BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn TẠP VĂN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TẠP VĂN. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 9 tháng 1, 2024

CHUYỆN VỤN NGÀY ĐẦU NĂM 2024 – Đặng Xuân Xuyến



Sáng nay, nghe một bạn thơ "tâm sự mấy lời gan ruột" về nhà thơ Lại Duy Bến tôi vào facebook tìm nick Lại Duy Bến nhưng gõ mãi cũng không tìm được, mới vỡ lẽ thì ra tôi đã "được" nhà thơ Lại Duy Bến ưu ái chặn nick, chắc lại vì mắc tội "đã dốt nát còn thích bày đặt góp ý thơ văn với người khác".
 
Chuyện là thế này:
Một lần dạo facebook, gặp bài thơ "Có bao điều chẳng để ý đúng sai" của nhà thơ Lại Duy Bến sáng tác ngày 29 tháng 5 năm 2023:
 
"Nhớ về nhau vết sâu
lúc trời mưa nghịch nắng
 
Những tung hô mờ nhòe 
vết chân chim cay đắng...
 
Tiến hay lùi
khi dân tộc háo danh?
 
Thế hệ chúng tôi đi qua chiến tranh
từng sợi tóc cũng trở mình thao thức
 
Máu xương
lát những con đường
đi và đến những đâu..."
 
Đọc 2 câu thơ: "Tiến hay lùi / khi dân tộc háo danh?", tôi lưỡng lự khá lâu mới comment: - "Thật tiếc 2 câu: "Tiến hay lùi / khi dân tộc háo danh?"đã phá hỏng bài thơ hay!".

Thứ Năm, 30 tháng 11, 2023

CHUYỆN THẬT KHÓ HIỂU! – Đặng Xuân Xuyến


                   

Chiều ngày 16 tháng 11 năm 2022, tôi vô tình nhìn vào một tấm ảnh trên facebook thì tự dưng xuất hiện cảm giác rất lạ, hệt cảm giác như khi gặp ảnh bàn tay "đặc biệt" bắt tôi phải xem thế đất và âm phần của chủ nhân bàn tay đó như tôi đã viết trong các bài viết:
 
- "Chuyện về 3 lần xem tướng tay qua ảnh"
 
https://www.facebook.com/100004306539972/posts/2016372888516243/
 
- "Chuyện của tôi và chị Nguyễn Thị Ngọc Diệp"
 
https://www.facebook.com/100004306539972/posts/2357676937719168/
 
khiến tôi căng mắt nhìn tấm ảnh thì thấy một loạt hình ảnh trôi rất nhanh và vô thức tôi viết vẩn vơ mấy câu kệ:
 
VẨN VƠ
 
Uy cao chót vót trùm thiên hạ
Cửa đại bảy đời lụi từ cha
Trăm năm bia miệng nào ai lạ
Phúc báo tự trời, họa từ ta!
 
Hà Nội, chiều 16/11/2022
Đặng Xuân Xuyến
 
Lúc đó tôi định post lên facebook cá nhân nhưng ngần ngại vì không còn nhớ đã nhìn thấy những hình ảnh nào hệt như khi đã xem tay xong là tôi quên hết những gì đã nhìn thấy nên tôi comment tạm mấy câu kệ VẨN VƠ dưới tấm ảnh Sơn Tùng MTP để lưu.


https://www.facebook.com/100004306539972/posts/1326629940823878/
 
Bẵng đi, đến chiều 13 tháng 12/2022 tôi lại bị cảm giác của chiều 16 tháng 11/2022 thôi thúc, buộc tôi phải post bài kệ đó lên facebook cá nhân dù lúc đó tôi vẫn chưa nhớ ra đã nhìn thấy những hình ảnh nào nhưng chỉ chừng tiếng đồng hồ thì cảm giác của tôi có gì đó như nóng ruột, bất an nên tôi ẩn mấy câu kệ vào chế độ mình tôi, lưu để sau này nếu nhớ lại được những hình ảnh đã nhìn thấy thì làm tư liệu kiểm chứng như những lần xem tướng tay qua ảnh:
 
https://www.facebook.com/100004306539972/posts/2365004220319773/
 
Chiều nay 17 tháng 1/2023, tôi lại bị ám ảnh mấy câu kệ "Vẩn vơ" đó nên chụp mấy tấm ảnh post lên facebook cùng vài dòng chú giải về "sự tích" mấy câu kệ "vẩn vơ" này:
 
"Uy cao chót vót trùm thiên hạ
Cửa đại bảy đời lụi từ cha
Trăm năm bia miệng nào ai lạ
Phúc báo tự trời, họa từ ta!"
 
Đến giờ, tôi vẫn chưa thể nhớ lại được những hình ảnh lướt nhanh qua tấm ảnh tôi vô tình nhìn thấy chiều 16 tháng 11/2022 là như thế nào?! Thôi thì cứ post lên đây để lưu kỷ niệm vậy!
 
Vâng, chuyện thật là khó hiểu!
 
                                                       Hà Nội, 17 tháng 01 năm 2023
                                                                 Đặng Xuân Xuyến

Thứ Hai, 1 tháng 5, 2023

TẢN MẠN VỀ RƯỢU NHO (8) – Nguyên Lạc

                                                   (Kỳ 8)
 


Phần II
RƯỢU BRANDY
Rượu Brandy là tên gọi chung của các loại rượu mạnh (spirit) có 35-60 độ cồn (70-120 proof của Mỹ). Rượu Brandy là loại rượu được chưng cất (distill) từ các loại nước ép trái cây đã lên men, chủ yếu là nho, táo và các loại trái cây khác; rồi sau đó ủ trong thùng gỗ sồi (ít nhất là hai năm) để lên tuổi rượu.
Theo nghĩa rộng hơn, thuật ngữ rượu Brandy cũng biểu thị các loại rượu có được từ quá trình chưng cất bã trái cây – bã trái cây là những chất rắn dư thừa còn lại từ vỏ, lõi, hạt và thân của quả, sau khi ép nước cốt của trái cây – (tạo ra rượu brandy bã trái cây), hoặc rượu nghiền hoặc rượu vang của bất kỳ loại trái cây nào khác (rượu brandy trái cây). Những sản phẩm này còn được gọi là eau de vie (có nghĩa là “nước của sự sống”).
Rượu brandy đặt tên theo gốc tiếng Hà Lan “brandewijn”: có nghĩa là “burnt wine”, hoặc “distilled wine”. Xuất phát từ một thương gia Hà Lan gốc Đức tên là Den Helkenwijk, người chuyên buôn rượu chát từ Pháp sang Hà Lan. Ông đã sáng tạo ra cách chưng cất cách thủy rượu vang chát, hình thành nên một loại rượu mạnh hơn về nồng độ. Rượu có thể tích ít hơn sau khi được chưng cất vì nước được lấy ra khỏi nước rượu.
Rượu brandy được ngâm trong thùng gỗ nhằm cho phép oxy hóa nhẹ rượu, khiến nó ngấm màu của gỗ để trở thành màu hổ phách, cùng hấp thụ hương thảo mộc từ gỗ.
 
I. LỊCH SỬ RƯỢU BRANDY
Nguồn gốc của rượu Brandy gắn liền với việc phát triển của kỹ nghệ chưng cất (distillation) rượu. Các thức uống có nồng độ cồn đã được biết đến từ thời cổ đại tại Hy Lạp và La Mã, và có lẽ đã có lịch sử từ thời Babylon cổ xưa. Loại rượu Brandy, như người ta biết đến vào ngày hôm nay, đầu tiên xuất hiện vào thế kỷ thứ 12 và trở nên phổ biến rộng rãi vào thế kỷ thứ 14.
Khởi thủy, rượu được chưng cất như một phương thức để bảo quản và cũng là cách để các nhà buôn rượu chuyển vận rượu được dễ dàng hơn, ít tốn kém hơn trong việc bị đánh thuế. Vì thuế đánh trên thể tích rượu: khi chưng cất rượu, nước được lấy ra, thể tích rượu giảm rất nhiều. Đánh thuế xong, qua trạm, rượu sẽ được trả nước ngược trở lại trước khi được tiêu thụ.
Người ta phát hiện rằng, khi rượu được giữ trong thùng gỗ, thì nước rượu thu được có chất lượng ngon hơn nước rượu nguyên thủy. Ngoài việc lấy nước ra khỏi nước rượu, việc chưng cất rượu cũng đưa đến việc tạo thành hay phân hủy các thành phần thơm trong rượu, trên căn bản đã thay đổi thành phần của rượu từ nước rượu gốc. Các thành phần không bốc hơi như màu rượu, đường trong rượu, và muối vẫn còn giữ nguyên sau khi chưng cất xong. Và kết quả là, mùi và vị của rượu sau khi chưng cất có lẽ hoàn toàn không giống như nước rượu ban đầu.
Có một điều, mang nhiều nét lịch sử về rượu Brandy ít người Việt biết đến, đó là vào buổi sơ khai, rượu Brandy là loại thức uống của giới nghèo ở nước Pháp. Bởi giới giàu sang chỉ uống loại rượu vang; và xác ép nho sau khi đã được sử dụng để làm rượu vang, có cái tên là Pomace, và các phẩm liệu nho vụn vặt trong việc sản xuất rượu sẽ được tái sử dụng để làm rượu Brandy. Hay nói cách khác, tiền thân của rượu Brandy ngày nay, và vẫn còn một số rượu Brandy được sản xuất theo cách này, được sản xuất lại từ cặn bã, xác ép trái nho đã được sử dụng, để làm ra loại rượu rẻ tiền cho người nghèo uống. Nhưng qua thời gian, và các quy trình sản xuất khác nhau, thì ngày nay, rượu Brandy đã trở thành một loại rượu đắc tiền trên thế giới, và có lẽ chỉ có giới giàu sang mới thưởng ngoạn các loại rượu Brandy nổi danh và đắt tiền.
 

Thứ Năm, 13 tháng 4, 2023

NGƯỜI ĐÀN ÔNG BẤT LỰC - Đặng Xuân Xuyến

(Trích từ: ĐIỂM YẾU CỦA NGƯỜI ĐÀN ÔNG HIỆN ĐẠI
của Đặng Xuân Xuyến, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin 2006)
 


David Reuben, bác sỹ tâm lý ở California đã viết: “Hơn bất cứ sự cố gắng nào khác của con người, tình dục ở nam giới là một trò chơi của sự tự tin.”. Hay hiểu nôm na thì “chất lượng” của hoạt động tình dục là “chứng chỉ” về sức mạnh của người đàn ông. Vì thế mà không ít đấng mày râu luôn trăn trở một câu hỏi: Làm thế nào để chứng tỏ được nam tính của mình khi cuộc sống hiện đại với vòng quay hối hả, gấp gáp, với những cạnh tranh, toan tính.... đã làm không ít người đàn ông luôn trong tình trạng bị stress, dẫn đến những rối loạn trong hoạt động tình dục, mà trong số đó là sự rối loạn về sự cương dương, tức bất lực trong quan hệ vợ chồng.
 

Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2023

“HOÀNH SƠN NHẤT ĐÁI, VẠN ĐẠI DUNG THÂN” – Hoàng Đằng


Tác giả Hoàng Đằng

Các điểm liên quan đến dinh chúa Nguyễn (1558 – 1626) trong địa bàn huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị được xếp hạng “Di tích lịch sử quốc gia” vào năm 2018.
 
Baoquangtri.vn ngày 30/3/2023 đưa tin UBND tỉnh: “Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia “Các điểm liên quan đến dinh chúa Nguyễn (1558 – 1626).”
 
“Thông qua quy hoạch này, xác định các nhóm dự án hoàn thành, nhóm dự án ưu tiên trong giai đoạn trung hạn 2023 – 2025, 2026 – 2030 và tầm nhìn đến 2050 …”
 
Trong đó, “… mục tiêu dài hạn là bảo tồn, tôn tạo, phục hồi các yếu tố mang thuộc tính lịch sử gốc của di tích, đồng thời tạo ra một không gian lưu niệm lịch sử nhằm tôn vinh, tưởng niệm về thời kỳ lịch sử các Chúa Nguyễn cũng như tạo ra một khu du lịch mang tính chất lịch sử - văn hóa để kết nối với các di tích lịch sử hiện có ở vùng phụ cận, làm đa dạng, phong phú hơn sản phẩm du lịch Quảng Trị…”
 

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2023

NHỮNG TÍN HIỆU CỦA BÌNH THƯỜNG HÓA VIẾT LÁCH - Trần Mạnh Hảo

               Nhân ngày "Nhà văn thế giới" (văn bút quốc tế 3-3) 

Ảnh do nhà báo Lê Công Sơn chụp ngày 4-3-2023

Một số bạn cho biết, đài VOV 2 mấy hôm trước trong mục “Chuyện cũ tích xưa” có nói về chuyện “Bài thơ Khóc Nguyên Hồng” của Trần Mạnh Hảo ở những thời điểm khác nhau; khi người ta dùng lăng kính chính trị nhìn thi ca thì khó ai thoát được án phản động.
 

Thứ Ba, 21 tháng 3, 2023

XÂY DỰNG LÒNG TIN TƯỞNG GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI – Vũ Thị Hương Mai




Hầu hết các bậc cha mẹ đều có chung một tâm sự rằng, con cái tin tưởng thầy cô giáo hơn cha mẹ. Thực ra, nhận định đó là chưa thật chính xác và thiếu khách quan. Cũng có thể nhận định đó là đúng và phần lỗi lớn thuộc về cha mẹ. Tại sao con cái lại tin tưởng vào thầy cô giáo hơn cha mẹ? Trả lời được câu hỏi đó, các bậc phụ huynh sẽ biết cách để xây dựng được lòng tin tưởng đối với con cái. Điều đó rất quan trọng, nó mang tính quyết định đến sự thành công hay thất bại trong việc giáo dục con cái của cha mẹ. Không phải đến lúc này cha mẹ mới xây dựng lòng tin tưởng đối với con cái mà cha mẹ cần phải làm việc đó ngay từ khi con trẻ mới sinh ra. Cần phải làm cho con trẻ cảm nhận được sự yêu thương và quan tâm của cha mẹ đối với chúng. Chẳng có người cha, người mẹ nào mà không yêu thương con mình cả. Chỉ có điều, cách thể hiện tình yêu thương đối với con trẻ như thế nào mà thôi. Người thì nông nổi, nuông chiều con qua mức, con muốn gì được nấy, mọi yêu cầu của con đều được cha mẹ đáp ứng bất kể đúng sai. Người thì nghiêm khắc quá, lúc nào cũng quát mắng, đe nẹt, làm cho con không dám tiến gần đến mà nũng nụi, rồi dần dần chúng xa lánh với người thân, sống khép mình. Người thì quan niệm, dậy con là “yêu con roi cho vọt” kết quả là để lại trong trẻ sự ác cảm sâu sắc, thậm chí còn nảy sinh tâm lý chống đối, thù hận và thờ ơ, lạnh nhạt đối với cha mẹ và người thân.
 

Thứ Năm, 9 tháng 3, 2023

NHỮNG BIỂU HIỆN TIÊU CỰC TRONG TÍNH CÁCH NGƯỜI HÀ NỘI NGÀY NAY – Vũ Thị Hương Mai



Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa đang tạo nhiều cơ hội và thách thức mà nước ta, thủ đô Hà Nội đang chủ động hội nhập. Ta có nhiều cơ hội tiếp cận tiến bộ khoa học- công nghệ để phát triển đất nước, thoát dần khỏi đói nghèo lạc hậu.
 

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2023

MẸ VÀ CON GÁI TRONG VẤN ĐỀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH – Vũ Thị Hương Mai


Đối với con gái, người mẹ là người thích hợp nhất để dạy con về giới tính. Đứa con trai vẫn có thể thổ lộ với mẹ những điều thầm kín, nhưng đứa con gái sẽ khó nói với cha về những sự thay đổi khi đến tuổi dậy thì. Sẽ là thiếu sót của người mẹ nếu không giải thích trước cho con, hoặc ít nhất cũng là vào lúc này, để con biết trước hiện tượng thay đổi sinh lý của cơ thể. Nhiều bạn gái lần đầu tiên thấy kinh đã rất hốt hoảng tưởng mình mắc bệnh là do không biết chuyện gì đang xảy đến bên trong cơ thể. Đối với con gái, đến tuổi này thường nhạy cảm và kín đáo hơn. 

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2023

NHẠY CẢM GIỚI TÍNH Ở TUỔI MỚI LỚN – Vũ Thị Hương Mai



Thanh thiếu niên bước vào thời kỳ phát dục, hình dáng cơ thể, tâm sinh lý, nội tiết đều dần dần biến đổi. Lại chịu ảnh hưởng của các nhân tố xã hội khác khiến họ bắt đầu nhạy cảm về “giới tính”. Họ bắt đầu thích tìm hiểu qua sách báo, phim ảnh những vấn đề liên quan đến giới tính trong tiểu thuyết, nhìn thấy những cặp tình nhân ôm ấp nhau trong công viên trên phim, một bức ảnh gợi tình trên trang báo, một đoạn miêu tả về sinh hoạt giới tính trong tiểu thuyết, nhìn thấy những cặp tình nhân ôm ấp nhau trong công viên… đều gợi cho họ tự nhiên có ý thức về giới tính nhưng không hiện hữu rõ ràng mà còn rất mông lung, mờ ảo.
 

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2023

TẢN MẠN VỀ RƯỢU NHO (1) – Nguyên Lạc

                                                  (KỲ I)


Theo chữ tượng hình của Trung Quốc, chữ rượu là Tửu gồm 2 bộ ghép nhau: bộ Thuỷ – là nước, ghép với bộ Dậu – là rượu lên men. Vậy Tửu có nghĩa là rượu lên men được cất bằng nước mà thành.
 
Nhiều nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới cho rằng Rượu là một phát minh vĩ đại của con người, sau Lửa.

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2023

CON MÈO TRONG TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM - Vũ Thị Hương Mai



Trong văn hóa tín ngưỡng dân gian thì người Trung Quốc gọi năm Mão là năm con thỏ, còn Việt Nam gọi năm Mão là năm con mèo.
 
Có nhiều cách lý giải khác nhau về việc mèo thay thế thỏ trong 12 con giáp ở Việt Nam nhưng cách lý giải phổ biến nhất là chữ thỏ trong tiếng Trung Quốc phát âm là "mao" - nghe giống từ mão (con mèo) trong tiếng Việt. Vì hai từ phát âm gần giống nhau nên trong quá trình thông dịch, đã xảy ra sự nhầm lẫn khiến con thỏ trong 12 con giáp ở Trung Quốc được thay thế bằng con mèo.

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2023

ĐÀO VIÊN KẾT NGHĨA, TAM QUỐC CHÍ NGOẠI TRUYỆN – Chu Vương Miện



Theo đồn đại của quảng đại quần chúng Trác huyện thì câu chuyện này được kể dí dỏm tiếu lâm như sau:

- Ba vị anh hùng là Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi đều đồng ý là “Đào viên kết nghiã” có nghĩa là “kết nghĩa vườn đào” vì lúc đó là vào muà xuân, nhà cuả Trương Phi là một nhà phú hộ, có trang trại có tráng đinh trồng lúa, trại nuôi heo, và có một sạp lớn bán thịt heo ngoài chợ Huyện, lúc đó thì chưa khấn khứa gì với nhau cả, thể theo lời đề nghị của Trương Phi là người có power mạnh nhất lúc bấy giờ. 

Ba người đứng trước ngõ vườn đào (vườn của Trương đại gia). Trương Phi tuyên bố:

- Từ đây vào đến tận gốc cây lão đào đang độ nở hoa, chừng xa cũng vào khoảng hai chục trượng (khoảng sáu mươi mét) hô một, hai, ba ai chạy trước vào tới nơi thì làm anh cả. Trương Phi chạy nhanh nhất leo tuốt luốt lên ngọn cây đào mà ngồi ngất ngưởng trên đó. Quan Vũ chạy kế leo lên ngang lưng cây đào ngồi. Còn Lưu Bị bụng phệ toàn nước nặng quá chạy ì à ì ạch không nổi, đến gốc cây đào thì hết xí quách ngồi ngay tại chỗ xuống đó mà thở. 

Sau cùng thì Lưu Bị lý luận nói:
- Cây lấy gốc làm cơ bản, ta là gốc vậy ta làm anh cả.
 
Quan Vũ ngồi vắt vẻo ở chạc ba cây hoa đào chững chạc nói tiếp theo:
- Ta ở lưng chừng thân cây, là đoạn giữa có gốc thì mới có thân, mà có thân thì mới có ngọn.
 
Thế là Trương Phi nghe xong chẳng nói chẳng rằng lẳng lặng nhẩy xuống đất, tự nhận mình làm em út.
 

TRÒ CHUYỆN VỚI CON – Vũ Thị Hương Mai



Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cha mẹ cũng nên đối xử với con cái như những người bạn tâm đầy ý hợp. Được như vậy, giữa cha mẹ và con cái sẽ rút ngắn được khoảng cách.
 
Tạo bầu không khí dễ chịu, thoải mái và dân chủ khi nói chuyện cùng con trẻ. Đối với lứa tuổi này, việc ngồi nói chuyện không đồng nghĩa với những câu chuyện hệ trọng, mà điều cốt yếu là phải tạo được không khí tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. Có như vậy, con trẻ mới tự nhiên nói ra những suy nghĩ của mình, đưa ra những yêu cầu đối với cha mẹ, nhờ cha mẹ giải quyết. Phương pháp tốt nhất là cha mẹ nên thỉnh thoảng tạo ra những cuộc nói chuyện vô tư, để tạo cơ hội gần gũi, chia sẻ với con mình.
 

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2022

DĨ CUỒNG, VĨ VĂN - Chu Vương Miện




DĨ CUỒNG

                       Vĩ Văn của Chu Vương Miện
 
Họ hàng nhà này gồm có Vĩ Cuồng, Vỹ Cuồng và Dĩ Cuồng, chúng tôi đề cập từ từ từng dạng loại, không ai nói chung chung mà lại kèm theo một chủ từ đi đằng trước là Bệnh. Bệnh Vĩ Cuồng, mà đã là bệnh hay con Bệnh thì xin bà con cô bác rộng lòng tha thứ, y như Con Nghiện, Con Bạc vậy? xin vào đề ngay kẻo mất thì giờ.
 
DĨ CUỒNG:
 
Là người có bệnh Cuồng sẵn trong người, nhưng không phát tác ra ngoài, phải chờ có cơ hội "hay cơ duyên" hay bất đắc dĩ mới lộ ra nguyên hình, ví dụ:

1- Trong một đơn vị Quân đội, có nhiều binh sĩ bị bắt đi quân dịch trước năm 1963 có một số là nhà giáo, là công chức chính nghạch chỉ số 250 -270, lương sai biệt cao hơn Hạ Sĩ Quan "Trung sĩ" vào lính thì chỉ là binh nhì, công việc rất là khiêm nhường, lính gác ngày, đầu bếp hay làm "cỏ vê" tạp dịch linh tinh như quét nhà, quét lau rửa cầu tiêu, quét kho... Ông Thượng sĩ thấy một anh Binh Bét quét sân trại lôi thôi quá, ông không vừa ý, kêu anh ta lại gần rồi hỏi:
- Vậy anh hồi làm công chức, ngữ như anh thì làm được cái gì?
Anh Binh Bét trả lời: "Dạ làm thư ký soạn văn thư, công văn"
- Vậy ai là người quét nhà? nấu nước?
- Dạ có mấy ông thượng sĩ già không có bằng cấp giải ngũ quét nhà và nấu nước ạ?
 

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2022

VÁC NGÀ VOI, CHIẾC NGÀ VOI – Chu Vương Miện, Hoàng Văn Phú




     VÁC NGÀ VOI 
                                                  Chu Vương Miện
 
Vĩ văn
 
"Vác Ngà Voi" là một tác phẩm truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Thụy Long, xuất bản vào năm 1964, tôi có đọc qua vài lần, nhưng từ đó tới giờ trên 55 năm hầu như quên hết, nhân tiện mượn đầu đề tác phẩm truyện ngắn "Vác Ngà Voi" của anh Nguyễn Thụy Long để làm bài viết của mình, thực ra cái chuyện "Vác Ngà Voi" cũng chỉ bình thường ngang với "Gác Cu" hay "Thổi Tù Và Hàng Tổng" người làm công việc ruồi bu này được thiên hạ gọi là Ngu.

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2022

THƠ, HOA & NGƯỜI (3) - Nguyên Lạc


Hoa dã quỳ
 
(Có một số đoạn ở 2 bài trước được lập lại ở đây cho các bạn chưa đọc qua được hiểu)
 
HOA
 
Khi vui hay khi buồn, hoa luôn luôn là bạn trung thành của ta. Ta ăn uống, ta ca vũ, ta ve vãn đùa cợt với hoa. Ta kết hôn, làm lễ rửa tội với hoa. Ta không dám chết mà không có hoa. Ta thờ phượng với Bách hợp, ta mặc tưởng với Sen, ta bày trận với Hồng với Cúc. Ta lại còn muốn nói bằng ngôn ngữ của hoa. Không có hoa, làm sao ta có thể sống được?  
                                               (Trà Đạo / Chado - Okakura Kakuzo)
 

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2022

THƠ, HOA & NGƯỜI (2) – Thơ Nguyên Lạc




HOA
 
- Khi vui hay khi buồn, hoa luôn luôn là bạn trung thành của ta. Ta ăn uống, ta ca vũ, ta ve vãn đùa cợt với hoa. Ta kết hôn, làm lễ rửa tội với hoa. Ta không dám chết mà không có hoa. Ta thờ phượng với Bách hợp, ta mặc tưởng với Sen, ta bày trận với Hồng với Cúc. Ta lại còn muốn nói bằng ngôn ngữ của hoa. Không có hoa, làm sao ta có thể sống được?  
                                                 (Trà Đạo / Chado - Okakura Kakuzo)
 
HOA TRONG U MỘNG ẢNH CỦA TRƯƠNG TRÀO
 
Trương Trào tự Sơn Lai, hiệu Tâm Trai và Trọng Tử, người tỉnh An Huy, sinh năm 1650 (năm Thuận Trị thứ tám, đời Thanh), không rõ năm mất. Ông sáng tác không nhiều, trong đó nổi tiếng nhất là “U Mộng Ảnh” (bóng mờ trong cõi mộng). U Mộng Ảnh chỉ là một tập sách nhỏ gồm 222 mục gồm những cách ngôn đầy thi vị trong văn phong bay bướm của Trương Trào, phác họa ra một thế giới thơ mộng được nhìn qua đôi mắt tài hoa của một nghệ sĩ lớn, và nó đã làm say mê nhiều thế hệ văn nhân thi nhân Trung Quốc.




Trương Trào viết về hoa:
 
- "Trong thiên hạ có được một người tri kỷ, thì có thể không còn ân hận gì nữa. Đâu phải chỉ có con người mới thế, mà cả vật cũng vậy. Như cúc lấy Uyên Minh 1 làm tri kỷ, mai lấy Hòa Tĩnh 2 làm tri kỷ..."(Thiên hạ hữu nhất nhân tri kỷ, khả dĩ bất hận. Bất độc nhân dã, vật diệc hữu chi. Như cúc dĩ Uyên Minh vi tri kỷ; mai dĩ Hòa Tĩnh vi tri kỷ...)
                                                               (U Mộng Ảnh - Trương Trào)
.............

Giải thích:
 
1. Cúc lấy Uyên Minh làm tri kỷ:

Đào Tiềm, hiệu Uyên Minh, nhà thơ lớn đời Đông Tấn, trả áo từ quan về vui cảnh điền viên. Có bài "Quy khứ lai từ" rất nổi tiếng: "Ta há có thể vì năm đấu gạo mà phải chịu khom lưng, vái chào bọn con nít quê mùa ấy sao! (Ngã khởi năng vị ngũ đấu mễ chiết yêu, hướng hương lý tiểu nhi!)”
Ông sống thanh cao, và rất yêu hoa cúc, làm nhiều bài thơ về hoa cúc. Trong bài thơ Ẩm tửu có các câu:
 
Thu cúc hữu giai sắc,
Ấp lộ xuyết kỳ anh,
Phiếm thử vong ưu vật,
Viễn ngã di thế tình.
 
(Cúc mùa thu sắc đẹp,
Ủ sương, điểm nét tươi,
Nhẹ trôi trong chén rượu,
Khiến ta quên sầu đời.)
 
Mùa thu, uống chén rượu ngâm hoa cúc, nhìn hoa cúc nhẹ trôi trong chén rượu, đủ để lâng lâng quên hết sầu đời. Gọi rượu là cúc vong ưu vật (vật khiến ta quên lo buồn) cũng đủ để cực tả cái tình đối với hoa cúc.
 
2. Mai lấy Hòa Tĩnh làm tri kỷ:

Lâm Hòa Tĩnh tức Lâm Bô, nhà thơ đời Bắc Tống, được gọi là “Tây Hồ ẩn sĩ”. Ông sống một mình ở Tây Hồ, nuôi hạc trồng mai, và thường bảo lấy mai làm vợ, lấy hạc làm con. Bài thơ “Sơn viên tiểu mai”, với hai câu được xem là thần cú, đã gắn liền hình ảnh nhà thơ ẩn dật với cành mai.
 
Sơ ảnh hoành tà thủy thanh thiển,
Ám hương phù động nguyệt hoàng hôn.
(Nước soi nghiêng bóng mai gầy,
Dưới trăng, hương nhẹ thoảng bay trong chiều.)
 

HOA PHONG LỮ
 
Hoa Phong lữ
 
Hoa Phong lữ - hay có người còn gọi là hoa Phong lữ thảo, Thiên trúc quỳ - tên khoa học là Geranium: xuất xứ từ chữ Hy Lạp “geranos” nghĩa là con sếu, vì trái của loại cây này trông tương tự như mỏ con chim sếu.
 
Hoa Phong lữ thường nở hoa đầu mùa xuân và kéo dài cho đến mùa hè.
Hoa Phong lữ có nhiều màu sắc rực rỡ khác nhau, mỗi màu ẩn chứa một ý nghĩa đặc sắc:
- Hoa màu trắng tượng trưng cho sự tinh khôi, trong sáng, thuần khiết của người con gái
- Hoa màu tím của hoa tượng trưng cho sự u uất, nỗi buồn khó nói của người con gái khi tình yêu tan vỡ, hoặc khi yêu đơn phương một ai đó
- Hoa màu sẫm: Biểu tượng cho sự u sầu
- Hoa màu hồng: mang ý nghĩa tượng trưng cho tình yêu đẹp đẽ, lãng mạn, ngọt ngào của các cặp đôi khi yêu nhau.
- Hoa màu đỏ tươi: Biểu tượng của sự an ủi, vỗ về v.v...
 
Phong lữ cũng có thể là phong ba lữ thứ trong thơ
 
 
THƠ VỀ HOA

Phong Lữ
 
Chiều xuân muộn
Phong lữ hoa nở chậm
Hồng môi người tha thiết hương hoa
Gió nhẹ thôi!
kẻo... rung cánh vỡ
Sương nhẹ thôi!
đủ cánh hồng òa
 
Đời lữ thứ
buồn
nghe ngực nhói
Khu vườn xưa vẫn biếc nụ tầm xuân?
Ngày hè cạn thu về cùng lá khẽ
Chiều lam dương
Vời ngất ngất thu không!
 
Nhung nhớ sáo diều bên trời lượn
Thương mành tơ
nối mộng đôi bờ
Cô lữ chiều thu sầu phong lữ
Môi đắng hoài mơ ước mộng đầu!
 
Tha hương phong lữ hồn Phong lữ
Biết đến khi nào gặp lại nhau?
 
                                         Nguyên Lạc
 
......
 
Nguồn: U Mộng Ảnh - Trương Trào, Huỳnh Ngọc Chiến dịch và chú thích trên Talawas

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2022

THƠ, HOA & NGƯỜI (1) – Nguyên Lạc



HOA
 
- Với lòng người, chắc chắn lòng yêu hoa phải nảy sinh ra đồng thời với thi ca diễm tình. Chàng trai nguyên thủy khi tặng vòng hoa đầu tiên cho nàng trinh nữ, đã vượt lên trên loài cầm thú, đã vượt được lên trên những nhu cầu thô tục của thiên nhiên, chàng đã trở thành thuần hóa và thông hiểu nhân tình. Và như vậy, chàng đã bước vào địa hạt của nghệ thuật.
- Khi vui hay khi buồn, hoa luôn luôn là bạn trung thành của ta. Ta ăn uống, ta ca vũ, ta ve vãn đùa cợt với hoa. Ta kết hôn, làm lễ rửa tội với hoa. Ta không dám chết mà không có hoa. Ta thờ phượng với Bách hợp, ta mặc tưởng với Sen, ta bày trận với Hồng với Cúc. Ta lại còn muốn nói bằng ngôn ngữ của hoa. Không có hoa, làm sao ta có thể sống được?  
                                               (Trà Đạo / Chado - Okakura Kakuzo)

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2022

VỀ 2 CHỮ "TE TẺ" TRONG BÀI THƠ "CHIỀU LẠ" – Đặng Xuân Xuyến


Tác giả bài viết Đặng Xuân Xuyến

Khi viết bài thơ CHIỀU LẠ, tâm trạng tôi lúc đấy lạ lắm: Có chút xốn xang, có chút bâng khuâng, có chút man mác buồn.... và cả nữa chút ngại ngùng mà vốn từ tôi biết ít ỏi quá, không tìm được từ nào diễn tả tâm trạng lạ lẫm như thế nên tôi đã dùng 2 chữ “te tẻ” để tạm diễn tả tâm trạng buổi chiều rất lạ đó, hoàn toàn không có ý sáng tạo ngôn từ gì cả.
 
CHIỀU LẠ
(Tặng LL)
 
Sợ đêm về
quẩn gió
xáo xác khuya
Cố vét vớt nắng chiều rơi trên lá
Chênh chao thể nụ cười nhòe áo lạ
Te tẻ chiều
nhớn nhác
nhón chân qua
 
Hà Nội, chiều 2 tháng 10-2016
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
 
Không ngờ chỉ vì 2 chữ “te tẻ” ngẫu hứng dùng mà có mấy cuộc “bút chiến” nho nhỏ đã sảy ra trên trang facebook cá nhân của mấy "bạn" văn chương.