BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn THẠCH LAM. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn THẠCH LAM. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 27 tháng 1, 2024

TỤC LỆ ĐÁNG YÊU NGÀY TẾT – Thạch Lam



Những tục lệ cổ truyền từ bao đời của người Việt trong ngày tết, hầu như người Việt nào cũng biết tới, qua ngòi bút của Thạch Lam càng trở nên thi vị và đáng yêu vô cùng. Bài này được Thạch Lam viết vào một dịp Tết từ hơn 85 năm trước, đăng trên tạp chí Ngày Nay số Xuân 1939.


HÁI LỘC
 
Hai chữ “ăn tết” của ta nghĩa đã rõ rệt lắm: mấy ngày tết là ngày của cái miệng, những ngày đầy các món ăn ngon, các thứ mứt thơm, rượu ngọt và bánh chưng mới. Những ngày tết còn nhiều thi vị khác nữa; cái thú sum họp của gia dình, những đêm thức khuya nói chuyện, những tục lệ xinh xắn và rất có duyên. Có một tục lệ xinh đẹp ý nhị nhất mà năm nào chúng ta cũng phải nêu diễn lại: đi hái lộc. Bởi vì một cành lá tươi hay một búp mầm non, ấy là tất cả mùa xuân mới vui vẻ và may mắn mà chúng ta đem về. Trong cái với tay ấy, có cả một hy vọng vui đẹp, cả cái liên lạc mật thiết của người với cây cỏ xung quanh. Những năm gặp giờ xuất hành tốt về đêm, người ta đi hải lộc lúc khuya đề về còn xông nhà. Trong đêm tối dầy hương thơm ngát, các đình chùa là nơi hội họp: lòng hòa tín-ngưỡng với tình yêu, khói hương hòa lẫn với khói pháo. Thật là vui vẻ, ấm cúng và hiền từ. 


Ngày lễ Noël, người ta đi nhà thờ dự lễ, rồi trở về ăn tiệc. Sao chúng ta không đi hái lộc đêm ba mươi thật đông và thật vui, rồi trở về đem cành xuân điểm thêm vào bữa ăn thân mật của gia đình? Đó là một tục lệ xinh đẹp và ngây thơ, làm tươi thắm linh hồn và khiến cho chúng ta trẻ lại.


Thứ Ba, 22 tháng 3, 2022

“THÁNG NGÀY QUA ”, HỒI ỨC CỦA NGUYỄN TƯỜNG NHUNG, TRƯỞNG NỮ CỦA NHÀ VĂN THẠCH LAM, PHU NHÂN TRUNG TƯỚNG NGÔ QUANG TRƯỞNG - Trần Thị Nguyệt Mai.



Sách in màu, bìa cứng, dày 412 trang
Thạch Ngữ xuất bản 2021
 
Biên tập: Nguyễn Tường Giang
Đọc bản thảo: Trần Thị Nguyệt Mai & Nguyễn Tường Giang
Thiết kế hình ảnh: Nguyễn Tường Tâm
Thiết kế bìa: Đinh Trường Chinh
Chân dung tác giả trang bìa: Họa sĩ Thanh Trí
Trình bầy và Dàn trang: Nguyễn Đồng
 
Chân thành cảm ơn Nhà văn Nguyễn Tường Nhung
và Bác sĩ / Nhà thơ Nguyễn Tường Giang cùng Nhà xuất bản Thạch Ngữ.
 
Độc giả có thể mua sách trên mạng qua link này:
https://www.barnesandnoble.com/w/thang-ngay-qua-nhung-nguyen-tuong/1140528038?ean=9798765508541
 
oOo
 
Trích giới thiệu từ bìa sau
 
Thạch Lam, nhà văn tài hoa trong Tự Lực Văn Đoàn, ông sống một cuộc đời giản dị và thanh bạch. Ông mất đi khi còn trẻ, để lại một vợ và ba con thơ. Tác giả Nguyễn Tường Nhung là con gái đầu của ông, lúc đó mới sáu tuổi, đã phải phụ giúp mẹ trong cuộc sống khó khăn, thiếu thốn trăm bề. Đọc những trang hồi ức của tác giả để thấy lại sức phấn đấu, nhẫn nại của phụ nữ Việt Nam trong thời nhiễu nhương những năm tháng chiến tranh…
Tướng Ngô Quang Trưởng là một vị tướng nổi danh trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, được coi là trong sạch, liêm khiết và đức độ. Người ta chỉ biết đến tài chỉ huy quân sự của ông, nhưng ít ai biết về đời sống gia đình thường ngày và nhất là cuộc sống của ông khi lưu vong nơi xứ người. Hồi ức Tháng Ngày Qua đã soi tỏ một đời sống có thể nói là quá bình thường của vị tướng lãnh quyền lực nhưng đầy lòng nhân hậu, đồng cảm thương xót quân nhân thuộc cấp. Ông cũng là một người chồng đầy tình cảm lãng mạn, một người cha nhiều trách nhiệm, đã sống một cuộc đời khiêm nhường, khép kín nhưng có lẽ thật bình yên, hạnh phúc như một di dân tị nạn tại Hoa Kỳ…
 
                                                                   Nhà xuất bản Thạch Ngữ

*
Đây không chỉ thuần là một tập hồi ức, mà còn là những trang tư liệu rất quý về gia đình nhà văn Thạch Lam và tướng Ngô Quang Trưởng, một trong những vị tướng lãnh rất giỏi và trong sạch của Quân lực VNCH, được thuộc cấp nế phục. Và riêng tôi cũng rất kính phục và ngưỡng mộ từ đã rất lâu… Tác giả tuy là vợ tướng lãnh một vùng, nhưng bà sống rất giản dị, bình dân, lo cho chồng, cho con, biết thông cảm với mọi người. Những đoạn viết về thời tuổi trẻ quá cơ cực của bà dễ làm độc giả chảy nước mắt…
 
                                                             Nhà thơ Trần Thị Nguyệt Mai
 
https://tranthinguyetmai.wordpress.com/2022/01/14/thang-ngay-qua-hoi-uc-cua-nguyen-tuong-nhung/

*

Thứ Năm, 9 tháng 9, 2021

MỘT CƠN GIẬN – Truyện ngắn của Thạch Lam

Tình cờ đọc một truyện ngắn thật hay, thật xúc động, của Thạch Lam (Nhà văn Tự Lực Văn Đoàn) nên muốn chia sẻ.  Mời bạn cùng đọc:
 

                                MỘT CƠN GIẬN
                                                                            Thạch Lam
 
Một buổi tối mùa đông, chúng tôi ngồi trước lò sưởi, trong một căn buồng ấm áp. Tự nhiên trong câu chuyện, một người nói đến những cơn giận tự nhiên đến tràn ngập cả tâm hồn ta và có khi gây nên nhiều cái kết quả không hay. Rồi mỗi người đều bày tỏ ý kiến riêng của mình.
Anh Thanh, từ nãy đến giờ vẫn lặng yên có vẻ trầm ngâm, cất tiếng nói:
- Sự giận dữ có thể sai khiến ta làm những việc nhỏ nhen không ai ngờ. Tôi biết hơn ai hết, vì chính tôi đã trải qua sự đó. Tôi sẽ kể các anh nghe một câu chuyện mà cái kỷ niệm còn in sâu trong trí nhớ tôi.
Cũng một buổi chiều mùa đông như hôm nay, tôi ở tòa báo ra về, trong lòng chán nản và buồn bực. Có những ngày mà tự nhiên không hiểu tại sao, ta thấy khó chịu, và hay gắt gỏng, không muốn làm việc gì. Tôi đang ở vào một ngày như thế mà chiều trời hôm ấy lại ảm đạm và rét mướt càng khiến cho cảm giác đó rõ rệt hơn.

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2021

HÀ NỘI TRONG MẮT “VUA HỀ CHARLOT” – Thạch Lam

Nguồn:
https://vietnamesecommunity.wordpress.com/2021/01/03/ha-noi-trong-mat-vua-he-charlot/

Phong Hóa là tờ báo trào phúng đầu tiên trong lịch sử báo chí VN (1932-1936), ra hằng tuần, thuộc nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Tháng 4-1936, khách sạn Metropole Hà Nội đón một vị khách đặc biệt, đó là vua hề Charlie Chaplin. Sau khi làm lễ cưới minh tinh Hollywood là Paulette Goddard ở Thượng Hải, Charlie Chaplin đã đưa cô vợ trẻ sang hưởng tuần trăng mật tại Hà Nội.


Charlie Chaplin và nữ minh tinh màn bạc Holywood Paulette Goddard 
(Tại Hà Nội vào tháng 4/1936)

PHỎNG VẤN "VUA HỀ CHARLOT" TẠI HÀ NỘI 

Người phỏng vấn: Nhà văn Thạch Lam
(Đặc phái viên báo Phong Hóa)

----
L.T.S. - Nhân cơ hội, Phong Hóa vội phái người đến phỏng vấn ông. Nhận tiếp một người nhà báo, nhất là một nhà báo ở đây, Charlot thực đã tỏ ra lòng tử tế một cách đặc biệt. Có lẽ vì ông vui cười ấy cũng với báo Phong Hóa là tờ báo cười, có nhiều chỗ tương đắc, hay có lẽ bí mật gì khác cũng nên. Dẫu sao nhân dịp đặc biệt này, chúng tôi cũng hiến các bạn một bài phỏng vấn... đặc biệt.


Chaplin và Paulette Goddard trong Modern Times.

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2019

KHÁM PHÁ HỒ TÂY: NHÀ TRANH, GỐC LIỄU CỦA THẠCH LAM - Nguyễn Ngọc Tiến


                                     Nhà văn Thạch Lam và các tác phẩm tiêu biểu


       KHÁM PHÁ HỒ TÂY: 
       NHÀ TRANH, GỐC LIỄU CỦA THẠCH LAM 
                                                                   Nguyễn Ngọc Tiến

Hồ Tây gắn liền với những văn sĩ tài hoa bậc nhất của thi đàn Việt Nam, từ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, cho đến sau này là Thạch Lam, tác giả của “Hà Nội ba sáu phố phường”. Nhà văn yểu mệnh này có căn nhà soi bóng xuống Hồ Tây, đã đi vào thơ bạn bè mà không hề tô vẽ: Tây Hồ có danh sĩ/ Nhà thì ở nhà tranh/ Cửa trúc cài phên gió/ Trước thềm bóng liễu xanh…”