Trong
thế giới động vật, có một sinh vật khiến rắn sợ hãi, nó tỏa ra năng lượng thần
bí và có thể đẩy lùi những con rắn hùng vĩ đó. Đó chính là lươn, một loài động
vật khơi gợi cả sự tò mò lẫn sợ hãi.
BÂNG KHUÂNG
Hiển thị các bài đăng có nhãn THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT. Hiển thị tất cả bài đăng
Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2024
TẠI SAO RẮN LẠI SỢ LƯƠN?
CON DÔNG CÁT, MÓN ĐẶC SẢN VÙNG ĐẤT BÌNH THUẬN – Kiều Anh
Dông cát là món đặc sản của vùng đất Bình Thuận. Đến Phan Thiết mà chưa ăn dông thì coi như chưa đến. Tuy nhiên với những món ăn từ bò sát, có thể thực khách sẽ cần chút can đảm để thử một lần.
Bình Thuận là nơi có những đồi cát mênh mông đầy nắng. Những bờ cát ấy nuôi dưỡng nên một sản vật đặc trưng cho quê hương nơi đây, thứ mà thực khách được trải nghiệm một lần rồi sẽ khắc khoải trong lòng một nỗi nhớ. Ẩm thực của nơi này vừa đa dạng, vừa phong phú, với nhiều món ngon khó cưỡng. Có lẽ ẩm thực đôi khi cũng tạo nên linh hồn của một vùng đất. Nơi cá nước chim trời, nơi đồng xanh rừng lạ, đủ thức quý lại thơm ngon. Đặc sản dông Bình Thuận rất nổi tiếng nhưng không phải ai cũng biết đến.
Món ăn đặc sản ở Bình Thuận: Về với dải đất Nam Trung Bộ, lún chân vào những cồn cát trải dài, thực khách sẽ được nếm vị ngon khác biệt của dông - loài được mệnh danh là "vua sa mạc".
Thứ Tư, 9 tháng 10, 2024
VOI BIỂN LÀ “HẢI TƯỢNG” HAY “HẢI MÔ ? - La Thụy sưu tầm và biên tập
VOI BIỂN LÀ “HẢI TƯỢNG” HAY “HẢI MÔ ?
Câu hỏi có vẻ ngớ ngẩn, khi mà ai cũng biết từ Hán Việt “tượng” là voi, tất nhiên VOI BIỂN phải là HẢI TƯỢNG. Nhưng, không phải tự dưng tôi đặt ra câu hỏi “ngớ ngẩn” trên. Việc gì cũng có nguyên do cả (như “nguyên lý túc lý” trong triết học).
Năm 1967, tôi học lớp nhất (tương đương với lớp năm hiện nay). Khi học môn Khoa Học Thường Thức, bài “động vật Bắc cực” thấy giới thiệu về gấu trắng, hải cẩu và hải mã. Nhìn hình vẽ thì con hải mã to lớn và đặc biệt có 2 cái ngà nhọn hoắt chỉa ra từ miệng. Sách Khoa Học Thường Thức lớp nhất hồi đó cho biết HẢI MÃ nặng trung bình 1,5 tấn. Tôi tự hỏi con vật to lớn, có ngà trông giống con voi, chẳng giống ngựa tí nào, tại sao không có tên là HẢI TƯỢNG mà lại mang tên HẢI MÃ. Bẵng đi một thời gian dài, đọc sách báo, tôi thấy có đề cập đến HẢI TƯỢNG. Tôi truy cập tìm hiểu “hải tượng” là con vật như thế nào, quả nhiên như suy nghĩ của tôi thời tiểu học: HẢI MÃ còn được gọi là hải tượng.
Thứ Hai, 23 tháng 9, 2024
LOẠI CÁ ĐƯỢC COI LÀ “CHÚA TỂ SÔNG AMAZON”, ĂN CÁ SẤU NON VÀ CÁ PIRANHA - Lê Dương
Khi
nhắc đến cá sấu và cá piranha, điều hiện lên trong đầu chúng ta là những cảnh
tượng hung dữ và tàn bạo. Nói chung, cá chỉ là món ngon trong mắt chúng. Tuy
nhiên, có một loài cá ở sông Amazon có thể dễ dàng giết chết những con cá sấu
non và coi cá piranha như một “đồ ăn vặt”.
Nhân vật chính của chúng ta hôm nay là Arapaima, còn
được gọi là cá pirarucu hoặc paiche, cá hải tượng. Mỗi tên của nó đều có cơ sở
Arapaima
(cá hải tượng long)
Arapaima là một sinh vật cổ xưa được ước tính đã tồn tại
trên trái đất hơn 100 triệu năm. Nó được biết đến là một trong những loài cá nước
ngọt lớn nhất thế giới. Arapaima trưởng thành thường có chiều dài từ 2-6 mét và
có thể nặng hơn 200 kg. Vào ngày 27 tháng 2 năm 2015, bốn người ở Thái Lan đã
cùng nhau bắt được một con cá Arapaima nặng 460 pound, đây là con cá Arapaima lớn
nhất mà con người bắt được. Nó đã phá kỷ lục thế giới và cho đến nay vẫn chưa bị
vượt qua.
Sau một thời gian dài tiến hóa, Arapaima có khả năng
thích nghi mạnh mẽ. Ở lưu vực sông Amazon nóng nực, địa hình bằng phẳng và dòng
chảy của sông chậm, hàm lượng oxy trong nước sông chưa bao giờ cao. Do đó, loài
Arapaima đã tiến hóa một loại bong bóng bơi có thể thở, có thể hỗ trợ hô hấp
khi không có oxy.
Thứ Ba, 25 tháng 6, 2024
HỔ XÔNG VÀO ĐÀN TRÂU RỪNG, ĐOẠT MẠNG TRÂU CHỈ SAU MỘT NHÁT CẮN...
Con
hổ Bengal liều lĩnh lao vào giữa đàn trâu rừng để săn mồi, lập tức phải hứng chịu
sự phản kháng mạnh mẽ từ phía những con mồi cỡ lớn…
Khoảnh khắc hổ Bengal săn mồi được một du khách ghi lại
tại Vườn quốc gia Bandipur (bang Karnataka, Ấn Độ), cho thấy một con hổ Bengal
đực lao vào giữa đàn trâu rừng để truy đuổi con mồi.
Chỉ bằng một cú cắn mạnh vào cổ, hổ đã có thể nhanh
chóng hạ gục một con trâu rừng cỡ lớn. Tuy nhiên, "chúa sơn lâm"
không thể dễ dàng thưởng thức thành quả chuyến đi săn của mình.
Khi thấy đồng loại bị hổ tấn công, những thành viên
khác trong đàn trâu rừng đã quay trở lại, liều lĩnh mạng sống dùng sừng phản
công kẻ săn mồi để giải cứu cho bạn.
Hổ đã cố gắng xua đuổi đàn trâu rừng, nhưng sự chênh lệch
về số lượng đã buộc "chúa sơn
lâm" phải chấp nhận rút lui.
Thứ Hai, 17 tháng 6, 2024
“VẬT VỜ”, LOẠI ẤU TRÙNG ĐƯỢC XEM LÀ LỘC TRỜI ĐẶC SẢN SÔNG HỒNG
Ngày xưa, “vật vờ” chỉ là món ăn dân dã của người dân làng chài, thế nhưng số lượng ngày càng khan hiếm giúp chúng trở thành của ngon vật lạ, được nhiều người săn lùng với giá lên tới cả triệu đồng/1kg.
Một trong những loài đặc sản sống ở sông Hồng là “vật vờ” (hay “vờ vờ”). Đây là một loại côn trùng có tuổi đời ngắn nhất, thường chỉ kéo dài vài tiếng, cùng lắm là một tuần từ lúc còn là ấu trùng cho tới khi lột xác thành vật vờ trưởng thành.
Một trong những loài đặc sản sống ở sông Hồng là “vật vờ” (hay “vờ vờ”). Đây là một loại côn trùng có tuổi đời ngắn nhất, thường chỉ kéo dài vài tiếng, cùng lắm là một tuần từ lúc còn là ấu trùng cho tới khi lột xác thành vật vờ trưởng thành.
Thứ Tư, 1 tháng 5, 2024
SÓI XÁM CÓ THỂ THỐNG TRỊ Ở BẮC MỸ NHƯNG TẠI SAO THẤT BẠI Ở ĐÔNG BẮC Á?
Tại sao lại có khoảng cách
như vậy?
Các khu vực thoáng đãng thuận lợi cho việc hình thành
bầy sói lớn
Như chúng ta đã biết, một cá thể sói đơn độc không đáng sợ, nhưng bầy sói do chúng tạo thành thường bất khả chiến bại, vì vậy, điểm mấu chốt là liệu sói có thể hình thành bầy sói quy mô lớn ở một khu vực nhất định hay không.
Như chúng ta đã biết, một cá thể sói đơn độc không đáng sợ, nhưng bầy sói do chúng tạo thành thường bất khả chiến bại, vì vậy, điểm mấu chốt là liệu sói có thể hình thành bầy sói quy mô lớn ở một khu vực nhất định hay không.
Thứ Ba, 23 tháng 4, 2024
RỒNG BIỂN XANH: LOÀI SÊN BIỂN ĐẸP VÀ ĐỘC
Rồng biển xanh (Glaucus atlanticus) là một loại động vật
thân mềm được gọi là hải sâm. Mặc dù có vẻ ngoài vô cùng ấn tượng nhưng trên thực
tế, loài vật này hiếm khi dài hơn ba cm. Nó có thể được tìm thấy trôi dạt trên
bề mặt Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương ở vùng biển ôn đới và nhiệt
đới.
Không
giống như những loài hải sâm khác ăn bọt biển và san hô, Glaucus atlanticus ăn
các loài siphonophores có nọc độc cực cao. Thông qua những xúc tu nhỏ nằm trong
miệng, rồng biển xanh bám vào con mồi và có thể ăn thịt nó. Loài sên này có màu
xanh lam hoặc xanh lam-xanh lục với các sọc màu đen và trắng. Màu sắc sặc sỡ của
chúng giúp chúng ngụy trang trong môi trường sống và cảnh báo kẻ thù về chất độc.
Rồng biển xanh sống trên bề mặt đại dương, sử dụng bọt
khí trong bụng và sức căng bề mặt của nước để nổi. Màu xanh của loài vật này
không chỉ để cho đẹp. Sên hải thần tận dụng màu sắc của nó khi nó nổi trên bề mặt
đại dương. Mặt màu lục lam của nó hướng lên trên để ngụy trang trên màu xanh của
biển, trong khi mặt màu bạc hướng xuống dưới để ngụy trang trên bề mặt sáng của
nước.
Thứ Ba, 26 tháng 3, 2024
VÀI ĐIỀU VỀ CHÓ SÓI - Cang Huỳnh lược dịch từ Histoire de vie.
- Không bao giờ ăn xác chết (cả động vật lẫn người).
- Dành cả đời theo cặp, không giao phối với mẹ hoặc chị em, giống như nhiều loài động vật khác, là loài động vật một vợ một chồng không lừa dối. Nếu người bạn đời chết, nó sẽ sống một mình.
- Sói đực biết rõ những đứa con nhỏ của mình (như con người).
- Chó sói là loài vật duy nhất giúp đỡ cha mẹ khi về già bằng cách mang thức ăn cho họ.
- Khi bạn giết một con sói, nó sẽ nhìn vào mắt bạn cho đến khi linh hồn lìa khỏi nó.
- Nó thông minh hơn chó thường thông minh nhất 25%.
- Nó là con vật duy nhất không tuân theo sự huấn luyện.
Tôi thích chó sói như những động vật khác, nhưng tôi ngưỡng mộ sâu sắc đối với chúng vì chúng liên tục chiến đấu để sống sót!.
Cang Huỳnh lược dịch từ Histoire de vie.
Thứ Năm, 16 tháng 11, 2023
ĐẠI BÀNG ARGENTINA LOÀI CHIM LỚN HƠN CẢ MÁY BAY
Thứ Bảy, 1 tháng 7, 2023
GHI CHÉP TỪ TRUNG TÂM CỨU HỘ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ HÀ NỘI – Việt Khôi
Gấu
ngựa mang cái bụng chi chít sẹo sau hàng trăm lần bị hút mật, hay bị cắt cụt
chi để phục vụ những kẻ có khẩu vị khác thường. Hổ, rắn, tê tê… bị tiêm vào người
đủ hóa chất tăng trọng độc hại. Có con hổ, da bị thối rữa vì chất tăng trọng...
Đó là tình cảnh của những “bệnh nhân” đến với trung tâm này.
Thứ Hai, 27 tháng 3, 2023
“CHÂN VỊT, THỊT GÀ, DA TRÂU, ĐẦU RẮN” LÀ CON GÌ? - Hiếu Đan
“Chân vịt, thịt gà, da trâu, đầu rắn” là con gì?” - Câu hỏi khiến rất nhiều cư dân mạng "bó tay". Rất nhiều đáp án được đưa ra: cá sấu, vịt xiêm, kỳ nhông, kỳ đà... Tuy nhiên, câu trả lời không nằm trong danh sách những con vật kể trên.
Con vật này vừa biết bơi, vừa biết bò, leo, biết vùi mình nằm trong bùn cát, đặc biệt có thể đào hang trú ẩn, đào khoét bờ ao chui sang ao bên cạnh.
Trên thực tế, loài vật "kỳ lạ" trong câu đố khá thân quen. Nó không chỉ được nuôi làm cảnh mà còn làm thức ăn, có giá trị kinh tế cao. Đáp án chính là con... Ba ba.
Thứ Năm, 14 tháng 7, 2022
ĐỘNG VẬT TO LỚN – Phạm Đình Lân
Mammoth
by James Havens
Chúng tôi có dịp nói qua về động vật khác nhau trên Trái Ɖất, đặc biệt về Tứ Linh: Long, Lân, Qui, Phụng (Phượng). Khi còn nhỏ chúng tôi nghe người lớn nói Tứ Ɖại Ɖộng Vật với:
- Nhị Xà (Rắn)
- Tam Ngư (Cá)
- Tứ Tượng (Voi)
Thứ Ba, 16 tháng 11, 2021
LY KỲ VỀ LỜI NGUYỀN BÍ ẨN VÀ CHUYỆN “ÔNG NƯỢC” THÍCH TRẺ CON
Cá nược thường sống ở ven bờ biển và cửa sông trong khu vực Đông Nam Á. Nó thường được tìm thấy trên sông Irrawaddy tại Myanmar, sông Mahakam ở Indonesia, và sông Mê Kông tại Campuchia cũng như Việt Nam.
Loài này cá này được người Việt gọi là cá nược hoặc "cá nược Minh Hải". Loài này được cho là đã tuyệt chủng ở Việt Nam. Cá nược được đưa vào danh sách những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao từ năm 2004.
Theo Wikipedia, loài cá nược thường có cục mô lớn chứa nhiều chất béo ở trên trán, đầu tròn và tù. Mỏ của nó thường không rõ ràng. Vây lưng ngắn, có hình tam giác tù thường nằm ở khoảng cách khoảng 2/3 của sống lưng, tính từ mỏ xuống tới thùy đuôi. Các chân chèo dài và rộng bản. Nó có da sáng màu trên toàn bộ cơ thể- phần bụng trắng hơn so với phần lưng.
Khi mới sinh ra, cá nược có chiều dài cơ thể khoảng 1m, cân nặng khoảng 10kg. Khi trưởng thành nó đạt tới 2,3m và nặng trên 130kg. Loài cá này có tuổi thọ khoảng 30 năm.
Cá nược thường bơi chậm. Nó chỉ nổi lên mặt nước và lộn nhào với sự nhấc thùy đuôi lên khỏi mặt nước khi lặn xuống sâu mà thôi. Cá nược phun nước từ mi
Thứ Ba, 8 tháng 6, 2021
CON XÍT TRONG BÀI DÂN CA “TRỐNG CƠM” LÀ CON CHIM GÌ ?
“Trống
cơm” là bài dân ca nổi tiếng mà hầu như người Việt Nam nào cũng từng nghe.
Trong bài này có câu “một bầy tang tình con xít, ớ mấy lội, lội, lội sông ớ mấy
đi tìm em nhớ thương ai…”. Vậy con xít là con gì?
Đã có nhiều ý kiến được đưa ra để giải thích về hình ảnh
"con xít" trong bài hát "Trống cơm", trong đó có một quan
điểm nhận được sự tán đồng rộng rãi: Con xít chính là chim xít còn có tên gọi khác là trích cồ, trích xanh, công nước. Chim xít là giống chim đẹp với màu lông xanh mướt, màu đỏ của
mỏ và mồng.
Đây là một số loài chim có hình thái bên ngoài giống nhau thuộc chi Porphyrio, họ Gà nước. Chúng định cư phổ biến ở khu vực Nam Bộ, dễ dàng bắt gặp tại các Vườn quốc gia Tràm Chim, U Minh Hạ, Đất Mũi...
Chim xít trưởng thành dài 28-29 cm, có ngoại hình khá bắt mắt. Phần đầu, cổ và phần dưới cơ thể chim xít màu xanh dương, phần còn lại phía trên màu xám, mỏ, mào và chân đỏ
Bàn chân chúng có những ngón rất dài, thuận tiện cho việc chạy trên lá các loài cây thủy sinh như sen, súng và các bề mặt bùn nhão.
Thức ăn của chim xít khá đa dạng, từ sâu bọ, động vật thủy sinh cho đến các loài thực vật như cỏ và lúa.
Mùa sinh sản của chim xít là tháng 11 đến tháng 8. Con mái đẻ 4-7 trứng mỗi lứa. Chim non có màu nhạt hơn chim trưởng thành.
https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc/mot-bay-tang-tinh-con-xit-khong-ngo-con-xit-dep-the-nay-1544597.html
Chủ Nhật, 23 tháng 5, 2021
THẾ GIỚI KỲ THÚ: NHỮNG CON VẬT KỴ NHAU
Vạn vật trong vũ trụ đều tuân theo nguyên tắc tương
sinh, tương khắc. Vì vậy trong thế giới động vật, có những con vật khắc nhau.
RẮN VÀ LỢN
Trong quá trình sinh tồn và phát triển, lợn (lợn rừng)
luôn ủi đất để kiếm ăn, và chúng thường xuyên ủi phải ổ rắn, thường thì chúng
ăn luôn và coi đó như con mồi. Rắn mang theo nỗi sợ này di truyền từ đời này
sang đời khác, đến heo nhà rắn cũng sợ
Thứ Năm, 4 tháng 3, 2021
5 LOẠI CÁ VIỆT NAM HÌNH DÁNG XẤU XÍ NHÌN THẬT GHÊ, NHƯNG ĂN RẤT NGON
Nguồn:
https://kenh14.vn/viet-nam-co-5-loai-ca-duoc-xem-la-dac-san-nuc-tieng-nhin-thi-so-bo-chay-nhung-an-roi-moi-thay-cuc-ngon-2021030209595953.chn
Việt Nam có 5 loại cá được xem là đặc sản nức tiếng, nhìn thì “sợ bỏ chạy” nhưng ăn rồi mới thấy rất ngon!
https://kenh14.vn/viet-nam-co-5-loai-ca-duoc-xem-la-dac-san-nuc-tieng-nhin-thi-so-bo-chay-nhung-an-roi-moi-thay-cuc-ngon-2021030209595953.chn
Việt Nam có 5 loại cá được xem là đặc sản nức tiếng, nhìn thì “sợ bỏ chạy” nhưng ăn rồi mới thấy rất ngon!
Cá "ninja" thường được ngư dân vùng biển Quy
Nhơn (Bình Định) săn lùng vì vị ngon lạ miệng, có thể chế biến thành nhiều kiểu
nhưng dân sành ăn ghiền nhất là nướng và om chuối đậu. Đặc biệt, cá
"ninja" không có xương mà dọc bên trong thân là một lõi sụn trắng
giòn như sụn sườn non. Thịt cá được mô tả là thơm, dai như thịt gà.
Thứ Tư, 3 tháng 2, 2021
SÓI LỬA VỚI CHIẾN THUẬT SĂN MỒI ĐỈNH CAO
Nguồn:
https://www.tienphong.vn/cong-nghe/1001-thac-mac-loai-cho-nao-co-chien-thuat-san-moi-dinh-cao-1786511.tpo
https://www.tienphong.vn/cong-nghe/1001-thac-mac-loai-cho-nao-co-chien-thuat-san-moi-dinh-cao-1786511.tpo
Chó sói lửa là động vật sống theo bầy đàn đông đúc giống như chó hoang Châu phi và sói xám, khi đi theo bầy đàn thì sói lửa rất hung tợn và có phương pháp săn mồi tàn độc, đồng thời có thể gây ra nổi hiểm nguy cho cả các mãnh thú khác như hổ hay báo và cả gấu.
Thứ Tư, 16 tháng 12, 2020
BẠN BIẾT GÌ VỀ CON NGỖNG? - Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Lý Trung Tín
Nguồn:
https://www.thukhoahuan.com/index.php/su-tm/20691-ba-n-bie-t-gi-ve-con-ngo-ng
https://www.thukhoahuan.com/index.php/su-tm/20691-ba-n-bie-t-gi-ve-con-ngo-ng
- Hoặc bạn cố tình chỉ cho ăn tôm cá hay thịt, ngỗng thà nhịn đói cả tháng rồi chết chứ không ăn.
- Hoặc bạn cố tình nhét thịt cá vào miệng, ngỗng sẽ ói ra
Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020
MỘT LOÀI CÁ CHÉP KHỔNG LỒ CHƯA HÓA RỒNG TRÊN SÔNG CỬU LONG - Nguyễn Thanh Điệp
Cá
Hô có tên khoa học là Catlocarpio siamensis thuộc họ cá Chép (Cyprinidae) và bộ
cá Chép (Cypriniformes). Ở Việt Nam, loài cá nước ngọt có kích thước khổng lồ
này còn được biết đến với tên gọi cá Chép Thái hay “cá vua”. Kích thước tối đa
của chúng có thể đạt tới 3m và trọng lượng có thể lên tới 300 kg. Loài cá quý
hiếm có giá trị kinh tế cao này cho đến nay mới chỉ được ghi nhận phân bố ở
vùng Đông Nam Á.
Cá
Hô thường sinh sống ở các ao hồ sâu nhưng chúng có thể di chuyển theo mùa vào
các con kênh hoặc sông. Cá thể chưa trưởng thành thì thường được phát hiện ở
vùng đầm lầy hoặc các nhánh sông nhỏ hơn. Mặc dù có kích thước cơ thể đồ sộ
nhưng thức ăn chủ yếu của cá Hô lại là các loài thực vật thủy sinh rất nhỏ như
tảo, rong biển và cả các loại quả của các loài thực vật ngập nước.
Từ
lâu cá Hô đã được xem là món ăn thượng hạng của vùng sông nước trù phú, vì thế
nhu cầu sử dụng loài cá này trong chế biến thực phẩm ngày một tăng cao. Tuy
nhiên, số lượng cá Hô đánh bắt được trên sông Mê Kông ngày càng khan hiếm và hiện
hiếm có cá thể nào có thể đạt được kích thước bằng một nửa kích thước tối đa.
Đặc
biệt, loài cá này hiện đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi thực trạng ô nhiễm nguồn
nước, giao thông thủy và việc đánh bắt quá mức dọc vùng phân bố của chúng, trải
dài từ Campuchia tới vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Các nhà khoa học
lo ngại rằng, quần thể cá Hô đã bị suy giảm tới mức chỉ còn một vài cá thể có
thể tồn tại đến thời điểm sinh sản của chúng.
Chính
phủ các nước đã và đang nỗ lực thực hiện các dự án gây nuôi loài cá này như một
biện pháp bảo vệ một trong những biểu tượng của khu vực, trong đó những con cá
Hô con sẽ được thuần dưỡng để trở nên thích nghi với môi trường nuôi nhốt trong
ao và phù hợp cho việc nhân nuôi.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)