BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Xuân Dương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Xuân Dương. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 25 tháng 8, 2021

VÀI CHUYỆN NGOÀI LỀ BÀI THƠ ‘ĐỪNG ĐI’ – Đặng Xuân Xuyến




"Đừng Đi" là bài thơ tôi viết rất ngẫu hứng, không phải ngẫu hứng từ chuyện tình cảm của tôi mà ngẫu hứng từ những than vãn dư lệ của một chàng trai trẻ, một người bạn trên facebook.
 

Thứ Ba, 2 tháng 2, 2021

CHẤT THI SỸ TRONG THƠ NGUYỄN KHÔI – Nguyễn Xuân Dương


Tác giả bài viết Nguyễn Xuân Dương


Nguyễn Khôi không chỉ là nhà văn, nhà dịch thuật mà theo tôi ông còn là một thi sỹ đích thực. Chất thi sỹ của ông thể hiện rất rõ ràng qua tập thơ TRƯA RỪNG ẤY gồm 200 bài thơ tứ tuyệt tuyển chọn trong 40 năm sáng tạo. Những bài thơ chủ yếu viết về Sơn La - Tây Bắc vùng đất mà ông yêu - một tình yêu máu thịt. Tôi không có may mắn được ông tặng tập thơ ấy, những bài thơ tứ tuyệt mà tôi giới thiệu không bình luận là từ những trang của bạn bè.


Nhà thơ Nguyễn Khôi


Ta nghĩ gì khi đọc bài thơ TRƯA RỪNG ẤY bài thơ ông đã chọn để đặt tên cho tập thơ của mình:
 
“Trưa rừng ấy cùng em nằm yên ả
 Mây trời xanh cây lá cả ngàn xanh
Chỉ có nắng ở trên lưng ngọ nguậy
Con Ong vàng ve vẩy mắt long lanh”
 

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2020

ĐỌC LỜI BÌNH THƠ CỦA NGUYỄN XUÂN DƯƠNG - Đặng Xuân Xuyến


                   
                         Nhà bình thơ Nguyễn Xuân Dương


      ĐỌC LỜI BÌNH THƠ CỦA NGUYỄN XUÂN DƯƠNG

Thi thoảng vào trang facebook của nhà Phê bình Văn học Nguyễn Xuân Dương, tôi gặp khá nhiều statuts và những dòng comment ngắn, ghi lại cảm xúc của ông về thơ của bạn thơ và những dòng “chia sẻ” đó thường nghiêng về “gợi mở” hơn là “bình”. Có lẽ ông chủ ý chỉ đứng ở vị trí là người “phát hiện” ra thơ hay còn cảm nhận thơ hay thế nào là việc của bạn đọc nên ngay cả những lời “gợi mở” ông cũng khá kiệm lời, ví như khi viết về “Lời Yêu” của Đồng Thị Chúc:

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2019

TRAO ĐỔI VỚI NHÀ THƠ NGUYỄN VƯỢNG VỀ NGÔN NGỮ TRONG THI CA - Nguyễn Xuân Dương


             
                            Tác giả Nguyễn Xuân Dương


TRAO ĐỔI VỚI NHÀ THƠ NGUYỄN VƯỢNG VỀ NGÔN NGỮ TRONG THI CA
                                                               Nguyễn Xuân Dương


Mỗi nhà thơ thường có một trường ngôn ngữ cho thế giới thi ca của mình. Nếu ta cứ muốn đi đến tận cùng của nó thì quả là một điều không tưởng vì ngôn ngữ trong thi ca thường rất phi lí vì thế ta cứ phải gắng tìm cách tiếp cận để thấu hiểu và đôi khi phải mặc nhiên công nhận nó.

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2019

KHÁT YÊU TRONG BÀI THƠ “ĐỪNG ĐI” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN - Nguyễn Xuân Dương


        
                     Tác giả Nguyễn Xuân Dương


           KHÁT YÊU TRONG BÀI THƠ “ĐỪNG ĐI” 
           CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN 
                                                                       Nguyễn Xuân Dương

Tâm trạng, cảm xúc của con người là thế đó khi bị dồn nén đến tận cùng thì nỗi khát khao cũng lên đến đỉnh điểm của tận cùng. Trong cuộc đời chắc rất nhiều như thế. Nhưng chỉ có những thi nhân mới dám bày tỏ những khát khao đến bạo liệt như của Đặng Xuân Xuyến qua những dòng thơ vụn vỡ gãy nát vì quá khát khao.
Không do dự, không xấu hổ, Đặng Xuân Xuyến đã mời mọc đã cầu xin ta thấy anh như đang gào lên và rồi hình như biết rằng có gào thế chứ gào mãi cũng vô ích nên nhà thơ bắt đầu sụt sùi kể lể cầu mong nàng có động lòng mà ở lại cùng anh dù chỉ một đêm, dù chỉ là khoảnh khắc:

“Ở lại đi
Một đêm thôi
Một đêm thôi, ở lại
Ta xin người ở lại, chỉ một đêm
Ngoài kia trời lướt khướt sũng đêm
Ta tí tách trong này mơ hồ từng giọt rỏ”

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2018

"HƯƠNG QUÊ", THƠ ĐẶNG XUÂN XUYẾN - Nguyễn Xuân Dương


      

          "HƯƠNG QUÊ" - THƠ ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Bài thơ viết về cái ngõ quê với rất nhiều bảng lảng khói sương. Thật khó để bình luận vì tất cả thi ảnh ở đây đều ẩn chứa cái phi lí tận cùng của phi lí. Cái hư ảo tận cùng của hư ảo. Câu đầu tiên hiểu thế nào là nhà bên và hiểu thế nào là nhà hàng xóm mà hương cốm đầu mùa đã duyềnh sang nhau. Sao cứ phải ợm ờ? Cái ợm ờ như các cụ vẫn bảo trăm nhát cuốc bổ vào lòng cả trăm. Một câu thơ đã cho ta cảm nhận được mùi hương cốm ở đây vừa quấn quýt, lan tỏa và quyện hòa, vừa thân thương ràng buộc hai ngôi nhà và trong hai ngôi nhà đó có một chàng trai si tình và cô gái vắt ngang dải yếm. Dải yếm là thứ để buộc chặt và che đậy sao ở đây nó lại vắt ngang và vì sao nó lại vắt ngang thì may ra ông trời và Đặng Xuân Xuyến hiểu được mà thôi. Còn chúng ta những kẻ trần tục làm sao có thể hiểu được? Phải chăng cái dải yếm ấy vắt ngang để níu dòng sông để bắc cái cầu đón nhà thơ sang chơi. Tất nhiên khi cái dải yếm được cởi ra để vắt ngang thì chắc chắn nhà thơ đã nhìn thấy một bầu ngực căng đầy khát vọng. Vui quá nhà thơ cứ ời ợi gọi cả làng ra mà trông chúng tôi đang làm cái việc mà chỉ có sức mạnh tình yêu mới có thể làm được. Thật kì diệu cái dải yếm chỉ tày gang thôi mà sao ở đây cứ dài mãi ra đến vô cùng có thể níu đôi bờ sông xích lại gần nhau cho những lứa đôi xum họp thay cho con đò nhỏ mong manh. Để không còn tiếng gọi đó thảm khắc trong đêm.