BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Rượu Trung Hoa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Rượu Trung Hoa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2018

CÁC LOẠI RƯỢU TRUNG HOA - Phạm Đình Khuê

Nguồn:
https://nghiathuc.wordpress.com/2011/03/12/cac-lo%E1%BA%A1i-r%C6%B0%E1%BB%A3u-trung-hoa-ph%E1%BA%A1m-dinh-khue/


      
                 Rượu Mao Đài, một loại rượu trắng của Trung Hoa

      CÁC LOẠI RƯỢU TRUNG HOA
                                          Phạm Đình Khuê

Một trong những bài thơ nổi tiếng có nói về rượu nho, Bồ Đào Tửu, là bài Lương Châu Từ [凉州] của Vương Hàn.  Bài thơ như sau:

凉州
葡萄美酒夜光杯,
欲飲琵琶馬上催.
醉臥沙場君莫笑,
古來征戰幾人回?

LƯƠNG CHÂU TỪ
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
Dục ẩm tì bà mã thượng thôi.
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi?

Đây là một bài thơ Thất Ngôn Tứ Tuyệt [thể thơ 4 câu và mỗi câu có 7 chữ] được sáng tác theo một điệu hát cổ của người Trung Hoa.
Theo ý của bài thơ thì rượu Bồ Đào ngon được rót và trong ly dạ quang, và người tướng sĩ đang muốn uống rượu thì chợ tiếng đàn tỳ bà vang lên thôi thúc người binh sĩ xông ra sa trường.  Và do vậy, nếu cho say ngoài trận mạc cũng xin mọi người đừng cười chê vì trong chiến trận có mấy người xưa nay còn sống để trở về.
Tửu [Rượu – ] là chữ Trung Hoa được sử dụng đển gọi rượu.  Chữ này thường được diễn dịch sai trong ngôn ngữ tiếng Anh như chữ rượu Nho; với ý nghĩa gần với rượu cồn hay rượu mạnh.  Đây là một cách gọi sai trong vấn đề ngôn ngữ.  Chữ Tửu gần với chữ Rượu Mạnh [Liquor] hơn là với chữ Rượu Nho. Cái sai này cũng nằm cả trong tiếng Việt, tiếng Nhật, và tiếng Hàn. Cái sai này có lẽ  bắt nguồn từ gốc tiếng Việt, tiếng Nhật, tiếng Hàn đều dịch từ chữ Tửu trong tiếng Hán vào trong ngôn ngữ của mình như người Việt gọi là Rượu, người Nhật gọi là Sake hay Shu, và người Đại Hàn gọi là Ju.  Các chữ đó để chỉ chữ Rượu Mạnh Liquor chứ không phải để chỉ chữ Rượu Nho.