ĐỌC
TẬP THƠ “HOA VÀNG TRÊN ÁO XANH” CỦA NGUYÊN BÌNH: TÌNH HỒI SINH TRONG THƠ
Châu Thạch
Nhà thơ, nhà bình luận thơ Nguyên Bình, một cây bút
tài hoa, chiếm một chổ đứng vững vàng trên văn đàn và trong lòng người ái mộ
trong và ngoài nước. Thơ của anh như tiếng suối mơ dưới trăng. Bình luận thơ của
anh như cánh chim bay lượn trên bầu trời văn chượng bát ngát. Lần nầy nhà thơ
xuất bản tập thơ “Hoa Vàng Trên Áo Em
Xanh”, khẳng định thêm được trong
anh, một tâm hồn như hương trầm làm thơm thi phẩm, lan tỏa trong đời, một tâm hồn
như ngọn nến lung linh, thắp lên ánh
sáng của tình yêu diểm tuyệt.
Thật vậy, mở tập thơ, ta được bước ngay vào “Mùa Yêu” của tác giả. Ta được thưởng thức
một mùa yêu mà:
Ngày
của chúng mình như nối dài thêm
Nối
sợi tóc bay nối vòng tay ấm
Nối
tiếp lời yêu bằng câu thơ vờn sóng
Dạt
dào say... dào dạt ánh sáng thiên đường.
(Mùa Yêu)
Đời người chia
ra làm nhiều mùa. Qua mùa tuổi thơ thì đến mùa yêu. Mùa yêu là mùa con tim rạo rực trước bóng dáng hồng nhan. Đi qua mùa
yêu phải chăng đó là mùa kỷ niệm, mùa nhớ nhung, mua ân hận, mùa luyến tiếc những
gì ngọt ngào đã có với nhau?
Bốn câu thơ trên của Nguyên Bình, diễn tả mùa yêu của
tác giả. Nhà thơ đưa tình yêu vào cõi miên trường, bởi ngày yêu được nối dài
thêm, sợi tóc yêu được nối dài thêm. Tất cả hóa thành lời yêu, và lời yêu được
thành thơ . Thơ ấy dào dạt ánh sáng thiên đường!
Tình yêu trong
thơ Nguyên Bình là thứ tình yêu trong như tuyết, đẹp như “cánh chuồn dong tuổi mơ”, hy sinh hết cho người, xí xóa mọi đắng
cay đem đến cho mình. Đó là thứ tình yêu “Thôi
Kệ”. Thôi kệ vì tình yêu đó sẽ biến thành thơ làm đẹp cuộc đời:
…Mấy
trang lưu bút hoa khô héo
Cánh
phương hình tim đã lạc loài.
…Thôi
kệ đồng xanh thơm cỏ lá.
Thôi
kệ cánh chuồn dong tuổi mơ
Cạn
chén trà thơm vui sớm sớm
Mỗi
ngày ta viết một bài thơ...
(Thôi kệ Đồng Xanh)
Nhà thơ “Thôi Kệ”
bởi vì, như đã nói ở trên, Nguyên Bình luôn thắp lên ngọn lửa cho tình yêu, để
ngọn lửa ấy thành thơ diễm tuyệt:
Thắp
đêm cho sáng bóng ngày
Thắp
bùng ngọn lửa
trả
vay nợ đời...
…Tay
cầm ngọn đuốc đa mang
Tôi
soi vào cả
muộn
màng giấc mơ.
Bập
bùng em… bập bùng thơ
Đêm
nay yêu dấu hững hờ nữa không?
(Thắp Lên)
Trong thơ, bóng dáng em bập bùng ẩn hiện. Chính cái
bóng dáng ẩn hiện đó của em, lại hóa thành ngọn lửa thơ bập bùng trong trái tim
anh.
Nguyên Bình đã
đồng hóa thơ và em vào một.
Em và
thơ hóa hình thành ngọn đuốc.
Nhà thơ cầm ngọn đuốc ấy đi trong đường đời, soi vào sự
trả vay cuộc sống, soi cả vào giấc mơ của
mình, tự mình tìm trong đó nguồn vui của tình yêu thắm thiết, không hững hờ. Nhà thơ đánh dấu hỏi sau câu “Đêm nay yêu dấu
hửng hờ nữa không?” nghĩa là đêm nay không có sự hững hờ, chỉ có tình yêu dấu,
bởi ngọn đuốc tình yêu đã được thắp sáng, mà chất liệu làm cho sáng chính là
thơ, cũng chính là em!
Trong thơ Nguyên Bình, tâm hồn yêu cao vời vợi,
nên khi yêu, Nguyên Bình cho tất cả, vì cho có phước hơn là nhận lãnh.
Bài thơ có 20 câu, xin rút gọn còn 10 câu chủ yếu:
…Anh
mang về cho em
Một
trời đầy mây trắng
…Anh
mang về nơi đây
Những
mùa hoa thơm ngát
…Anh
mang về hương sen
Bờ
môi nào mộng mị
…Em
bốn mùa chung thủy
Hờn
dỗi chi mùa đông.
Xin
cho em thắm đỏ nét môi hồng
Xin
cho ta suốt đời yêu nhau mãi
(Cho Em)
Nhà thơ cho em
những điều thanh khiết và nguyện cầu cho tình yêu còn mãi mãi. Đó là thứ tình của
tuổi ngây thơ và đẹp biết bao khi cái ngây thơ đó đi suốt cuộc đời hai đứa.
Xuân Diệu nói “Yêu
là chết trong lòng một ít”. Nguyên Bình yêu nhiều như thế thì tất nhiên
cũng có lúc “Chết trong lòng” phải xảy
ra. Tác giả chết trong lòng ngay cả khi
hôn em:
Cuối
cuộc viễn mơ ngộ màu hoa tim tím
Nép
mình bên trời rộng tháng năm dài
Ta
cúi xuống như chưa hề mộng mị
Nụ
hôn buồn quyện lấy cánh nhung phai...
(Nụ Hôn Buồn)
Nguyên Bình diễn
tả nụ hôn buồn bằng những câu thơ thần kỳ.
- Nhà thơ ngộ ra
màu tình yêu như người ngộ đạo: “Tình yêu
là màu hoa tim tím.”
- Nhà thơ ẩn
mình để tu tình yêu, để chứng ngộ tình yêu: “Nép
mình bên trời rộng tháng năm dài.”
- Nhà thơ bắt được tình tình yêu trong hiện thực: “Cúi xuống như chưa hề mộng mị.”
- Và rồi, nhà
thơ đau khổ vì tình yêu chỉ là sự phù du, chỉ là sự vô thường: “Nụ hôn buồn như một cánh nhung phai.”
Đọc bốn câu thơ
trên, ta thấy tiếng thơ mang tình
yêu trùm lên không gian, trùm lên thời
gian, trôi trong giấc mơ êm đềm nhiều năm tháng, hiển hiện thành nụ hôn đắm đuối,
sực tỉnh bởi hiện thực phủ phàng trước một cánh nhung phai.
Thơ như thế không phải là diễn đạt tận sâu kín trong
tâm hồn mình, truyền thông đến tận tâm hồn tha nhân mới là điều rất lạ!
Thi sĩ thường
là “Ru với gió/ Mơ theo trăng và vơ vẩn
cùng mây” nên tâm hồn thật là yếu đuối.
Khi thi sĩ thất tình thường oán hận, hay khóc than như Hàn Mạc Tử: “Hỡi Phan Thiết! Phan Thiết!/Mi là nơi ta
chôn hận nghìn thu/Mi là nơi ta sầu muộn ngất ngư”, hoặc đau đớn như Đinh
Hùng: “Tất cả em đều bắt ta khổ não,/ Và
oán hờn căm giận tới đau thương/ Và yêu say, mê mệt tới hung cuồng/Và khát vọng
đến vô tình, vô giác.”
Nhà thơ Nguyên
Bình không thế, tâm hồn nhà thơ luôn
bình tịnh, biến kỷ niệm thành thơ hay, dầu kỷ niệm đó là những kỷ niệm buồn, biến
những tan vỡ thành những mơ ước hồi sinh làm cho thăng hoa cuộc sống:
Mây
gieo mầm vào quá khứ
Xanh
rêu nhật tụng thiên thư.
Ngày
kia từ trong rạn vỡ
Hồi
Sinh hé mắt nhìn đời
Hạt
mưa mừng đêm sinh nhật
Đá
xanh bỗng nở nụ cười.
Tình
yêu chúng mình từ đó
Rộn
ràng máu chảy về tim
Mặt
trời châm thêm ngọn lửa
Tinh
khôi thắp đuốc đi tìm...
(Hồi Sinh)
Sự hồi sinh của tình trong thơ Nguyên Bình đẹp biết
bao!. Nó như những đóa hoa trường trải, hạt gieo vào từ trong quá khư rạn vỡ, nhú mầm hồi sinh trong hiện tại nhờ
ánh sáng mặt trời. Cụm từ “Ánh sáng mặt trời” ở đây chính là hình ảnh sự sáng
tình yêu bất tử trong tâm hồn thi sĩ. Cụm từ “Mây gieo mầm vào quá khứ/Xanh rêu
nhật tụng thiên thư” chính là thể hiện hạt giống tình yêu đã gieo vào tâm hồn
thơ của tác giả, dể tác giả giữ nó thành rêu trong lòng, biến nó thành thiên
thư trong cuộc sống, đợi chờ một ngày nó sẽ hối sinh. Vậy với Nguyên Bình, tình
yêu hồi sinh nhờ thơ và thơ thành ngọn “đuốc tinh khôi” đi tìm tình yêu để làm
cho hồi sinh lại.
Khi yêu, Nguyên Bình cũng yêu thật là êm ái.
Hãy đọc sự lặng lẽ khi Xuân Diệu cùng người yêu đi qua
vườn trăng; “Trong vườn đêm ấy trăng nhiều
quá/Ánh sáng tuôn tràn cả lối đi/Tôi với người yêu qua nhè nhẹ/ Im lìm không
dám nói năng chi”. Hãy đọc Hàn Mạc Tử tả sự ngây tình khi nhìn trăng nằm
trên cành liễu: “Trăng nằm sóng soãi trên
cành liễu/Đợi gió đông về để lả lơi/ Hoa lá ngây tình không dám động/ Lòng em hồi
hộp chị hằng ơi”.
Bây giờ hãy đọc bài thơ “Khe Khẽ Thôi” của Nguyên Bình để thấy nhà thơ phối trí hình ảnh “lặng lẽ” và hình ảnh “Ngây
Tình” trong bài thơ của mình, diễn tả đến tận cùng thi vị của tình yêu, diễn
tả đến rốt ráo sự êm ái xảy ra trong tâm hồn tác giả:
Khe
khẽ thôi khe khẽ thôi
Kẻo
mà vỡ nụ hôn tôi đang chờ
Không
gian ngan ngát màu thơ
Và
hương thạch thảo lặng lờ đâu đây...
Yêu
em chỉ phút giây này
Bốn
bề tịch mịch sương gầy giăng ngang
Một
mình tôi một bóng nàng
Hồn
tôi đang bận mơ ngàn dặm xa....
(Khe Khẽ Thôi)
Tâm hồn nhà nhà thơ thật là lãng mạn, đúng là một thi
nhân! “Một mình tôi một bóng nàng”, vậy
mà nhà thơ không đắm đuối bởi thể xác kia, mà lại để linh hồn mơ đến “ngàn dặm xa”. Bài thơ cho ta nhận định
một tâm hồn tinh khiết, yêu đắm say không thua bất cứ thi nhân nào, nhưng phong
cách yêu có chổ tuyệt vời hơn nhiều thi nhân khác.
Đọc tựa đề tập thơ “Hoa
Vàng Trên Áo Em Xanh” ta có thể hiểu ngay được chủ đề chính của tập thơ
Nguyên Bình xuất bản.
Hoa vàng tượng trưng cho tình bạn, tình yêu, niềm vui,
sự tận tâm, và đặc biệt, mùa xuân với
màu vàng của hoa Mai, hoa Cúc. Màu xanh tượng trưng cho sự khao
khát, niềm đám mê của tuổi trẻ. Màu xanh còn chỉ sự bao la của bầu trời, sự tỉnh
lặng của không gian, sự thư thái trong tâm hồn con người. Vậy “Hoa Vàng Trên Áo Em Xanh” dễ hiểu là một
tập thơ tình, viết về tình yêu tuổi trẻ, với đầy đủ sự đam mê và nên thơ của nó.
Điều quan trong là, thật sự ta đã tìm được trong “Hoa Vàng Trên Áo Em Xanh” thứ tình yêu
say đắm, lãng mạn, thật đẹp và thật dậm đà mà thơ đã cho ta rung động với những
tầng cảm xúc, với tâm hồn được thăng hoa theo vần điệu của thi nhân.
Tình yêu trong “Hoa
Vàng Trên Áo Em Xanh” như hình ảnh bao cặp tình nhân yêu nhau từ thuở đất
trời vừa dựng, nhảy nhót dưới trăng, đi
qua bình nguyên xanh tươi và bình tịnh, chia lìa trong yêu thương, giữ hồn đắm say nhau vĩnh viễn, hồi sinh thật
sự hay hồi sinh bằng ước mơ một buổi trong thơ,
bởi vì tình yêu đó ờ trong thơ và thơ chính tình yêu đó.
Đó là thơ của Nguyên Binh!!!
Châu Thạch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét