BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn TƯ LIỆU VĂN HỌC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TƯ LIỆU VĂN HỌC. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2023

KHẢO BÌNH VỀ “SỐNG CHỤ SON SAO” (BÀI 3) - Nguyễn Khôi

SO SÁNH CÁC BẢN DỊCH “SỐNG CHỤ SON SAO” VỚI BẢN GỐC (Tiếng Thái phiên âm)


- Sống (xống) = Tiễn đưa
- Chụ = nhân tình, người tình
- Son = răn, dạy bảo, (son tạy = dạy dỗ), dặn dò
- Sao = gái, cô gái
Sống chụ son sao = Tiễn đưa người tình, dặn dò cô gái.
 

Thứ Ba, 21 tháng 3, 2023

KHẢO BÌNH VỀ “SỐNG CHỤ SON SAO” (BÀI 2) - Nguyễn Khôi

                      VỀ CHỮ “CHỤ” CỦA NGƯỜI THÁI
 

Cũng như nhiều Dân tộc anh em khác, người Thái quan niệm con người ta có phần XÁC và phần HỒN (Vía) - khuôn, phi khuôn, khuôn ngau.
Người ta tin rằng số phận con người phụ thuộc chặt chẽ vào quan hệ cái gọi là MINH-NÉN-KHOK:
- MINH: là mặt bằng không gian của đất (cõi trần).
- NÉN: là Trục dọc có hình tựa cây măng mọc thẳng (Nó nén), đáy NÉN ở mặt đất, còn đỉnh NÉN chạm tới không gian Trời (Then).
NÉN được coi là sinh, kiếp, số mệnh: đóng vai trò sự sống với trời và đất, giữa cái thịnh và cái suy, giữa cõi sống và cõi chết.
NÉN tốt: Người khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn (Nén sáng: Nén hung, Nén saư).
Còn NÉN xấu là Nén mờ: người yếu ớt, tâm tính xấu, làm ăn lụn bại.
Có số phận là có duyên kiếp lứa đôi. Hợp duyên kiếp thì sẽ đạt tới hạnh phúc lý tưởng, ngược lại thì vợ chồng phải chịu số phận hẩm hiu của Minh-Nén.
Chia lìa là vứt bỏ Minh- Nén đi vào Mường Ma cõi chết). Duyên chồng vợ do “Then bày- Trời đặt”, còn tình yêu do “Lẽ Trời tạo ra” – vì thế mà Người Thái mới có cái gọi là CHỤ.

Thứ Hai, 20 tháng 3, 2023

SỐNG CHỤ SON SAO (TIỄN DẶN NGƯỜI YÊU) TẬP ĐẠI THÀNH CỦA VĂN HỌC THÁI (VIỆT NAM) - Dịch giả Nguyễn Khôi, Thái Doãn Hiếu giới thiệu



Nguyễn Khôi là nhà thơ được chúng tôi tuyển vào bộ THI NHÂN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI. Sự nghiệp của anh gồm có thơ ca, biên khảo và dịch thuật. Về phương diện dịch thuật anh có công trình Sống Chụ Son Sao rất có giá.
 
Truyện thơ Tiễn dặn người yêu (Sống Chụ Son Sao) là một thiên trường ca trữ tình kết hợp giữa truyện dân gian và thơ ca dân gian. Theo truyền thuyết, đây là câu chuyện tình của một đôi trai gái ở bản Panh và bản Sái thuộc xã Tranh Đấu, huyện Thuận Châu (tức Mường Muổi, Sơn La ngày nay). Sống Chụ Son Sao là đỉnh cao của văn học Thái đen (Tây Bắc Việt Nam) biểu trưng cho ngôn ngữ Thuận Châu, Mường La. Ra đời trong xã hội thịnh trị của thế kỷ XVII ở vùng Tây Bắc Đại Việt, ngôn ngữ thơ đã đạt đến trình độ điêu luyện, hầu hết các thể thơ Thái thông dụng đã được sử dụng trong Sống Chụ Son Sao, từ thể “Khắp Bắc” câu dài 11, 12 chữ, đến thể “Khống khái” câu ngắn 5, 6 chữ. Các thể thơ này được dùng xen kẽ với nhau khá nhuần nhuyễn.
 

Thứ Bảy, 18 tháng 3, 2023

KHẢO BÌNH VỀ “SỐNG CHỤ SON SAO” (BÀI 1) - Nguyễn Khôi

                       VỀ 4 CHỮ “SỐNG CHỤ SON SAO”


Đúng ra phải gọi là “Tiễn dặn bạn tình”, còn dịch là “Tiễn dặn người yêu” (cách nói của thời hiện đại) coi như đạt được sự tương xứng về cấu trúc, nhưng lại chưa lột tả được hết ý nghĩa hàm ẩn. Từ SON vừa có nghĩa là DẶN, nhưng còn có nghĩa là SỰ HỌC- bài học, nghĩa sau mới là nghĩa chính. Với tâm tư sâu sắc của Người yêu cũ đã trải nghiệm qua một cuộc tình đầy bi thương, với cốt lõi của Truyện thơ hàm tải trong chừng 400 câu thơ đã diễn tả lời TIỄN DẶN của nhân vật ANH YÊU, lấy tiếng thơ là tiếng lòng mà gửi gắm bầu tâm sự với người BẠN TÌNH muôn đời không dứt (Yêu nhau mà không lấy được nhau) .
 

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2022

TƯ LIỆU QUÝ: “TRỊNH CÔNG SƠN NÓI VỀ 'BÁC HỒ' ”

LTS:
Bài viết dưới đây do chính tay nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết ra, được đăng tải trên báo Tuổi Trẻ, vào ngày 27-4-1979, trang 4, được coi như là một tư liệu quý của Hà Nội về một thái độ quy phục tuyệt đối của một trí thức miền Nam cũ. Và đây cũng là một trong những bằng chứng quan trọng để kết thúc tất cả mọi sự tranh luận mơ hồ rằng “Trịnh Công Sơn có thực sự đứng về phía những người cộng sản sau 1975 hay không”.
 
Ảnh chụp lại từ báo Tuổi trẻ, nguồn từ Thư Viện Quốc Gia, Sài Gòn.
 
Đã bốn năm kể từ ngày đất nước hoàn toàn được giải phóng. Trên đất nước độc lập và thống nhất của chúng ta, thời gian ấy tuy chưa dài nhưng cũng tạm đủ để những gì còn xa lạ trở nên gần gũi, những nhớ nhung được đền bù, những ngộ nhận bị xoá tan và những vết thương được hàn gắn.

Thứ Ba, 11 tháng 1, 2022

THƠ XUÂN CỦA VUA THÀNH THÁI – Đỗ Chiêu Đức


Vua Thành Thái
 
Tập thơ “Canh Tý Thi Tập” của vua Thành Thái, hiện chỉ tìm thấy một bản sao chép tay không ghi tên người và thời gian chép, do nhà nghiên cứu Phan Thuận An sưu tầm và giới thiệu lần đầu trên Tạp chí Hán Nôm số 1(18) năm 1994. Dưới đây là bài thơ NGUYÊN ĐÁN, một trong 17 bài thơ “Kim thể thập thất thủ” (17 bài làm theo thể thơ Đường) trong “Canh Tý Thi Tập” nói trên:
 
 元旦                           NGUYÊN ĐÁN
元正佳節值晴曛,    Nguyên chinh giai tiết trực tình huân,
旭日暉煌景色新。    Húc nhật huy hoàng cảnh sắc tân.
滿殿調風冠帶集,    Mãn điện điều phong quan đái tập,
盈庭瑞氣羽旄陳。    Doanh đình thoại khí vũ mao trần.
年豐海靜期天況,    Niên phong hải tịnh kỳ thiên huống,
內治外寧仰帝恩。    Nội trị ngoại ninh ngưỡng đế ân.
首是溫和人物遂,    Thủ thị ôn hòa nhân vật toại,
含沾雨露萬方春。    Hàm triêm vũ lộ vạn phương xuân !
              
          成泰                                            Thành Thái

Thứ Tư, 20 tháng 1, 2021

NHÀ THƠ KIỆT XUẤT NGUYỄN ĐỨC SƠN – Tâm Nhiên

Nguồn:
http://www.trietvan.com/thanhuu/nhathonguyenducson.htm

 
                           Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn và Tâm Nhiên (tác giả bài viết)


Không biết từ đâu ta đến đây
Mang mang trời thẳm đất xanh dày
Lớn lên mang nghiệp làm thi sĩ
Sống điêu linh rồi chết đọa đày
 

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2021

NHÀ VĂN DƯƠNG THU HƯƠNG TRONG “HỒI KÝ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH”

Nguồn:
https://www.vinadia.org/hoi-ky-nguyen-dang-manh/hoi-ky-nguyen-dang-manh-duong-thu-huong/
 
 
                                  Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh                                  
 
Tôi không nhớ rõ đã quen Dương Thu Hương từ bao giờ. Có lẽ từ hồi chị học trường viết văn Nguyễn Du chăng (1981)?. Tôi được mời dậy trường này mấy khoá đầu. Dương Thu Hương học khoá một cùng với Ngô Thị Kim Cúc, Lâm Thị Mỹ Dạ, Lê Thị Mây, Hữu Thỉnh, Chu Lai, Nguyễn Khắc Trường… Hôm làm lễ bế giảng, chị mặc áo dài trắng, khoác tay tôi cho Hoàng Kim Đáng chụp, ấy là năm 1982.
 

Thứ Tư, 13 tháng 1, 2021

TRẬN CHIẾN CHƯA NGƯNG: ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH VÀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN # 5, PHỤ LỤC 1 – Nguyên Lạc



Phụ lục 1:

TẦM ẢNH HƯỞNG CỦA KIM VÂN KIỀU LỤC
 
DẪN NHẬP

Trước khi vào phần phụ lục, chúng tôi xin tóm lược các phần trước đã nói để độc giả dễ theo dõi:
Nguyễn Du dựa vào tích sử triều Minh, Vương Thúy Kiều của Dư Hoài (dài khoảng 3, 4 trang giấy), Tình sử Phùng Mộng Long, và các hý kịch/ hát bộ nhà Thanh - như Thu Hổ Khâu, ông thêm vào các nhân vật đệm sáng tác ra truyện thơ Đoạn Trường Tân Thanh / Truyện Kiều. Xuất hiện sau Đoạn Trường Tân Thanh / Truyện Kiều => Kim Vân Kiều Lục => Các phóng tác Truyện Kiều (văn, thi, phú… tuồng Kim Vân Kiều, Đào Hoa Mộng Ký) => Thanh Tâm Tài Nhân Truyện => Kim Vân Kiều Truyện Thanh Tâm Tài Tử => Kim Vân Kiều Truyện Thanh Tâm Tài Nhân (Duy Minh Thị) => Kim Vân Kiều Truyện Thanh Tâm Tài Nhân (Tàu) – (Xem phần ghi chú ở cuối bài)
 

Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2021

NHỮNG NHÀ THƠ CHỈ CÓ MỘT BÀI THƠ VẪN NỔI TIẾNG DÀI LÂU – Phan Thành Khương



Trong lịch sử văn học Việt nam và thế giới, chúng ta biết có những nhà thơ chỉ có một bài thơ. Thế mà, tác phẩm của họ, bài thơ duy nhất ấy, sống mãi với thời gian, sống mãi với người đọc.
 
Tác phẩm của họ, bài thơ duy nhất ấy, vẫn mãi làm xúc động người đọc, vẫn mãi tiếp thêm năng lượng sống cho các thế hệ.

Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2021

NHÀ VĂN TÔ HOÀI TRONG “HỒI KÝ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH”

Nguồn:
https://www.vinadia.org/hoi-ky-nguyen-dang-manh/hoi-ky-nguyen-dang-manh-to-hoai/


Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh


Tôi tiếp xúc với Tô Hoài rất sớm. Từ những năm 60 của thế kỉ trước. Nhưng mãi đến năm 2000, tôi mới viết được một bài về ông.
 
Tôi trước sau vẫn thế, khi viết về một nhà văn nào đó mà chưa hiểu tư tưởng chi phối một cách có hệ thống sự nghiệp sáng tác của ông ta, thì tôi không thể viết được. Về Tô Hoài, tôi cứ nghĩ mãi không biết tư tưởng của ông là gì. Nhiều tác phẩm của ông tôi thích, nhưng không tìm ra một tư tưởng chung. Tư tưởng Nguyễn Tuân là lòng yêu nước, tinh thần dân tộc gắn với những giá trị văn hoá cổ truyền của đân tộc; Nam Cao là nỗi đau đớn trước tình trạng con người không giữ nổi nhân tính, nhân phẩm vì miếng cơm manh áo và cái chất hèn, chất nô lệ đã thấm vào trong máu không biết từ kiếp nào. Xuân Diệu là niềm khát khao giao cảm hết mình với cuộc đời trần thế này… Còn tư tưởng Tô Hoài là gì? Tôi lúng túng quá! Trong khi đó, Xuân Diệu có lần nói với tôi: “Tô Hoài nó chẳng có có tư tưởng gì cả. Nguyễn Đình Thi còn có tư tưởng, chứ Tô Hoài chẳng tư tưởng gì”. Tôi lại càng hoang mang. Một nhà văn cỡ như Tô Hoài mà không có tư tưởng! Vô lý quá!.
 

Thứ Năm, 7 tháng 1, 2021

NGUYỄN ĐỨC SƠN, CHÂN DUNG VÀ HUYỀN THOẠI - Nguyễn Mạnh Trinh

Nguồn:
http://thuanmychanh.blogspot.com/2012/06/nguyen-uc-son-chan-dung-va-huyen-thoai.html


Nguyễn Đức Sơn - Tranh Đinh Cường


Nguyễn Ðức Sơn là một khuôn mặt thi sĩ lớn của văn chương Việt Nam. Một phong cách văn chương riêng, một mình một chiếu, thơ và văn bộc lộ một tâm thái suy tư khác thường đi ngược lại dòng sống thay vì xuôi chảy.
 
Ông là người làm thơ mà cuộc sống văn chương và đời thường đã tạo thành nhiều huyền thoại. Những chuyện kể về, những giai thoại nói đến, một chân dung tác giả khác thường được tạo dựng và người đọc, không phải chỉ ở những lớp sau mà ngay ở lớp cùng thời, đã có những nhận định sai lạc về chân dung thực con người thực. Ðó là không kể, như ở trong nước, vì lý do lợi nhuận đã có những cuốn sách khai thác quá độ đời tư để đến thành những khoảng cách thật xa với thực tế.
 
Bao nhiêu quyển sách, bao nhiêu bài báo đã nói về Bùi Giáng, về Trịnh Công Sơn, về Nguyễn Ðức Sơn…. Và đã có bao nhiêu ngộ nhận xảy ra vì những chi tiết trái ngược nhau từ bài viết này với cuốn sách khác của một chân dung tác giả. Ðộc giả, có lẽ phải có sự cẩn thận khi tiếp cận với những vấn đề đó.
 

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2020

TRẬN CHIẾN CHƯA NGƯNG: ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH VÀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN # 4 - Nguyên Lạc

 


ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH THEO THỜI GIAN
 
Sau đây là phần tổng hợp các điều chúng tôi đã bàn trong các bài viết trước về nguồn gốc của tiểu thuyết Kim Vân Kiề̀u Truyện để chuẩn bị cho các bài sau bàn rõ về Kim Vân Kiều Lục, áng văn chương hàn lâm giải thích thơ truyện Kiều và so sánh nó với Kim Vân Kiều Truyện Thanh Tâm Tài Nhân, quyển tiểu thuyết thương mại tầm thường phá hỏng giá trị Truyện Kiều.
 

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2020

SỰ TRỞ LẠI CỦA SAO TRÊN RỪNG NGUYỄN ĐỨC SƠN – Thích Không Hạnh

Nguồn:
https://thuvienhuequang.vn/blogs/bai-viet/su-tro-lai-cua-sao-tren-rung-nguyen-duc-son


Tập thơ “Chút lời mênh mông”, tập thơ cuối cùng của thi sĩ Nguyễn Đức Sơn, vừa ấn hành đầu năm 2020

 
Tập thơ “Chút lời mênh mông” này là công sức góp nhặt trân quý của nhà thư pháp Hồ Công Khanh và những người con của nhà thơ Nguyễn Đức Sơn, đặc biệt là anh Nguyễn Đức Yên, tập hợp những bài thơ chưa từng được in trong các tập thơ của tác giả. Đây là lần trở lại chính thức đầu tiên của Nguyễn Đức Sơn sau gần 50 năm tuyệt tích. Lần hội ngộ này, không phải là luồng sáng nhuần nhụy mà là những ngôi sao, những mảng màu chắp vá do tính chất tập hợp dàn trải ở nhiều nơi và nhiều khung thời gian sáng tác. Nhưng ánh dư quang phát ra từ một thiên thể ánh sáng cũng đủ làm hài lòng những người tò mò và cũng thể hiện được phẩm chất của tinh thể ánh sáng, nơi mà nó phát xuất.
 

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2020

NHÀ VĂN NGUYÊN HỒNG TRONG “HỒI KÝ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH”

Nguồn:
https://www.vinadia.org/hoi-ky-nguyen-dang-manh/hoi-ky-nguyen-dang-manh-nguyen-hong/


Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh


Bài nghiên cứu văn học đầu tiên của tôi là bài viết về Nguyễn Hồng. Ấy là một chương trong giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, viết chung giữa Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Sư phạm Vinh, xuất bản năm 1963.
 

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2020

NHÀ VĂN NAM CAO TRONG “HỒI KÝ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH”

Nguồn:
https://www.vinadia.org/hoi-ky-nguyen-dang-manh/hoi-ky-nguyen-dang-manh-nam-cao/
 
 
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh


Năm 1963, tôi có về làng Đại Hoàng, quê Nam Cao, cùng với Nguyễn Hoành Khung. Lúc ấy ông bà thân sinh Nam Cao hãy còn sống. Tôi đã được uống rượu với ông cụ, được ăn cam Đại Hoàng. Tôi còn được gặp cô Hồng con Nam Cao và một ông em của Nam Cao. Một nông dân tên là Đạt.
 

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2020

NHÀ VĂN NGUYỄN TUÂN TRONG “HỒI KÝ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH”

Nguồn:
https://www.vinadia.org/hoi-ky-nguyen-dang-manh/hoi-ky-nguyen-dang-manh-nguyen-tuan/
 
 
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh

Từ nhỏ tôi đã đọc Nguyễn Tuân trong kho sách của bà chị cả tôi. Tất nhiên chẳng hiểu gì lắm! Nhưng cũng muốn bắt chước chủ nghĩa xê dịch của Nguyễn Tuân: thích lang thang ngắm trời, ngắm đất. Thời kháng chiến chống Pháp, một mình đi trên đường Việt Bắc, lội suối, leo đèo, rất khoái – thực sự cảm thấy cái khoái “Đường vui” của Nguyễn Tuân quả là có thật. Hồi về Hà Nội học Đại học Sư phạm (1957), tôi có lần dắt xe đạp thử đi suốt đêm ở Hà Nội, từ phố này sang phố khác, bắt chước Nguyễn Tuân làm “Một người lữ hành trong thành phố chúng ta”, xem Hà Nội sinh hoạt về đêm như thế nào, thưởng thức những tiếng rao đêm có giọng điệu riêng của các hàng quà rong xuất hiện rất đúng hẹn cho mỗi thời khắc.
 

Thứ Năm, 3 tháng 12, 2020

NHÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC HOÀI THANH TRONG “HỒI KÝ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH”

Nguồn:
https://www.vinadia.org/hoi-ky-nguyen-dang-manh/hoai-thanh/

 
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh


Tôi được tiếp xúc với Hoài Thanh nhiều lần.
Hồi công tác ở một cơ quan của Tỉnh đảng bộ Thái Nguyên, tôi đã được nghe ông nói chuyện về thơ kháng chiến, tại một địa điểm ở thị trấn Phúc Trìu. Tiếp đó tôi học ở trường sư phạm trung cấp trung ương (đóng ở Chợ Ngọc, Tuyên Quang). ở đây tôi lại được nghe ông nói về đề tài ấy một lần nữa. Cả hai lần đều vào năm 1949.
 

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2020

BÀN VỀ “ĐỌC LẠI NGƯỜI XƯA, BÀI 3” THƠ VŨ HOÀNG CHƯƠNG - Châu Thạch


Thi sĩ Vũ Hoàng Chương


ĐỌC LẠI NGƯỜI XƯA (3)
 
“Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng”
                                           Thôi Hộ
 
Ngày này xưa cổng này đây
Hoa đào má đỏ cùng lây ánh hồng
Đã ngưng một điểm thời không
Mở ra ngoài phía chiếc lồng thiên cơ
Đón vào sâu tận cõi bờ
Chưa ai vào được hay mơ được vào
Chợt nghe má đỏ hôm nào
Cười lên từ cổng hoa đào nhặt thưa
Cổng ơi mở cũng bằng thừa
Đừng tin kích thước gởi vừa Đường thi
Chàng Thôi ngắm hảo rồi đi
Một khung chết đứng mong gì ngàn sau.
 
                                 Vũ Hoàng Chương
 

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

LỜI TỰ THUẬT CỦA THI SĨ HỮU LOAN (1916 - 2010)



Xin giới thiệu bài tự thuật của Hữu Loan. Bài viết rất cảm động vì sự chân thành, vì tình người, tính người. Nhờ đó ta có thể cảm nhận một cách sâu sắc nhất nỗi bất hạnh, cái lãng mạn và bi tráng của một thời đại tao loạn. Trong đó mỗi số phận cá nhân đều chứa đựng những bi kịch đau đớn của lịch sử.
Có những người trong đời làm đến hàng trăm bài thơ được đăng trên nhiều báo nhưng chưa chắc ai còn nhớ nổi đến một câu thơ. Còn Hữu Loan thì với chỉ vài chục bài thơ, trong đó có bài Đèo Cả và đặc biệt là Màu tím hoa sim, cái tên Hữu Loan cùng bài thơ đã đi vào lòng người của biết bao thế hệ.
Bài thơ Màu tím hoa sim được hai nhạc sĩ phổ thành nhạc: Phạm Duy và Dũng Chinh. Bài của Dũng Chinh có tựa đề là "Những đồi hoa sim", với điệu bolero. Còn ca khúc thứ 2 là của Phạm Duy có tên là "Áo anh sứt chỉ đường tà" thì nổi tiếng hơn rất nhiều.
Mời các bạn đọc lại bài thơ nổi tiếng này qua lời tự thuật cảm động của chính tác giả.
 
 
MÀU TÍM HOA SIM
 
Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh
Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê…
 
Nhưng không chết
người trai khói lửa
Mà chết
người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh
Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được trông nhau một lần
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa…
 
Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường đông bắc
Được tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng chân mộ chí
 
Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím có chiều hoang biết
Chiều hoang tím tím thêm màu da diết
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu…
 
Màu tím hoa sim, tím tình trang lệ rớm
Tím tình ơi lệ ứa
Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu…
 
Hữu Loan
(1949, khóc vợ Lê Đỗ Thị Ninh)