BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tô Hà. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tô Hà. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2024

VỀ BÀI THƠ “TIẾNG HẠT NẨY MẦM” (SÁCH TIẾNG VIỆT LỚP 5) - Vương Trung Hiếu, Phùng Hiệu



Vài ngày nay cư dân mạng xôn xao trước bài thơ “Tiếng hạt nảy mầm” của Tô Hà (sách Tiếng Việt lớp 5). Nhiều người khen, song cũng lắm kẻ chê bài thơ này, đặc biệt là cho rằng tác giả đã chế ra những từ khó hiểu, chẳng hạn như từ “ánh ỏi” trong câu thơ “Hót nắng vàng ánh ỏi”.
 
Xin thưa, có những từ ngày nay hiếm khi hoặc không còn sử dụng, song chúng đã thật sự tồn tại trong văn bản tiếng Việt (chữ Nôm và chữ Quốc Ngữ). Do đó cần tìm hiểu kỹ, ít nhất là tra từ điển, trước khi phê phán, chê bai, thậm chí là chửi người khác.
 
Trên thực tế, từ “ánh ỏi” xuất hiện trễ nhất cũng từ thế kỷ 17, được viết bằng chữ Nôm là 朠喂 (ánh ỏi). “Ánh ỏi” có nghĩa là “tiếng vút cao, du dương”, ví dụ:  “Tao nhân ánh ỏi (暎喂) hứng thơ ngâm” (“Hồng Đức Quốc âm thi tập” của Hội Tao Đàn do Lê Thánh Tông chủ trì) hoặc “Thông đưa gió tiếng cầm tranh ánh ỏi” (暎喂) - “Lê triều ngự chế quốc âm thi” của An Đô Vương Trịnh Cương.
Ngoài ra “ánh ỏi” còn được viết bằng chữ Nôm khác là 朠喂, ví dụ: “Ca xoang ánh ỏi (朠喂 ) khéo chiều người”  (“Khâm định Thăng bình bách vịnh” của Trịnh Tùng).
 
(Những ví dụ trên trích từ “Tự điền chữ Nôm dẫn giải” của Nguyễn Quang Hồng). 

                                                                             Vương Trung Hiếu