàn Mạc Tử do Trần Đình Thụy vẽ, đã in bìa tạp chí Văn số 73 -74 (Sài Gòn, 7-1-1967) & số 179 (Sài Gòn, 1-6-1971)

Nguyên tác:
 
Ở ĐÂY THÔN VỸ GIẠ
 
Sao anh không về chơi thôn Vỹ
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
 
Gió theo lối gió, mây đường mây
Giòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
 
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá, nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?!
 
Ghi theo thủ bút năm 1939 của HÀN MẠC TỬ
 
Bài thơ “Ở đây thôn Vỹ Dạ” được in đúng nhan đề cùng bài thơ “Ghen” của Hàn trên tờ Đông Á Tân Văn 2 (Sài Gòn, 19-10-1940). Ảnh: Vũ Hà Tuệ

Thứ Ba, 14 tháng 3, 2023

BÍ MẬT HÀN MẠC TỬ (KỲ 11) THƯƠNG THƯƠNG, NÀNG LÀ AI? – Phanxipăng

                                                  KỲ 11
 

Trước tiên, Thương Thương là nhân vật trữ tình chính yếu trong Cẩm châu duyên – thi tập cuối đời của Hàn Mạc Tử. Tập ấy có 2 bài thơ Nỗi buồn vô duyênTiêu sầu, cùng 2 vở kịch thơ Duyên kỳ ngộQuần tiên hội. Ngay từ đầu tập, Thương Thương xuất hiện tợ hồ một hình tượng ám ảnh thi nhân hết sức da diết:
          
Chiều nay tàn tạ hồn hoa,          
Nhớ Thương Thương quá xót xa tâm bào!

Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2023

BÍ MẬT HÀN MẠC TỬ (KỲ 10): TIÊN NỮ VU SƠN - Phanxipăng

                                                 Kỳ 10


Ấy là điển cố mà Hàn Mạc Tử dùng trong bài thư Thắm thiết viết về Mai Đình:
 
... Đây Mai Đình, tiên nữ ở Vu Sơn
Đem mộng xuống gieo vào muôn sóng mắt
Nàng! Ôm nàng! Hai tay tra ghì chặt
Cả bài thơ êm mát lạ lùng thay!
Ta là người uống muôn hận sầu cay
Nàng là mật của muôn tuần trăng mật
Ôi khoái chá thấm dần vô the chất
Hồn trong xương, ảnh hưởng đến mê tơi!
Quý như vàng, trọng như ngọc trên đời
Mai! Mai! Mai! Là Nguyệt Nga tái thế...
 
   
                         Mai Đình tức Lê Thị Mai (1917 – 1999)

Mai Đình có họ tên thật là Lê Thị Mai, sinh năm Đinh Tỵ 1917 (cùng tuổi với Mộng Cầm) tại quê nhà - xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá - trong một gia đình quan lại. Nàng còn có một bút danh khác là Ngọc Mai. Trần Thanh Mại qua chuyên luận Hàn Mạc Tử (sđd), đã ghi nhận: “Mai có học, viết quốc ngữ thông, nói tiếng Pháp được, làm thơ hay, có nhiều bài đăng báo”.
 

Thứ Năm, 9 tháng 3, 2023

BÍ MẬT HÀN MẠC TỬ (KỲ 9): MỘNG CẦM - NGÀY ẤY, BÂY GIỜ - Phanxipăng

                                                      Kỳ 9
Mộng Cầm & Phanxipăng tại Phan Thiết đầu Xuân Tân Tị 2001. Ảnh: Võ Nguyên

Với Hàn Mạc Tử, có thể nói Hoàng Hoa là mối tình đơn phương thì Mộng Cầm là tình yêu “có qua có lại... nhưng chưa toại lòng nhau”. Trong hồi ký Hàn Mạc Tử anh tôi (tlđd, tr. 32-33), Thiện Nam Nguyễn Bá Tín viết:

“Mối tình giữa hai người [Hàn và Mộng] đã có một thời sôi nổi trong giới văn nghệ sĩ, họ bàn tán thêu dệt theo cảm ý hay suy đoán của mỗi người. (...) Chưa ai biết rõ mối tình đó ra sao cả. Gia đình chị [Mộng Cầm] cũng không hề hé răng tiết lộ, dù là để thanh minh”.

Thứ Ba, 7 tháng 3, 2023

BÍ MẬT HÀN MẠC TỬ (KỲ 8): BÀI THƠ “Ở ĐÂY THÔN VỸ DẠ” ”... - Phanxipăng

                                                 Kỳ 8: 

Hoàng Thị Kim Cúc (1913 – 1989) do Đình Phương vẽ. Ảnh: Phanxipăng

Năm 1992, ba cuộc hội thảo lớn được tổ chức ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nhằm nhìn lại và đánh giá 60 năm phong trào Thơ Mới. Ban tổ chức đã đề nghị các nhà thơ, nhà nghiên cứu - lý luận - phê bình bỏ phiếu chọn những bài Thơ Mới hay nhất. Kết quả cuối cùng: Ở đây thôn Vỹ Dạ của Hàn lọt vào “top 18”. Quanh bài thơ nổi tiếng này, lâu nay rộ lên nhiều cuộc tranh luận sôi nổi - nhất là từ khi tác phẩm được Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đưa vào giảng dạy chính thức trong chương trình lớp 11 bậc THPT. 

BÍ MẬT HÀN MẠC TỬ (KỲ 7 ): “SỰ THẬT TỪ MỐI TÌNH HOÀNG HOA”... - Phanxipăng


Năm 1933, Hoàng Thị Kim Cúc tròn đôi mươi

 
Kỳ 7: SỰ THẬT TỪ MỐI TÌNH HOÀNG HOA...
 
Kỳ trước, chúng tôi có nhắc qua “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy” của mối tình đầu mà Hàn Mạc Tử dành cho cô gái Huế họ Hoàng. Đó là vào năm 1933, giai đoạn chàng đang làm thầy ký đạc điền ở phố biển Quy Nhơn. Trong Đôi nét về Hàn Mạc Tử (tlđd), Quách Tấn ghi nhận: “Khi Tử làm sở đạc điền Quy Nhơn, Tử có yêu một tiếu nữ ở cùng một con đường - đường Khải Định - biệt hiệu là Hoàng Cúc”.

Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2023

BÍ MẬT HÀN MẠC TỬ (KỲ 6): ĐI TÌM CHÚ TIỂU ĐỒNG THUỞ NỌ - Phanxipăng

                   Kỳ 6: ĐI TÌM CHÚ TIỂU ĐỒNG THUỞ NỌ

Phanxipăng thăm Phạm Hành tại Mỹ Chánh, Hải Lăng, Quảng Trị, hè 1995. 
Ảnh: Nhất Lâm

Năm 1987, Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh Nghĩa Bình (nay là Quảng Ngãi vùng Bình Định) thực hiện tuyển tập Thơ Hàn Mạc Tử. Đề tựa ấn phẩm ấy, qua bài Hàn Mạc Tử, anh là ai?, nhà thơ Chế Lan Viên mấy lần nhắc đến nhân vật tên Hành. Một ở đoạn mở đầu: “...em Hành đem cơm cho anh [chỉ Hàn Mạc Tử] trong suốt bốn năm trời anh phung hủi và trước khi vào Quy Hoà để qua đời trong đó, nghe đâu, Tử đã sụp lạy cảm ơn em”. Rồi ở đoạn kết: “Nhưng lạ chưa, nhớ nhất là tôi nhớ đến chú Hành, cậu bé có tên mà hoá vô danh, nhưng mà bốn năm trời cậu vẫn hằng ngày chăm sóc, đem cơm cho Tử. Gặp Hành lúc nào cũng thấy Hành cười! Quá chú ý đến tri kỷ, tri âm mà quên người ân nhân này đi là điều không phải đâu, hỡi các nhà viết sách sau này về Hàn Mạc Tử.”

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2023

BÍ MẬT HÀN MẠC TỬ (KỲ 5): THÁNG NĂM HÀNH NGHỀ “NÓI LÁO” - Phanxipăng

               Kỳ 5: THÁNG NĂM HÀNH NGHỀ “NÓI LÁO”
 
Chân dung nhà thơ, nhà báo Hàn Mạc Tử.
Tranh acrylic: Nguyễn Hồng Lam

 Dân gian thường bỡn cợt: “Nghề báo nói láo ăn tiền”. Ấy thế mà trước nay khá đông người rất thèm lao vào cái nghề gọi là “nói láo”, để rồi ngẫm ra rằng “làm báo khó thay!”. Trong số này có thầy đạc điền Nguyễn Trọng Trí tức Hàn Mạc Tử.

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2022

BÍ MẬT HÀN MẠC TỬ (KỲ 4): THẦY KÝ QUÈN - Phanxipăng

                                  Kỳ 4: THẦY KÝ QUÈN


“Mất cơ hội đi Pháp, mộng viễn du không thành, (...) anh trở về Quy Nhơn sống với gia đình, rồi tiếp tục làm thơ viết báo. Bạn bè ngày càng kết giao nhiều, xa cũng như gần, nhờ tiếng tăm anh được Mộng Du thi xã nhắc đến trang trọng...”. Đó là hồi ức của ông Nguyễn Bá Tín về anh ruột mình - nhà thơ Hàn Mặc Tử - in trong Hàn Mặc Tử trong riêng tư (tr.30). Thời điểm này năm 1932, kinh tế Đông Dương gặp cơn khủng hoảng, cả nhà Hàn chỉ một mình trưởng nam Nguyễn Bá Nhân “chèo chống” nên không tránh khỏi khó khăn. Hàn tính chuyện đi làm để giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Lúc ấy, ở Quy Nhơn, người gốc Huế định cư khá đông, trong số đó có thầu khoán Đỗ Phong. Ông Phong giới thiệu Hàn một chân tập sự tại Phòng Địa chính Quy Nhơn trực thuộc Sở Địa chính tỉnh Bình Định - dân gian bấy giờ vẫn quen gọi là Sở Đạc điền. Hàn được phân công làm thư ký công nhật ở bộ phận bảo tồn điền trạch. Theo ông Tín, đấy là “cái việc dễ nhất, nhàn nhất và...ít tiền nhất là ngồi biên chép các tờ trích lục đã cũ, lãnh lương về chỉ đủ anh trả tiền mua báo, mua giấy và tem thư” (sđđ, tr. 31). Văn phòng làm việc mà gian nhà mà ngày nay đã trở thành tịnh xá Ngọc Nhuận, số 54 đường Ngô Quyền, Quy Nhơn.
 
Phòng Địa chính Quy Nhơn, nơi Hàn làm việc một thời, nay là tịnh xá Ngọc Nhuận. Ảnh: Trần Hoa Khá

Thù lao nhận theo chế độ “khoán sản phẩm”, song công việc lúc có lúc không nên đương nhiên thừa thì giờ mà thiếu... tiền bạc. Dẫu sao, cũng là viên chức nhà nước, Hàn vẫn được gọi thầy kí đạc điền!
 

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2022

BÍ MẬT HÀN MẠC TỬ (KỲ 3): THỜI HỌC SINH GẬP GHỀNH THƠ MỘNG - Phanxipăng


 
Kỳ 3: THỜI HỌC SINH GẬP GHỀNH THƠ MỘNG

Thời học sinh của Hàn Mạc Tử trải qua 3 địa phương: Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Huế. “Lần đầu tiên Nguyễn Trọng Trí cắp sách đến trường là tại Quảng Ngãi”. Trần Thanh Mại, tác giả cuốn Hàn Mạc Tử, đã ghi nhận như vậy. Ông Bá Tín, qua hồi kí Hàn Mạc Tử anh tôi, còn kể chi tiết hơn:
 
“Chúng tôi rời Đồng Hới năm 1921, theo cha vào Quy Nhơn, trở ra Bồng Sơn, lại trở về Quy Nhơn năm 1924 thì đổi ra Sa Kỳ, một sở thương chánh lớn, cách thị xã Quảng Ngãi 12 km [thực địa thì hơn 20 km - chú thích trong móc vuông là của Phanxipăng]. Trong thời gian gia đình hay đổi dời dọc theo các cửa biển, việc học hành của chúng tôi đã bị gián đoạn. Về Quảng Ngãi mới vào học trường công lập anh Trí học lớp ba, tôi học lớp tư [tương đương lớp 2 bây giờ]. Khi còn ở Quy Nhơn, anh rất thích bắn ná cao su và bắn rất hay.(...). Trong những năm học ở Quảng Ngãi, anh không thèm bắn ná cao su nữa, mà lại rất thích bắn súng. Hai anh em ở trọ nhà dượng tôi, trong nhà cũng có một khẩu Flaubert, thứ súng bắn chim như của cha tôi. Anh trông thấy thèm lắm, nhưng không dám hỏi. Vì vậy, cứ thứ năm, chủ nhật, là kéo tôi cùng về Sa Kỳ, để cha tôi phát cho mỗi đứa 3 viên đạn, mà phải đi bộ 12km, phải qua một chuyến đò, băng qua một động cát dưới trời nắng chang chang. (...). Về sau, bài văn xuôi Chơi giữa mùa trăng, anh viết về chợ Chua Me [dân quanh vùng vẫn gọi Châu Me], là động cát này. Địa phương gọi là động, một vùng rộng lớn, cát trắng phau, thứ cát ánh ngời như mảnh pha lê vụn, trải dài 4 - 5km bên bờ đại dương (...). Sau khi cha tôi mất đi, tháng 7-1926, gia đình tôi dọn về Quy Nhơn ở với anh Mộng Châu. Hai chúng tôi cùng vào học trường trung Quy Nhơn [Collège de Quinhon, thành lập 1921, thực tế gồm cả tiểu và trung học, tên tiếng Việt bấy giờ là Cao đẳng tiểu học Quy Nhơn, sau thành Quốc học - Quy Nhơn, nay là trường THCS Lê Hồng Phong]. Đến lớp nhất [tương đương lớp 5 bây giờ], anh Trí ra Huế học Pellerin” (trích cảo bản đánh máy, tr. 6-8).
 

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2022

BÍ MẬT HÀN MẠC TỬ (KỲ 2): NGUYỄN TRỌNG TRÍ PHẢI CHĂNG GỐC HỌ...NGUYỄN? - Phanxipăng



Kỳ 2: NGUYỄN TRỌNG TRÍ PHẢI CHĂNG GỐC HỌ...NGUYỄN?

Vấn đề gia thế của Hàn Mạc Tử cũng tồn tại lắm ly kỳ, uẩn khúc, không dễ gì tỏ tường sớm một chiều!
 
Hàn thi sĩ có họ tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22 - 9 - 1912 tại làng Lệ Mỹ, tổng Võ Xá, huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình; nay là phường Đồng Mỹ, thị xã Đồng Hới, Quảng Bình; trong một gia đình Kitô giáo. Thân phụ của nhà thơ là ông Nguyễn Văn Toản, bấy giờ làm công chức ngạch thông Phán (cardre secondaire) ở đấy nên thường được mọi người gọi là “thầy thông Toản” hoặc “thầy Toản”. Thân mẫu là Nguyễn Thị Duy, một phụ nữ Huế, con gái thứ 9 của ngự y Nguyễn Long, người gốc Trà Kiệu (Quảng Nam) và ở Vạn Xuân - vùng đất thuộc mạn bắc sông Hương, nằm cạnh kinh thành Huế.
 

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2022

BÍ MẬT HÀN MẠC TỬ (KỲ 1)CHÍNH DANH ĐỊNH LUẬN: MẠC HAY MẶC? - Phanxipăng


 
“Tôi làm thơ? Nghĩa là tôi yếu đuối quá! Tôi bị cám dỗ, tôi bị phản bội lại tất cả những gì mà lòng tôi, máu tôi, hồn tôi đều hết sức giữ bí mật.”
                                                                             HÀN MẠC TỬ
                                                                        (Tựa Thơ điên, 1938)
 
Trong văn học Việt Nam hiện đại, Hàn Mạc Tử (1912 - 1940) là một tác giả được tôn sùng, hâm mộ. Năm 1942, nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Từ ngày Hàn Mạc Tử trừ trần đến nay, mới khoảng hai năm trời mà người ta đã nói rất nhiều và viết nhiều về Hàn Mạc Tử”. Còn tính tới lần giỗ thứ 60 của thi sĩ vào cuối thế kỷ 20 này, hàng nghìn cuốn sách và bài báo trong lẫn ngoài nước đã đề cập đến tài năng yểu mệnh ấy. Riêng các tác phẩm của Hàn Mạc Tử không những được chọn đưa vào chương trình giảng dạy ở nhà trường, mà còn liên tục được ấn hành và... bán chạy. Thế nhưng, vì lắm lý do, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Hàn Mạc Tử vẫn tồn tại hàng loạt “bí mật”, khiêu gợi trí tò mò đối với chúng ta. Thời gian qua, nhờ sự nổ lực tìm kiếm của một số người yêu quý nhà thơ qúa vãng, bao điều “bí mật” kia dần dần được “bật mí”. Bằng khối lượng tư liệu thu thập từ nhiều nguồn, loạt bài này hy vọng sẽ cung cấp những thông tin mà bạn đọc chưa có thể nắm được đầy đủ. TGM cộng tác viên gần xa góp phần bổ sung, hiệu đính bằng những chứng cứ xác tín về Hàn Mạc Tử để chúng ta hiểu rõ hơn, đúng hơn thân thế và sự nghiệp của một tài hoa đất Việt.
 
Kỳ 1: CHÍNH DANH ĐỊNH LUẬN: MẠC HAY MẶC?
 
Bấy lâu, phần lớn sách báo - Trong đó có giáo khoa trung học và giáo trình đại học - đều ghi bút danh chính Nguyễn Trọng Trí là Hàn Mặc Tử. Cạnh đấy, một vài tư liệu lại đề: Hàn Mạc Tử (không có dấu ﮞ). Vậy nên thống nhất cách viết, cách đọc bút danh/ bút hiệu của nhà thơ sao cho chuẩn xác?
 
Về vấn đề này, thiết tưởng cần tuyệt đối tôn trọng ý muốn của chính bản thân tác giả. Sinh thời, Nguyễn Trọng Trí tự chọn bút danh thế nào thì chúng ta hãy giữ nguyên thế ấy.
 

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012

HOÀNG THỊ NGÀY XƯA, NGÀY NAY - Phanxipăng

Nguồn :   http://chimvie3.free.fr/48/phanxipn_HoangThiXuaNay.htm
           
Bài thơ Ngày xưa Hoàng Thị của thi sĩ Phạm Thiên Thư  được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành bài hát cùng nhan đề vào năm 1971,  được nhiều ca sĩ lần lượt thể hiện, tạo sức lan toả sâu rộng.  Cũng từ đó, đề cập đến nữ nhân vật trong tác phẩm Ngày xưa Hoàng Thị, vì lắm lý do, có những ngộ nhận đã xảy ra khá nực cười

   
                   Thi sĩ Phạm Thiên Thư. Ảnh: Phanxipăng

THƠ BAY BẰNG CÁNH NHẠC

Phạm Thiên Thư có họ tên Phạm Kim Long, chào đời năm Canh Thìn 1940 tại Hải Phòng trong một gia đình Đông y mà cha gốc Thái Bình, mẹ gốc Bắc Ninh. Giai đoạn 1943 - 1951, Phạm Thiên Thư sống ở Hải Dương, rồi theo gia đình vào Nam, cư ngụ tại Sài Gòn từ năm 1954. Lớp đệ tam (tương đương lớp 10 hiện thời), Phạm Thiên Thư học trường Trung học tư thục Văn Lang ở khu Tân Định, quận 1, chung lớp với một nữ sinh gốc Hải Dương là Hoàng Thị Ngọ tuổi Nhâm Ngọ 1942. Phạm Thiên Thư kể:
- Hoàng Thị Ngọ dáng người thanh mảnh, tóc thả ngang vai. Xếp hàng vào lớp, nàng đứng đầu hàng nữ, tôi đứng cuối hàng nam. Vào lớp, nàng ngồi bàn đầu, tôi ngồi bàn cuối. Ngọ học giỏi, còn tôi thì giỏi... đánh lộn. Thế mà tôi yêu nàng. Yêu đơn phương. Nhà tôi ở đường Trần Khát Chân. Nhà Ngọ ở đường Trần Quang Khải. Mỗi lần tan trường, nàng ôm cặp đi bộ về nhà, tôi cứ lẽo đẽo theo sau.
Phạm Thiên Thư thi đỗ tú tài bán phần (1) rồi trở thành sinh viên phân khoa Phật học thuộc Viện Đại học Vạn Hạnh (2). Từ năm 1964, Phạm Thiên Thư trở thành tu sĩ Phật giáo với pháp hiệu Thích Tuệ Không, trải qua các chùa Kỳ Quang (3), Từ Vân (4), Vạn Thọ (5). Mặc dầu ăn chay và khoác nâu sồng, những mỗi lần đi về khu Tân Định, Phạm Thiên Thư lại bâng khuâng luyến nhớ mối tình đơn phương thuở học trò. Xúc cảm, Phạm Thiên Thư sáng tác bài thơ Ngày xưa Hoàng Thị, âu yếm gọi rõ tên nàng trong khung cảnh mây đỏ, cây đỏ, hoa đỏ, bụi đỏ:

Em tan trường về                                                          
Cuối đường mây đỏ                               
Anh tìm theo Ngọ                               
Dáng lau lách buồn                               
(...)                              
Mười năm rồi Ngọ                              
Tình cờ qua đây                              
Cây xưa vẫn gầy                              
Phơi nghiêng dáng đỏ