BÌNH THUẬN - ĐÀ LẠT VÀ NHỮNG CON ĐƯỜNG
Phan Chính
Đầu thế kỷ XIX, dưới triều Nguyễn mới nối tiếp con đường
cái quan (thiên lý, quan lộ, quan báo) đã có, bắt đầu từ Quảng Nam vào tỉnh
Bình Thuận và giáp địa giới Biên Hòa. Các con đường sơn lộ tuy có nhưng không mấy
thuận lợi do bị cắt khúc, địa hình núi sông hiểm trở, thú dữ hoành hành. Cho
nên đường quan lộ được mở rộng theo hướng ven biển và thời này đã hình thành
nhiều xóm làng từ những đợt lưu dân phiêu tán bằng đường biển dọc dài từ bắc
vào nam. Điểm đặt các dịch trạm cũng là nơi có làng chài, cửa sông và dân cư sống
bằng nghề nông ổn định. Đến năm 1822 dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huỳnh Đức mới
tiếp tục con đường quan lộ từ kinh đô Huế vào, trong đó trên phần đất trấn Biên
Hòa có 6 trạm dịch theo hướng mở ngược ra miền ngoài từ Bình Trước (Biên Hòa)
qua ngã ba Vũng Tàu.
Tuyến đường sắt Sài Gòn - Nha Trang chạy ngang Bình Thuận
dài 180 km khởi công từ năm 1905 và đến năm 1912 thì hoàn thành với 12 ga. Ga
Mường Mán là lớn nhất với chức năng quản lý, phân luồng, bẻ ghi chuyển đường, nối
toa cho tàu bắc nam ra vào. Sau đó có mở tiếp một ga lẻ cho nhánh đường 12 km rẽ
xuống Phan Thiết. Cư dân người Việt trên phần đất nam Trung bộ chỉ đông đảo hơn
vào giữa đầu thế kỷ XIX dưới thời triều Nguyễn thu hút bởi chính sách khẩn
hoang, lập ấp và tập trung theo các cửa sông lớn, đồng bằng ven biển. Nhưng ở
vùng rừng núi miền Đông Nam bộ và Nam Tây nguyên có tài nguyên phong phú, gối
lên phần đất Bình Thuận vẫn còn thưa thớt cư dân, chỉ có những nhóm tộc người
dân tộc thiểu số K’ho, Mạ, Châu ro…và một bộ phận người Chăm ở Tánh Linh là dân
bản địa. Sau Hòa ước Nhâm Tuất 1862 nhiều sĩ dân từ Nam kỳ chạy ra vùng Giao
Loan, giáp ranh giữa Biên Hòa và Bình Thuận để lập nghiệp có ảnh hưởng đến sự
phát triển rộng hơn. Nhưng về giao thông, đường nối từ đây với Phan Thiết - tỉnh
lỵ của Bình Thuận (1898) bấy giờ vẫn chưa được định hình. Theo mô tả của Bác sĩ
Alexandre Yersin, người khám phá vùng cao nguyên và phát hiện giá trị thiên
nhiên của Đà Lạt, đã viết (1893):
“Đường
mòn từ Tánh Linh đến Phan Thiết không đi ngang qua một làng mạc nào, phải mất một
ngày rưỡi; những người khuân vác đi mất hai ngày. Chúng tôi ngủ trong rừng tại
một vùng có nhiều cọp, phải đốt một vòng lửa chung quanh trại để cọp hoảng sợ
tránh xa. Trên con đường vòng phía nam núi Ông, chúng tôi chỉ cần lên một dốc
cao 100m để đến một trong những hoành sơn của dãy núi. Sau đó, chúng tôi đến
vùng bằng phẳng trong rừng thưa. Cách Phan Thiết 6 giờ đi bộ, người Việt khai
thác gỗ để làm cột nhà…”(1).
Cho đến năm 1913 Sở lục lộ Pháp mới mở đường từ Phan
Thiết lên Di Linh (Djiring) đi ngang qua làng Chăm Ma Lâm và đèo Gia Bắc
(Yabak) đến Di Linh ở độ cao 1000m, là cung đường uốn khúc giữa màu xanh đại
ngàn hùng vĩ. Đó là con đường thuộc địa số 12 (theo Địa chí Bình Thuận), nhưng
Lịch sử Đảng bộ huyện Hàm Thuận 2010 (trg.15) ghi là Liên tỉnh lộ 8, nay là đường
quốc lộ 28. Năm 1914 có hãng xe hơi đầu
tiên Lang Biang SCAL chạy tuyến này dành cho khách du lịch và thợ săn bắn thú rừng. Trước đó, năm 1899, Pháp lập tỉnh Đồng Nai
Thượng, tỉnh lỵ đặt tại Di Linh - cách Phan Thiết gần 120 cây số. Khi tỉnh Đồng
Nai thượng bãi bỏ thì Di Linh trở thành cấp đại lý chuyển giao cho Tòa công sứ
Bình Thuận cai quản (1903). Từ năm 1916 thành lập tỉnh Lâm Viên bao gồm Di Linh
và Đà Lạt, tỉnh lỵ đặt tại Đà Lạt. Tuyến đường sắt phía nam cũng bắt đầu hình
thành, theo “Việt Nam những sự kiện lịch
sử” có ghi “ngày 15.1.1910: Khai thác
đoạn Gia Rai- Mường Mán dài 77 km. Từ Mường Mán (cây số 176 tính từ Sài Gòn)
chúng đặt chi nhánh phụ đi Phan Thiết, dài 12 km” (2).
Tiếp đó 1.4.1912 khai thác tuyến Sài Gòn - Nha Trang
dài 408 km. Thời gian này, nếu từ Sài Gòn muốn lên Đà Lạt phải đi đường vòng bằng
xe lửa ra ga Ma Lâm (Phan Thiết) rồi chuyển sang xe hơi, theo trục đường thuộc
địa 12 (QL.28), vượt nhiều đèo dốc, quanh co như khuỷu tay khá nguy hiểm. Đèo
cao nhất là Gia Bắc (cũng là ranh giới giữa hai tỉnh Bình Thuận - Lâm Đồng hiện
nay). Cho đến năm 1933 mới có thêm tuyến đường bộ đi từ Sài Gòn, qua chặng Dầu
Giây, lên đèo B’lao rồi tới Đà Lạt. Năm 1932, sau nhiều phương án thay đổi, đường
sắt mới thông suốt từ ga Tháp Chàm - Phan Rang đến Đà Lạt. Tuyến đường sắt đi
qua đèo Ngoạn Mục (Bellevue) đến Dran (Đơn Dương), Trạm Hành, Cầu Đất dài 84
km.
Nói đến tuyến đường sắt từ Phan Rang lên Đà Lạt cũng bằng tuyến này nối Bình Thuận với Đà Lạt thì đây là một công trình đặc biệt được xây dựng từ năm 1908, nhưng do địa hình hiểm trở ở độ cao gần 1.200m so mặt biển, nên đoạn Krong-pha trên 16 km phải thiết kế bánh răng cưa ở đầu máy chạy hơi nước. Tuy là đầu máy bánh răng cưa sau cả thập kỷ ở Thụy Sĩ là nơi chế tạo, nhưng nói lên một sự nhẫn nại, khéo léo chỉ bằng thủ công mà có đoạn phải đục xuyên núi trên trăm mét, bắc cầu qua vách núi. Khoảng năm 1972 do tình hình chiến sự, đoạn đường sắt này ngừng khai thác.
Năm 1978, ngành đường sắt Thụy Sĩ mua lại 6 đầu máy chạy bằng hơi nước cũ chỉ còn là phế liệu và khôi phục để đưa vào phục vụ du lịch. Hiện nay nhà ga Đà Lạt cũng sử dụng chiếc đầu máy cũ còn lại nhưng chạy bằng dầu DO đến Trại Mát dài 7 km phục vụ khách tham quan, tìm lại cảm xúc. Sau khi có tuyến đường thuộc địa số 1 ngang qua Bình Thuận (1890), những năm giữa thế kỷ XX lần lượt có các con đường Phan Thiết - Cù Mi (trên nền đường quan lộ), mở mới đường từ ngã tư Trường Tiền (nay là Tân Nghĩa - Hàm Tân) vào ga Sông Dinh. Tiếp đến đường Phan Thiết - Long Hương (Liên Hương) cũng được nối dài. Những năm sau này, đường giao thông được đầu tư khá nhiều về hướng miền cao mà điểm đến hội tụ về thành phố Đà Lạt, vừa là kết nối với vùng đất Nam Tây nguyên.
Nói đến tuyến đường sắt từ Phan Rang lên Đà Lạt cũng bằng tuyến này nối Bình Thuận với Đà Lạt thì đây là một công trình đặc biệt được xây dựng từ năm 1908, nhưng do địa hình hiểm trở ở độ cao gần 1.200m so mặt biển, nên đoạn Krong-pha trên 16 km phải thiết kế bánh răng cưa ở đầu máy chạy hơi nước. Tuy là đầu máy bánh răng cưa sau cả thập kỷ ở Thụy Sĩ là nơi chế tạo, nhưng nói lên một sự nhẫn nại, khéo léo chỉ bằng thủ công mà có đoạn phải đục xuyên núi trên trăm mét, bắc cầu qua vách núi. Khoảng năm 1972 do tình hình chiến sự, đoạn đường sắt này ngừng khai thác.
Năm 1978, ngành đường sắt Thụy Sĩ mua lại 6 đầu máy chạy bằng hơi nước cũ chỉ còn là phế liệu và khôi phục để đưa vào phục vụ du lịch. Hiện nay nhà ga Đà Lạt cũng sử dụng chiếc đầu máy cũ còn lại nhưng chạy bằng dầu DO đến Trại Mát dài 7 km phục vụ khách tham quan, tìm lại cảm xúc. Sau khi có tuyến đường thuộc địa số 1 ngang qua Bình Thuận (1890), những năm giữa thế kỷ XX lần lượt có các con đường Phan Thiết - Cù Mi (trên nền đường quan lộ), mở mới đường từ ngã tư Trường Tiền (nay là Tân Nghĩa - Hàm Tân) vào ga Sông Dinh. Tiếp đến đường Phan Thiết - Long Hương (Liên Hương) cũng được nối dài. Những năm sau này, đường giao thông được đầu tư khá nhiều về hướng miền cao mà điểm đến hội tụ về thành phố Đà Lạt, vừa là kết nối với vùng đất Nam Tây nguyên.
Đường sá ngày càng mở rộng thêm như con đường
phục vụ cho công trình thủy điện Đại Ninh (Đức Trọng - Bắc Bình) đưa vào hệ thống
giao thông tức đường Quốc lộ 28b, từ huyện Bắc Bình đến Đà Lạt, tuy nhiều dốc
cua gắt nhưng rút ngắn khoảng cách. Đường Quốc lộ 55, chỉ là đường vận chuyển vật
tư cho công trình thủy điện Đa Mi-Hàm Thuận, nguyên là đường tỉnh lộ 23 và tỉnh
lộ 2 (Bình Tuy) trở thành tuyến đường dài qua 4 tỉnh (Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận,
Lâm Đồng, Đắk Nông), từ Bà Rịa chạy ngang qua địa bàn Hàm Tân, La Gi, Tánh
Linh, Hàm Thuận Bắc gặp quốc lộ 20 (Bảo Lộc) và điểm cuối là tỉnh Đắk Nông dài
229 km. Cũng theo tuyến Quốc lộ 55 trên địa bàn Tánh Linh, Đức Linh đã có nhiều
con đường nối với Quốc lộ 20 thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng… đã làm
thay đổi nhanh chóng một vùng đất mới, trù phú phía nam Bình Thuận.
Hệ thống đường giao thông của Bình Thuận mang tầm chiến lược ngay từ thời kỳ lưu dân mở đất, khai hoang. Vừa là đường sắt, đường quốc lộ 1A, vừa là đường biển dọc dài từ Cà Ná (ranh đất Ninh Thuận) đến địa giới tỉnh Đồng Nai có một lợi thế đặc biệt trong sự phát triển. Mặc dù phía bắc tỉnh đã có con đường 28b Đại Ninh hoặc xa hơn 60 km là con đường quen thuộc trước đây qua đất Phan Rang lên đèo Ngoạn Mục - Đơn Dương để đến Đà Lạt, nhưng không thể so sánh về phương diện ưu thế hơn khi các tuyến đường lên Đà Lạt xuất phát nhiều ở phía nam của tỉnh, cũng có nghĩa kết nối được các tỉnh cao nguyên. Ưu thế đó còn là tài nguyên thiên nhiên, du lịch kể cả về quốc phòng, vùng đất miền Đông Nam bộ này có nhiều giá trị về tiềm năng kinh tế mà doanh điền sứ Bình Thuận Nguyễn Thông đã từng nhận ra sự phong phú của một vùng đất qua bài biểu về khai khẩn đồn điền thời vua Tự Đức thứ 30 (1877).
Hệ thống đường giao thông của Bình Thuận mang tầm chiến lược ngay từ thời kỳ lưu dân mở đất, khai hoang. Vừa là đường sắt, đường quốc lộ 1A, vừa là đường biển dọc dài từ Cà Ná (ranh đất Ninh Thuận) đến địa giới tỉnh Đồng Nai có một lợi thế đặc biệt trong sự phát triển. Mặc dù phía bắc tỉnh đã có con đường 28b Đại Ninh hoặc xa hơn 60 km là con đường quen thuộc trước đây qua đất Phan Rang lên đèo Ngoạn Mục - Đơn Dương để đến Đà Lạt, nhưng không thể so sánh về phương diện ưu thế hơn khi các tuyến đường lên Đà Lạt xuất phát nhiều ở phía nam của tỉnh, cũng có nghĩa kết nối được các tỉnh cao nguyên. Ưu thế đó còn là tài nguyên thiên nhiên, du lịch kể cả về quốc phòng, vùng đất miền Đông Nam bộ này có nhiều giá trị về tiềm năng kinh tế mà doanh điền sứ Bình Thuận Nguyễn Thông đã từng nhận ra sự phong phú của một vùng đất qua bài biểu về khai khẩn đồn điền thời vua Tự Đức thứ 30 (1877).
Phan Chính
….
(1)
Đà Lạt năm xưa- trg.78 - của Nguyễn Hữu Tranh -Nxb Trẻ - 2018.
(2)
Việt Nam những sự kiện lịch sử - tập II, trg 207 - của Dương Kinh Quốc- Nxb
KHXH Hà Nội 1982.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét